Đề tài Phân tích thống kê năng suất, diện tích, sản lượng Lúa tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000-2006 và dự đoán đến năm 2008

Phát huy mọi nguồn nội lực trong nông nghiệp, nông thôn tăng cường sự đầu tư của Nhà nước và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để phát triển nông nghiệp, nông thôn, coi đó là cơ sở vững chắc cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện để tiến hành CNH - HĐH nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh. quan điểm cụ thể như sau:

+ Phát triển toàn diện và tăng trưởng bền vững. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng gắn với bảo vệ môi trường đất, nước, rừng, biển và ổn định xã hội nông thôn.

+ Phát triển kinh tế hàng hoá gắn với thị trường, khắc phục tình trạng kinh tế tự phát, tự cung tự cấp, nhỏ lẻ: Sản xuất hàng hoá đặt ra yêu cầu sản xuất sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng và chủng loại do thị trường quyết định.

+ Mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển nông nghiệp gắn với cả nước, quốc tế để xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý có tính khả thi kể cả trước mắt và lâu dài.

 

doc62 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1144 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thống kê năng suất, diện tích, sản lượng Lúa tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000-2006 và dự đoán đến năm 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng lúa của điều tra thống kê. III.Một số phương pháp phân tích thống kê . 1.Phương pháp bảng thống kê. Khái niệm: Là hình thức biểu hiện các tài liệu thống kê một cách có hệ thống,hợp lí,rõ ràng nhằm nêu lên các đặc trưng về lượng của hiện tượng nghiên cứu. Tác dụng: Nó giúp tiến hành so sánh,đối chiêu và phân tích theo các phương pháp khác nhăm nêu lên bản chất của hiện tượng. Yêu cầu của bảng thống kê: - Qui mô bảng không nên quá lớn. - Các hàng cột cần được kí hiệu. - Các chỉ tiêu giải thích cần được sắp xếp hợp lí phù hợp với mục đích nghiên cứu. - Phải có đơn vị tính cho từng chỉ tiêu cụ thể hoặc chung cho cả bảng. - Cách ghi số liệu vào bảng : Các ô trông bảng thống kê đều có ghi số liệu hoặc kí hiệu thay thế + Nếu hiện tượng không có số liệu đó thì ô ghi một dấu gạch ngang “-“ + Nếu số liệu còn thiếu sau này bổ sung thì ô ghi kí hiệu 3 chấm “” + Kí hiệu “x” trông ô nói lên hiện tượng không có liên quan nếu viết lên không có ý nghĩa. - Phải có phần ghi chú cuối bảng như: nguồn số liệu 2. Đồ thị thống kê. Khái niệm: Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét để miêu tả có tính chất qui ước các tài liệu thông kê. Tác dụng: - Làm người xem không cần mất nhiều công đọc con số mà vẫn nhận thức được vấn đề chủ yếu một cách dễ dàng, nhanh chóng - Làm cho người hiểu ít biết về thống kê vẫn lĩnh hội đựoc vấn đề chủ yếu một cách dế dàng, đông thời giữ được ấn tượng sâu sắc với người đọc. Yêu cầu: - Chính xác về tỉ lệ - Dễ xem lựa chọn dạng đồ thị phù hợp với từng hiện tượng. - Phần giải thích bao gồm tên đồ thị, các con số và ghi chú dọc theo thang tỷ lệ, các con số bên cạnh từng bộ phận của đồ thị, giải thích các ký hiệu quy ước... cần được ghi rõ, gọn, dễ hiểu. 3.Phương pháp dãy số thời gian(DSTG). 3.1Khái niệm, đặc điểm, phân loại: Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Qua khái niệm trên về dãy số thời gian, ta có thể thấy, một dãy số thời gian sẽ bao gồm hai yếu tố: Thời gian và số liệu của các chỉ tiêu nghiên cứu. + Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, qúy, năm. Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian. + Số liệu của chỉ tiêu nghiên cứu có thể được biểu hiện dưới dạng số tuyệt đối, số tương đối hay số bình quân và được gọi là các mức độ của dãy số. Căn cứ vào tính chất của thời gian trong dãy số có thể phân làm 2 loại: + Dãy số biến động theo thời kỳ (gọi tắt là dãy số thời kỳ): Dãy số trong đó các mức độ của chỉ tiêu biểu hiện mặt lượng của hiện tượng trong một khoảng thời gian nhất định. + Dãy số biến động theo thời điểm (gọi tắt là dãy số thời điểm): Dãy số trong đó các mức độ của chỉ tiêu biểu hiện mặt lượng của hiện tượng ở những thời điểm nhất định. Các chỉ tiêu diện tích,năng suất, sản lượng lúa thường xuyên biến động qua thời gian. Vì vậy ta phải sử dụng phương pháp DSTG để nghiên cứu sự biện động của các chỉ tiêu này 3.2 Phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian 3.2.1. Mức độ bình quân qua thời gian Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại diện cho các mức độ tuyệt đối của dãy số thời gian. Do giá trị thu được là một số bình quân nên nó có các đặc điểm là san bằng mọi chênh lệch về lượng giữa các đơn vị trong tổng thể. Đồng thời nó mang tính tổng hợp khái quát cao. Tùy theo dãy số thời kỳ hay thời điểm mà công thức tính sẽ khác nhau. - Đối với dãy số thời kỳ, mức độ bình quân qua thời gian được tính theo công thức sau: Trong đó, yi (i=1,2,,n) là các mức độ của dãy số thời kỳ - Đối với dãy số thời điểm, công thức tính đặt ra phải dựa trên khoảng cách thời gian. Khoảng cách thời gian có thể bằng nhau nhưng cũng có trường hợp có sự chênh lệch. Tuy nhiên, do giới hạn của đề tài nên ở đây em sẽ không đi sâu cụ thể vào vấn đề này mà chỉ giới thiệu các công thức tính. Dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau. Trong đó: yi là các mức độ của dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau. Dãy số thời điểm có khaỏng cách thời gian không bằng nhau. Trong đó: hi (i=1,2,,n) là khoảng thời gian có mức độ yi (i=1,2,,n). 3.2.2. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối Chỉ tiêu này phản ánh quy mô hiện tượng theo thời gian. Tùy theo mục đích nghiên cứu, ta có thể tính các chỉ tiêu về lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối sau đây: Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân a. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn. (với i=1,2,3,,n) Trong đó: : Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối liên hoàn ở thời gian i so với thời gian đứng liền trước nó là i-1 yi: Mức độ tuyệt đối ở thời gian i yi-1: Mức độ tuyệt đối ở thời gian i-1 Nếu yi > yi-1 thì > 0: Phán ánh quy mô hiện tượng tăng lên; Nếu yi < yi-1 thì < 0: Phán ánh quy mô hiện tượng giảm. b. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về quy mô của hiện tượng nghiên cứu trong khoảng thời gian dài và được tính theo công thức sau đây: (với i = 2,3,...,n) Trong đó: : Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc ở thời gian i so với thời gian đầu của dãy số. yi: Mức độ tuyệt đối ở thời gian i. y1: Mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu. Đối với hai mức độ ở đầu và cuối dãy số, ta nhận thấy: Như vậy: c. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối bình quân Chỉ tiêu này đại diện cho lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối từng kỳ và được tính theo công thức sau đây: 3.2.3. Tốc độ phát triển Chỉ tiêu này phản ánh: Qua thời gian hiện tượng nghiên cứu đã phát triển với tốc độ cụ thể bao nhiêu (nhanh hay chậm, xu thế là gì?). Tốc độ phát triển bao gồm: Tốc độ phát triển liên hoàn Tốc độ phát triển định gốc Tốc độ phát triển bình quân a. Tốc độ phát triển liên hoàn: Chỉ tiêu này là một số tương đối động thái, phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian liền trước đó và được tính theo công thức sau: (với i = 2,3,,n) Trong đó: : Tốc độ phát triển liên hoàn thời gian i so với thời gian i-1 và có thể biểu hiện bằng lần hoặc %. b. Tốc độ phát triển định gốc: Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng ở những khoảng thời gian dài và được tính theo công thức: (với i = 2,3,,n) Trong đó: : Tốc độ phát triển định gốc thời gian i so vào thời gian đầu của dãy số và có thể biểu hiện bằng lần hoặc %. Ta có thể nhận thấy: Và (với i = 2,3,n) c. Tốc độ phát triển bình quân: Phản ánh mức độ đại diện của các tốc độ phát triển liên hoàn. Ở đây, các tốc độ phát triển liên hoàn không cộng được với nhau để tính tốc độ phát triển bình quân vì chúng là cá số tương đối có gốc so sánh khác nhau. Nhưng chúng lại có quan hệ tích sô với nhau, bởi vì tích của chúng sẽ cho ta một số tương đối động thái mới, nói lên tốc độ phát triển của hiện tượng trong một thời kỳ dài hơn. Vì vậy, để tính tốc độ phát triển bình quân ta áp dụng công thức số bình quân nhân. Đối với những hiện tượng biến động theo một xu hướng nhất định trong suốt thời kỳ nghiên cứu, ta sử dụng bình quân nhân giản đơn: 3.2.4. Tốc độ tăng (hoặc giảm) Chỉ tiêu này phản ánh qua thời gian, hiện tượng nghiên cứu đã tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu %. Tùy theo mục đích nghiên cứu, có thể tính các tốc độ tăng (giảm) sau đây: Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn Tốc độ tăng (giảm) định gốc Tốc độ tăng (giảm) bình quân a. Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn: Phản ánh tốc độ tăng (giảm) ỏ thời gian i so với thời gian i-1 và được tính theo công thức sau đây: nếu biểu hiện bằng lần hoặc nếu biểu hiện bằng % b. Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc: Phản ánh tốc độ tăng (giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số và được tính theo công thức sau: nếu biểu hiện bằng lần hoặc nếu biểu hiện bằng % 3.2.5. Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1% tăng (giảm) của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn thì tương ứng với một quy mô cụ thể là bao nhiêu và được tính bằng công thức sau: Chỉ tiêu này chỉ tính cho tốc độ tăng (giảm) từng kỳ chứ không tính cho tốc độ tăng (giảm) định gốc vì luôn là một số không đổi là y1/100. Ơ 3.3.Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng 3.3.1. Mở rộng khoảng cách thời gian Phương pháp này được sử dụng đối với dãy số thời kỳ có khoảng cách thời gian qua ngắn và có nhiều mức độ mà qua đó chưa phản ánh xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng. 3.3.2.Dãy số bình quân trượt Số bình quân trượt hay còn gọi là số bình quân di động là số bình quân cộng của một nhóm nhất định các mức độ dãy số thời gian tính được bằng cách loại dần các mức độ đầu, đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo, sao cho số lượng các mức độ tính số bình quân không thay đổi. Ta có thể loại dần các mức độ đầu trong việc tính số bình quân trượt do xuất phát từ đặc điểm của số bình quân là san bằng mọi chênh lệch ngẫu nhiên. Một câu hỏi được đặt ra là số mức độ để tính số bình quân trượt là bao nhiêu? Để trả lời được câu hỏi này, ta cần phải dựa vào đặc điểm biến động của hiện tượng theo thời gian và số lượng mức độ của dãy số thời gian là nhiều hay ít. Nếu sự biến động tương đối đều đặn và số lượng mức độ củ dãy số không nhiêu thì có thể tính số bình quân trượt với ba mức độ (như đối với tài liệu quý). Nếu có sự biến động lớn và dãy số có nhiều mức độ thì có thể tính số bình quân trượt từ bốn mức độ trở lên. Số lượng các mức độ tính bình quân trượt càng nhiều thì khả năng san bằng các sai lệch ngẫu nhiên càng lớn nhưng đồng thời càng làm cho dãy bình quân trượt càng ít mức độ, do đó ảnh hưởng tới xu thế phát triển cơ bản. 3.3.3. Hàm xu thế Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng thông qua hàm xu thế, thực chất là việc xây dựng mô hình hồi quy đơn theo thời gian. Dạng tổng quát của hàm xu thế là: với t = 1,2,3,,n: Thứ tự thời gian của dãy số. Hàm xu thế có thể được xây dựng dưới dạng: hàm xu thế tuyến tính, parabol, hyperbol hay hàm mũ. - Hàm xu thế tuyến tính: - Hàm xu thế parabol: - Hàm xu thế hyperbol: - Hàm xu thế hàm mũ: Để xác định đúng đắn dạng cụ thể của hàm xu thế , đòi hỏi phải phân tích đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian và qua một số tiêu chuẩn như sau: Thăm dò dạng hàm xu thế dựa vào đồ thị. Tính sai số chuẩn của hàm xu thế Trong đó: n- số lượng mức độ trong dãy số. k- số lượng các hệ số của hàm xu thế. Dùng tốc độ phát triển liên hoàn (i=2,3,,n). Nếu các ti xấp xỉ nhau thì hàm xu thế có dạng hàm mũ. Hiện nay, việc xác định hàm xu thế được thực hiện thông qua phần mềm xử lý dữ liệu SPSS giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho người thực hiện. 3.3.4. Biểu hiện biến động thời vụ Biến động thời vụ là sự biến động của hiện tượng có tính chất lặp đi, lặp lại trong từng thời gian nhất định của năm. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán sinh hoạt. Biến động thời vụ làm cho hiện tượng lúc thì mở rộng, khẩn trương, khi thì thu hẹp, nhàn rỗi. Theo đánh giá chung thì ảnh hưởng của biến động thời vụ là không tốt. Nghiên cứu biến động thời vụ nhằm đề ra những biện pháp phù hợp, kịp thời nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến động thời vụ đối với sản xuất và sinh hoạt của xã hội. Phương pháp nghiên cứu là tính chỉ số thòi vụ qua tài liệu tháng hoặc quý của ít nhất ba năm. 3.4.Dự đoán thống kê. 3.4.1 Dự đoán dựa vào lượng tăng ( hoặc giảm) tuyệt đối bình quân Lượng tăng (hoặc giảm ) tuyệt đối bình quân được tính bằng công thức : Trong đó: : là mức độ đầu tiên của dãy số : là mức độ cuối cùng của dãy số Mô hình dự đoán : với l = 1,2,3 3.4.2 Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân Tốc độ phát triển bình quân được tính theo công thức Ta có mô hình dự đoán : với l = 1,2,3 3.4.3 Dự đoán dựa vào hàm xu thế Sau khi xác định được hàm xu thế, ta có thể dựa vào hàm xu thế để dựa đoán theo mô hình sau : với t = 1,2,3 => Dựa trên tổng bình phương sai số dự đoán nhỏ nhất ( SSE min ) ta lựa chọn mô hình phù hợp để dự đoán Với SSE = Trong đó : : là mức độ thực tế thời gian t : là mức độ dự đoán ở thời gian t 4. Phương pháp chỉ số. 4.1.khái niệm Chỉ số thống kê là số tương đối biêủ hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu. 4.2Đặc điểm. Là biểu hiện về lượng của các phần tử trong hiện tượng phức tạp được chuyển về dạng chung có thể trực tiếp cộng được với nhau, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với các nhân tố khác. Ví dụ: Khối lượng sản phẩm các loại, vốn không thể trực tiếp cộng được với nhau, khi được chuyển sang dạng giá trị, bằng cách nhân với yếu tố giá cả để có thể trực tiếp cộng với nhau. Mặt khác, khi nghiên cứu biến động của một nhân tố, bằng cách giả định các nhân tố khác của hiện tượng phức tạp không thay đổi, nhờ đó phương pháp chỉ số cho phép loại trừ ảnh hưởng biến động của các nhân tố này để khảo sát sự biến động riêng biệt của các nhân tố cần nghiên cứu. 4.3.Phân loại: - Theo nội dung chia làm 3 loại.: Chỉ số phát triển: phản ánh sự phát triển của hiện tượng qua thời gian Chỉ số không gian : phản ánh sự biến động của hiện tượng qua không gian. Chỉ số kế hoạch: dung để lập và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch - Theo phạm vi tính toán được chia làm hai loại: Chỉ số đơn(cá thể): nó phản ánh sự biến động của từng đơn vị hiện tượng cá thể trong tổng thể . Chỉ số tổng hợp: phản ánh sự biến động chung của nhiều đơn vị hoặc toàn bộ tổng thể. - Theo tính chất của chỉ tiêu chia làm 2 loại: Chỉ số chỉ tiêu khối lượng : là chỉ tiêu biểu hiện qui mô, khối lượng chung của hiện tượng nghiên cứu. Chỉ số chỉ tiêu chất lượng : phản ánh biến động của chỉ tiêu khối lượng nào đó 4.4.Ý nghĩa - Nghiên cứu sự biến động về mức độ của hiện tượng qua thời gian (biến động của giá cả, giá thành, diện tích gieo trồng,...). Các chỉ số tính theo mục đích này thường gọi là chỉ số phát triển. - So sánh chênh lệch về mức độ của hiện tượng qua không gian (chênh lệch giá cả, lượng hàng hoá tiêu thụ giữa hai thị trường,...). Các chỉ số tính theo mục đích này thường gọi là chỉ số không gian. - Xác định nhiệm vụ kế hoạch hoặc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội. Các chỉ số này thường gọi là chỉ số kế hoạch. - Phân tích mức độ ảnh hưởng và xác định vai trò đóng góp của các nhân tố khác nhau đối với sự biến động chung của hiện tượng phức tạp (ví dụ: Xác định xem sự biến động của các nhân tố năng suất lao động và số lượng công nhân đã ảnh hưởng đến mức độ nào đối với sự tăng giảm của kết quả sản xuất do công nhân tạo ra). Thực chất đây cũng là phân tích mối liên hệ của các yếu tố nguyên nhân với nhau cũng như tính toán ảnh hưởng của mỗi yếu tố nguyên nhân đến chỉ tiêu kết quả. Chương III. Phân tích thống kê năng suất,diện tích,sản lượng Lúa ở Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000-2006. I.Tổng quan chung về sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nghệ An. 1. Thành tựu : Sau gần 20 năm đổi mới, chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong những năm đó, mặc dù điểm xuất phát của nền kinh tế còn thấp, sản xuất Nông nghiệp còn lạc hậu, thiên tai thường xuyên gây ra, song nhờ phát huy nội lực và tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương và quốc tế, nông nghiệp và nông thôn Nghệ An cùng với sự phát triển về nền kinh tế – xã hội chung của tỉnh đã đạt nhiều thành tích vượt trội: - Sản lượng lương thực bình quân đạt 1,04 triệu tấn, tăng so với năm 1995 là 1,69 lần. Lương thực bình quân đầu người: 226,2 kg/người ( năm 1995) lên 343,4 kg/người ( năm 2005) tăng 1,51 lần, đảm bảo an ninh lương thực từ chố thiếu đói đến nay đã có xuất khẩu. - GDP ngành nông lâm ngư nghiệp tăng trưởng cao và ổn định, năm 2005 đạt 2551,7 triệu đồng. Hình thành được một số vùng cây CN, cây nguyên liệu phục vụ chế biến tập trung quy mô lớn, gắn với thị trường tiêu thụ: Lạc 27.194 ha; Mía 21699 ha; Dứa 2540 ha; Cà phê 2.466 ha; Chè 7254 ha; ... - Chăn nuôi có bước phát triển khá và đúng hướng, tổng đàn trâu bò lợn đều tăng, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 32% trong giá trị sản xuất nông nghiệp. -Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng có hiệu quả mỗi năm trồng mới 9.000-10.000 ha nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 48% - Giá trị sản xuất thuỷ hải sản có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm cao, đạt 19,15%. Khai thác thuỷ sản có nhiều tiến bộ, bình quân hàng năm đạt 5,75 %. Nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục phát triển mạnh, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản năm 2005 đạt 22.101 tấn. - Kết cấu hạ tầng nông thôn có bước phát triển khá: + Thuỷ lợi: Toàn tỉnh đã xây dựng được 1678 công trình bao gồm 884 hồ chứa loại nhỏ 255 đập dưng 548 trạm bơm điện, kiên cố hoá được 4259 km kênh mương đảm bảo tưới 82015 ha. + Giao thông: Nhiều tuyến đường quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội được khởi công xây dựng,các tuyến đường chính liên thôn liên bản, đường vào các khu nguyên liệu, các khu công nghiệp. Hiện tại chỉ còn 7 xã chưa có đường vào trung tâm xã, 22 xã đường ô tô mới đi được 1 mùa. - Về văn hoá xã hội: Đến nay, có 98% số xã được dùng điện; số xã được phủ sóng truyền hình được 85%, tỷ lệ xã được phủ sóng phát thanh 90%, tỷ lệ hộ được nghe Đài tiếng nói Việt Nam đạt 100%, tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá đạt 75%, có chuyển biến tích cực công tác xã hội hoá giáo dục, mạng lưới trường lớp học ngày càng được đáp ứng tốt hơn, các trường đào tạo chuyên nghiệp, dạy nghề, các trung tâm học tập cộng đồng phát triển khá nhanh từng bước đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Số lao động được đào tạo 30%. Có 3,8 bác sỹ trên 1 vạn dân; 70 % các Trạm xã có bác sỹ, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 28%, tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế chiếm 35%, 100% xã phường đã có trạm xã. Tỷ lệ đói nghèo giảm xuống còn 27,14%. - Thu nhập bình quân đầu người đạt 6 triệu đồng/năm. Điều kiện ăn ở, đi lại học tập và khám chữa bệnh được cải thiện. - Làm tốt công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng, đưa tỷ lệ che phủ rừng đạt 47% (năm 2005). - Cơ chế chính sách về đầu tư, hỗ trợ phát triển cây trồng vật nuôi ngày càng được hoàn thiện: Đã xác định được quyền tự chủ của hộ gia đình trong quá trình sản xuất, giao đất ổn định lâu dài cho nông dân, cho vay vốn để hộ nông dân tự do lưu thông vật tư sản phẩm. - Thành tựu khoa học kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi, hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công được hình thành, đặc biệt là công tác giống, đạo tạo cán bộ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng đã xuất hiện nhiều điển hình làm kinh tế giỏi của hộ gia đình, hàng chục nghìn trang trại phát triển. 2. Khó khăn: - Trong cơ cấu kinh tế nông thôn vẫn mang nặng tính thuần nông, giá trị sản xuất nông lâm ngư còn chiếm tỷ lệ cao ( trên 70%). Thu nhập của người nông dân chủ yếu từ nông nghiệp, còn từ dịch vụ còn rất thấp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và không đều ở các vùng miền, nhất là ở khu vực miền núi tỉnh Nghệ An. - Cơ cấu lao động và dân cư: Dân số nông nghiệp chiếm 75,42% so với dân số toàn tỉnh, dân số phi nông nghiệp chỉ chiếm 24,58%; tốc độ tăng dân số là 0,92%; Dân số trong độ tuổi lao động: Chiếm 58,8% so với dân số chung. Giải quyết việc làm hàng năm: 29.000 người. - Năng suất hầu hết các cây trồng, vật nuôi còn thấp, cây nguyên liệu và cây CN có tăng nhưng chưa ổn định và vững chắc. - Công nghiệp chế biến Nông lâm - Thuỷ hải sản quy mô còn nhỏ, phân tán; Trình độ công nghệ còn lạc hậu. Xuất khẩu nông sản, thuỷ hải sản còn mức thấp. - Các cơ sở sản xuất nông nghiệp, công nghiệp ở nông thôn nhìn chung kém hiệu quả. - Tỷ lệ độ che phủ rừng có tăng nhưng chưa thật bền vững. - Thuỷ sản có nhiều tiềm năng lớn nhưng hiệu quả khai thác chưa cao, cơ sở hạ tầng công nghệ khai thác, nuôi trồng thuỷ sản còn yếu kém, chất lượng xuất khẩu chưa ổn định. - Đất ít, lao động dư thừa, tích luỹ thấp, nghèo đói vẫn còn cao. - Cơ sở hạ tầng nông thôn đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. - Quản lý nông nghiệp, nông thôn chậm được đổi mới, đầu tư cho nông nghiệp nông thôn vẫn còn thấp. - Do điều kiện địa hình, đất đai, vùng cây nguyên liệu ở Nghệ An không tập trung liền vùng mà phân bổ xen kẽ lẫn nhau, gây trở ngại cho công tác đầu tư xây dựng công trình hạ tầng và đầu tư thâm canh. - Sản xuất cây nguyên liệu có khi đi sau nhà máy chế biến nên rất thụ động, thiếu bước đi vững chắc. - Hầu hết cơ sở chế biến công nghệ cũ, lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh kém. 3.Quan điểm phát triển nông nghiệp của Tỉnh: Phát huy mọi nguồn nội lực trong nông nghiệp, nông thôn tăng cường sự đầu tư của Nhà nước và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để phát triển nông nghiệp, nông thôn, coi đó là cơ sở vững chắc cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện để tiến hành CNH - HĐH nền kinh tế nông nghiệp của tỉnh. quan điểm cụ thể như sau: + Phát triển toàn diện và tăng trưởng bền vững. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng gắn với bảo vệ môi trường đất, nước, rừng, biển và ổn định xã hội nông thôn. + Phát triển kinh tế hàng hoá gắn với thị trường, khắc phục tình trạng kinh tế tự phát, tự cung tự cấp, nhỏ lẻ: Sản xuất hàng hoá đặt ra yêu cầu sản xuất sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng và chủng loại do thị trường quyết định. + Mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển nông nghiệp gắn với cả nước, quốc tế để xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý có tính khả thi kể cả trước mắt và lâu dài. + Phát triển kinh tế đảm bảo công bằng xã hội: Phát triển nhanh và bền vững phải gắn với ổn định xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân, xoá đói giảm nghèo thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền nông thôn và thành thị. + Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại: Kế thừa kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất kinh doanh với các tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ vào phát triển sản xuất nông nghiệp và nông thôn. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với quy hoạch với tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phân công lại lao động trong nông thôn. 4.Mục tiêu : Đưa nông nghiệp và nông thôn Nghệ An ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống vật chất của nông dân được nâng cao, đảm bảo an toàn xã hội và môi trường sinh thái . Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế bền vững trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành một số vùng cây công nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ. Mở rộng các loại hình dịch vụ thương mại, du lịch để nâng cao mức sống của nhân dân. + Xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực. + Cải thiện thu nhập, cơ sở hạ tầng, văn hoá, y tế, giáo dục cho cộng đồng dân cư nông thôn; Đẩy nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn giảm sự cách biệt giữa các vùng. + Tăng kim ngạnh xuất khẩu bền vững Nông - Lâm - Thuỷ hải sản. + Tăng tỷ lệ che phủ rừng, cải tạo môi trường sinh thái. - Một số chỉ tiêu cụ thể: + Sản lượng lương thực: Phấn đấu đặt chỉ tiêu 1,2 triệu tấn vào năm 2010; Năm 2015: 1,35 triệu tấn; Đến năm 2020: 1,57 triệu tấn. + Tổng đàn trâu bò :1 triệu con (năm 2010); 1,3 triệu (năm 2015); 1,7 triệu (năm 2020). Nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010: Đạt 7,98%; Giai đoạn 2011 - 2015: 5,39%; Giai đoạn 2016 - 2020: 5,51%. +Thịt hơi: 130,5 nghìn tấn (năm 2010); 160,7 nghìn tấn ( năm 2015); 190,8 nghìn tấn vào năm 2020. + Tỷ lệ che phủ rừng: Năm 2010: 52%; Năm 2015: 56% và năm 2020: 60%. + Tổng sản lượng thuỷ sản: Năm 2010 đạt: 84.000 tấn (trong đó: Khai thác: 51.000 tấn, nuôi trồng: 33.000 tấn), năm 2015: 94.500 tấn (trong đó: Khai thác: 55.000 tấn, nuôi trồng: 39.500 tấn) và năm 2020: 106.000 tấn (trong đó: Khai thác: 55.000 tấn, nuôi trồng: 51.000 tấn). + 100% xã có đường ô tô vào đến trung tâm các xã đến 2010. + Tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước sạch: Năm 2010: 75%, năm 2015: 80% và 85% vào năm 2020. + 75% số xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế vào năm 2010 và năm 2020 đạt 85%. + Tạo việc làm và thu hút lao động: Bình quân mỗi năm đạt 30.000-35.000 người/năm. + Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% vào năm 2010 và 45% năm 2015 và 50% năm 2020. 5.Nhiệm vụ 5.1.Phát nông lâm ngư nghiệp 5.1.1Trồng trọt. 5.1.1.1 Cây lương thực: Thâm canh cao độ trên diện tích đất lúa 2 vụ Xuân và hè thu, mở rộng vụ Đông. Phấn đấu năm 2020, diện tích trồng lúa 162.500 ha giảm 17.733 ha so với năm 2006; Sản lương thực quy thóc đạt: 1,575 triệu tấn lương thực binh quan đầu người 350-400 kg/ năm. Năng suất lúa 75 tạ/ ha; Cơ cấu màu lương thực chiếm 20%. + Cây Lúa: Tập trung thâm canh cao trên diện tích đã ổn định tưới tiêu,diện tích 175 ngàn ha gieo trồng, năng suất bình quân 65 tạ/ha, sản lượng 1.050.000 tấn năm 2010 (Đông xuân 8,0 vạn ha, hè thu 5,5 vạn ha, lúa mùa 4,0 vạn ha), đưa năng suất bình quân lên 60-65 tạ /ha. Bố trí lúa lai 70 ngàn ha, lúa chất lượng cao 10.000 ha. Sản lượng lúa 1.000 vạn tấn. Phấn đấu năm 2020, diện tích gieo trồng 162.500 ngàn ha gieo trồng, năng suất BQ 75tạ/ha, Sản lượng lúa 1.215.000 tấn và năm 2020. Chủ động chuyển đổi một số diện tích trồng lúa và hoa màu sang trồng cây khác có hiệu quả hơn hoặc trồng cỏ thâm canh làm thức ăn cho phát triển chăn nuôi đại gia súc. + Cây Ngô: Diện tích 70.000 ha năm 2010;Diện tích75.000 ha năm 2015; Diện tích 80.000 ha năm 2020; Trong đó: Ngô lai 90-95% (tăng thêm 10.000 ha từ đất cấy lúa cưỡng; Năng suất bình quân 42-45 tạ/ha; Sản lượng 360.000 tấn năm 2020). 5.1.1.2 Cây rau thực phẩm :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7719.doc
Tài liệu liên quan