Đề tài Phòng và chống hoạt động rửa tiền ở Việt Nam hiện nay

Tháng 3 năm 2005, cảnh sát Tây Ban Nha tuyên bố đã phábăng nhóm rửa

tiền quốc tế có trụ sở ở Marbella – thành phố nghỉ mát miền nam. 41 người có

quốc tịch Tây Ban Nha, Pháp,Phần Lan, Nga và Ukraina bị bắt. Một con tàu, hai

chiếc máy bay và hơn 40 xe ô tô hạng sang cũng bị thu giữ trong đợt truy quét.

Cuộc điều tra đã kéo dài 10 tháng. Interpol và Europol cũng tham gia vào chiến

dịch mang mật danh Cá voi trắng do Tây Ban Nha và Nga hợp tác tiến hành.

pdf69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5315 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phòng và chống hoạt động rửa tiền ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấu giếm tài sản và giả đánh bạc để thực hiện hành vi rửa tiền. 2.1.1.5 Tại các quốc gia khác Tháng 3 năm 2005, cảnh sát Tây Ban Nha tuyên bố đã phá băng nhóm rửa tiền quốc tế có trụ sở ở Marbella – thành phố nghỉ mát miền nam. 41 người có quốc tịch Tây Ban Nha, Pháp, Phần Lan, Nga và Ukraina bị bắt. Một con tàu, hai chiếc máy bay và hơn 40 xe ô tô hạng sang cũng bị thu giữ trong đợt truy quét. Cuộc điều tra đã kéo dài 10 tháng. Interpol và Europol cũng tham gia vào chiến dịch mang mật danh Cá voi trắng do Tây Ban Nha và Nga hợp tác tiến hành. Mạng lưới nói trên bị nghi đã rửa hơn 300 triệu USD cho các băng nhóm chuyên giết người, kinh doanh ma túy, vũ khí và mại dâm. Đồng thời các quan chức Tây Ban Nha cho biết họ nghi một số nhân vật trong nhóm đã rửa tiền tuồn ra từ công ty Yukos. Một nguồn tin thân cận với hoạt động điều tra tiết lộ thêm: “Có một số cá nhân bên trong Yukos dường như đã rút ra một số tiền mà công ty hay các quan chức thuế không biết. Họ bòn rút tiền của Yukos rồi đầu tư vào một công ty Hà Lan, qua đó chuyển tiền đến Tây Ban Nha.” Trang 30 Công ty điạ ốc SPAG ở St Petersburg bị các công tố viên Đức buộc tội làm sạch “hàng chục triệu euro” cho “một trong những tập đoàn tội phạm lớn và mạnh nhất của Nga” Chi nhánh của SPAG ở Hensen, Đức đã bị cảnh sát nước này lục soát cùng 27 hãng khác hồi tuần trước. Giới chức Đức ra thông báo cho biết tập đoàn tội phạm rửa tiền nêu trên được cho là đóng đô ở St Peterburg, đã dính líu tới “buôn lậu xe hơi, rượu, buôn người” Theo các công tố viên thủ đoạn rửa tiền của bọn tội phạm là sử dụng một trang web của các công ty đa quốc gia, kêu gọi đầu tư vốn vào SPAG , rồi sau đó chuyển tiền trở lại Nga để đầu tư nhà đất. SPAG từng bị cơ quan tình báo Đức điều tra vì nghi ngờ rửa tiền cho các băng nhóm tội phạm Nga và trùm ma túy Colombia. Thông tin này công bố trên các tờ Newsweek và Le Monde hồi năm 2000 và 2001. Theo tờ Le Monde, căn cứ tài liệu tình báo của Đức cho biết, theo kết quả điều tra gangster Nga chuyển tiền qua một thành viên hội đồng tư vấn SPAG tên là Rudolf Ritter tới các tài khoản ở Romania, sau đó dùng tiền này để mua nhà đất thông qua chi nhánh SPAG tại ST Petersburg. Hai anh em sinh đôi người Nga Igor và Oleg Berezovsky đứng đầu một đường dây rửa tiền phức tạp. Tiền thu được từ các hoạt động buôn người, buôn lậu ma túy, vũ khí… từ Nga được công ty họ chuyển vào ngân hàng Mỹ, sang châu Aâu rồi “sạch sẽ” trở về Nga. Các nhà điều tra ước tính có đến 9 tỷ USD được rửa ở công ty này trong 6 năm qua. Công ty Kama Trade của Igor có trụ sở tại Paris. Cảnh sát bắt đầu nghi ngờ khi biết rằng có 10 doanh nghiệp khác nhau được đăng ký cùng một trụ sở, và tất cả đều liên quan đến những hoạt động phi pháp. Ơû khu nghĩ bên bờ biển Rimini, Italy, công ty Prima SRL của Oleg thực hiện hợp đồng với các doanh nghiệp trên Trang 31 khắp châu Aâu. Nhân viên điều tra đã tập trung vào hoạt động của những hãng này. Vụ bắt giữ Igor (Oleg trốn thoát) là kết quả của chiến dịch Mạng nhện kéo dài suốt 02 năm của cảnh sát chốn mafia Italia, với sự hỗ trợ của một số nước châu Aâu. Cảnh sát cho biết đường dây rửa tiền này hoạt động vào khoảng năm 1996. Đầu tiên, tiền được chuyển từ hai ngân hàng ở Nga tới các tài khoản trong Ngân hàng New York thuộc đăng ký của Công ty Benex Worldwide. Số tiền tiếp tục được đưa đến các tài khoản và doanh nghiệp châu Aâu trước khi sạch sẽ trở về Nga. Qua điều tra, cảnh sát Italy nhận thấy hàng chục công ty trên khắp châu Aâu đã chuyển các khoản tiền nhỏ cho nhau để trả cho những công việc không bao giờ có. Những giao dịch này diễn ra hàng ngày với tổng giá trị lên đến hàng tỷ euro. Cuối cùng tiền lại được gửi về một số công ty ở Nga có quan hệ đến các gia đình tội phạm Ismolskaya và Soltsnevo. Ngày 19/10/2004, tòa án Brazil ra thông báo phong tỏa các tài khoản của ông Paulo Maluf, cựu thị trưởng thành phố Sao Paulo. Các tài khoản của gia đình và của toàn bộ công ty gia đình cựu thị trưởng cũng bị phong tỏa. Ước tính trị giá tổng cộng 1.8 tỷ USD. Oâng Paulo Maluf bị buộc tội biển thủ và rửa tiền. Viện công tố Brazil cho biết có nhiều chứng cứ cho thấy ông cựu thị trưởng đã rửa tiền và biển thủ 600 triệu USD tiền công quỹ trong thời gian đương nhiệm chức thị trưởng thành phố Sao Paulo (1993-1997). Thụy Sĩ thông báo chấp nhận đề nghị phong tỏa tài sản theo yêu cầu của tòa án Brazil đồng thời sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ tài chính ngân hàng của ông Paulo Mluf cho phía Brazil để hỗ trợ điều tra vụ án. Từ ngày 13/01/2004 đến ngày 18/01/2004 đã diễn ra phiên tòa sơ thẩm xét xử đường dây rửa tiền qua một ngân hàng Hồng Kông. Đường dây chuyển tiền Trang 32 bất hợp pháp đã hoạt động trong suốt năm năm qua với số tiền lên tới hàng trăm tỷ USD. Theo kết quả thống kê: chỉ trong vòng 35 ngày, ba tập đoàn kinh doanh tại Trung Quốc đã chuyển trái phép qua một ngân hàng tại Hồng Kông tổng cộng 3.2 tỷ USD tức là hơn 92 triệu USD mỗi ngày. Hai mắt xích cơ bản trong đường dây chuyển tiền bất hợp pháp này là Công ty đổi tiền Guardecade và Chi nhánh Tsim Sha Tsui của Ngân hàng Po Sang Bank ở Hồng Kông. Có sáu bị can trong đường dây đã bị truy tố: Lam Yiu-chung – cựu quan chức quản lý cao cấp của Po Sang Bank, Chan Chung-ming và Judas Yip Heuong-wing – giám đốc điều hành và là các cổ đông chính của Guardecade, hai cổ đông khác là Wong Sung-tak và Wong Sung-kai cùng Chiu kam-lung người vận chuyển tiền. Được vận chuyển tới Hồng Kông từ Trung Quốc qua sự giúp sức của Guardecade và PoSang Bank, số tiền lậu khổng lồ sẽ được chia nhỏ thành nhiều tài khoản hợp pháp tại các ngân hàng. Tiền bẩn bao gồm nhiều loại tiền khác nhau: USD, Lire, Mark, Nhân dân tệ… được thu gom từ “Kan syndicate”, “Ma syndicate” và một tập đoàn kinh doanh khác tại Trung Quốc sau đó chuyển sang Hồng Kông (có thể bằng cách buộc vào cơ thể người vận chuyển). Tại công ty Guardecade, toàn bộ số tiền này được đổi sang đô la Hồng Kông rồi gởi vào Chi nhánh Tsim Sha Tsui của Po Sang Bank. Với sự giúp sức của Chi nhánh ngân hàng này, khoản tiền bất hợp pháp được chia thành hàng ngàn tài khoản nhỏ nằm gọn trong các ngân hàng ở Hồng Kông và một số ngân hàng ở các nước khác. Toàn bộ quy trình rửa tiền trên được chỉ đạo trực tiếp từ các tập đoàn kinh doanh tại Trung Quốc. Trang 33 2.1.2 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ hoạt động rửa tiền ở các quốc gia trên thế giới 2.1.2.1 Về khung pháp lý chống rửa tiền: Điểm thuận lợi của các quốc gia đề cập trên là hệ thống luật pháp của họ có quy định: - Quy định cụ thể và chi tiết các hoạt động phạm pháp nào có liên quan đến rửa tiền. - Hình phạt cụ thể đối với các tội phạm rửa tiền. - Cách thức xử lý đối với tài sản thu được: sung công, chia bớt một phần cho các quốc gia hợp tác chống rửa tiền để khuyến khích hoạt động chống rửa tiền Nhờ vậy mà các quốc gia này không gặp khó khăn trở ngại trong việc xác định tội danh, xử phạt nghiêm minh và xử lý tài sản. Với điều khoản luật rõ ràng và hình phạt nặng thì khả năng rửa tiền ở các nước này sẽ giảm sút. Có thể nói đây là một trong những phương thức tốt và hiệu quả để phòng chống rửa tiền 2.1.2.2 Quy định về hoạt động của các tổ chức tài chính Sở dĩ mà có hoạt động rửa tiền đã trình bày ở phần trên là do công tác theo dõi và kiểm soát các giao dịch của tổ chức tài chính yếu kém, lỏng lẻo hay do chính các tổ chức tài chính đó thông đồng với bọn tội phạm để rửa tiền. Vì vậy, để phòng chống rửa tiền có hiệu quả thì mỗi quốc gia cần phải: - Hoàn thiện khung pháp lý của hoạt động và giao dịch tài chính nhằm phát hiện nhanh chóng các hoạt động rửa tiền. - Yêu cầu các tổ chức tài chính theo dõi kỹ lưỡng và báo cáo thông tin cho các cơ quan chức năng khi cần thiết về các giao dịch đáng ngờ. - Yêu cầu các tổ chức này phải ghi chép, giám sát và theo dõi các hoạt động của các yếu nhân – là những người đã từng được giao các nhiệm vụ Trang 34 quan trọng, thiết lập hệ thống kiểm soát để xác định nguồn gốc và tài sản của họ 2.1.2.3 Quan hệ hợp tác giữa các cơ quan chức năng Hầu hết các vụ án rửa tiền được phát hiện không chỉ là công lao của riêng một bộ phận, tổ chức nào mà là sự liên kết của các tổ chức. Như chiến dịch Mule train là kết quả của Cục điều tra liên bang và Phòng cảnh sát Los Angeles, chiến dịch Risky business là của Cục hải quan liên bang và FBI… 2.1.2.4 Quan hệ hợp tác giữa các quốc gia Trong các vụ án chống rửa tiền quốc tế, khó khăn nổi bật nhất chính là quan hệ hợp tác giữa các quốc gia với nhau. Mỹ là một quốc gia có tiếng nói và ảnh hưởng nhất định về chính trị kinh tế trên thế giới nhưng cũng không tránh khỏi khó khăn này. Mỗi khi muốn tiếp cận các ngân hàng hải ngoại có văn phòng đại diện ở nước ngoài, các nhà chức trách thực thi pháp luật Mỹ thường đụng phải khó khăn khi muốn xác định nguồn gốc thực sự của khoản tiền và thẩm quyền tiến hành việc tịch thu tài sản. Khả năng thu hồi các khoản tiền phạm pháp phụ thuộc rất nhiều vào sự lành mạnh của luật lệ nước đó và phụ thuộc và sự hợp tác của quốc gia này đối với Mỹ. Như trong chiến dịch Casablanca truy tố việc rửa tiền ở Los Angeles liên quan đến các ngân hàng nước ngoài và tài khoản vãng lai của họ. Các công tố viên đã khởi tố đối với những khoản tiền đã được chuyển khoản vào các tài khoản nước ngoài. Tuy nhiên, kết quả thu hồi tiền còn phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của các quốc gia có tiền được chuyển đến. Một số trường hợp gặp rắc rối do nảy sinh tranh cãi về địa điểm và thẩm quyền tố tụng cũng như nguồn gốc thực sự của khoản tiền. Trang 35 Để chiến thắng những kẻ rửa tiền quốc tế, đòi hỏi các quốc gia trên toàn thế giới phải cùng nhau hành động nhằm trao đổi thông tin và hợp tác trong điều tra và xử lý tài sản: - Các quốc gia nên ký kết các điều ước hay thỏa thuận quốc tế, ban hành luật quốc gia nhằm tạo điều kiện cho các nước có được sự hợp tác quốc tế toàn diện và hiệu quả ở mọi cấp độ - Chia sẻ các khoản thu được trong các vụ án rửa tiền cho các quốc gia đã giúp đỡ mình trong công tác điều tra và thu hồi tài sản. 2.2. Thực trạng về hoạt động rửa tiền tại Việt Nam 2.2.1 Bối cảnh quốc tế và tình hình phát triển kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam Bối cảnh quốc tế hiện nay: - Toàn cầu hóa là xu thế khách quan: vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng cả về kinh tế, văn hóa, bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm… Sự cách biệt giàu nghèo giữa các quốc gia càng tăng. - Sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học đã thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tri thức làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế và biến đổi sâu sắc các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tri thức và sở hữu trí tuệ ngày càng quan trọng. - Hình thành và phát triển các trung tâm kinh tế lớn của thế giới: Bắc Mỹ với Mỹ là trọng tâm, Đông Á với Nhật Bản (các chuyên gia dự báo trong tương lai Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc hàng đầu của thế giới ) và EU. Châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khu vực phát triển năng động trong đó Trung Quốc có vai trò ngày càng lớn. Các quốc gia Đông Á và Trang 36 ASEAN đang khôi phục đà phát triển với khả năng cạnh tranh mới sau khủng hoảng tiền tệ. - Vấn đề chiến tranh và chống khủng bố đang phủ bóng xuống tình hình chính trị và an ninh của thế giới. Hậu quả của các cuộc chiến tranh và hoạt động khủng bố đã khiến cho tình hình ở nhiều quốc gia và khu vực trở nên bất ổn, tạo môi trường bùng phát các vấn đề nội bộ về tôn giáo sắc tộc mà đặc biệt là xung đột tại Trung Đông. Quá trình giải quyết các cuộc xung đột khu vực tiếp tục khó khăn. Sự tham gia ngày càng tăng và các cố gắng của nước lớn vào công cuộc tìm kiến giải pháp tình hình chính trị, an ninh ở một số khu vực diễn biến phức tạp nhưng những nỗ lực này vẫn chưa có kết quả khả quan, vẫn chưa thống nhất được phương cách giải quyết vấn đề này giữa các quốc gia. - Mối quan hệ giữa các nước lớn nhìn chung đã được cải thiện đáng kể: các nước này đều tăng cường chủ động hợp tác với nhau, dung hòa và dàn xếp lợi ích, tránh đối đầu trực diện, trong đó đáng chú ý nhất là giữa Mỹ, Nga, EU và Trung Quốc. Tình hình này đã tác động mạnh đến các nước còn lại: đều ưu tiên hàng đầu cho lợi ích quốc gia, đa dạng hóa sự hợp tác và tăng cường hội nhập quốc tế. Nhiều hình thức hợp tác theo nhóm nước, kết hợp giữa hợp tác song phương và hợp tác đa phương được sự tham gia đông đảo của các nước trên thế giới. - Kinh tế các nước khu vực Đông Á sẽ gặp nhiều khó khăn do hậu quả của trận động đất và sóng thần vừa qua, một số ngành đặc biệt là du lịch sẽ phải mất một thời gian để phục hồi. Bối cảnh này đã gây không ít khó khăn mới đối với nước ta. Chúng ta cũng phải đối phó với những tác động tiêu cực của diễn biến tình hình như những Trang 37 quốc gia khác với những đối sách thích hợp để bảo toàn và thực hiện lợi ích của đất nước. Tình hình chính trị, an ninh, kinh tế thế giới và khu vực ảnh hưởng không thuận lợi đến môi trường đối ngoại, kinh doanh và hợp tác thương mại – đầu tư đặc biệt trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ, phát triển du lịch của nước ta. Bên cạnh đó, khó khăn của một số nước trong khu vực cũng tác động đến việc tăng cường hợp tác và liên kết khu vực, phối hợp các cố gắng để giải quyết các vấn đề được quan tâm chung và quan hệ giữa khu vực với bên ngoài. Ngoài những khó khăn trên, bối cảnh này cũng tạo cho các nước, nhất là những nước duy trì được ổn định chính trị, đảm bảo an ninh và kinh tế tăng trưởng khả quan như Việt Nam cơ hội phát huy những thế mạnh của mình, nâng cao vai trò và vị thế quốc tế, đẩy mạnh đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ, cải thiện mối quan hệ với các đối tác quan trọng để hạn chế các tác động tiêu cực, ứng xử linh hoạt để bảo vệ lợi ích quốc gia. Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng các biện pháp: - Ổn định tài chính và tiền tệ để chống lạm phát; - Aùp dụng cơ chế thị trường trong lĩnh vực giá cả, tỷ giá, lãi suất; - Xóa bỏ cơ chế nhà nước định giá, xác lập cơ chế giá cả do thị trường quy định; - Thực hiện tự do hóa thương mại, bãi bỏ chế độ Nhà nước độc quyền phân phối hàng hóa và dịch vụ… - Chính phủ đã thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần: từ năm 1986 đặc biệt là từ sau 1989 các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh. Đại hội khóa IX đã khẳng định: thực hiện nhất quán chính Trang 38 sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, các thành phần này đều bình đẳng trước pháp luật và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế Nhà nước sẽ giữ vai trò chủ đạo. - Đổi mới hệ thống tài chính: tách bạch hoạt động kinh doanh của các ngân hàng quốc doanh với hoạt động chính sách, ban hành khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngân hàng trong các lĩnh vực mới như thanh toán quốc tế, mua bán tiền tệ… - Đổi mới chính sách phát triển nông nghiệp: từ hình thức khoán hộ đã áp dụng việc giao đất lâu dài cho người nông dân sử dụng. - Thực hiện hội nhập khu vực và quốc tế: Việt Nam đã thực hiện nhất quán chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại. Từ năm 1990, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, các tổ chức IMF, WB, gia nhập ASEAN và thực hiện các cam kết với AFTA, là thành viên của APEC, ký hiệp định thương mại với Mỹ, hiện nay đang đàm phán tích cực để gia nhập WTO - Hình thành hệ thống luật pháp thích hợp cho kinh tế thị trường, ban hành các luật mới như: Bộ luật hình sự, Luật đầu tư nước ngoài, Luật đầu tư trong nước, Luật thương mại, Luật các tổ chức tín dụng, Luật doanh nghiệp, …. - Đào tạo cán bộ phục vụ cho kinh tế thị trường, thực hiện chính sách đào tạo kịp thời phục vụ cho sự phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập Những thành quả đạt được là: - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) trong thời kỳ 1991-2000 tăng bình quân hàng năm là 7.4 %, theo đó tổng giá trị GDP đạt gấp đôi năm 1990. Từ năm 2001 đến năm 2003 mức tăng GDP bình quân đạt 7.1%. Tốc độ tăng Trang 39 trưởng GDP năm 2004 là 7.7%, trong đó nông lâm thủy sản tăng 3.55%, công nghiệp và xây dựng tăng 10.2%, dịch vụ tăng gần 7.5%. - Giá trị sản lượng công nghiệp tăng bình quân trong 10 năm qua khoảng 12.8% - 13%/năm, từ năm 2001 đến 2003 giá trị sản lượng công nghiệp tăng bình quân năm 14.6%. Năm 2004, giá trị sản lượng công nghiệp tăng 16% so với năm 2003, vượt 15% kế hoạch đề ra, trong đó khu vực nhà nước tăng 11.8%, khu vực tư nhân tăng 22.8%, khu vực có đầu tư nước ngoài tăng 15.7%. - Nông nghiệp cũng đạt tốc độ tăng trưởng khá, đưa mức lương thực bình quân đầu người từ 294.9kg năm 1990 lên 470 kg năm 2003. Kết thúc năm 2004, diện tích lúa cả năm đạt 7.44 triệu ha, năng suất lúa cả năm đạt 48.2tạ/ha, sản lượng lương thực đạt 35.87 triệu tấn. - Tổng kim ngạch xuất khẩu trong mười năm qua bình quân hàng năm 18.2%, tăng gấp 5.3 lần so với năm 1990. Năm 2004, ước đạt 26 tỷ USD, tăng 28.9% so với năm 2003. Tốc độ tăng trưởng giá trị nhập khẩu bình quân hàng năm là 17.5%. Năm 2004, kim ngạch nhập khẩu ước tính đạt 31.5 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2003. - Cơ cấu kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực: từ năm 1990-2003 tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp trong GDP giảm từ 38.7% xuống còn 21.7%, công nghiệp và xây dựng tăng từ 22.6% lên 40.5%, dịch vụ từ 35.7% lên 40.5%. - Mức sống của dân cư thành thị và nông thôn được cải thiện. Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF - World Uconomic Forum) bắt đầu xếp hạng kinh tế Việt Nam với vị trí xếp hạng kinh tế và thứ hạng cạnh tranh của Việt Nam qua các năm như sau: Trang 40 Biểu 1: Vị trí kinh tế của Việt Nam so với tổng số các quốc gia trên thế giới STT Năm Thứ tự xếp hạng Ghi chú 1 1997 Xếp hạng thứ 49 trên tổng cộng 53 quốc gia 2 1998 Xếp hạng thứ 39 trên tổng cộng 53 quốc gia 3 1999 Xếp hạng thứ 48 trên tổng cộng 53 quốc gia 4 2001 Xếp hạng thứ 60 trên tổng cộng 75 quốc gia 5 2002 Xếp hạng thứ 65 trên tổng cộng 80 quốc gia 6 2003 Xếp hạng thứ 60 trên tổng cộng 102 quốc gia 7 2004 Xếp hạng thứ 77 trên tổng cộng 104 quốc gia Nguồn : Tạp chí Nghiên cứu kinh tế và có bổ sung từ nguồn tài liệu khác Biểu 2: Vị trí cạnh tranh của Việt nam so với tổng số các quốc gia trên thế giới. STT Năm Thứ tự xếp hạng Ghi chú 1 1998 Xếp hạng thứ 39 trên tổng cộng 53 quốc gia 2 1999 Xếp hạng thứ 48 trên tổng cộng 59 quốc gia 3 2000 Xếp hạng thứ 58 trên tổng cộng 58 quốc gia 4 2001 Xếp hạng thứ 60 trên tổng cộng 75 quốc gia 5 2002 Xếp hạng thứ 65 trên tổng cộng 80 quốc gia 6 2003 Xếp hạng thứ 60 trên tổng cộng 102 quốc gia 7 2004 Xếp hạng thứ 77 trên tổng cộng 104 quốc gia Nguồn : Tạp chí Nghiên cứu kinh tế và có bổ sung từ nguồn tài liệu khác Nhận xét: qua biểu số 1 và biểu số 2 ta thấy mặc dù kể từ khi xếp hạng đến nay vị trí Việt Nam đã được nâng lên, nhưng Việt Nam vẫn còn xếp vào loại nước dưới trung bình với những tồn đọng sau: Trang 41 - Tầm nhìn khả năng dự báo và thiết kế chiến lược phát triển nền kinh tế đất nước còn hạn chế: thiếu chiến lược chủ động hội nhập thành công, chiến lược đầu tư phát triển trong vòng 10 –20 năm và lâu hơn nữa, doanh nghiệp thiếu chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn và khả năng tiếp cận thị trường. - Cơ chế và năng lực quản lý điều hành vĩ mô kém, cơ quan quản lý chưa quan tâm đúng mức đến việc hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. - Đội ngũ nhân lực kém trình độ, năng lực, nhận thức hội nhập quốc tế chưa cao - Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: các doanh nghiệp Việt Nam có khoảng cách khá xa so với các doanh nghiệp trong khu vực trên lĩnh vực cạnh tranh như giá cả, chất lượng, tổ chức tiêu thụ cũng như uy tín của các doanh nghiệp… Theo đánh giá của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương chỉ có khoảng 20 % doanh nghiệp Việt Nam đủ khả năng cạnh tranh để tồn tại trong quá trình hội nhập. Mặc dù trong thời gian qua doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể nhưng giá cả sản phẩm vẫn cao hơn các nước trong khu vực: giá sắt thép cao hơn 15%, giá xi măng cao hơn 36%… Nhiều mặt hàng trước đây được xem là lợi thế của Việt Nam cũng có dấu hiệu giảm sút sức cạnh tranh như gạo, cà phê, lợi thế về giá nhân công rẻ cũng bị Trung Quốc cạnh tranh gay gắt… - Năng suất lao động thấp: nguyên nhân cơ bản: ƒ Máy móc thiết bị lạc hậu dẫn đến chi phí nhân công cao mà giá trị gia tăng của sản phẩm lại thấp. ƒ Lao động dư thừa về số lượng song yếu về chất lượng: chất lượng lao động thấp, ý thức, tác phong lao động hạn chế làm tăng chi phí nhân Trang 42 công đồng thời cũng làm cản trở cho sự cải cách và phát triển của doanh nghiệp. 2.2.2 Dấu hiệu rửa tiền từ các tổ chức, cá nhân trong nước Những vụ án kinh tế lớn trong thời gian qua khi bị phanh phui đã cho thấy dấu hiệu của tội phạm rửa tiền. Nền kinh tế Việt Nam theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia có thể trở thành mục tiêu của các tổ chức tội phạm rửa tiền nhắm đến. Nguyên nhân: - Luật chống rửa tiền của Việt Nam mới ban hành nên chắc chắn sẽ có những kẽ hở để bọn tội phạm lợi dụng tẩy rửa tiền tại đây. - Nền kinh tế đang phát triển nên nhu cầu thu hút vốn đầu tư cao. Vì vậy, Việt Nam thường chỉ quan tâm đến việc thu hút và hiệu quả của việc đầu tư mà chưa quan tâm đến nguồn gốc khoản tiền của các nhà đầu tư. - Việt Nam là nước đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf43812.pdf
Tài liệu liên quan