Đề tài Quy luật mâu thuẫn và ý nghĩa của nó đối với nhận thức mâu thuẫn của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ QUI LUẬT MÂU THUẪN 4

1.1 Nội dung cơ bảncủa quy luật 4

1.1.1 Khái lược lịch sử quan niệm về mâu thuẫn 4

1.1.2 Nội dung cơ bản của quy luật 7

1.2 Vấn đề mâu thuẫn xã hội và phương pháp giải quyết mâu thuẫn xã hội 12

1.2.1 Mâu thuẫn xã hội 12

1.2.2 Giải quyết mâu thuẫn xã hội 15

1.3. ý nghĩa phương pháp luận của quy luật thống nhất và đấu tranh

của các mặt đối lập 17

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ MÂU THUẪN CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ

HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 18

2.1 Quan điểm chung về công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nội dung,

đặc điểm cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay 18

2.1.1 Nhận thức về công nghiệp hoá, hiện đại hoá 18

2.1.2 Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam 20

2.2. Mâu thuẫn cơ bản của nước ta hiện nay 24

2.2.1 Khái quát mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã được nêu ra trong những cuội hội thảo gần đây 24

2.2.2 Kết quả nghiên cứu thực tế mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta 30

2.3 Biểu hiện của mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội ở nước ta trên một số lĩnh vực của đời sống xã hội 33

2.3.1 Mâu thuẫn giữa việc đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân với

tình trạng quan liêu của hệ thống chính trị. 34

2.3.2 Mâu thuẫn giữa quá trình từng bước hình thành, hoàn thiện nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 35

2.3.3 Phương hướng chủ yếu giải quyết mâu thuẫn cơ bản 36

PHẦN KẾT LUẬN 39

 

 

 

 

 

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8311 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy luật mâu thuẫn và ý nghĩa của nó đối với nhận thức mâu thuẫn của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h quan. Những nội dung sau đây của mâu thuẫn quy định nội dung của phương pháp giải quyết đó: - Bản chất khách quan của mâu thuẫn. - Trạng thái chín muồi của mâu thuẫn ( bao hàm trạng thái phát triển của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn cũng như trạng thái tác động qua lại giữa các mặt đó). - Điều kiện khách quan ( bao hàm cả trong nước và quốc tế) và nhân tố chủ quan trong đó diễn ra việc giải quyết mâu thuẫn. - Thời điểm giải quyết mâu thuẫn. - Phương pháp giải quyết mâu thuẫn còn tuỳ thuộc vào phạm vi tác động của mâu thuẫn. Không chú ý đến những chế định khách quan trên đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới những sai lầm chủ quan duy ý chí “tả” khuynh cũng như những khuynh hướng “hữu” khuynh của phương pháp giải quyết mâu thuẫn một cách có kết quả. Trong quá trình giải quyết mâu thuẫn xã hội, đối với một số mâu thuẫn hay ở giai đoạn nhất định của việc giải quyết mâu thuẫn (khi xem quá trình ra đời, vận động của mâu thuẫn cũng chính là quá trình giải quyết nó), cần và có thể phải sử dụng sự “kết hợp các mặt đối lập”. Lênin là người đầu tiên vận dụng tư tưởng ấy vào thực tiễn, ông cho rằng: dù sao chúng ta đã thực hiện được ít nhiều chủ nghĩa Mác, đã học được rằng làm thế nào và khi nào có thể và cần phải kết hợp các mặt đối lập , và điều chủ yếu là trong thời gian ba năm rưỡi của cách mạng chúng ta, trong thực tiễn chúng ta đã nhiều lần kết hợp các mặt đối lập. Tuy nhiên, không thể áp dụng sự kết hợp các mặt đối lập này một cách máy móc. Lênin cho rằng: “có thể kết hợp các khái niệm đối lập lại với nhau thành một điệu nhạc chói tai, mà cũng có thể kết hợp chúng lại thành một điệu nhạc êm tai”. [10, 460] Nói chung, kết quả cuối cùng của việc giải guyết mâu thuẫn là: - Cả hai mặt đối lập với tư cách là hai mặt đối lập sẽ mất đi. Sự mất đi đó có thể là quá trình tự tiêu vong của cả hai mặt đối lập. - Cả hai mặt đối lập sẽ chuyển lên trạng thái phát triển cao hơn về chất (cung và cầu, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất...) - Một mặt đối lập tiêu vong dưới sự tác động của cả nhân tố khách quan và chủ quan, mặt kia chuyển lên trạng thái phát triển mới; nó tồn tại với tư cách là một sự vật chứ không phải với tư cách một mặt đối lập , dù rằng trong sự vật đó cũng đầy rẫy những mâu thuẫn (chảng hạn, mâu thuẫn giữa CNTB và CNXH) Trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, mặt đối lập (hoặc những yếu tố nào đó của mặt đối lập đó) chỉ mất đi, khi tiềm năng phát triển của nó đã cạn kiệt; ở hầu hết mọi trường hợp nó sẽ “tự tiêu vong” dưới tác động của cả nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan phù hợp với quy luật, mà không phải là sự “xoá bỏ” một cách duy ý chí. 1.3. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP - Tôn trọng tính khách quan của mâu thuẫn. Phải xuất phát từ những mâu thuẫn đang có trong thực tế để nhận thức và giải quyết. - Trong nhận thức và giải quyết mâu thuẫn phải tránh hai xu hướng. Một là tuyệt đối hoá thống nhất dẫn đến khuynh hướng điều hoà; Hai là tuyệt đối hoá mâu thuẫn đẫn đến việc cứng nhắc và cực đoan khi giải quyết mâu thuẫn. - Tất cả các mâu thuẫn đều được giải quyết bằng con đường đấu tranh giữa các mạt đối lập. Các biện pháp, con đường có thể khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh, tránh thủ tiêu mâu thuẫn. CHƯƠNG 2 MỘT SỐ MÂU THUẪN CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1. QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1.1. Nhận thức về công nghiệp hoá, hiện đại hoá Quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá bắt đầu xuất hiện từ khi nứơc Anh tiến hành công nghiệp hoá đầu tiên trên thế giới vào khoảng những năm 70 của thế kỷ XVIII. Quan niệm đầu tiên và đơn giản nhất về quá trình công nghiệp hoá cho rằng đó là quá trình trang bị cho các nhà máy hoặc các khu sản xuất các loại công nghiệp để sản xuất ra máy móc (chế tạo máy) phục vụ cho nền sản xuất xã hội, còn nông nghiệp và các ngành dịch vụ khác chẳng qua chỉ là hệ quả của quá trình phát triển công nghiệp, chứ không phải là kết quả trực tiếp của quá trình công nghiệp hoá. Cách hiểu này chưa thấy hết được tính quy luật của quá trình chuyển biến xã hội phức tạp này, chưa thấy hết được tính lịch sử, xã hội của quá trình công nghiệp hoá. Hơn nữa việc xem công nghiệp hoá chỉ là quá trình chế tạo ra máy móc, coi trọng ngành công nghiệp nặng, là những hiểu biết còn thiếu sót và cực đoan. Đến những năm 30 thế kỷ XX, Liên Xô tiến hành công nghiệp hoá vẫn nhấn mạnh đến đặc tính công nghiệp của quá trình công nghiệp hoá, hơn nữa còn cho rằng công nghiệp hoá là quá trình xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp và công nghiệp. Tuy rằng những quan niệm này phù hợp với điều kiện của Liên Xô lúc bấy giờ (có nền kinh tế phát triển nhất định về trình độ công nghệ đang bị CNĐQ bao vây nên phải xây dựng một nền sản xuất lớn, hiện đại bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa), nhưng nếu hiểu công nghiệp hoá như vậy ở mọi thời kì đều là khiểm khuyết. Quan niệm thứ hai nhấn mạnh đến mặt chính trị- xã hội, đến mục đích, phương pháp thực hiện công nghiệp hoá với hai quan điểm mang tính đặc thù của hai chế độ xã hội khác nhau. Chủ nghĩa tư bản cho rằng công nghiệp hoá tiến hành tự phát (nghĩa là bị quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản chi phối một cách tự phát) bằng cách bóc lột nhân dân trong nước và thuộc địa, sử dụng nguồn vốn từ việc bóc lột này để phát triển công nghiệp, làm cho công nghiệp chiếm ưu thế trong nền kinh tế, nhằm mục đích tạo ra nhiều lợi nhuận cho nhà tư bản. Chủ nghĩa xã hội cho rằng công nghiệp hoá là quá trình được tiến hành tự giác, có kế hoạch, dựa trên nguồn vốn được tích luỹ từ quá trình sản xuất tiết kiệm trong tiêu dùng của nhân dân, xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí, đảm bảo quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và phục vụ lợi ích của nhân dân lao động. Nhận xét về hai loại công nghiệp hoá này có thể thấy những điểm như sau: hai cuộc công nghiệp hoá này được thực hiện gắn với hai hệ thống tư tưởng chính trị đối lập nhau, thể hiện ở nguồn vốn tích luỹ và mục đích là khác nhau và mang đậm nét đặc thù của từng chế độ xã hội hưởng ứng (tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa). Quan điểm công nghiệp hoá của hai hệ thống này chưa thể hiện được việc phải đặt ra vấn đề thu hút, sử dụng nguồn lực lợi thế của cả hai bên. Các nước xã hội chủ nghĩa chỉ gia hạn nguồn lực ở khuôn khổ nội bộ hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, không có sự liên hệ trao đổi với các nước tư bản- là những nước có lợi thế hết sức to lớn về vốn và công nghệ. Điều đó trong hoàn cảnh hiện nay cũng không hoàn toàn phù hợp nữa. Quan điểm thứ ba đựơc xem là khả dĩ hơn cả, nó đã khắc phục được những hạn chế của hai quan điểm trên. Quan điểm này cho rằng công nghiệp hoá là quá trình phát triển kinh tế. Trong quá trình này, một bộ phận ngày càng tăng các nguồn lực của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế này là một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế nhanh, mạnh. Đặc tính cơ bản của quá trình công nghiệp hoá là quá trình chuyển biến về kinh tế- xã hội rất phức tạp, có sự kết hợp giữa các nguồn lực, các vùng kinh tế, các ngành kinh tế rất da dạng. Năm 1965, Liên Hợp Quốc lại đưa ra quan niệm mới về công nghiệp hoá như sau: “công nghiệp hoá là quá trình trang bị máy móc và công nghệ hiện đại cũng như phương pháp quản lý tiên tiến cho hoạt động sản xuất, dù là sản xuất vật chất hay dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, đưa đến tốc độ phát triển nhanh và bền vững về giá trị tăng thêm (GDP). Con đường Công nghiệp hoá của một quốc gia tuỳ thuộc vào đặc thù về nguồn lao động và tài nguyên của quốc gia đó. Tuy vậy, đổi với các nước có dân số đáng kể, các cầu trung gian thường là từ phát triển công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng dùng sức lao động cơ bắp tiến dần lên lao động chuyên môn, rồi lên công nghiệp cao và kinh tế dịch vụ tiên tiến”. Như vậy, quá trình Công nghiệp hoá phải được chỉ ra là quá trình trang bị máy móc, phát triển kỹ thuật sản xuất và phương pháp quản lý các hoạt động kinh tế, thay đổi cơ cấu kinh tế, đảm bảo cân bằng giữa các ngành trong cơ cấu kinh tế là công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ giữa các vùng, miền của đất nước, nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế và sự tiến bộ xã hội lâu bền. Tuy nhiên đây mới chỉ là quan niệm mang tính chất tác chiến chứ chưa đi đến một định nghĩa khoa học. Việc hiểu và áp dụng nó còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác nhau và trong đó phương pháp lý luận là một yếu tố vô cùng quan trọng. 2.1.2 Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam diễn ra khác nhau ở những thời kỳ khác nhau do sự thay đổi của điều kiện lịch sử, trình độ nhận thức lí luận phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nước ta trong những thời kỳ khác nhau. Đại hội Đảng toàn quốc lần III (1960) đã xác định: CNH là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kì quá độ. Nội dung cơ bản của CNH khi đó dược xác định là: ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa hoc kỹ thuật,cách mạng tư tưởng và văn hoá. Trong công nghiệp nặng thì chú trọng công nghiệp cơ khí chế tạo máy móc để sản xuất ra tư liệu sản xuất, trang bị công cụ sản xuất cơ khí máy móc cho toàn bộ nền kinh tếquốc dân Đảng xác định nội dung của công nghiệp hoá trong thời kì này như vậy là do ba lý do cơ bản : Thứ nhất dựa vào lí luận về tái sản xuất mở rộng của C.Mác chỉ ra là phải có tư liệu sản xuất. Thứ hai Lênin cho rằng đại công nghiệp cơ khí có khẳ năng cải tạo đối vối nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân, là cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội . Thứ ba dựa vào việc cho rằng nền đại công nghiệp cơ khí sẽ đảm bảo sợ phát triển độc lập cho một nước đang xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc dựa vào những cơ sở trên đây phản ánh được tình hình kinh tế chính trị xã hội của nước ta ở thời điểm đó (CNXH vừa ra đời, CSVC còn non yếu, lạc hậu, lại bị các thế lực bao vây âm mưu phá hoại công cuộc CNXH ở miền Bắc, miền Nam vẫn trong tay Mỹ nguỵ) vì vậy đòi hỏi phải phát triển kinh tế độc lập tự chủ cà vì thế phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp nặng. Tuy nhiên, việc áp dụng các cơ sở trên đây để đưa ra nội dung của công nghiệp hoá trong thời kỳ đó chưa thực sự có hiệu quả. CNH là quá trình lâu dài và phức tạp, mục tiêu xây dựng một nền kinh tế hiện đại với việc phát triển nền đại công nghiệp mang tính chiến lược. Việc áp dụng nó là mục tiêu trước mắt ngay khi bắt đầu quá trình CNH ở nước ta là có phần nóng vội, chủ quan về đường lối. Ở mỗi nước, ở mỗi thời kỳ khác nhau phải đưa ra được những sách lược phù hợp và đặc biệt ở thời kỳ đầu thì việc đưa ra được những sách lược đúng đắn càng là một đòi hỏi quan trọng, vì nó mang tính là định hường từng bước đi của quá trình. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra rằng muốn xây dựng một nền kinh tế phát triển phải dựa trên điều kiện vật chất nhất định. Thực tế cho thấy khi thực hiện cơ chế kế hoạch hoá, tập trung bao cấp, trong thời gian đầu quá trình CNH được đẩy nhanh bằng nhiều biện pháp nhưng chưa hiệu quả. Việc đưa máy cày ồ ạt vào đồng ruộng thay thế cho sức kéo của súc vật vừa không thích hợp với điều kiện bậc thang của nước ta vừa không tận dụng được sức kéo, gây lãng phí. Hoặc đầu tư xây dựng tràn lan vào nhiều cơ sở nhà máyđể tiến hành sản xuất các mặt hàng công nghiệp nặng, máy móc...trong khi vốn không có, người lao động chưa có đủ trình độ (LLSX) và quản lý quá trình sản xuất không khoa học (QHSX) nên các công trình bị kéo dài, đến khi hoàn thành thì trình độ công nghệ đã trở nên lạc hậu, giá thành sản phẩm cao trong khi chất lượng thấp, những biểu hiện về một cưộc khủng hoảng kinh tế – xã hội ở nước ta càng bộc lộ rõ và trầm trọng hơn. Đứng trước tình hình đó Đại hội Đảng lần VI mở ra một bước tiến mới trong tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta, đại hội đánh giá tổng kết và phê phán những thiếu sót của quá trình 10 năm xây dựng XHCN, và quyết định phải đổi mới toàn diện đất nước trong đó lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời phải đổi mới cả chính trị, văn hoá và tư tưởng. Đặc biệt Đảng ta nhấn mạnh đến tư duy lý luận. Đại hội đưa ra những điều kiện cơ bản để thay đổi một cách toàn diện quá trinh CNH ở nước ta đó là: phải chuyển nền kinh tế từ cơ chế kế hoach hoá, tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đinh hướng XHCN. Đây là một quá trình nhìn nhận khách quan và phù hợp với yêu cầu lúc bấy giờ, việc chuyển đổi cơ chế hoạt động như vậy tạo ra được tính tích cực của nền kinh tế đất nước: vận động có phát triển năng động tích cực. Đại hội còn nhấn mạnh phải coi trọng nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, CNH phải hướng vào phát triển nông nghiệp, chủ yếu là lương thực và thực phẩm, đẩy mạnh hàng tiêu dùng và xuất khẩu, bước đầu phát triển công nghiệp nặng với quy mô trình độ thích hợp với khả năng thực tế của đất nước chuẩn bị tiền đề cho sự phát triển trong những chặng đường tiếp theo. Phải kết hợp sức mạnh của thời đại và nội lực trong nước để tranh thủ nguồn lực về vốn, về khoa học công nghệ và kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển. Như vậy,đánh giá về đường lối của Đảng ta có thể khẳng định đây là bước tiến rõ rệt nhất về tư tưởng chỉ đạo. Từ chỗ quan niệm khẳng định CNH phải ưu tiên phát triển sản xuất công nghiệp nặng, công nghiệp cơ khí, chế tạo máy móc thì trong đại hội lần này Đảng ta đã nhấn mạnh đến việc phát triển nông nghiệp. Có thể nói đay là một đánh giá rất đúng đắn về điều kiện hiện tại của đất nước và tận dụng nhữnh thế mạnh để phát triển nền kinh tế. Việt Nam có truyền thống sản xuất nông nghiệp, dân đông, tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú thích hợp phát triển nông nghiệp, có thế mạnh phát triển hàng tiêu dùng. Do vậy nó đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và làm cho nền sản xuất xã hội có chuyển biến tích cực. Tới Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khoá VII, Đảng ta chính thức nêu lên chiến lược CNH mới với nội dung: CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng xuất lao động xã hội cao. Đại hội cũng chỉ rõ nội dung của CNH, HĐH những năm trước mắt là phải tập trung vào nông nghiệp và phát triển nông thôn: “Nội dung cơ bản của CNH,HĐH trong những năm còn lại của thập kỷ 90 là: đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Nâng cấp, cải tạo, mở rộng và xây dựng mới có trọng điểm hạ tầng kinh tế, trước mắt ở những khâu ách tắc và yếu kém nhất đang cản trở sự phát triển. Xây dựng một số cơ sở công nghiệp nặng trọng yếu và hết sức cần thiết, có điêù kiện về vốn, công nghệ, thị trường, phát huy tác dụng nhanh và có hiệu quả cao. Mở rộng thương nghiệp, du lịch và dịch vụ. Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại. Hình thành dần một số ngành mũi nhọn như chế biến nông, lâm, thuỷ sản, khai thác và chế biến dầu khí, một số ngành cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin. Phát triển sự nghiệp GD và ĐT khoa học và công nghệ”. Có thể nói nghị quyết đại hội VIII của Đảng đã tập trung nói rõ vế CNH, HĐH ở nước ta từ mục đích đến cách thức tiến hành từng bước, thứ tự ưu tiên các ngành trong cơ cấu kinh tế, đến cả việc xác định động lực của quá trình CNH, HĐH là như thế nào....Do vậy đại hội VIII được gọi là đại hội mở ra một chặng đường mới đẩy mạnh CNH, HĐH. Cùng với công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH ở các kỳ đại hội trước, đại hội IX của Đảng khẳng định: “Từ đại hội VIII của Đảng năm 1996 đất nước ta đã chuyển sang chặng đường mới đẩy mạnh CNH, HĐH phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp (...) Con đường CNH, HĐH ở nứơc ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt, phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn ở mức cao hơn và phổ biển hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức, phát huy nguồn trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam..” Nội dung về CNH, HĐH trình bầy trong văn kiện đại hội VI, VII,VIII, IX chúng ta nhận thấy sự tiến bộ trong nhận về công nghiệp hoá cụ thể và đúng đắn hơn. 2.2 MÂU THUẪN CƠ BẢN CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY 2.2.1. Khái quát mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã được nêu ra trong những cuội hội thảo gần đây. Trong quá trình thảo luận, một số nhà khoa học đã chia ra nhiều quan niệm khác nhau về mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.Trong giới hạn đề tài này tôi xin nêu ý kiến của mình về một số quan điểm sau. Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Xã hội quá độ là môt trong những giai đoạn phát triển của toàn bộ lịch sử phát triển xã hội nói chung. Vì vậy nó cũng chỉ có thể vận động tiến lên trước hết do những quy luật vận động chung của lịch sử, do kết quả tác động trước hết của các mâu thuẫn cơ bản tạo nên nguồn gốc phát triển của xã hội”; cho nên chúng ta không chỉ xem xét những mâu thuẫn cơ bản riêng có của thời kỳ quá độ, mà còn xét đến cả mâu thuẫn cơ bản riêng có của thời kỳ quá độ, mà còn phải xét đến cả mâu thuẫn cơ bản của toàn bộ xã hội loài người nói chung tác động một cách đặc thù trong thời kỳ quá độ”. Do vậy, trong thời kỳ quá độ ở nước ta có ba mâu thuẫn cơ bản sau đây. + Mâu thuẫn giữa một bên là lực lượng sản xuất đang phát triển và đang tự tìm con đường giải phóng mình với bên kia là quan hệ sản xuất đang kìm hãm nó (trong số ấy, ngoài các quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa, mang tính chất tự cấp tự túc, còn có cả yếu tố của QHSX đã hình thành trong ba thập kỷ vừa qua đi quá xa so với trình độ phát triển lực lượng sản xuất. Đó là hình thức biểu hiện cụ thể của mâu thuẫn cơ bản chung của lịch sử: mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và QHSX”. + Mâu thuẫn giữa một một bên là yêu cầu thoả mãn các nhu cầu vật chất và văn hoá ngày càng tăng của nhân dân và bên kia là nền sản xuất quá thấp kém, còn đang ở trình độ của nền sản xuất hàng hoá giản đơn và mang nhiều tính tự cấp, tự túc”. Đó là hình thức biểu hiện cụ thể của mâu thuẫn cơ bản chung của lịch sử: mâu thuẫn giữa sản xuất và nhu cầu. + Mâu thuẫn giữa một bên là một sự phát triển tự phát đi lên chủ nghĩa tư bản và bên kia là sự can thiệp tự giác của chúng ta nhằm hướng sự phát triển ấy theo con đường dẫn tới chủ nghĩa xã hội”. Phát triển hơn nữa khái quát này, tác giả nêu: mâu thuẫn giữa một bên là sự phát triển tự phát đi lên chủ nghĩa tư bản và bên kia là sự can thiệp tự giác của chúng ta nhằm hướng sự phát triển ấy theo con đường dẫn tới chỗ xây dựng một Việt Nam độc lập, tự chủ, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Về mâu thuẫn thứ nhất, trên góc độ lý luận chung khái quát này hoàn toàn đúng. Nhưng nếu không chú ý nội dung trong phần mở ngoặc đơn thì nó lại quá chung, đúng cho toàn bộ lịch sử loài người, cho mọi hình thái kinh tế xã hội, không đặc trưng riêng cho thời kỳ quá độ ở nước ta. Nếu chú ý tới nội dung trong ngoặc đơn sẽ xuất hiện hai vấn đề. - Liệu có phải trong toàn bộ thời kỳ quá độ nước ta hoàn toàn không có mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngay cả khi chúng ta đang đẩy mạnh phát triển thành phần TBTN, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài ? việc lưu ý tới vấn đề này không có nghĩa để rồi hạn chế đi tới xoá bỏ ngay các loại qua hệ sản xuất đó. Ta đang phát triển bằng cách “sử dụng mặt đối lập” và chủ nghĩa xã hội. - Nếu chúng ta khái quát đúng mâu thuẫn cơ bản ngay khi bước vào thời kỳ quá độ, hoặc trong hơn ba thập kỷ qua dù chúng ta không phạm sai lầm duy ý chí, thì những yếu của quan hệ sản xuất “đi quá xa” chắc chắn không có mặt trong khái quát này. Xét về phương pháp luận chung, nếu đã là một khái quát đúng, mẫu thuẫn cơ bản phải phù hợp với sự vật trong toàn bộ quá trình tồn tại của sự vật ấy, không phụ thuộc vào trạng thái của sự vật ở thời điểm sau một thập kỷ tồn tại rồi xuất phát từ hiện trạng đó mà khái quát. Mặc dù đến thế kỷ XIX, Mác và Ăngghen mới đến mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, những khái quát đó các ông đưa ra đúng cả khi nói về chủ nghĩa tư ban ở giai đoạn mới ra đời và ngày nay vẫn hoàn toàn đúng. Về mâu thuẫn thứ hai, chúng ta thấy sản xuất và tiêu dùng đúng là mâu thuẫn xuyên suốt mọi thời kỳ lịch sử. Nhưng chưa có đủ căn cứ để nói là mâu thuẫn quy định bản chất mọi hình thái kinh tế – xã hội. Khi phân tích mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản, các nhà kinh điển không nêu ra mâu thuẫn này. Ngoài ra, trong công thức đã nêu về thứ hai của mâu thuẫn chưa thật hơp lý, bởi vì “nền sản xuất còn quá thấp kém, còn đang ở trình độ của sản xuất hàng hoá đơn giản và mang nhiều tính tự cấp, tự túc” không phải là đặc trưng cho vế này của mâu thuẫn trong toàn bộ thời kỳ quá độ. Giả định rằng chúng ta đổi mới ngày càng tốt hơn, thì chỉ 15 đến 20 năm sau, nền kinh tế không còn là “quá thấp kém”, không còn là “sản phẩm hàng hoá giản đơn”, không còn là “tự cấp tự túc”, nhưng không có nghĩa khi đó thời kỳ quá độ đã kết thúc xã hội xã hội chủ nghĩa đã ra đời. Về mâu thuẫn thứ ba, có thể thấy sự vận động và phát triển của sự vật diễn ra theo con đường nào là tuỳ thuộc vào khả năng khách quan vốn có của sự vật. Sự tham gia, sự can thiệp của con người để định hướng sự phát triển của nó chỉ là thúc đẩy sự chuyển hoá một khả năng khách quan nào đó hiện có của sự vật thành hiện thực mà thôi. Giả định rằng sự vật có hai khả năng tiến lên: đi tới A và đi tới B. Vai trò của con người không phải tác động để hướng sự vật đó đi tới C. Ý muốn đó sẽ không thực hiện được, sẽ phá hoại sự tiến triển khách quan của sự vật. Nói cách khác, sự “can thiệp tự giác của chúng ta” để hướng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội chỉ thực hiện được trong khi xã hội đã xuất hiện khả năng khách quan cho sự phát triển đó. Thiết nghĩ cần nhắc lại rằng khả năng khách quan của sự phát triển chỉ trở thành hiện thực, khi có điều kiện thích hợp điều đó vào đời sống xã hội, một trong những “điều kiện” đó là hoạt động của con người. Nếu suy nghĩ vừa nêu lên mà đúng, vấn đề đặt ra cho công thức này là phải làm rõ cho hai xu hướng khách quan trong sự phát triển của xã hội quá độ ở Việt Nam. Quan điểm thứ hai cha rằng khi khái quát mâu thuẫn mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ ở nước ta, “không thể quên hai vấn đề”. Một là, phát triển kinh tế – xã hội, chống trì trệ, tiến lên trình độ của thế giới. Hai là, phát triển như thế nào, theo hướng nào để dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Hơn nữa còn bảo đảm xã hội không rơi vào mâu thuẫn đối kháng gay gắt, căng thẳng. Xuất phát từ cách đặt vấn đề như vậy tác giả cho rằng trong thời kỳ quá độ ở nước ta có hai mâu thuẫn cơ bản sau đây. + Mâu thuẫn giữa yêu cầu cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội, tích lũy để phát triển về tình trạng kinh tế – xã hội kém phát triển. + Mẫu thuẫn giữa các lực lượng, các nhân tố thúc đẩy đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa nhằm mục tiêu dân giàu, nứơc mạnh, xã hội công bằng, văn minh với các thế lực, các nhân tố chống độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, các nhân tố tự thúc đẩy kinh tế –xã hội phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn thứ nhất là hình thức thể hiện của mâu thuẫn giữa hai nhu cầu và khả năng, nhưng nó có những đặc điểm riêng mang tính bao quát hơn, toàn diện hơn mâu thuẫn giữa cung và cầu, vì trong khái quát này đề cập tới nhu cầu kinh tế –xã hội và khả năng thoả mãn nhu cầu đó cũng xét trên khía cạnh kinh tế và khía cạnh xã hội. Ở đây, tuy không nói đến cụm từ “xã hội chủ nghĩa” nhưng lại toát lên được định hướng này. Điều đó thể hiện ở yêu cầu cải thiện đời sống nhân dân và thực hiện công bằng xã hội”. Định hướng của sự phát triển xã hội trong các xã hội có đối kháng giai cấp trước thời kỳ quá độ, về cơ bản được nhằm vào việc thảo mãn tối đa nhu cầu của giai cấp cầm quyền, đảm bảo đặc quyền, đặc lợi của giai cấp đó. Việc giải quyết nhu cầu của nhân dân, công bằng xã hội chỉ được giới hạn trong mức độ đóng góp cũng có quyền lực của giai cấp cầm quyền. Điều Ăngghen nói về mối quan hệ giữa chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước cùng hoàn toàn có ý nghĩa khi vận dụng vào vấn đề này. Mặt khác, khái quát đó cũng có nhược điểm: nhu cầu thuộc nhân tố chủ quan, trong khi đó, mâu thuẫn phải được tạo thành từ những mặt đối lập là kết quả phát triển khách quan của chính sự vật (xã hội ). Mâu thuẫn thứ hai là sự cụ thể và hoàn thiện thêm một bước công thức “mâu thuẫn giữa hai con đường” nó góp phần khắc phục một số hạn chế của công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1696.doc