Đề tài Thực trạng, Rủi ro lạm phát và giải pháp kìm chế lạm phát

MỤC LỤC:

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT 4

 

1.1 Khái niệm lạm phát 4

1.2 Đo lường lạm phát 4

1.2.1 Mức giá chung 5

1.2.2 So sánh chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số điều chỉnh DGDP 9

1.2.3 Cách tính CPI ở Việt Nam 9

1.3 Phân loại lạm phát 14

1.3.1 Thiểu phát 14

1.3.2 Lạm phát vừa phải 14

1.3.3 Lạm phát phi mã (Lạm phát cao) 14

1.3.4 Siêu lạm phát 15

1.4 Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế 16

1.4.1 Hiệu ứng tích cực 16

1.4.2 Hiệu ứng tiêu cực (Tổn thất xã hội của lạm phát) 16

1.5 Nguyên nhân gây ra lạm phát 18

1.5.1 Lạm phát do chi phí đẩy 18

1.5.2 Lạm phát do cầu kéo 19

1.5.3 Lạm phát do cơ cấu 19

1.5.4 Lạm phát do nhập khẩu 20

1.5.5 Lạm phát do bội chi ngân sách 20

1.5.6 Lạm phát tiền tệ 20

 

 

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM 22

 

2.1 Giai đoạn 1986 - 1991 22

2.2 Giai đoạn 1992 - 1998 30

2.3 Giai đoạn 1999 – 2003 33

2.4 Giai đoạn 2004-2008 37

2.5 Giai đoạn 2008-2011 42

2.6 Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam 48

2.6.1 Đối với môi trường kinh tế vĩ mô 48

2.6.2 Đối với các doanh nghiệp 52

2.6.3 Đối với đời sống dân cư 55

 

 

CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ LẠM PHÁT TỪ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 64

 

3.1 Trung Quốc 64

3.2 Ấn Độ 69

3.3 Những “con Rồng châu Á” 73

3.4 Các ngân hàng trung ương chống lạm phát bằng cách nào? 77

3.5 Kinh nghiệm kiềm chế lạm phát của thế giới: Giải pháp phải đồng bộ 80

 

CHƯƠNG 4: TỔNG HỢP Ý KIẾN CHUYÊN GIA VÀ KIẾN NGHỊ CỦA NHÓM VỀ GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT HIỆN NAY. 86

 

4.1 Giải pháp của Chính Phủ 86

4.2 Ý kiến của các nhà kinh tế khác cho vấn đề lạm phát của Việt Nam 93

4.3 Đánh giá của nhóm về các giải pháp của chính phủ: 98

4.4 Một số kiến nghị của nhóm: 100

4.4.1 Giải pháp ngắn hạn 100

4.4.2 Giải pháp dài hạn 103

 

 

KẾT LUẬN 105

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

 

 

doc107 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2600 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng, Rủi ro lạm phát và giải pháp kìm chế lạm phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý giải cho việc vì sao giá cổ phiếu trên thị trường được coi là khá rẻ nhưng sức cầu vẫn không xuất hiện. Trong khi các nhà đầu tư liên tục bị thua lỗ kể từ đầu năm thì lãi suất huy động của ngân hàng đã bất ngờ vọt lên mức rất cao (19 – 20%/năm). Điều này khiến kênh gửi tiết kiệm lại trở thành kênh đầu tư sinh lời an toàn, hấp dẫn và không ít nhà đầu tư chứng khoán quay sang phương án rút tiền từ tài khoản chứng khoán sang gửi tiết kiệm. Lãi suất huy động cao đồng nghĩa với lãi suất cho vay còn cao hơn thế nữa dẫn đến các hoạt động của nền kinh tế vốn đã khó khăn nay lại gặp thêm nhiều trở ngại. Nhiều nhà đầu tư tin rằng thị trường luôn luôn tiềm ẩn khả năng giảm điểm bất cứ lúc nào. Và thật vậy, trong 3 tháng đầu năm, các nhà đầu tư mua vào đều bị lỗ, và họ quyết định đứng ngoài cuộc bảo toàn vốn để chờ thời. Trong bài phân tích trên trang baomoi.com ngày 18 tháng 5, ông Nguyễn Đức Hùng Linh cho rằng, nỗ lực kiểm soát lạm phát của Chính phủ chưa phát huy tác dụng như mong muốn, dự báo lạm phát trong vài tháng tới vẫn sẽ rất cao. Do đó lãi suất sẽ vẫn duy trì như cũ thậm chí là có xu hướng tăng. Ngay cả khi lạm phát giảm bớt trong năm nay, thị trường chứng khoán vẫn khó có động lực để có một đợt hồi phục mạnh như đầu năm 2009. Chỉ có thể kỳ vọng vào kịch bản thị trường chứng khoán sẽ từng bước hồi phục cùng với sự hồi phục của kinh tế vĩ mô. Đồng nội tệ mất giá. Phản ứng mạnh mẽ của NHTW bằng tiền tệ thắt chặt đã làm các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại, không tin tưởng vào môi trường vĩ mô ở quốc gia đang đầu tư. Vì thế, họ nhanh chóng rút vốn ra khỏi thị trường Việt Nam để tránh rủi ro, bất trắc. Điều này khiến cho nguồn cung ngoại tệ trên thị trường tiền tệ giảm sút. Nếu như NHNN Việt Nam có đủ dự trữ ngoại tệ để tung ra, bình ổn giá ngoại tệ trên thị trường thì sẽ không có sự thay đổi rõ rệt xảy ra. Nhưng tiếc là NHNN Việt Nam không có nhiều ngoại tệ đến vậy, và lẽ dĩ nhiên, giá ngoại tệ tăng vọt. Thời điểm ngày 9.2- khi ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh tỷ giá đôla Mỹ từ 18.932 đồng/USD lên 20.693 đồng/USD tăng 9,3%, kéo theo giá đôla trên thị trường tự do vượt ngưỡng 22.000 đồng/USD. Lạm phát khiến chúng ta phải tăng tỉ giá, tăng tỉ giá lại làm tình trang nhập siêu căng thẳng và càng khiến lạm phát trầm trọng hơn. Vòng luẩn quẩn này khiến rất nhiều quốc gia gặp khó khăn, không chỉ Việt Nam mà còn Iran, Trung Quốc… Nhưng với Nghị Quyết 11, bình ổn giá ngoại tệ để kiềm chế lạm phát, NHNN đã thành công trong việc giữ ổn tỉ giá từ tháng 2 đến nay. Đánh giá về diễn biến thị trường ngoại hối thời gian gần đây, PGS.TS Trần Hoàng Ngân - Hiệu phó Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cho rằng, bằng những quyết sách đúng và trúng, NHNN đã đưa thị trường ngoại tệ, vàng vào quy củ, giá USD đến nay đã ổn định và đi xuống. Minh chứng rõ nét là tỷ giá bình quân liên ngân hàng liên tục giảm, hiện đứng ở mức 20.673 đồng/USD. Tính chung, từ đầu tháng 5 đến nay, tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã giảm 30 đồng/USD. Theo TS. Trần Hoàng Ngân, trong bối cảnh chi phí nguyên vật liệu, đặc biệt là xăng dầu trên thị trường thế giới đang có xu hướng tăng cao, nếu tỷ giá không ổn định, rất có thể lạm phát sẽ bùng nổ giống như thời kỳ năm 2008 (lạm phát lên đến 22%, có lúc đến 26%/năm). Hiện, kiềm chế lạm phát vẫn là mục tiêu hàng đầu của Chính phủ. Vì vậy, ổn định tỷ giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nguồn tài liệu: Lạm phát cao và những tác động đến đời sống kinh tế của Thạc sĩ Lê Nguyễn Hải Đăng (Viện Kinh tế TP Hồ Chí Minh) Nhận định về thị trường ngoại tệ, vàng Thị trường chứng khoán đối mặt với 5 yếu tố bất lợi 2.6.2 Đối với các doanh nghiệp Suy giảm lòng tin vào triển vọng kinh doanh, nhiều doanh nghiệp cho rằng lạm phát ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của họ. Cuộc khảo sát do Công ty Dịch vụ thông tin tài chính WVB Việt Nam và Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn tài chính Dầu khí (PVFC Invest) tiến hành từ ngày 15/12/2010 đến đầu tháng 1/2011 tại 233 doanh nghiệp thuộc 11 lĩnh vực ngành nghề chủ chốt của Việt Nam (hơn 75% trong số đó là các doanh nghiệp đại diện cho khối doanh nghiệp vừa và nhỏ) đã rút ra kết luận kể trên. Theo kết quả điều tra, chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý 4/2010 chỉ đạt 126 điểm, giảm 11 điểm so với quý 3/2010, mức giảm lớn nhất kể từ khi chỉ số này được tiến hành khảo sát vào quý 3/2008. Đây cũng là điểm số thấp nhất của chỉ số này kể từ quý 2/2009 đến nay. Mặc dù GDP năm 2010 ghi dấu ấn khả quan với tăng trưởng liên tục tăng sau các quý của năm và đến quý 4/2010 ước đạt 7,34%, tuy nhiên lạm phát tăng 11,75%, lãi suất tăng cao trở lại sau điều chỉnh lãi suất cơ bản, và thị trường ngoại hối, vàng, chứng khoán chưa ổn định đã ảnh hưởng đến góc nhìn của doanh nhân về triển vọng kinh doanh trong 12 tháng tới. Đánh giá tình hình kinh tế chung của Việt Nam hiện nay, chỉ có 48,93% số doanh nghiệp tham gia khảo sát tin rằng nền kinh tế đã tốt hơn so với 12 tháng trước; 37,35% doanh nghiệp cho rằng hiện trạng nền kinh tế không có sự thay đổi; và 13,72% doanh nghiệp cảm nhận nền kinh tế đã kém đi. So với kết quả BCI quý 3/2010, số các doanh nghiệp có quan điểm lạc quan giảm mạnh 21,3%, trong khi các doanh nghiệp có quan điểm bi quan tăng đáng kể 9,53%. Quan điểm bi quan chung cũng ảnh hưởng đến những dự đoán về tình hình kinh tế Việt Nam 12 tháng tiếp theo của doanh nghiệp. Chỉ còn 75,97% số doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng tình hình kinh tế Việt Nam sẽ tốt hơn, giảm 8,38% so với quý 3/2010; 20,6% số doanh nghiệp giữ quan điểm nền kinh tế trong nước sẽ không thay đổi; 3,43% số doanh nghiệp dự cảm kinh tế trong nước sẽ diễn biến theo chiều hướng xấu hơn. Kết quả là kế hoạch về tuyển dụng lao động, cũng như đầu tư mở rộng đối với tài sản cố định cũng cùng theo xu thế chung, sụt giảm đáng kể ở quan điểm lạc quan nhưng tăng ở nhóm bi quan. Niềm tin tăng trưởng doanh thu trong tương lai cũng suy giảm trong điều tra lần này. Kết quả cho thấy, chỉ còn 68,24% doanh nghiệp được hỏi tin rằng doanh thu của doanh nghiệp mình sẽ tăng trong vòng 12 tháng tới; 27,90% các doanh nghiệp cho rằng doanh thu của doanh nghiệp sẽ giữ nguyên; 3,86% các doanh nghiệp còn lại lo ngại doanh thu sẽ giảm. Số các doanh nghiệp có quan điểm lạc quan về triển vọng doanh thu cũng đã giảm 5,81% và số các doanh nghiệp bi quan tăng 1,95% so với kết quả BCI quý 3/2010. Xu thế kém lạc quan cũng kéo dài ảnh hưởng đến niềm tin vào tăng trưởng lợi nhuận thời gian tới. Có 65,67% các doanh nghiệp được hỏi hy vọng lợi nhuận của doanh nghiệp mình sẽ tăng trong 12 tháng tới; 30,47% số doanh nghiệp cho rằng lợi nhuận sẽ giữ nguyên; 3,68% lo ngại lợi nhuận của doanh nghiệp mình sẽ giảm trong vòng 12 tháng tới. Ghi nhận những dự cảm của doanh nghiệp đối với tác động từ tăng lãi suất cơ bản, chỉ số giá tiêu dùng năm 2010, dòng tiền trên thị trường, các yếu tố có thể giới hạn khả năng sản xuất của doanh nghiệp trong năm tiếp theo. Kết quả cho thấy có 94,85% doanh nghiệp cho rằng việc tăng lãi suất cơ bản lên 9% sẽ có tác động tích cực trong ngắn hạn và trung hạn đối với việc kiềm chế lạm phát. Có trên 41% doanh nghiệp tin rằng dòng tiền trên thị trường có thể bị ảnh hưởng bởi sự cộng hưởng của các yếu tố như thị trường vàng, chứng khoán, chính sách tiền tệ thắt chặt và lạm phát năm 2010 vượt trên hai con số, gần 20% khẳng định biến động thị trường vàng là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất. Đặc biệt, gần 60% doanh nghiệp cho rằng tỷ lệ lạm phát năm 2010 của Việt Nam ở ngưỡng hai con số ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định chiến lược kinh doanh của họ trong năm 2011. Bên cạnh đó, các yếu tố như đơn đặt hàng, tài chính, chi phí đầu vào cũng như nguồn nhân lực vẫn là các vấn đề mà doanh nghiệp lo lắng. Nguồn: ANH QUÂN 11/01/2011 11:58 (GMT+7) Bên cạnh đó, với việc chỉ số giá liên tục tăng như giai đoạn vừa qua đặc biệt là vật liệu xây dựng, điện nước, giá cho thuê nhà đất sẽ khiến cho chi phí đầu vào của doanh nghiệp bị đẩy lên cao, gây khó khăn cho đầu ra cũng như làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Nghị quyết 11 ban hành, mặc dù đã có những dấu hiệu tích cực trong việc kiềm chế lạm phát nhưng lại đẩy những doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ vào tình thế khó khăn. Với lãi suất tăng cao, cũng như kênh phát hành trái phiếu bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ khiến cho khâu tìm kiếm vốn của doanh nghiệp khó khăn. Lãi suất cao đông nghĩa lợi nhuận của doanh nghiệp phải cao hơn chi phí sử dụng vốn, và có rất ít các doanh nghiệp có thể đạt mức lợi nhuận 20% trở lên. Việc này đồng nghĩa với các doanh nghiệp hoặc sẽ thu hẹp sản xuất hoặc sẽ đi đến bờ vực phá sản. 2.6.3 Đối với đời sống dân cư Theo nghiên cứu tại báo cáo này, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng tác động rất khác nhau đến các nhóm hộ gia đình trong xã hội, nhưng người có thu nhập thấp chịu tác động trực tiếp và nhanh hơn người có thu nhập cao; dân vùng nông thôn chịu tác động nặng hơn thành thị; và công nhân chịu tác động lớn hơn nông dân. Khó thoát nghèo, phúc lợi giảm nhanh Theo báo cáo, lạm phát tăng cao sẽ có tác động xấu trước hết và nặng nề đến đời sống người nghèo, người thu nhập thấp, đặc biệt là những người có nguồn thu chủ yếu từ tiền lương, tiền công, từ trợ cấp xã hội. “Trên thực tế, số liệu thống kê cho thấy khi CPI tăng cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mức giảm tỷ lệ hộ nghèo, làm cho tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại”, báo cáo khẳng định. Phân tích các kịch bản chỉ số giá tiêu dùng tăng từ 7-14% trong năm nay, cơ quan thực hiện báo cáo cho rằng các khả năng đều dẫn đến mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo 2% như kế hoạch Quốc hội giao năm nay khó đạt được. Dẫn một tính toán được thực hiện trước đó, báo cáo lưu ý rằng giá trị thực tế của chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 sẽ mất khoảng 7-8% khi CPI năm nay tăng khoảng 14% (tương đương với mức 30-40 nghìn đồng/người/tháng). “Khi đó, số hộ thoát nghèo vượt sang ngưỡng hộ cận nghèo theo danh nghĩa, nhưng thực tế xét về bản chất các hộ này vẫn là hộ nghèo”, báo cáo nhìn nhận. Mức ảnh hưởng lớn hơn đến nhóm dân cư này còn thể hiện ở cơ cấu và tốc độ tăng chi tiêu cho lương thực, thực phẩm trong tổng chi tiêu một tháng cao hơn các nhóm còn lại. Với tỷ lệ chi tiêu cho lương thực, thực phẩm chiếm tới gần 56% tổng thu nhập, để có lượng hàng tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống trong điều kiện giá cả tăng lên, các hộ nghèo sẽ phải cắt giảm những khoản chi tiêu khác, dẫn tới giảm phúc lợi của hộ gia đình. Ngoài ra, do tốc độ tăng chi tiêu nhanh hơn tăng thu nhập dẫn tới khả năng gia tăng mức độ ảnh hưởng khi gặp các biến cố và rủi ro trong cuộc sống, như thiên tai, dịch bệnh và sức khỏe kém, báo cáo nêu. Nông dân mất nhiều hơn được Ở góc nhìn khác, lâu nay vẫn có quan điểm rằng tăng giá lương thực, thực phẩm có thể đem lại lợi ích cho người nuôi trồng. Thực tế là nông dân đang chịu tác động lớn hơn từ lạm phát. Lý giải vấn đề này, báo cáo cho rằng trong thời kỳ lạm phát cao, giá các nguyên liệu đầu vào của sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, giá xăng dầu và chi phí vận chuyển cũng tăng lên không ít, thậm chí còn cao hơn, dẫn tới tình trạng doanh thu mang lại không đủ bù đắp chi phí đã bỏ ra. Kết quả là người nông dân vẫn bị thiệt thòi, đặc biệt đối với nông dân có điều kiện sản xuất khó khăn, năng suất lao động thấp và mức sản lượng lương thực không nhiều. “Như vậy, giá đầu vào tăng nhanh nhưng giá đầu ra không tăng tương xứng, nên thực tế người nông dân mất nhiều hơn được, thu nhập phải đuổi theo giá”, báo cáo khẳng định. Dẫn một thông tin liên quan, báo cáo cho biết tình hình thiếu đói tăng cao gần đây ở khu vực nhân khẩu này. Trong 2 tháng đầu năm nay, số lượt nhân khẩu nông nghiệp thiếu đói đã tăng gấp 2 lần so với cùng thời điểm năm 2010. “Đây là số lượng nhân khẩu thiếu đói nhiều nhất kể từ năm 2007 trở lại đây, khi so với cùng kỳ 2 tháng đầu năm”, báo cáo viết. Giảm chi mua sữa cho trẻ em Trong khi đó, tốc độ tăng thu nhập của người lao động không theo kịp tốc độ tăng giá cũng làm gia tăng tính dễ tổn thương của nhóm thu nhập này. Theo báo cáo, tiền lương bình quân người lao động trong các loại hình doanh nghiệp năm 2010 chỉ cao hơn so với năm 2009 có 10,3%, trong khi chỉ số giá tiêu dùng cùng năm này tăng tới 11,75%. Một lưu ý khác tại báo cáo là phần lớn nhóm đối tượng thu nhập thấp là lao động phổ thông, lao động nhập cư có thu nhập thấp, trong cơ cấu chi tiêu có một phần chi phí lớn được dành trang trải tiền nhà trọ, lưu trú. Khi giá cả tăng, ngoài việc chi phí tiêu dùng lương thực, thực phẩm và các hàng hóa khác tăng lên như mọi người dân khác ở đô thị, lao động nhập cư còn phải chi phí thêm cho các khoản thuê nhà, tiền điện, nước với giá cao. Kết quả khảo sát dẫn tại báo cáo cho thấy, nhóm lao động nhập cư phải trả tiền điện, nước cao hơn từ 2-4 lần so với người dân địa phương, tiền thuê nhà tăng từ 20-30%, chi phí đi lại ở mức cao… nên cuộc sống càng khó khăn hơn nhiều so với người dân địa phương. Để tiết kiệm chi phí lưu trú, lao động phổ thông, người nhập cư thường có xu hướng dịch chuyển nhà trọ, chấp nhận những điều kiện cư trú kém hơn. Điều này dẫn đến việc họ phải tiếp cận môi trường sống về phương diện nhà ở, điện, nước thấp kém hơn. “Để cắt giảm chi tiêu, người lao động cũng thường chọn giải pháp tiết kiệm chi tiêu cho dinh dưỡng của gia đình, bản thân và con cái, đầu tiên là sữa cho trẻ em. Điều này cho thấy, lạm phát có tác động gián tiếp đến điều kiện về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng của người lao động và thành viên gia đình họ”, báo cáo kết luận. Nguồn: ANH QUÂN 24/05/2011 08:58 (GMT+7) Tác động của lạm phát cao đến đời sống của người có thu nhập thấp trong năm 2007 Lạm phát, nhất là lạm phát cao có tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội: làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh và giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp; làm méo mó nền kinh tế, và làm cho việc thực hiện các kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm của dân chúng bị đảo lộn, gây tác động xấu đến những người có thu nhập thấp, đặc biệt là những người sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công. Theo cách chia toàn bộ dân cư thành 5 nhóm dựa vào mức thu nhập bình quân đầu người (mỗi nhóm 20% tổng số hộ), thì những người có thu nhập thấp thuộc nhóm 1 (còn gọi là nhóm nghèo). Phần lớn những người làm công ăn lương (như công nhân, viên chức, người về hưu, người hưởng trợ cấp xã hội khác...); những người kinh doanh nhỏ lẻ, và nông dân thuộc nhóm này. Tuy lạm phát là hiện tượng phổ biến của các nền kinh tế, và nó có tác động đến tất cả mọi người tiêu dùng, nhưng tác động của nó đến các nhóm dân cư khác nhau lại rất khác nhau. Cụ thể là: người có thu nhập thấp chịu tác động trực tiếp và nhanh hơn người có thu nhập cao; người dân vùng nông thôn chịu tác động nặng hơn người dân thành thị; công nhân chịu tác động lớn hơn nông dân... Nhưng, bất luận thế nào thì việc tăng giá hàng tiêu dùng, nhất là với tốc độ tăng “phi mã” của giá lương thực và thực phẩm đã đè nặng lên vai của đại bộ phận dân cư, trong đó nặng nhất là đối với 20% dân cư có thu nhập thấp, thậm chí đã vượt quá sức chịu đựng của họ. Trong nhóm người có thu nhập thấp, những người sống bằng tiền lương là những người đầu tiên bị lạm phát làm cho khuynh đảo cuộc sống. Đó là vì, thu nhập của những người này phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tiền lương (tương đối cố định) mà họ nhận được, nên một khi lạm phát cao, sức mua của tiền tệ bị giảm mạnh thì lập tức thu nhập thực tế của họ bị giảm sút. Những năm gần đây Chính phủ đã có nhiều cố gắng trong vấn đề cải tiến tiền lương, tiền công nhằm cải thiện đời sống cho người lao động (ví dụ: từ 2003 - 2007, lương tối thiểu trong khu vực nhà nước đã được điều chỉnh đến 4 lần, từ 290.000đồng/tháng năm 2003 lên 540.000đồng/tháng vào 01/01/2008; trong khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng tương ứng từ 487.000 đồng/tháng năm 2003 lên 800.000 đồng/tháng năm 2007). Tuy vậy, do tốc độ tăng tiền lương chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng giá (thực tế là tăng lương thì tính bằng năm, nhưng tăng giá thì lại diễn ra từng tháng, từng ngày), thậm chí tăng giá còn diễn ra trước cả tăng lương, nên hậu quả là người nghèo không đủ khả năng chi trả cho những nhu cầu thiết yếu nhất của cuộc sống; làm cho người nghèo càng nghèo hơn. Minh chứng là, vào cuối năm ngoái, tiền lương của người lao động đã được tăng thêm 20%, nhưng tại thời điểm đó giá cả các loại hàng hóa và dịch vụ cũng đều đồng loạt tăng trung bình 20%, thậm chí xăng dầu và tiền thuê nhà tăng 50%, nên thực tế là số lượng hàng hóa mà họ mua được vẫn không có gì thay đổi, thậm chí còn ít hơn trước. Đó là chưa kể đến tình trạng giá tăng vọt vào dịp Tết (tại Hà Nội, giá lương thực thực phẩm tăng gấp rưỡi đến gấp đôi). Điều đó có nghĩa là, vào dịp tết, những người sống bằng tiền lương tại Hà Nội chỉ mua được một nửa đến ba phần tư lượng hàng hóa so với hồi đầu năm. Lạm phát cũng có tác động khác nhau tới những người tiêu dùng có thu nhập khác nhau (người thu nhập cao, người thu nhập thấp) và cách thức khác nhau trong việc chi tiêu các khoản thu nhập đó cho đời sống của họ (có người mua ô tô, nhà lầu, máy điều hòa nhiệt độ, mỹ phẩm, đi du lịch, ăn nhà hàng...; có người lại “dốc” hết cho ăn uống, và một chút dành cho quần áo, học tập của con cái...). Không phân biệt sống ở thành thị hay nông thôn, nhìn chung nhóm người có thu nhập thấp thường có tỷ trọng chi tiêu cho ăn uống trong tổng chi tiêu cho đời sống cao hơn so với nhóm người có thu nhập cao (gần gấp rưỡi), nhất là tỷ trọng chi tiêu cho lương thực (chênh nhau 4,1 lần) (xem Biểu 4). Trong khi đó, tốc độ tăng giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống cao gấp rưỡi tốc độ tăng giá chung, do đó đời sống thực tế của nhóm người có thu nhập thấp bị lạm phát làm cho chao đảo. Chẳng hạn, thực phẩm đứng đầu trong bảng xếp hạng về tốc độ tăng giá (với 21,16% năm 2007, cao gấp 1,67 lần so với mức tăng giá chung); lương thực đứng thứ ba (với mức tăng giá 15,4%, cao gấp mức tăng giá chung 1,22 lần) đã khiến cho những người có thu nhập thấp chịu nhiều thiệt thòi hơn so với tầng lớp có thu nhập cao. Số liệu thống kê sau đây về quy mô và cơ cấu chi tiêu của nhóm 20% người giàu và nhóm 20% người nghèo sẽ cho thấy điều đó: Rõ ràng, tổng số tiền chi tiêu của người giàu gấp 4,5 lần so với nhóm người nghèo, nhưng tỷ lệ chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu của người nghèo chiếm đến 70,1% tổng chi, trong đó chi cho lương thực chiếm đến 30,8%. Các số liệu tương ứng của nhóm người giàu là: 49,5% và 7,5% (thấp hơn rất nhiều so với nhóm người nghèo). Ngược lại, tỷ lệ chi cho văn hóa, thể thao, giải trí (nhu cầu cao) của nhóm nghèo chỉ chiếm 0,1% tổng chi, trong khi đó nhóm giàu lại chi đến 2,1% cho nhu cầu này (gấp 21 lần nhóm nghèo). Từ thực tế đó cho thấy, việc Chính phủ thực hiện các giải pháp chống lạm phát vừa qua dường như chưa có tác động tích cực nào đến đời sống người nghèo, mà trái lại những người giàu được hưởng lợi nhiều hơn. Chẳng hạn, mặc dù hàng thực phẩm nhập khẩu đã được giảm thuế tới 18% (từ 30% xuống 12%), giảm nhiều hơn so với mức giảm thuế nhập khẩu của các mặt hàng cao cấp (xe hơi nguyên chiếc giảm 10%, từ 80% xuống 79%; mỹ phẩm giảm 10%, từ 40% xuống 30%...), nhưng lợi ích mà người nghèo nhận được chỉ là 12.000 - 15.000 đồng khi họ mua 1kg thịt giá 70.000 - 80.000 đồng (vì họ không thể mua hàng tấn thịt để nhận được lợi ích nhiều hơn); trong khi đó, một người giàu mua 1 chiếc xe hơi giá 40.000 - 50.000 USD thì lại thấy ngay lợi ích là tiết kiệm được từ 4.000 - 5.000 USD; hay mua 1.000.000 đồng mỹ phẩm thôi cũng tiết kiệm được tới 100.000 đồng rồi. Đáng nói hơn là, người giàu không cần đến khoản tiền tiết kiệm được đáng kể đó để mua sách vở hay quần áo, mà họ dùng nó để tích lũy, để đầu tư..., và rồi những khoản này lại tiếp tục “đẻ” ra các khoản thu nhập khác nữa, làm cho họ đã giàu càng giàu hơn. Nói tóm lại, trong năm qua, chỉ số giá tiêu dùng tăng 12,63%, cũng có nghĩa là những người lao động làm công ăn lương tại nước ta đã bị mất đi một tỷ lệ thu nhập thực tế gần như thế. Thêm nữa, nhóm người này còn bị mất đi cơ hội tiêu dùng một số sản phẩm công nghiệp mà trước đây họ vẫn dùng, nhưng nay do giá lương thực, thực phẩm tăng cao đã “lấy” đi hầu hết thu nhập của họ. Đối tượng thứ hai chịu tác động mạnh của lạm phát là nông dân và những người kinh doanh nhỏ lẻ. Họ tuy là người có vốn, có tài sản, có “đầu vào, đầu ra”, nhưng họ cũng phải chịu gánh nặng của lạm phát không kém so với người làm công ăn lương là mấy. Bởi vì: - Tốc độ tăng giá hàng tiêu dùng cao hơn tốc độ tăng trưởng sản xuất nông nghiệp. So với năm 2006, chỉ số CPI năm 2007 tăng 12,63% nhưng tốc độ tăng sản xuất nông nghiệp chỉ đạt 3,41%, bằng 27% tốc độ tăng giá. Vì vậy, cuộc “rượt đuổi” theo giá của người nông dân thu nhập thấp thật sự căng thẳng. Thực tế là đời sống của nông dân nói riêng, và của 73% dân cư sinh sống tại nông thôn nói chung bị rơi vào cảnh khốn khó. Số liệu thống kê cho thấy, so với cuối năm 2006, số hộ thiếu đói tại khu vực nông thôn năm 2007 đã tăng 44%, và số nhân khẩu thiếu đói tăng 47%. Tình trạng thiếu đói tăng nhanh như trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân tăng giá hàng tiêu dùng, nhất là giá lương thực, thực phẩm có tác động mạnh nhất. Chẳng hạn, tại Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình giá thịt lợn đã tăng tới 37-38%; giá thịt gà và thịt bò đều tăng 20-25% so với năm 2006. Đặc biệt là giá các hàng hóa mà nông dân phải tiêu dùng thường nhật đã tăng khá cao: gạo từ 7.000đồng/kg tăng lên 7.800 - 8.000đ/kg; đậu phụ 500đ/bìa tăng lên 1.000đ/bìa; rau muống tăng từ 2.000đ/mớ lên 5.000đ/mớ; rau cải bẹ từ 6.000đ lên 7.500đ/bó, cải bắp tăng từ 3.000 - 4.000 đồng/kg lên gần 9000 đồng/kg. Rõ ràng, sự tăng giá như vậy đã tác động trực tiếp và tức thì đến bữa ăn hàng ngày của người nghèo.Sự gia tăng về chi phí cho nhà ở, ăn uống, đi lại, học hành cho con cái, và các mặt hàng thiết yếu khác... đang thật sự là trở lực lớn, khiến cho nhiều người có thu nhập thấp dù cố gắng đến mấy cũng khó mà thoát khỏi cảnh nghèo đói, túng thiếu. - Giá “đầu vào” của sản xuất nông nghiệp nhiều loại tăng cao hơn giá bán nông sản, thực phẩm, nên mặc dù lương thực là mặt hàng đứng thứ 3 trong nhóm hàng tăng giá mạnh nhất của năm 2007, thì đời sống nông dân vẫn không được cải thiện; mà ngược lại, họ còn phải chịu “thiệt kép”. Năm 2007 giá lúa trên thị trường cả nước luôn đứng ở mức cao, tới 3.200 - 3.250 đồng/kg (tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long), và từ 2.900 - 3.100 đồng/kg (tại các tỉnh miền Bắc). Tuy giá lúa cao nhưng nông dân không mấy phấn khởi, bởi giá vật tư nông nghiệp cũng tăng cao không kém. Cụ thể, giá phân bón đã tăng phổ biến từ 300 - 500 đồng/kg (tăng 6 - 10%), trong đó giá đạm urê tăng 1.000 đồng/kg (tăng 23,8%); giá hạt giống, giá thuốc bảo vệ thực vật, giá làm đất... cũng đều tăng đồng loạt. Không chỉ người trồng lúa, mà những người chăn nuôi cũng phải chịu chung cảnh ngộ như vậy. Theo số liệu của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá con giống vào dịp cuối năm 2007 đã tăng gần 30% so với cùng kỳ, thậm chí có loại con giống tăng tới 35%; giá thức ăn chăn nuôi cũng tăng mạnh, từ 23% đến 84% (tại Thành phố Hồ Chí Minh); giá thuốc thú y tăng 50 - 100%. Chẳng hạn, giá thức ăn hỗn hợp đã tăng thêm từ 800 - 1.200 đồng/kg; lợn giống tăng 100.000 - 150.000 đồng/con; gà giống tăng 10.000 - 17.000 đồng/con... Đó là chưa kể đến những áp lực tăng phí vận tải (do giá xăng dầu tăng 36,01%), và thiên tai, dịch bệnh có thể ập đến với người nông dân bất cứ lúc nào (năm 2007 cũng được đánh giá là năm có nhiều thảm họa không lường trước được). Như vậy, chi phí “đầu vào” tăng nhanh, nhưng giá “đầu ra” không tăng tương xứng, nên thực tế là nhà nông mất nhiều hơn được. Cái lợi mà họ nhận được chỉ là nông sản thực phẩm được giá, nhưng họ lại bị mất nhiều thứ: giá vật tư nông nghiệp, cây con giống, thủy lợi phí, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, chi phí vận chuyển..., và giá hàng tiêu dùng thiết yếu khác đều tăng cao. Xin dẫn lại ví dụ được đưa ra trên tờ báo điện tử của Thời báo kinh tế Việt Nam (www.vneconomy.vn) để thấy rõ hơn về những khó khăn mà nhà nông phải đối mặt trong cơn “bão” giá của năm 2007 vừa qua: “Một nông dân ở xã Bình Minh (huyện Thanh Oai, Hà Tây) tính toán: thu nhập 1 sào lúa sau khi trừ các khoản đầu tư và lệ phí phải nộp, còn lại 90.000 - 100.000 đồng. Chăn nuôi con lợn, sau 4 - 6 tháng nuôi bán được 1 triệu đồng, trừ mọi chi phí như tiền giống 200.000 - 300.000 đồng, tiền rau cám 400.000 đồng, tiền thuốc tiêm phòng dịch bệnh, tiền thuế sát sinh, đầu tư chuồng trại mất thêm 100.000 - 150.000 đồng. Tính đúng, tính đủ nông dân chỉ thu được 200.000 - 250.000 đồng sau 4 - 6 tháng chăn nuôi. Đem cộng với số tiền thu từ lúa, họ có trong tay 290.000 - 350.000 đồng trong 6 tháng. Số tiền này đem chia cho 180 ngày họ có thu nhập 2.000 đồng/ngày”(7), chưa mua nổi một nửa mớ rau muống (giá 5.000 đồng). Tóm lại, trong thời gian qua, đặc biệt là trong năm 2007, giá “đầu ra” của nông nghiệp đã tăng tổng cộng 36,56% (thực phẩm tăng 21,16%, và lương thực tăng 15,4%); nhưng giá “đầu vào” đã tăng cao gấp 5 - 6 lần, với tổng số 100% đến hơn 200% (phân bón tăng 6 - 10%, con giống tăng 30 - 35%, thức ăn chăn nuôi tăng 23 - 84%, thuốc thú y tăng 50 -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng, Rủi ro lạm phát và giải pháp kìm chế lạm phát.doc
Tài liệu liên quan