Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận đối với nhà ở chính sách trên địa bàn Thành phố Hà Nội

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC CÂP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở ĐỐI VỚI NHÀ CHÍNH SÁCH 4

I. VAI TRÒ CỦA ĐẤT ĐAI VÀ NHÀ Ở TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI

1. Vai trò của đất đai 4

1.1. Đất đai là tài nguyên và là tài sản 4

2. Vai trò, vị trí của nhà ở 5

II. PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÀ Ở CHÍNH SÁCH 7

1. Phân loại nhà ở chính sách 7

1.1. Nhà vắng chủ 7

1.2. Nhà công tư hợp doanh 8

1.3. Nhà cải tạo 8

1.4. Ngoài các loại nhà chính sách ở trên còn có nhà chính sách quản lý theo thông tư 73/TTg và nhà người Hoa 9

2. Đặc điểm của nhà chính sách 10

III. KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QSHNƠ& QSDĐƠ ĐỐI VỚI NHÀ CHÍNH SÁCH 11

1. Khái niệm về giấy chứng nhận QSHNƠ& QSDĐƠ 11

2.Sự cần thiết của việc cấp GCN QSHNƠ& QSDĐƠ đối với nhà ở chính sách 12

2.1. Đối với Nhà nước 13

2.2.Đối với người sở hữu , sử dụng nhà chính sách 14

IV. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA VIỆC ĐĂNG KÝ CẤP GCN QSHNƠ& QSDĐƠ ĐỐI VỚI NHÀ CHÍNH SÁCH 15

1. Đối tượng được cấp GCN QSHNƠ& QSDĐƠ chính sách 16

1.1. Các trường hợp được cấp GCN QSHNƠ& QSDĐƠ chính sách 17

1.2.Việc chứng nhận biến động trên GCN quyền sở hữu nhà ở chính sách đã cấp được thực hiện khi đối tượng có GCN được đăng ký biến động khi có thay đổi về các mặt: 17

1.3. Chứng nhận tình trạng đang thế chấp hoặc thôi thế chấp quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở thuộc dạng chính sách; chứng nhận tình trạng đang cho người khác thuê hoặc thôi cho thuê QSHNƠ& QSDĐƠ chính sách 17

2. Điều kiện cấp 17

2.1. Những giấy tờ về đất ở do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước VNDCCH, Nhà nước CHXHCNVN cấp bao gồm 17

2.2. Chủ sử dụng đất, sở hữu nhà có những giấy tờ sau về đất ở do cơ quan có thẩm quyền của chế độ cũ cấp, hiện đang sử dụng nhà đất đó, nhà đất đó không có tranh chấp, không thuộc diện đã giao cho người khác sử dụng do thực hiện các chính sách của Nhà nướcVNDCCH, Nhà nước CHXHCNVN về nhà ở: 18

3. Thẩm quyền và trách nhiệm của các cấp trong việc kê khai đăng ký cấp GCN QSHNƠ& QSDĐƠ đối với nhà chính sách 19

4. Hồ sơ xin cấp 20

4.1. Đối với nhà ở vắng chủ thực hiện quy định tại Nghị quyết số 58/1998 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội 20

4.2. Đối với dạng nhà Nhà nước đã thực hiện chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN liên quan đến nhà đất thì hồ sơ gồm : 21

5. Trình tự kê khai đăng ký cấp GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với nhà chính sách 21

5.1.Tổ chức thực hiện kê khai đăng ký. 21

5.2.Lập hồ sơ xin xác lập quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. 22

5.3.Tiếp nhận, xác minh và thẩm định hồ sơ xin xác lập quyền sở hữu nhà ở và cấp giấy chứng nhận. 22

5.4. Quyết định xác lập quyền sở hữu nhà ở và cấp GCN. 23

5.5. Thực hiện nghĩa vụ tài chính. 23

5.6. Tổ chức giao GCN. 24

V.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở THUỘC DIỆN CHÍNH SÁCH 24

1. Nhân tố khách quan 24

1.1. Nguồn gốc của đất đai và sự hình thành của nhà ở chính sách 24

1.2. Chuyển từ cơ chế cũ sang cơ chế thị trường. 25

2. Nhân tố chủ quan 25

2.1. Từ phía quản lý nhà nước 25

2.2. Nhận thức của chủ sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đối với việc cấp GCN QSHNƠ &QSDĐƠ 28

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ QUYẾN SỬ DỤNG ĐẤT Ở THUỘC DIỆN CHIÍNH SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 30

 

doc92 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận đối với nhà ở chính sách trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm cho nhu cầu về nhà ở cũng thay đổi nhiều. Trước đây mỗi gia đình bao gồm nhiều thế hệ cùng sống chung trong một ngôi nhà và yêu cầu về nhà ở phần lớn chỉ đơn giản là có được một nơi ở an toàn, ổn định. Nhưng đến nay thì mô hình gia đình truyền thống không còn chiếm ưu thế mà thay vào đó là những mô hình gia đình hạt nhân (gồm 2 thế hệ) với yêu cầu tách hộ ngày càng nhiều và các yêu cầu về nhà ở cũng thay đổi nhiều. Trong mỗi ngôi nhà cần có nhiều phòng với những chức năng riêng với đầy đủ tiện nghi và mỗi thành viên trong gia đình cũng cần có những phòng riêng để thuận lợi cho sinh hoạt, học tập, làm việc. Qua đó ta thấy khi điều kiện kinh tế xã hội thay đổi thì nhu cầu về nhà ở cũng thay đổi rất lớn, nó kéo theo sự thay đổi về công năng, kết cấu của ngôi nhà theo hướng hiện đại, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. Hà nội là đầu mối tập trung hầu hết các trường đại học lớn và có điều kiện phát triển nên rất thuận lợi trong việc thu hút lao động và có điều kiện được sử dụng những lao động với trình độ cao và tay nghề thành thạo. Đây là điều kiện rất quan trọng để thúc đẩy và khơi dậy những tiềm năng vốn có của mình làm cho kinh tế Hà nội phát triển xứng đáng với vai trò, vị trí của thành phố. Bên cạnh những thuận lợi tạo ra do điều kiện kinh tế xã hội của Hà nội thì nó cũng gây ra những khó khăn và áp lực cần giải quyết trong quá trình phát triển. Cùng với dòng lao động đổ tới Hà nội từ các vùng nông thôn phụ cận thì nó cũng làm đảo lộn đời sống, sinh hoạt của nhân dân thủ đô; gây ra nhiều vấn đề về trật tự an ninh, tệ nạn xã hội mà các cơ quan Nhà nước và chính quyền thành phố cũng như các tổ chức xã hội có liên quan cần phải có biện pháp quản lý cho phù hợp Tổng quan về tình hình quản lý và sử dụng. Thực trạng về tình hình quản lý và sử dụng nhà ở trên địa bàn Hà nội Trước ngày 1/11/1992, do nhận thức không đầy đủ về vấn đề phát triển nhà ở đô thị nói chung và nhà ở tại Hà nội nói riêng nên chỉ đơn thuần dựa vào khả năng của Nhà nước là chủ yếu. Do yêu cầu của tình hình mới đặt ra nên từ ngày 1/1/1992 Đảng và Nhà nước thực hiện việc xoá bỏ chế độ bao cấp về nhà ở và có chủ trương tư nhân hóa đối với nhà ở vì vậy để thấy rõ được thực trạng trong quản lý và sử dụng nhà ở trên địa bàn thành phố Hà nội ta chia quá trình phát triển nhà ở tại Hà nội thành hai thời kỳ: Nhà ở Hà nội dưới thời bao cấp ( từ năm 1954 đến ngày 30/10/1992) Nhà ở Hà nội trong thời kỳ đổi mới( từ 1/11/1992 đến nay) Trong thời kỳ bao cấp (từ 1954 đến 30 tháng 10 năm 1992) Hà nội là một thành phố đông dân và có tổng quỹ nhà ở lớn thứ hai của cả nước trong đó vấn đề nhà ở tại các khu phố cổ và các khu phố cũ là một vấn đề quan trọng: - Nhà ở trong các khu phố cổ: Phần lớn nằm trong36 phố phường cũ với đặc thù là nhà hìnhống, xây dựng đã quá lâu( khoảng đầu thế kỷ 20 ) đến nay đã hết niên hạn sử dụng, vệ sinh môi trường rất kém với khoảng 4.000 hố xí hai ngăn và hố xí thùng, cống rãnh xuống cấp, nhiều đoạn bị hư hỏng nặng. đó là những ngôi nhà hình ống chỉ dựa vào nhau mà tồn tại với điều kiện ở không đảm bảo, tình trạng nhà ở bị dột, thấm, thiếu ánh sáng là tình trạng phổ biến. Theo số liệu điều tra năm 1980 của Sở nhà đất ở phường Hàng Buồm có : + 10% nhà thuộc diện hư hỏng nặngnguy hiểm đến tính mạng và có nguy cơ sụp đổ,phỉphá bỏ và xây dựng lại. + 50% nhà bị hư hỏng nặng phải sửa chữa lớn. + 30% nhà hư hỏng vừa phải cần được trùng tu. +10% nhà còn tốt, hư hỏngnhẹ, cần sửa chữa và duy trì thường xuyên. -Nhà ở tại các khu phố cũ:các nhà này nẳmtong các quận Hoàn Kiếm,Hai Bà Trưng,Ba Đình; đa số lànhữngnhà biệt thự theo kiểu Pháp với kiến trúc rất đẹp cần được gìn giữ và tôn tạo. Những khu phố này hiện nay đã xuống cấp rât nhiều do thời gia sử dụng đã lâu, do thời tiết do sử dụng sai mục đích,quá tải, chung đụng sở hữu nên đã xẩy ra tình trạng cơi nới thêm, sửa chữa rất lộn xộn phá hỏng cảnh quan môi trường, sự hàihoà trong kiến trúc đô thị đặc biệt là những kiểu kiến trúc độc dáo, đặc trưng cần được bảo vệ và tôn toạ. Mặt khác do Hà nội chịu ảnh hưởng lớn cúa các cuộ chiến tranh cộng thêm với điều kiện về thời tiết và khí hậu của Hà nội, đã làm cho hầu hết các ngôi nhà ở các khu phố cổ và các khu phố cũ, bị xuống cấp, hư hỏng nhiều làm cho tình trạng sửa chữa, nâng cấp, cơi nới nhà ở tại các khu phố này cũng diễn ra rất lộn xộn mà các cơ quan hữu quan không thể kiểm soát được. Trước thực trạng như vậy đòi hỏi các cơ quan, ban ngành liên quan cần có nhữngbiện pháp kịp thời trong quản lý và sử dụng nhà ở tại các khu vực này nhằm ngăn chặn tình trạng trên, đồng thời bảo đảm được điều kiện ở cho nhân dân và bảo tồn được các giá trị kiến trúc cổ. Trong thời kỳ này với hình thức bao cấp về nhà ở Nhà nước đã đứng ra quản lý, sử dụng và phân phối nhà ở cho nhân dân. do nhận thức không đầy đủ nên sự phát triển nhà ở tại Hà nội trong thời kỳ này chủ yếu dựa vào khả năng của Nhà nước là chính, chưa phát huy được khả năng của nhân dân trong xây dựng, phát triển nhà ở. Cơ chế quản lý bao cấp, buông lỏng quản lý trong một thời gian dài đã kìm hãm đáng kể sự phát triển nhà ở trong nhân dân với hậu quả là nhà ở thì chật chội, diện tích ở quá hẹp, không đảm bảo và đã ảnh hưởng tới việc bố trí sinh hoạt trong gia đình, ảnh hưởng tới quá trình tái sản xuất sức lao động và qua đó ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là những gia đình truyền thống với mô hình truyền thống, có thành phần nhân khẩu phức tạp nhưng do không gian chật hẹp phải chung đụng khiến cho không khí trong gia đình trở nên căng thẳng, có khi xảy ra xung đột trong gia đình, gây ảnh hưởng đến việcgiáo dục con cái. Trong nhiều hộ với diện tích ngôi nhà rất nhỏ( chỉ khoảng trên dưới 10 m2 ) đã được dùng vào rất nhiều việc như làm nơi ở nơi tiếp khách, chỗ học tập của con cái. điều này đã ảnh hưỏng lớn tới các sinh hoạt của mọi thành viên trong gia đình đặc biệt là ảnh hưởng tớiviệcgiáo dục học tập của con cái. Điều kiện ở không đảm bảo còn là những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới những mối quan hệ giữa những gia đình sống cạnh nhau Theo điều tra xã hội học trong các năm 1979,1980 đa số các gia đình được hỏi ý kiến đều cho là điều kiện ở đã gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của họ. 72% số gia đình cho là điều kiện ở hiện tại đã có ảnh hưởng xấu tới việc nâng cao năng suất lao động và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 25% số gia đình cho điều kiện ở kém là một trong những nguyên nhân gây bất hoà trong gia đình Đối với nhà ở chính sách thì do đặc điểm là chung đụng, đan xen giữa nhiều hình thức sở hữu nên tình trạng sử dụng chung các phần diện tích phụ như: sân, công trình phụ, cầu thang, lối đi… là hiện tượng phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tranh chấp, khiếu nại,kiện tụng (khoảng 80% các vụ tranh chấp về nhà ở thuộc loại này phát sinh do tranh chấp diện tích phụ) đối với nhà thuộc diện chính sách. Qua một số nghiên cứu đã khẳng định được mối tương quan giữa điều kiện ở chật chội, chung đụng sở hữu nhất là sử dụng chung các phần diện tích phụ với những xích mích, va chạm trong việc sử dụng, sở hữu nhà chính sách giữa các gia đình có liên quan. Cũng do đặc điểm của nhà chính sách là đan xen giữa nhiều hình thức sở hữu trong cùng một ngôi nhà, một biển số nhà đặc biệt là tình trạng sử dụng chung diện tích phụ nhiều khi đã dẫn đến tình trạng "cha chung không ai khóc", mỗi người đều không có ý thức, không tự giác trong việc quản lý, sử dụng các phần diện tích sử dụng chung gây nên mất vệ sinh, ô nhiễm môi trương, tự do cơi nới trái phép. Trong thời kỳ này Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về nhà ở. Chương trình quốc gia về nhà ở được thực hiện nhằm cung cấp nhà ở cho những người làm việc trong khu vực kinh tế Nhà nước ở các đô thị trong đó có Hà nội. Bằng vốn ngân sách Nhà nước đã xây dựng các khu tập thể 2-5 tầng theo mô hình của Liên Xô thời kỳ đó để phân phối cho cán bộ công nhân viên làm việc trong khu vực kinh tế Nhà nước. Các chính sách có liên quan đến xây dựng nhà ở như chính sách vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, chế độ phân phối, tiền thuê nhà…đã góp phần giải quyết được một bộ phận nhu cầu nhà ở cấp bách tại Hà nội. Song theo cách thức này đã tạo ra nhiều vấn đề nan giải đặc biệt là gây nên sự mất công bằng giữa các cơ quan, xí nghiệp, các nhóm người lao động trong khu vực kinh tế Nhà nước. đồng thời do thiếu kinh nghiệm về quy hoạch, quản lý đô thị, Nhà nước mới chỉ chú ý tới việc xây dựng nhà ở chứ chưa chú ý tới quy hoạch không gian đô thị một cách tổng thể, thiếu cơ sở hạ tầng và không đồng bộ. Tính bao cấp tuyệt đối trong mô hình nhà ở còn được thể hiện trong việc cấp nhà cho thuê với khoản tiền thuê rất thấp (1%lương), chỉ mang tính chất tượng trưng. Với tiền cho thuê như vậy, Nhà nước không đủ kinh phí để duy tu, sửa chữa, nâng cấp do đó nhà ở đã xuống cấp nhanh chóng và gây nên những thiệt hại, lãng phí lớn trong quản lý, sử dụng nhà ở. Trong khoảng thời gian từ 1975- 1985 một chương trình nhà ở quốc gia đã được ban hành và triển khai thực hiện. Kết quả là tỷ lệ nhà ở xây dựng lớn của Hà nội trong thời kỳ này đạt 37,1%. Qua đó ta thấy trong thời kỳ này Nhà nước muốn đóng vai trò là người sản xuất và cung cấp nhà ở cho một bộ phận dân cư đô thị nói chung và dân cư Hà nội nói riêng nhưng thực tế Nhà nước đã không thể thực hiện được do nhiều nguyên nhân trong đó có hai nguyên nhân chính - Do mất cân đối giữa cung và cầu nhà ở rất lớn. Nhu cầu về nhà ở thì nhiều song kinh phí của Nhà nước lại rất eo hẹp. Việc phân phối nhà ở mặc dù có sự kiểm soát chặt chẽ song không thể tránh khỏi sự mất công bằng giữa các ngành, các cơ quan, các xí nghiệp và các nhóm người lao động trong khu vực Nhà nước làm cho tình trạng tranh chấp, khiếu kiện về nhà ở thường xuyên xảy ra - Việc cung cấp nhà ở theo hướng bao cấp làm cho người dân Hà nội không có cơ hội và không có ý thức trong việc tự chăm lo đến vấn đề nhà ở của mình mà chỉ thụ động, trông chờ vào Nhà nước. - Mặc dù Nhà nước đã có nhiều cố gắng, xây dựng thêm hàng triệu m2 để giải quyết nhà ơ cho hàng chục vạn gia đình nhưng cũng chỉ mới giải quyết được nhà ở cho 30% số cán bộ công nhân viên chức trong khu vực Nhà nước, 70%còn lại vẫn phải tự lo lấy nhà ở của mình bằng nhiều cách thức khác nhau hoặc sống trong những điều kiện hết sức khó khăn 1.2.Nhà ở trong thời kỳ đổi mới ( từ 1.11.1992 đến nay) Sau một thời gian dài thực hiện cơ chế bao cấp về nhà ở và tình trạng buông lỏng trong quản lý nhà ở đã để lại một lỗ hổng lớn và kìm hãm sự phát triển của nhà ở. trước tình hình đó Đảng và Nhà nước đã có những thay đổi trong quản lý đối với nhà ở. Từ đây Nhà nước xoá bỏ bao cấp đối với nhà ở, khuyến khích, tạo điều kiện để người dân tự xây dựng nhà ở cho mình. Trong giai đoạn này cùng với việc các chính sách đổi mới, đưa nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng của Nhà nước trong đó có lĩnh vực nhà ở. Từ đó các vấn đề liên quan đến quản lý, sử dụng nhà ở cũng có nhiều thay đổi. Sau khi Đảng và Nhà nước thực hiện việc xoá bỏ chế độ bao cấp về nhà ở, có chủ trương tư nhân hoá về nhà ở, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 113/ TTg ngày 27/11/1992 về giá cho thuê nhà ở và đưa tiền nhà ở vào tiền lương, Quyết định số 33/ TTg ngày 5/2/1993 về chuyển việc quản lý quỹ nhà thuộc sở hữu Nhà nước sang phương thức kinh doanh, Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 về bán nhà thuộc quyền sở hữu Nhà nước cho người đang thuê. Việc chuyển quỹ nhà ở do Nhà nước quản lý sang hình thức kinh doanh đã được triển khai. Pháp lệnh nhà ở được ban hành ngày 6/4/1991 đã được thực hiện cùng với hàng loạt các văn bản dưới luật của Chính phủ và các Bộ ngành liên quan đặc biệt là việc khuyến khích, tạo điều kiện để nhân dân tự lo chỗ ở cũng như quyền của người sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở ngày càng được mở rộng và được pháp luật bảo vệ đã tạo ra hành lang pháp lý để người dân yên tâm đầu tư phát triển nhà ở và khai thác tối đa công dụng, lợi ích của ngôi nhà. Vì vậy mà tình hình xây dựng nhà ở diễn ra khắp nơi nhà ở mọc lên như nấm. Đến năm 1990 tại các đô thị đã có 1/3 số lượng nhà ở được xây dựng bằng tiền của nhân dân và đến năm 1992 vốn đầu tư xây dựng nhà ở của các cơ quan, xí nghiệp và nhân dân gấp 2 lần vốn của Nhà nước (không kể một phần tương tự do nhân dân xây dựng trái phép). Mặc dù Nhà nước đã xoá bỏ bao cấp về nhà ở, tạo điều kiện cho nhân dân tự lo chỗ ở song do cơ chế bao cấp kéo dài, người dân chưa quen với cơ chế mới nên nhiều người vẫn trông chờ vào Nhà nước, làm chậm tốc độ xây dựng, phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố Hà nội, nhịp độ xây dựng của Hà nội chưa đáp ứng kịp với nhu cầu của người dân và tốc độ xây dựng nhà ở của Hà nội so với tốc độ bình quân tại các đô thị trong cả nước vào loại thấp (đạt 5,1% trong giai đoạn 1991-1995). Song sự chuyển biến trong cơ cấu chủ thể tham gia xây dựng, phát triển nhà ở thì rất rõ ràng, theo số liệu thống kê của Sở nhà đất Hà nội thì trong giai đoạn từ 1991-1995 Hà nội xây dựng được 700.000m2 nhà ở mới (theo kế hoạch phải xây dựng 1.000.000m2) trong đó 70% là do nhân dân tự xây dựng và tỷ lệ này có xu hướng tăng dần, đến năm 1994 thì tỷ lệ này đạt 84% nhà ỏ mới do dân tự xây dựng Trong những năm trở lại đây do cơ chế quản lý thay đổi, được Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện nên người dân Hà nội đã bỏ vốn xây dựng, cải tạo, sửa chữa, cơi nới thêm hàng triệu m2 nhà ở. Nhưng do tỷ lệ tăng dân số của thành phố còn cao do tác động đô thị hoá mạnh và bùng nổ trong việc di cư từ các nơi khác kéo về Hà nội nên diện tích nhà ở bình quân tính theo đầu người của Hà nội vẫn còn quá thấp Theo thống kê thì diện tích nhà ở bình quân đầu người của Hà nội qua một số năm được thể hiện trong bảng dưới đây. Năm Diện tích nhà ở bình quân đầu người (m2/người) Năm Diện tích nhà ở bình quân đầu người (m2/người) 1955 6.5 1998 5.0 1994 5.3 1999 5.8 1995 5.0 2000 6.0 1996 5.1 2001 6.2 1997 5.2 2010 (dự kiến) 8 Bảng 2.1: Diện tích bình quân nhà ở của Hà nội qua một số năm (số liệu tác giả tự tổng hợp) Trong năm 2000, 2001 tổng diện tích nhà ở Hà nội tăng đáng kể do chương trình phát triển nhà ở với việc xây dựng các khu đô thị mới như: Khu đô thị Linh Đàm, Định công, một số khu nhà ở cao tầng… Đây là mô hình nhà ở hiện đại, đạt hiệu quả kinh tế và nó góp phần giải quyết một lượng lớn về nhu cầu nhà ở trên điạ bàn Hà nội trong thời gian qua. Để thực hiện được kế hoạch đặt ra là đến năm 2010 diện tích nhà ở bình quân tính theo đầu người tại Hà nội đạt 8m2 thì thành phố cần nghiên cứu phát triển nhà ở theo mô hình mở rộng việc xây dựng các khu đô thị mới và các khu chung cư cao tầng. Đây là hướng phát triển nhà ở trong tương lai nhưng đồng thời cũng là mô hình mới áp dụng tại Việt nam nên chúng ta cũng phải tập trung nghiên cứu để tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển nhà ở theo mô hình này góp phần thúc đẩy việc xây dựng, phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố Hà nội, giải quyết được nhu cầu về nhà ở cho người dân thủ đô Khi đời sống xã hội được chú trọng nâng cao cùng với nhu cầu ở rộng hơn của mọi người, thì ai cũng muốn sinh hoạt khép kín, có đầy đủ tiện nghi, không chung đụng với người ngoài. Khi diện tích sử dụng quá chật, các hộ đã tự lấn chiếm các diện tích phụ, công trình phụ trước đây để sử dụng chung, để cải tạo lại thành diện tích ở hoặc diện tích phụ của riêng mình. Tại những biển số nhà khuôn viên rộng, hoặc ít hộ sử dụng thì việc thoả thuận tự hoạch định phân chia diện tích phụ, công trình phụ rất dễ dàng, không phát sinh tranh chấp khiếu kiện. Tại những biển số nhà khuôn viên hẹp hoặc nhiều hộ sử dụng thì việc sử dụng diện tích phụ, công trình phụ rất phức tạp, các hộ không thoả thuận thống nhất được với nhau từ đó dẫn đến tình trạng nẩy sinh tranh chấp về diện tích phụ ngày càng nhiều và gay gắt, có khi dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Trong những ngôi nhà có phần diện tích thuộc sở hữu Nhà nước, việc phân chia diện tích sử dụng mỗi khi cần chia tách hợp đồng thuê, bán nhà theo Nghị định 61/CP hoặc giải quyết tranh chấp rất khó khăn. Để có căn cứ giải quyết, hạn chế các tranh chấp, rà soát lại hiện trạng quản lý, sử dụng, cơ quan quản lý nhà đất phải nhanh chóng nghiên cứu, xây dựng chính sách, đưa ra các giải pháp, quy định trong việc hoạch định, phân chia diện tích phụ trong biển số nhà có nhiều thành phần sở hữu, sử dụng. Thực trạng quản lý và sử dụng nhà ở chính sách trên địa bàn Thành phố Hà Nội 2.1.Quỹ nhà ở do Nhà nước quản lý Trong quá trình thực hiện các chính sách nhà đất được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, do nhiều đầu mối quản lý: một số do ngành nhà đất quản lý cho thuê, một số do các cơ quan, tổ chức tiếp quản trước đây tự quản, một số cơ quan Nhà nước giao nhà thuộc các diện trên cho người sử dụng tự quản lý. Hiện trạng sử dụng cũng có rất nhiều thay đổi về chủ sử dụng, về quy mô, cấu trúc nhà cũng như công năng của ngôi nhà Nhà vẵng chủ Theo kiểm tra của Thành phố thì đến cuối năm 1955 có 4866 nhà vắng chủ trong đó: -Cho nhân dân thuê: 2629 nhà với khoảng 20 vạn hộ ứng với 80 vạn dân -Giao cho thân nhân của nhà vắng chủ là 2358 nhà Sau khi thực hiện Nghị quyết 19/CP ngày 26/6/1960 của Hội đồng Chính Phủ và Nghị định 24/CTCP ngày 13/2/1961 thì Nhà nước đã thu lại quyền tự quản của một số thân nhân quản lý nhà vắng chủ mà người quản lý không phải diện trực hệ với chủ sở hữu do đó số lượng và số diện tích nhà quản lý theo chính sách quản lý nhà vẵng chủ có tăng thêm cụ thể là: -Tổng số chủ: 3272 hộ -Tổng số nhà quản lý: 5796 nhà -Tổng số diện tích: 710.987 m2 Trong đó: -Ngành nhà đất quản lý: 4976 nhà (85%) với diện tích mà Sở Nhà đất quản lý là 421.108 m2 -Cơ quan Nhà nước quản lý: 144 nhà(2,5%) -Tư nhân quản lý (bố, me, vợ, chồng, con của chủ sở hữu):676 nhà (11,7%) 2.1.2. Nhà Công tư hợp doanh Từ năm 1958 Thành phố bắt đầu thực hiện cuộc cải tạo XHCN đối với CTNTBTD. Qua cuộc cải tạo này của Thành phố đã có1586 chủ tham gia học tập trong đó: -Số chủ đưa nhà vào CTHD: 294 hộ -Số nhà đưa vào CTHD: 373 nhà -Diện tích đưa vào CTHD:53.165 m2 2.1.3.Nhà cải tạo Ngày 26/6/1960 Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị quyết số 19/CTCP và đến ngày 13/2/1961 thì Nghị quyết 24/CP ra đời đã bổ sung thêm công tác cải tạo đối với các nhà cho thuê ở các thành phố, thị xã. Thời kỳ này Thành phố Hà Nội đã thống kê được: -Tổng tư nhân có nhà: 8562 hộ -Tổng số nhà chiếm hữu: 11.105 nhà -Tổng diện tích sử dụng: 1.108.778 m2 Trong đó: -Tổng tư nhân có nhà cho thuê: 4941hộ(57%) -Tổng nhà cho thuê: 7755 nhà (68%) -Diện tích cho thuê: 538.890 m2 Qua cuộc cải tạo XHCN về nhà đất đối với những hộ có nhà cho thuê thì có 1934 hộ có nhà cho thuê tham gia học tập và đã bàn giao cho Nhà nước quản lý 4562 ngôi nhà với diện tích là 670.000 m2 Trong đó có: -64 địa chủ -616 hộ thuộc diện cải tạo CTNTBTD(có diện tích nhà cho thuê) -1194 hộ có nhà cho thuê ở mức khởi điểm và trên khởi điểm -40 Đảng viên có nhà thanh toán -20 hộ nhân sĩ hưởng ứng thực hiện chính sách 2.1.4.Nhà người Hoa Cuối 1978 xuất hiện "sự kiện người Hoa ra đi ", kéo dài qua năm 1979.Sau sự kiện này Thành phố đã thống kê được. -Số hộ Hoa có nhà tư nhân bỏ lại: 1237 nhà -Diện tích bỏ lại: 26.099 m2 Theo số liệu thống kê đã rà soát năm 1995 hiện có 215 ngôi nhà quản lý theo các văn bản về quản lý nhà ngươì Hoa ra nước ngoài trong giai đoạn 1978-1979 2.2.Tình hình quản lý và sử dụng nhà ở chính sách Trong sự nghiệp quản lý nhà đất suốt mấy chục năm qua còn gặp nhiều khó khăn do nhà đất có nguồn gốc phức tạp với nhiều hình thức sở hữu song lại thiếu nhiều cán bộ có trình độ chuyên môn về nhà đất và hệ thống pháp luật về đất đai và nhà ở lại chưa đủ sức giải quyết các vấn đề phát sinh trong quản lý và sử dụng nhà ở. Điều này đã làm nảy sinh nhiều khó khăn phức tạp trong quản lý và sử dụng nhà ở đồng thời nó còn làm kìm hãm sự phát triển của thị trường nhà đất. Do nguồn gốc và bối cảnh lịch sử ra đời của nhà chính sách đã tạo nên một đặc điểm nổi bật của nhà chính sách là sự đan xen giưa nhiều hình thức sở hữu theo kiểu xôi đỗ. Chính đặc điểm này đã quyết định đến tính chất phức tạp, khó khăn trong vấn đề về quản lý, sử dụng và sở hữu nhà ở chính sách. Vấn đề nhà ở nói chung và vấn đề nhà ở của Thành phố Hà Nội nói riêng là một vấn đề hết sức quan trọng và nhạy cảm, nó ảnh hưởng và tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế xã hội, nó có vị trí quan trọng đối với đời sống sinh hoạt của mỗi gia đình cũng như của cả cộng đồng; Nhà ở cũng ảnh hưởng đến bộ mặt của Thủ đô Hà Nội, nhìn vào sự phát triển của nó ta có thể thấy được quy hoạch kiến trúc tổng thể của một Thành phố dự đoán được hướng phát triển của nhà ở trong tương lai. Quan trọng hơn nó còn là tài sản chung của toàn xã hội với giá trị rất lớn và nó liên quan đến vấn đề chính trị của một địa phương cũng như của cả đất nước.Đời sống của nhân dân có được ổn định hay không, vấn đề an ninh trật tự có được đảm bảo không phụ thuộc rất nhiều vào chính sách quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở đặc biệt là nhà chính sách – diện nhà liên quan trực tiếp đến các chính sách của Nhà nước quản lý và cải tạo nhà cửa trong giai đoạn sau giải phóng và trong thời kỳ cải tạo XHCN về nhà ở. Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý Nhà nước đối với nhà ở mà ngay từ năm 1954 sau ngày giải phóng miền Bắc khi xuất hiện tình trạng một số đông người bỏ nhà vào Nam hoặc ra nước ngoài thì Thành phố đã kịp thời đứng ra giải quyết(khi đó Thành phố đã cử một đồng chí Phó chủ tịch đứng ra phụ trách riêng về vấn đề này)và tiến hành quản lý để bố trí sử dụng, phân phối cho các ngành, các cơ quan, cán bộ… còn thiếu nhà ở sau ngày giải phóng trở về. Sau các cuộc cải tạo XHCN về nhà ở đối với CTNTBTD và đối với những hộ có nhiều nhà cho thuê thì Nhà nước lại tiếp tục có những chính sách quản lý đối vơi nhà CTHD và nhà cải tạo nhằm quản lý. Để quản lý các dạng nhà chính sách Nhà nước đã kịp thời có những văn bản pháp luật với những thay đổi cho phù hợp vơí từng giai đoạn. trong đó 2 nghị định là NĐ19/CP ngày 20 tháng 6 năm 1960 của Hội đồng chính phủ về chính sách đối với việc cho thuê nhà của tư nhân ở các thành phố thị xã và NĐ24/CTCP ngày 13 tháng2 năm 1961 về bổ sung của Hội đồng chính phủ về chính sách quản lý thống nhất nhà cho thuê ở các thành phố, thị xã. Hai nghị định này đã mở đầu cho việc thống nhất quản lý nhà cho thuê, từ đây nhà cho thuê đã tập trung một lượng lớn trong tay nhà nước, hạn chế và thu hẹp nhà tư nhân, đạt mục tiêu đề ra nhưng cũng tạo ra gánh nặng với cơ cấu nhà phức tạp trong quản lý nhà ở. Hai nghị định này là những cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quản lý đối với các nhà chính sách. Để cụ thể hoá các quy định của hai nghị định này Nhà nước đã có thông tư và các văn bản hướng dẫn cụ thể. Đây cũng chính là các căn cứ để thành phố triển khai quản lý sử dụng đối với các diện nhà chính sách. Theo quy định đối với nhà vắng chủ thì : Về nguyên tắc : tất cả nhà vắng chủ đều do Nhà nước quản lý, không giao cho một tư nhân nào quản lý dù trước đây họ đã có giấy chứng nhận hợp pháp của chính quyền ta Những người quản lý không có giấy tờ hợp pháp và những người quản lý thuộc thành phần bóc lột thì ngoài việc giao nhà vắng chủ ấy lại cho Nhà nước quản lý còn phải trả số tiền cho thuê nhà thu được từ ngày mình quản lý đến nay sau khi đã trừ thuế, tiền sửa chữa và các chi phí về quản lý khác Đối với ngươì quản lý là bố, mẹ đẻ, vợ chồng chính thức, con đẻ nếu lâu nay vẫn thu tiền nhà hoặc có giấy uỷ quyền của chủ nhà mà tự nguyện xin quản lý nhà vắng chủ ấy thì chính quyền xét và cho được hưởng mọi quyền lợi và làm mọi nghĩa vụ như người chủ nhà Đối với những người quản lý nhà vắng chủ nếu lâu nay họ vẫn sống nhờ vào tiền cho thuê nhà và không có nguồn sống nào khác, khi giao nhà cho Nhà nước quản lý nếu gặp khó khăn thì Nhà nước cần tìm cách sắp xếp, bố trí việc làm cho họ. Đối với người quản lý nhà vắng chủ để ở thì nay cũng phải trả tiền thuê nếu diện tích họ ở quá rộng thì nên để lại cho họ với diện tích phải chăng, còn bao nhiêu Nhà nước phân phối cho người khác thuê. Từ nay trở đi không còn tư nhân nào quản lý nhà vắng chủ nữa Sau hơn 40 năm qua để đảm bảo được chính sách quản lý thống nhất nhà cửa và giải quyết các vấn đề tồn đọng về nhà cửa của các thành phố, thị xã nói chung và của Hà nội nói riêng các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương đã ban hành rất nhiều văn bản để hướng dẫn cụ thể về vấn đề này. nhờ đó mà thành phố đã kịp thờiđối phó và giải quyết các vấn đề về nhà ở xảy ra để ổn định đời sống sinh hoạt an ninh thủ đô, góp phần vào thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của Hà nội theo đúng định hướng mà Đảng và Nhà nước đã đề ra Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quản lý và sử dụng nhà ở chính sách thì do nhà chính sách được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và do nhiều đầu mối quản lý đã tạo ra cơ cấu phức tạp về nhà chính sách. Thêm vào đó thì qua việc thực hiện chính sách cải tạo về nhà ở, công ty hợp doanh, quản lý nhà vắng chủ … cũng đã để lại một lỗ hổng trong các biện pháp quản lý về nhà ở. Trong việc quản lý các diện tích của các chủ cải tạo đã giao qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0005.doc
Tài liệu liên quan