Đề tài Tìm hiểu việc vận dụng phương pháp dạy học ở trương trung học cơ sở Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh

LỜI CẢM ƠN 1

PHẦN I: MỞ ĐẦU 2

I. Lý do chọn đề tài 2

II. Mục đích nghiên cứu 4

III. Đối tượng nghiên cứu 4

IV. Nhiệm vụ nghiên cứu 5

V. Giả thuyết khoa học 5

VI. Các phương pháp nghiên cứu 5

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 10

I. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 10

II. Cơ sở lý luận của đề tài 10

iii. Thực trạng việc vận dụng phương pháp dạy học của giáo viên ở trường trung học cơ sở Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh 14

1. Một vài nét về đặc điểm nhà trường va học sinh trường trung học cơ sở Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh 14

2. Thực trạng việc vận dụng phương pháp dạy học của giáo viên ở trường THCS Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh 15

3. Những nguyên nhân dẫn đến việc vận dụng phương pháp dạy học của giáo viên 25

4. Những biện pháp nhằm giúp giáo viên vân dụng các phương pháp dạy học như ý muốn, hợp lý và hiệu quả hơn. 26

Phần III. Kết luận chung 28

MỤC LỤC 30

 

doc30 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 798 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu việc vận dụng phương pháp dạy học ở trương trung học cơ sở Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thiết của số đông và tiết kiệm được chi phí. Câu hỏi phải dễ hiểu, ý nghĩa. Trong đề tài này tôI đã sử dụng các câu hỏi sau: (Xin thầy, cô vui lòng đánh dấu “+” vào câu phù hợp với mình) Câu 1 Thầy(cô) hãy lựa chộn định nghĩa đúng nhất về phương pháp dạy học (PPDH): PPDH là cách thức táo động qua lại giữa thầy và trò PPDH là tổ hợp các cách thức hoạt động tương táccủa thầy và trò nhằm đạt được mục đích dạy học PPDH là hoạt động của giáo viên và học sinh Câu 2 : Trong quá trình dạy học thầy(cô) sử dụng các PPDH với mức độ nào? STT Phương pháp dạy học Mức độ sử dụng Thường xuyên Đôi khi Chưa bao giờ SL % SL % SL % 01. Giải thuật 02. Diễn giải 03. Dùng SGK 04. Vấn đáp 05. Trình bày trực quan 06. Luyện tập 07. Làm thí nghiệm 08. Daỵ học nêu vấn đề 09. Thảo luận nhóm 10. Đi thực tế 11. Nghiên cứu tình huống 12. Đóng vai 13. Tổng số 14. Tỷ lệ =Tổng số/12 Câu 3: Thầy(cô) thườn sử dụng các phương pháp dạy học sau cho loại bài giảng nào: STT PPDH Loại bài Tìm kiếm tri thức mới Củng cố ôn tập Rèn luyện kỹ năng SL % SL % SL % SL % 01. Giảng thuật 02. Diễn giảng 03. Dùng SGK 04. Vấn đáp 05. Trình bày trực quan 06. Luyện tập 07. Làm thí nghiệm 08. Dạy học nêu vấn đề 09. Thảo luận nhóm 10. Đi thực tế 11. Nghiên cứu tình huống 12. Đóng vai Câu 4 : Theo thầy(cô) ưu điểm khi sử dụng phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình) là gì? Cung cấp nhiều tri thức Giáo viên hoàn toàn làm chủ tiến trình giờ dạy Học sinh tiếp thu bài có hệ thống Tất cả các ưu điểm trên Câu 5: Hạn chế chủ yếu của phương pháp truyền thống Khó phát huy được tính tích cực độc lập của học sinh Giáo viên vất vả khi truyền thụ kiến thức cho học sinh Làm cho học sinh bị động khi tiếp thu bài Câu 6: Theo thầy (cô) hệ thống phương pháp dạy học tích cực có hạn chế được những phương pháp dạy học truyền thống hay không? Có Không Câu 7: Theo thầy (cô) để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp dựa trên cơ sở nào? Ưu điểm của phương pháp dạy học Năng lực của giáo viên Trình độ của học sinh Nội dung bài dạy Điều kiên vật chất (thiết bị dạy học) Tất cả các yếu tố trên Câu 8: Việc sử dụng các phương pháp dạy học ở trường phổ thông hiện nay còn có tồn tại những điểm nào ? Lựa chon tuỳ tiện không có cơ sở khoa học ít chú ý đến đặc điểm cá nhân Không chú ý đến phương pháp học tập của học sinh một cách đúng mức Sử dụng phương tiện chỉ mang tính minh hoạ Câu9: Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên ? Câu 10: Thầy (cô) vui lòng cho biết những hiểu biết của mình về xu hướng đổi mới phương pháp dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” ? Phần II: Nội dung nghiên cứu I. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Phương pháp dạy học là một phần cơ bản của quá trình dạy học, phương pháp dạy học mà giáo viên sử dụng là con đường đẫn dắt học sinh đi tìm tri thức không chỉ có vậy mà nó còn giúp học sinh lĩnh hội cả nội dung kinh nhiệm xã hội. Để có thể truyền thụ cho học sinh bất kỳ một loại tri thức nào thì đIều kiện đầu tiên là phải có phương pháp. Việc vân dụng phương pháp dạy học của giáo viên là vấn đề rất cần thiết đối với mỗi giáo viên vì vậy việc nghiên cứu “tìm hiểu vận dụng phương pháp dạy học của giáo viên ở trường trung học cơ sở Tuơng Gang Từ Sơn Bắc Ninh” là một vấn đề cần thiết. Đây là đề tài được rất nhiều nhà khoa học giáo dục nghiên cứu nhằm tìm ra những tồn tại của việc vận dụng phương pháp dạy học trong thực tế để từ đó đề ra những giải pháp khắc phục dần những tồn tại trên để hướng về một mục đích chung, cao cả là: nâng cao chất lượng dạy và học, cung cấp, truyền thụ tri thức cho học sinh để giúp các em có sự phát triển toàn diện về mọi mặt đáp ứng được yêu cầu về côn người xã hội chủ nghĩa cho hiện tại và sự phát triển mai sau của đất nước. Tuy đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về việc vận dụng phương pháp dạy học của giáo viên nhưng việc nghiên cứu cách vận dụng phương pháp dạy học của giáo viên trường trung học cơ sở Tuơng Gang Từ Sơn Bắc Ninh lại là một mới mẻ. Tôi đã mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu. Qua việc nghiên cứu những tồn tại của việc vận dụng phương pháp dạy học trong thực tế luôn liên tục và thường xuyên như vâỵ góp phàn tạo ra động lực lớn cho việc đổi mới phương pháp dạy học mới. II. Cơ sở lý luận của đề tài Khái niệm về quá trình dạy học Quá trình dạy học là quá trình hoạt đọng có mục đích,có tổ chức của giáo viên và học sinh trong đó giáo viên giữ vai trò chủ đạo còn học sinh giữ vai trò tích cực, chủ động nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học. Quá trình dạy học có bản chất là quá trình nhận thức của học sinh đựoc xác định bởi cơ sở nhất định. Khái niệm về phương pháp Phương pháp là hệ thống những cách thức, những con đường hoạt động nhằm đạt được mục đích đã đề ra từ trước. Khái niệm về phương pháp dạy học Phương pháp dạy học là tổ hợp các hình thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của thầy nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học. Hệ thống các phương pháp dạy học bao gồm 4 nhóm: Nhóm các phương pháp dùng lời: Thuyết trình Đàm thoại Sử dụng sách giáo khoa và tài liệu Nhóm phương pháp dạy học trực quan Hương pháp quan Trình bày trực quan Nhóm phương pháp dạy học thực hành: Phương pháp luyện tập Phương pháp ôn tập Phương pháp công tác độc lập Phương pháp dạy quy nạp và suy diễn Phương pháp dạy giải thích minh hoạ Phương pháp dạy học tái hiện Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề Nhóm phương pháp kiểm tra đánh giá, tự kiểm tra tự đánh giá: Kiểm tra Kiểm miệng tra viết: tự luận, trắc nghiệm Kiểm tra thực hành Kiểm tra bằng máy Phần cụ thể: Nhóm phương pháp dạy học dùng lời Khái niệm: là phương pháp sử dụng ngôn ngữ của giáo viên để thực hiện vai trò chủ đạo nhằm làm tốt các nhiệm vụ dạy học. Phương pháp thuyết trình Khái niệm: là phương pháp dạy học bằng lời nói sinh động của giáo viên để trình bày tài liệu mới hoặc tổng kết một cách có hệ thống những tri thức học sinh đã thu được Phương pháp thuyết trình được thể hiện dưới hình thức là giải thuật, giảng giải, diễn giải phổ thông. Cấu trúc của phương pháp thuyết trình Đặt vấn đề: thông báo tổng quát vấn đề Phát biểu vấn đề: nêu những câu hỏi cụ thể, vạch phạm vi vấn đề cần xem xét. Giải quyết vấn đề: tiến hành theo logic quy nạp hay logic diễn dịch Rút ra kết luận từ vấn đề. Phương pháp vấn đáp Khái niệm: là phương pháp giáo viên đặt ra hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở cho học sinh sáng tỏ vấn đề mới, tự khám phá ra tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học, giúp học sinh củng cố, mở rộng đào sâu tri thức và nhằm kiểm tra đánh giá, giúp học sinh tự kiểm tra đánh giá việc lĩnh hội tri thức của mình. Phân loại: Dựa vào mục đích dạy học: vấn đáp gợi mở, vấn đáp củng cố, vấn đáp tổng kết, vấn đáp kiểm tra. Dựa vào tính chất nhận thức: vấn đáp giải thích – minh hoạ, vấn đáp tái hiện, vấn đáp tìm tòi phát hiện. Phương pháp sử dụng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo Khái niệm là phương pháp học sinh dùng sách giáo khoa và tài liệu để đọc và nghiên cứu tự mình tìm tòi phát hiện ra kiến thức dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của giáo viên. Nhóm phương pháp dạy học trực quan KháI niệm: là phương pháp sử dụng phương tiện trực quan, trong đó giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát trực tiếp sự vật hiện tượng hoặc mô hình của chúng qua đó học sinh nám bắt được tài liệu cảm tính làm cơ sở cho tư duy trìu tượng sau này. Phương pháp trình bày trực quan: Là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật khi nắm tàI liệu ôn tập, củng cố, hệ thống hoá và kiểm tra tri thức kĩ năng, kĩ sảo – gồm hai hình thức: Minh hoạ: bản mẫu, bản đồ, tranh vẽ Trình bày: thí nghiệm, trang thiết bị, phim, ảnh Phương pháp quan sát: Là sự tri giác có chủ đích, có kế hoạch theo dõi tiến trình và biến đổi của đối tượng quan sát và quan sát gắn với tư duy. Nhóm phương pháp dạy học thực hành Phương pháp luyện tập Dưới sự chỉ dẫn của giáo viên học sinh lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất định trong những hoàn cảnh khác nhau nhằm hình thành và phát triển kĩ năng, kĩ sảo được dùng ở tất cả các môn học. Phương pháp ôn tập Là phương pháp giúp học sinh mở rộng đào sâu, kháI quát hoá hệ thống tri thức và rèn luyện kĩ năng. Phương pháp thực hành thí nghiệm Giáo viên chỉ đạo học sinh sử dụng thiết bị làm thí nghiệm và làm sáng tỏ lý thuyết, củng cố đào sâu tri thức. Nhóm phương pháp kiểm tra đánh giá tri thức, kĩ năng, kĩ sảo của học sinh Đây là phương pháp xác nhận khả năng tiếp thu tri thức và phát triển tư duy của học sinh, qua đó bổ xung những thiếu sót trong tri thức của học sinh và giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh Phương pháp dạy học truyền thống Là phương pháp dạy học mang lại tính chất nhồi sọ, giáo đIều, giáo viên là người thuyết trình giảng giải còn học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, giáo viên hoạt động là chủ yếu. Đây là phương pháp dạy học đã được sử dụng từ trước tới nay. Tuy nhiên trong đIều kiện cơ sở vật chất chưa được đầy đủ thì phương pháp dạy học truyền thống lại tỏ ra có ưu thế. Phương pháp dạy học hiện đại Đây là phương pháp nêu vấn đề, lấy học sinh làm trung tâm để phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Học sinh sẽ tự tìm tòi tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bản chất của dạy học nêu vấn đề là việc tạo ra những tình huống có vấn đề. Mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm đã và đang được áp dụng rộng rãI vào thực tế. Điều mà phương pháp dạy học này làm đựơc phù hợp với mục tiêu giáo dục của thời kỳ đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. iii. Thực trạng việc vận dụng phương pháp dạy học của giáo viên ở trường trung học cơ sở Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh 1. Một vài nét về đặc điểm nhà trường va học sinh trường trung học cơ sở Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh Trường THCS Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh là trưòng có số lượng học sinh đông. Nhà trường bao gồm 19 lớp với 776 học sinh Khối 6 có 5 lớp với 219 học sinh Khối 7 có 5 lớp với 234 học sinh Khối 8 có 4 lớp với 183 học sinh Khối 9 có 4 lớp với 140 học sinh Học sinh học vào 1 khu và học hai ca trong một ngày Trường THCS Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh là một trong những trường đIểm của tỉnh Bắc Ninh trong nhiều năm liền vừa qua. Trường đã đào tạo và cung cấp nhiều học sinh giỏi cho trường năng khiếu của Huyện. Rất nhiều em học sinh của trường đã đạt giảI trong các kỳ thi học sinh giỏi của Huyện Từ Sơn. Học sinh của trường đa số là ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô, kính trọng người lớn tuổi, có nếp sông văn minh lành mạnh, thực hiện tốt nội quy của trường lớp. Đôí với gia đình học sinh gồm nhiều loại : con em cán bộ, gia đình buôn bán, làm nghề phụ hoặc làm ruộng do đó việc quan tâm của gia đình đến việc học tập cũng khác nhau, có tính chất không đồng đề. Nhưng nói chung việc học tập của các em đề được gia đình quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất, mặt khác nhà trường luôn luôn kết hợp giữ mối quan hệ chặt chẽ với các lực lượng xã hội. Về tình hình đội ngũ giáo viên của trường: trường THCS Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh bao gồm 37cán bộ giáo viên trong đó có 2 người quản lý, 2 người hành chính, giáo viên đạt trên chuẩn là 5 trong đó có 1 hợp đồng, có 28 giáo viên chuẩn, thiếu giáo viên nhạc và vật lý, có 16 giáo viên đI học từ xa. Đội ngũ giáo viên của trường có năng lực chuyên môn cao, có nhiều giáo viên đạt danh hiệu là giáo viên giỏi cấp Huyện và cấp Tỉnh. Giáo viên trong trường có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề, yêu trẻ, nhiệt tình trong công việc. Đội ngũ giáo viên trong trường đã được đi học lớp bồi dưỡng thay đổi nội dung, chương trình sách giáo khoa và học về đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên trong trường có một số ở xa, một số giáo viên lại có con nhỏ nên gặp một số khó khăn trong việc chuẩn bị cho giờ lên lớp mặt khác cơ sở vật chất còn hạn chế nên cũng có ảnh hưởng tới việc vân dụng phương pháp dạy học như ý muốn. 2. Thực trạng việc vận dụng phương pháp dạy học của giáo viên ở trường THCS Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh Qua quá trình về thực tập tại trường tôi đã thấy việc vân dụng phương pháp dạy học của giáo viên tại trường trong giới hạn khả năng của mình. Thông qua việc sử dụng một số phương pháp nghiên cứu và phát phiếu đIều tra là chính. Số phiếu phát ra là 33, số phiếu thu về là 33, điều tra giáo viên ở tất cả các bộ môn. sau đây là kết quả thu được: Câu1 Thầy(cô) hãy lựa chọn định nghĩa đúng nhất về phương pháp dạy học ? Phương pháp dạy học là cách thức tác động qua lại giữa thầy và trò. Phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động tương tác của thầy và trò nhằm đạt được mục đích dạy học. Phương pháp dạy học là hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Câu hỏi này được đặt ra nhằm đIều tra việc nhìn nhận của giáo viên về một khía cạnh của lý luận dạy học là khái niệm về phương pháp dạy học nó là cơ sở trong việc vận dụng vào thực tế của phương pháp dạy học về mặt lý luận xem đã hoàn toàn chính xác và đầy đủ chưa. Số phiếu là 33 nhưng số lượt lựa chọn là 43 vì có nhiều thỳ cô đã chọn cả 2 trong 3 phương án đưa ra và kết quả thu được thể hiệ trong bảng số liệu sau: mục số liệu a b c Số lượng 6 30 7 Tỷ lệ 14% 70% 16% Thông qua bảng thống kê số liệu ở trên ta thấy hầu hết các giáo viên của trường đều nhìn nhận một cách đầy đủ về phương pháp dạy học ở mặt định nghĩa, kháI niệm điều này được thể hiện ở số liệu thu được là 30/43 lượt lựa chọn dành cho phương án (b) chiếm 70%. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sư phạm các thầy cô đã có dịp tìm hiểu, nghiên cứu nhiều về lý luận dạy học trong đó phương pháp dạy học. Và đối với thực tế hiện naycác thầy cô đã có một thơì gian trong nghề, các thầy cô đã có cơ hội áp dụng lý luận vào thực tế và qua thực tế để hiểu sâu hơn về lý luận. Khi tiến hành sử dụng trong thực tế thì mỗi giáo viên lại có cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau chính vì vậy mà tạo nên một số ý kiến khác nhau về định nghĩa phương pháp dạy học. Đã có 6/43 lượt lựa chọn phương án (a) chiếm 14% ý kiến cho rằng: “phương pháp dạy học là tác động qua lại giữa thầy và trò”,còn lại 7/43 lượt lựa chon phương án (c) chiếm 16% cho rằng: “phương pháp dạy học là hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học”. Hai ý kiến này chiếm tỏng số là 13/43 lượt với 30% có cách nhìn nhận về lý luận phương pháp dạy học hay cụ thể là định nghĩa về phương pháp dạy học chưa đầy đủ và hiểu về nó một cách đơn thuần. Như vậy bằng các ý kiến mà qua phiếu đIều tra vhúng tôI thu thập được cho thấy rằng có rất nhiều giáo viên đều có nhận thứcđúng và chính xác về định nghĩa phương pháp dạy học. Biết tầm quan trọng của việc hiểu biết về phương pháp dạy học đặc biệt là trong tình hình thực tế hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới trảI qua nhiều năm công tác thầy cô giáo trong trường đã có được một lượng kiến thức thực nghiệm dày dặn nên việc nhận thức đánh giá về tầm quan trọng của phương pháp dạy học là sâu và chính xác. Để đI tìm hiểu xem việc vận dụng các phương pháp dạy học nhất định ở mức độ nào thì chúng tôI đã phát phiếu đIều tra câu hỏi tiếp theo và đã thu được báng số liệu sau: Câu 2 Trong quá trình dạy học thầy (cô) sử dụng các phương pháp dạy học sau đây ở mức độ nào ? STT Phương pháp dạy học Mức độ sử dụng Thường xuyên Đôi khi Chưa bao giờ SL % SL % SL % 01. Giảng thuật 13 39% 13 39% 7 22% 02. Diễn giảng 12 36% 21 64% 0 0% 03. Dung sách giáo khoa 27 82% 4 12% 2 6% 04. Vấn đáp 33 100% 0 0% 0 0% 05. Trình bày trực quan 24 73% 9 27% 0 0% 06. Luyện tập 17 52/5 16 48% 0 0% 07. Làm thí nghiệm 9 27% 20 61% 4 12% 08. Dạy học nêu vấn đề 29 88% 4 12% 0 0% 09. Thảo luận nhóm 16 48% 14 52% 0 0% 10. Đi thực tế 0 0% 20 61% 13 39% 11. Nghiên cứu tình huống 5 15% 27 82% 1 3% 12. Đóng vai 0 0% 17 52% 16 48% Nhìn vào bảng số liệu thu thập được ở trên ta thấy rõ mức độ sử dụng các phương pháp dạy học dạy học thực tế ở các trường THCS là rất khác nhau. Trong đó phương pháp dạy học được sứ dụng nhiều nhất là phương pháp dạy học vấn đáp đạt 33/33 chiếm 100% tất cả các thầy cô đều sử dụng phương pháp này cho tất cả các bộ môn. Có lẽ đây là phương pháp dạy học đuaoạ xem là sử dụng phổ biến nhất và nó hợp lý với đặc đIểm riêng của tất cả các cấp học và từng loại đối tượng học sinh. Để kiểm chứng cho vấn đề này tôi đã đặt ra câu hỏi đối thoại trực tiếp với giáo viên của trường THCS Tương Giang Từ Sơn Bắc Ninh như sau: “Tại sao phương pháp dạy học vấn đáp lại được sử dụng rộng rãI dến vậy? ” và chúng tôI đã nhận được câu trả lời như sau: “phương pháp vấn đáp là phương pháp mà giáo viên đặt ra câu hỏi hay chính xác là việc đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề, để từ đó học sinh sẽ thấy mình đang ở tâm thế là phảI có trách nhiệm giải quyết vấn đề và câu hỏi của thầy cô đặt ra, từ đó học sinh sẽ đi tìm tòi phát hiện ra tri thức. Học sinh có cảm giác mình là nhà phát minh sáng chế từ đó mà hứng thú học tập được nâng lên và một lý do nữa là phương pháp này có tính thích ứng rộng rãi, nó có thể phù hợp với cả cách dạy học cũ và cách dạy học mới nên nó được sử dụng rất phổ biến. Phương pháp dạy học tiếp theo cũng được sử dụng rất nhiều đó là phương pháp dạy học dùng sách giáo khoa có 27/33 phiếu đạt 82% và phương pháp thứ 3 cũng được sử dụng rất nhiều là phương pháp dạy học nêu vấn đề có 29/33 phiếu chiếm 88%. Hai phương pháp dạy học này cũng được sử dụng rất phổ biến ở tất cả các môn học. Phương pháp dùng sách giáo khoa thi thường sử dụng khi cho học sinh về nhà nghiên cứu. Bên cạnh đó phương pháp dạy học nêu ván đề cúng rất phổ biến, nó được sử dụng để gợi ra vấn đề cho học sinh để từ đó các em bước vào con đường tìm tòi tri thức của mình. Phương pháp dạy học có số người ít sử dụng nhất là phương pháp dạy học đóng vai chỉ có 16/33 số người lựa chọn chiếm 48% bởi đây là phương pháp có đặc thù rất riêng. Nó chỉ phù hợp với môn văn học: khi học những tác phẩm có đoạn hội thoại học sinh đóng vai đọc lời thoại để các em diễn dảI các âm đIêụ của lời thoại từ đó có thể minh hoạ sinh động cho việc phân tích tính cách của nhân vật, cũng như hiểu được ý của nhà văn muốn tả gì, nói gì. Phương pháp dạy học tiếp theo cũng có số giáo viên chưa sử dụng bao giờ rất đông đó là phương pháp dạy học đi thực tế có 13/33 người chiếm 39% chưa bao giờ sử dụng. Sở dĩ có tình trạng này là do để có thể thực hiện phương pháp dạy học đi thực tế thì việc chuẩn bị kế hoạch hoạt động của giáo viên là không khó khăn nhiều nhưng có rất nhiều lý do lớn khiến cho phương pháp dạy học trên là khó thực hiện như: học sinh còn nhỏ lại hiếu động nên việc đI thực tế phả đi xa là không đảm bảo sức khoẻ cho các em là rất khó khăn, thứ hai là điều kiện vật chất của các trường nay riêng và của nước ta nay chung còn nhiều khó khăn chưa đảm bảo cho những chuyến đI thực tế dù là trong thời gian ngắn. Qua thực tế cho thấy để có thể giúp giáo viên vận dụng tốt các phương pháp dạy học cần có sự giúp đỡ của các trường cũng như chính quyền ddịa phương nhiều hơn nữa. Còn lại các phương pháp khác có mức độ sử dụng không nổi trội nhưng tất cả đều được sử dụng. Số người chưa sử dụng các phương pháp đó là rất ít coc hiện tượng này là vì có những phương pháp dạy học chỉ phù hợp cho viẹec sử dụng để dạy ở một số môn chứ không phù hợp với tất cả các môn học. Ví dụ như phương pháp dạy học làm thí nghiệm: phương pháp dạy học này chỉ được sử dụng nhiều ở các môn khoa học tự nhiên như: hoá học, vật lý, sinh học, toán học ,còn các môn hâù như không sử dụng đến phương pháp này như: văn, sử, địa, vẽ Qua việc thống kê số liệu, tìm hiểu, phân tích ở trên chúng ta thấy được một đIều rằng mức độ sử dụng các phương pháp dạy học trên có sự khác nhau rất nhiều và nguyên nhân dẫn đến mức độ sử dụng đólà phụ thuộc vào đặc thù của môn học , một phương pháp dạy học nào đó có thể phù hợp nói chung với môn học này hay môn học khác. Số liệu tổng hợp cho thấy các phương pháp dạy học được sử dụng ở mức độ thường xuyên là lớn hơn cả. Để đi tìm hiểu xem việc vận dụng các phương pháp dạy học trên vào mục đích nào của bài học, từng môn học hay chính là việc vận dụng các phương pháp dạy học vào loại bài nào ưu thế hơn chúng tôi đã phát phiếu điều tra câu hỏi sau: Kết quả thu được đã được thành lập ở bảng sau: Bảng III STT Phương pháp dạy học Loại bài Tìm kiếm tri thức mới Củng cố ôn tập Rèn luyện kỹ năng 01. Giảng thuật 30 91% 3 9% 0 0% 02. Diễn giảng 23 70% 10 30% 0 0% 03. Dùng SGK 19 58% 13 39% 6 18% 04. Vấn đáp 27 82% 4 12% 2 6% 05. Trình bày trực quan 29 88% 3 9% 0 0% 06. Luyện tập 27 82% 23 70% 1 3% 07. Làm thí nghiệm 22 67% 12 36% 16 49% 08. Dạy học nêu vấn đề 29 88% 5 15% 3 9% 09. Thảo luận nhóm 12 36% 22 67% 16 49% 10. Đi thực tế 5 15% 23 70% 6 18% 11. N.cứu tình huống 28 85% 8 24% 8 24% 12. Đóng vai 26 79% 6 18% 8 24% Qua bảng số liệu thu được ở trên ta thấy đối với loại bài tìm kiếm tri thứcmới thì việc sử dụng cacs phương pháp dạy học này là nhiều hơn cả trong 3 loại bài. Trong sđó có một số phương pháp dạy học được sử dụng nổi trội là giảI thuật diễn giảng, vấn đáp, luyện tập, dạy học nêu vấn đề, nghiên cứu tình huống các phương pháp này đều chiếm từ 70% dến 90% sự lựa chọn. Nguyên nhân của nó do loại bài tìm kiếm tri thức mới là những kiến thức mà học sinh chưa hề biết và để học sinh có được tri thức mới thì cần sự giúp đỡ dẫn dắt của giáo viên và giáo viên thực hiện nhiệm vụ đó bằng cách sử dụng phương pháp dạy học này. Còn đối với loại bài củng cố ôn tập thì cố lựa chọn sử dụng tất cả các phương pháp dạy học trên nhưng với số lượng ít hơn loại tìm kiếm tri thức mới. Trong đó được lựa chọn nhiều nhất là phương pháp dạy học luyện tập còn các phương pháp khác được lựa chọn ít hơn, sở dĩ thực tế như vậy do đặc thù của bàI củng cố ôn tập là tổng kết lại kiến thức mà học sinh đã học,đã biết để các em có cái nhìn khái quát về cả một phần của chương trình học cố thể là một chương, hai chương hay cả một học kỳ , một năm học. Với loaị bài rèn luyện kỹ năng thì có sự lựa chọn sử dụng các phương pháp dạy học ít hơn cả so với 2 loại bài trước. Trong đó còn có một số phương pháp dạy học không được sử dụng như phương pháp dạy học diễn giảng, phương pháp dạy học giảng thuật và phương pháp dạy học trình bày trực quan. Nguyên nhân của hiện trạng này là do đặc thù riêng của loại bài rèn luyện kỹ năng chủ yếu là kỹ năng tính toán, làm thí nghiệm hoặc kỹ năng dùng sách giáo khoa. Thông qua số liệu và việc phân tích số liệu ở trên ta thấy rằng việc lựa chọn các phương pháp dạy học sử dụng cho mỗi loại bàI là rất khác nhau và việc lựa chộn đó phụ thuộc vào đặc thù riêng của từng loại bài. Phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình) được sử dụng rất phổ biến từ trước vậy đẻ tìm hiểu xem giáo viên trường THCS đánh giá về phương pháp dạy học này như thế nào chúng tôi đã phát phiếu điều tra và đã thu được kết quả sau: Câu 4 Theo thầy (cô) ưu ưđIểm khi sử dụng phương pháp dạy học truyền thống là gì? Cung cấp nhiều tri thức Giáo viên hoàn toàn làm chủ tiến trình giờ dạy. Học sinh tiếp thu bài có hệ thống. Tất cả các ưu đIểm trên. Bảng IV Mục a b c d Số lượng 5 25 5 5 Tỷ lệ 15% 76% 15% 15% Từ số liệu ở bảng thống kê tren ta thấy ưu diểm của phương pháp dạy học truyền thống được đánh giá và lựa chọ nhiều nhất. Nguyên nhân có sự lựa chọn đa số này là do phương pháp dạy học thuyết trình là phương pháp giáo viên dùng lời nay sinh động của mình để giảng bài như vậy trong giờ học giáo viên làm việc rất nhiều, tự biên, tự diễn nên hoàn toàn làm chủ không phụ thuộc vào trình độ cũng như khả năng tiếp thu của học sinh như phương pháp dạy học vấn đáp và một số phương pháp dạy học khác. Ngoài những ưu điểm trên thì giáo viên không nêu thêm điều gì. Qua thực tế cho thấy ưu đIểm được lựa chọn nhiêu nhât ở trên cũng là một thực trạng không phù hợp với nhu cầu của thực tiễn là học sinh phải là người tự lực tìm tòi phát hiện để làm chủ tri thức, còn giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm ra tri thức. Đó là nguyên nhân thúc đẩy việc tiến hành phương pháp dạy học mới hiện nay và thay nội dung chương trình sách giáo khoa cho phù hợp. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhâncủa việ lựa chọn những ưu đIểm trên và đồng thời là kiểm chứng chúng tôi đã phát phiếu đIều tra với các câu hỏi và đã thu được kết quả như sau: Câu 5 Hạn chế chủ yếu của phương pháp dạy học truyền thống? Khó phát huy được tính tích cực, độc lập của học sinh. Giáo viên vất vả khi truyền đạt tri thức cho học sinh. Làm cho học sinh bị động khi tiếp thu bài. Số phiếu phát ra và thu về đều là 33 nhưng có nhiều sự lựa chọn nên số lượt lựa chọn nhiều hơn số phiếu. Bảng V Mục a b c Số lượng 27 13 29 Tỷ lệ 82% 39% 88% Nhìn bảng số liệu trên ta thấy điểm hạn chế được các thầy cô lựa chọn nhiều nhất là (a) chiếm 82% và (c) chiếm 88%. Nguyên nhân của tình trạng này là do đặc diểm của phương pháp dạy học thuyết trình là giáo viên giảng bàI gần như độc thoại còn học sinh chỉ nghe giản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV591.doc
Tài liệu liên quan