Đề tài Tình hình kinh tế Việt Nam trong 3 năm từ 2008 - 2010

Năm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hình 1 cho thấy có cải thiện tốc độ tăng GDP theo các quý trong năm 2010. Tốc độ tăng GDP quý I đạt 5,83%, quý II là 6,4%, quý III tăng lên 7,14% và dự đoán quý IV sẽ đạt 7,41%. Uớc tính GDP cả năm 2010 có thể tăng 6,7%, cao hơn nhiệm vụ kế hoạch (6,5%). Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công. Với kết quả này tốc độ tăng trưởng GDP cả giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 7%/năm và thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 1.160 USD.

Các chỉ số tăng trưởng cho các ngành cũng thể hiện một xu hướng phục hồi rõ rệt. Công nghiệp tiếp tục là đầu tàu của tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2009 và năm 2010 ước tăng 14% so với năm 2009. So với khu vực công nghiệp thì khu vực dịch vụ cũng có sự phục hồi sau khủng hoảng kinh tế thế giới những ở mức độ thấp hơn. Tốc độ tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm là 7,24% và triển vọng tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ cả năm 2010 có thể đạt 7,5%. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, năm 2010 gặp nhiều khó khăn: đầu năm hạn hán nghiêm trọng, giữa năm nắng nóng gay gắt, cuối năm mưa lũ lớn kéo dài ở miền Trung và Tây Nguyên. Những khó khăn này đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất vụ mùa, nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi. Tuy nhiên, do thực hiện nhiều chính sách và giải pháp hỗ trợ hộ nông dân và các doanh nghiệp về vốn, vật tư, tiêu thụ kịp thời, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng đầu năm đã tăng 2,89% so với cùng kỳ năm 2009, và ước cả năm 2010 tăng khoảng 2,8%.

 

doc16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3339 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tình hình kinh tế Việt Nam trong 3 năm từ 2008 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
so với năm 2007, bằng 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhập siêu đã giảm nhiều so với dự báo những tháng trước đây nhưng mức nhập siêu năm nay vẫn khá cao, trong đó châu Á có mức nhập siêu lớn nhất, đứng đầu là thị trường Trung Quốc với 10,8 tỷ USD, cao hơn 1,7 tỷ USD so với năm 2007. Cùng với xuất, nhập khẩu hàng hoá, năm 2008 còn đẩy mạnh xuất, nhập khẩu dịch vụ. Tổng trị giá xuất khẩu dịch vụ năm 2008 ước tính đạt 7,1 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2007, trong đó dịch vụ du lịch đạt 4 tỷ USD, tăng 7,2%; dịch vụ vận tải hàng không đạt 1,3 tỷ USD, tăng 23,7%; dịch vụ vận tải biển đạt 1 tỷ USD, tăng 27,7%. Tổng trị giá nhập khẩu dịch vụ năm 2008 ước tính đạt 7,9 tỷ USD, tăng 10,3% so với năm 2007, trong đó dịch vụ du lịch 1,3 tỷ USD, tăng 6,6%; dịch vụ vận tải hàng không 800 triệu USD, giảm 2,4%; dịch vụ hàng hải 300 triệu USD, tăng 20%. Dịch vụ Vận tải Vận tải hành khách năm 2008 ước tính đạt 1932,3 triệu lượt hành khách và 81,7 tỷ lượt hành khách.km, tăng 8,1% về khối lượng vận chuyển và tăng 7,6% về khối lượng luân chuyển so với năm 2007, bao gồm vận tải của trung ương đạt 37,6 triệu lượt hành khách, tăng 16,4% và 22,7 tỷ lượt hành khách.km, tăng 11%; vận tải của địa phương đạt 1894,7 triệu lượt hành khách, tăng 7,9% và 58,9 tỷ lượt hành khách.km, tăng 6,4%. Trong các ngành vận tải, vận tải đường bộ năm 2008 ước tính đạt 1744,3 triệu lượt hành khách, tăng 8,8% và 57,4 tỷ lượt hành khách.km,  tăng 8,2% so với năm trước; đường sắt đạt 11,3 triệu lượt hành khách, giảm 2,1% và 4,6 tỷ lượt hành khách.km, giảm 0,4%; hàng không đạt 10,2 triệu lượt hành khách, tăng 10,5% và 16,1 tỷ lượt hành khách.km, tăng 9,4%. Khối lượng hàng hoá vận chuyển năm 2008 ước tính đạt 604 triệu tấn, tăng 8,9% so với năm trước và khối lượng hàng hoá luân chuyển ước tính đạt 174,3 tỷ tấn.km, tăng 40,5%, bao gồm vận chuyển trong nước đạt 571,8 triệu tấn, tăng 8,4% và 65 tỷ tấn.km, tăng 11,4%; vận chuyển ngoài nước đạt 32,2 triệu tấn, tăng 17,8 % và 109,3 tỷ tấn.km, tăng 66,4%. Khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ vẫn là chủ yếu, ước tính năm 2008 đạt 434,8 triệu tấn, tăng 9,9% và 22,5 tỷ tấn.km, tăng 13,7% so với năm 2007; vận chuyển đường sông đạt 109,6 triệu tấn, tăng 1,4% và 5,6 tỷ tấn.km, tăng 1%; vận chuyển đường biển đạt 51 triệu tấn, tăng 21,8% và khối lượng luân chuyển đạt mức cao với 141,8 tỷ tấn.km, tăng 49,9% do trong năm tăng năng lực vận chuyển tàu viễn dương, Bưu chính, viễn thông Thị trường viễn thông trong nước ngày càng phát triển do sự tăng mạnh của thị trường thông tin di động với hàng loạt chính sách khuyến mãi, giảm giá nhằm thu hút khách hàng. Số thuê bao điện thoại phát triển mới năm 2008 ước tính đạt 27,6 triệu thuê bao, nâng tổng số thuê bao điện thoại của cả nước tính đến hết tháng 12 năm 2008 lên 79,4 triệu thuê bao (điện thoại cố định 13,1 triệu thuê bao), tăng 53,1% so với số thuê bao có đến cuối năm 2007. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông chiếm thị phần lớn nhất, ước tính đến cuối năm 2008 đạt 47,4 triệu thuê bao, tăng 70,9% so với thời điểm cuối năm trước, trong đó điện thoại di động đạt 37,1 triệu thuê bao, chiếm trên 70% thị phần và tăng 100,5%; điện thoại cố định đạt 10,3 triệu thuê bao, chiếm thị phần tuyệt đối và tăng 11,5%. Một số nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động chiếm thị phần lớn trên thị trường hiện nay là: Vinaphone, Mobiphone và Viettel, trong đó hiệu suất sử dụng kho số của Viettel khoảng 76%; Vinaphone 74% và Mobiphone 70%. Du lịch Số khách quốc tế đến nước ta năm 2008 ước tính đạt 4,3 triệu lượt người, tăng 0,6% so với năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 2,6 triệu lượt người, tăng 1%; đến vì công việc 844,8 nghìn lượt người, tăng 25,4%; thăm thân nhân đạt 509,6 nghìn lượt người, giảm 15,2%; khách đến với mục đích khác đạt 267,4 nghìn lượt người, giảm 23,3%. Số khách quốc tế đến nước ta bằng đường hàng không đạt 3,3 triệu lượt người, giảm 0,5% so với năm 2007; đường bộ 813,3 nghìn lượt người, tăng 15,6%; đường biển 157,2 nghìn lượt người giảm 30,1%. Tình hình kinh tế năm 2009. Gói kích thích kinh tế Trước những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, từ đầu năm 2009, chính phủ đã đưa ra gói kích thích kinh tế. Gói kích thích kinh tế đã triển khai được phân thành các cấu phần sau: (i) gói hỗ trợ lãi suất 4%; (ii) gói hỗ trợ tiêu dùng bao gồm miễn thuế thu nhập cá nhân và hỗ trợ người nghèo ăn Tết; (iii) gói hỗ trợ đầu tư bao gồm miễn, giảm, giãn thuế doanh thu, thuế VAT cho các doanh nghiệp và cho nông dân vay vốn không lãi suất để mua thiết bị, máy móc sản xuất công nghiệp; (iv) đầu tư công  bao gồm xây dựng kết cấu hạ tầng, nhà ở cho sinh viên và khu chung cư cho người thu nhập thấp. Tuy chưa được đánh giá một cách sâu sắc và toàn diện về hiệu quả của gói kích thích kinh tế, nhưng về cơ bản nó đã đạt được mục tiêu đề ra là ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế. Trong đó, các cấu phần có tác động mạnh nhất là gói hỗ trợ lãi xuất 4% và chính sách miễn, giảm, giãn thuế cho doanh nghiệp. Các gói này được xem như một liều thuốc “giải cứu” giúp nhiều doanh nghiệp vay được vốn để phục hồi và duy trì sản xuất và giải quyết việc làm. Đồng thời, chúng còn góp phần quan trọng làm cho hệ thống ngân hàng cải thiện được tính thanh khoản và duy trì khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, gói kích thích kinh tế vẫn bộc lộ nhiều tồn tại và hệ lụy. Thứ nhất, làm phát sinh tình trạng không công bằng giữa các doanh nghiệp được vay và không được vay vốn hỗ trợ lãi suất, tạo ra môi trường kinh doanh bất bình đẳng. Thứ hai, việc thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất cùng với việc thực hiện chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng làm cho tổng phương tiện thanh toán và tín dụng tăng ở mức cao gây nguy cơ tái lạm phát, gây đột biến trên thị trường ngoại hối, thị trường vàng, thị trường bất động sản. Thứ ba, hiệu quả của gói đầu tư công và cho nông dân vay vốn mua thiết bị máy móc còn rất hạn chế do những khó khăn về nguồn vốn và thủ tục. Vì vậy, những thành công và hạn chế của gói kích thích kinh tế quả thật là những vấn đề rất đáng được nghiên cứu và đánh giá để đưa ra những chính sách phù hợp trong thời gian tới.     Tăng trưởng kinh tế Cần khẳng định rằng dưới tác động mạnh của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, quá trình suy giảm kinh tế của Việt Nam đã không kéo dài và sự phục hồi tốc độ tăng trưởng đến nhanh. Hình 1 cho thấy nền kinh tế chạm đáy suy giảm tăng trưởng trong quý I/2009 sau đó liên tục cải thiên tốc độ ở các quý sau. Tốc độ tăng GDP quý II đạt 4,5%, quý III đạt 5,8% và dự đoán quý IV sẽ đạt 6,8%. Các chỉ số tăng trưởng cho các ngành cũng thể hiện một xu hướng phục hồi rõ rệt. Giá trị sản xuất công nghiệp quý I đạt 3,2%, quý II tăng lên 7,6% và quý III là 8,5%. So với khu vực công nghiệp, thì khu vực dịch vụ chịu tác động ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới ở mức độ thấp hơn. Nhìn chung, khu vực dịch vụ vẫn duy trì tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng trưởng trong quý I là 5,1%, trong quý II, 5,7% và 6,8% trong quý III. Căn cứ kết quả thực hiện 9 tháng đầu năm và triển vọng các tháng tiếp theo,  tốc độ tăng trưởng giá trị khu vực dịch vụ ước thực hiện cả năm 2009 có thể đạt 6,5%. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, do sản lượng lương thực năm 2008 đã đạt mức kỷ lục so với trước, nên ngành nông nghiệp tăng không nhiều trong năm 2009. Uớc thực hiện giá trị tăng thêm ngành nông, lâm, thủy sản tăng khoảng 1,9%. Như vậy xu hướng phục hồi tăng trưởng là khá vững chắc và đạt được ngay từ trước khi các gói kích cầu được triển khai trên thực tế. Với mức tăng trưởng như vậy dự báo GDP cả năm 2009 sẽ đạt 5,2%, cao hơn so với mức tăng trưởng đáy trong 20 năm qua ở mức 4,77% của năm 1999. Đây là một thành tựu kinh tế nổi bật trong năm 2009 nếu đặt trong bối cảnh Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế trong khu vực và thế giới vẫn đạt mức tăng trưởng dương. Đầu tư phát triển Trong bối cảnh suy giảm kinh tế, những khó khăn trong sản xuất kinh doanh và hiệu quả đầu tư kinh doanh giảm sút đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động đầu tư phát triển. Trước tình hình đó, Chính phủ đã thực hiện các giải pháp kích cầu đầu tư, tăng cường huy động các nguồn vốn, bao gồm việc ứng trước kế hoạch đầu tư ngân sách nhà nước (NSNN) của các năm sau, bổ sung thêm nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, tín dụng đào tạo lại cho người lao động bị mất việc làm… Với những nỗ lực đó, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2009 đã đạt được những kết quả tích cực. Ước tính tổng đầu tư toàn xã hội năm 2009 đạt 708,5 nghìn tỷ đồng, bằng 42,2% GDP, tăng 16% so với năm 20081 . Trong đó, nguồn vốn đầu tư nhà nước (gồm đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước và nguồn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước) là 321 nghìn tỷ đồng, tăng 43,3% so với năm 2008; nguồn vốn đầu tư của tư nhân và của dân cư là 220,5 nghìn tỷ, tăng 22,5%. Những kết quả này cho thấy các nguồn lực trong nước được huy động tích cực hơn. Tuy nhiên, trong khi các nguồn vốn đầu tư trong nước có sự gia tăng thì nguồn vốn FDI năm 2009 lại giảm mạnh. Tổng số vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm ước đạt 20 tỷ USD (so với 64 tỷ USD năm 2008), vốn thực hiện ước đạt khoảng 8 tỷ USD (so với 11,5 tỷ USD năm 2008). Tổng vốn ODA ký kết cả năm ước đạt 5,456 tỷ USD, giải ngân đạt khoảng 3 tỷ USD. Tăng vốn đầu tư trong bối cảnh khó khăn kinh tế toàn cầu là một điểm sáng của kinh tế Việt Nam năm 2009 để vượt qua tình trạng suy giảm kinh tế. Ty nhiên, những hạn chế trong hiệu quả đầu tư đã xuất hiện từ nhiều năm nay và càng trở thành vấn đề cần giải quyết. Nếu như năm 1997, chúng ta đạt được tốc độ tăng trưởng 8,2% với vốn đầu tư chỉ chiếm 28,7% GDP thì cũng với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ như vậy năm 2007 (8,5%) chúng ta phải đầu tư tới 43,1% GDP. Đến năm 2009, trong khi tổng mức đầu tư toàn xã hội lên tới 42,2% GDP, thì tốc độ tăng trưởng lại chỉ đạt 5,2%. Chỉ số ICOR năm 2009 đã tăng tới mức quá cao, trên 8 so với 6,6 của năm 20082. Bên cạnh đó còn xảy ra tình trạng chậm trễ trong giải ngân nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, lãng phí, thất thoát vốn đầu tư ở tất cả các khâu của quá trình quản lý dự án đầu tư. Những đặc điểm này là đáng báo động về cả trước mắt cũng như lâu dài. Lạm phát và giá cả Nếu như năm 2008 là năm chứng kiến một tốc độ lạm phát cao kỷ lục trong vòng hơn một thập kỷ qua thì năm 2009 lại chứng kiến một mức lạm phát ở mức dưới hai con số. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước qua 10 tháng đầu năm chỉ tăng 4,49% so với tháng 12/2008. Đây là mức tăng chỉ số giá tiêu dùng khá thấp so với những năm gần đây và là mức tăng hợp lý, không gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân. Nhiều loại hàng hoá có ảnh hưởng mạnh trong rổ hàng hoá để tính CPI tăng thấp. Chỉ số CPI lương thực tăng nhẹ trong 6 tháng đầu năm (0,59%) nhưng lại có xu hướng giảm trong những tháng cuối năm. Như vậy, nếu như lương thực, thực phẩm luôn là đầu tàu kéo lạm phát đi lên trong những năm 2007 và 2008 thì ở năm 2009 nhân tố này không còn đóng vai trò chính nữa. Duy trì tốc độ tăng lạm phát và giá cả của năm 2009 ở mức một con số là một điểm sáng nữa trên bức tranh kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa thoát khỏi suy thoái kinh tế. Thành tựu kiềm chế lạm phát trong năm 2009 có tác động tích cực đến ổn định kinh tế - xã hội cũng như tạo thuận lợi cho việc triển khai các chính sách kích thích kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội. Mặc dù xu hướng tăng của giá tiêu dùng chưa có biểu hiện rõ rệt, nhưng một số yếu tố chủ yếu có thể sẽ tác động làm tăng nguy cơ tái lạm phát cao trở lại. Đó là tăng trưởng tín dụng đang ở mức cao 3 do thực hiện các chính sách tài chính, tiền tệ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế; giá của các mặt hàng nước ta nhập khẩu với khối lượng lớn trên thị trường thế giới bắt đầu có xu hướng tăng cao do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, đặc biệt giá xăng dầu. Mặt khác, những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát cao ở Việt Nam năm 2008 vẫn còn. Đó là sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công và trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tập đoàn lớn. Do vậy, kích cầu đầu tư thông qua nới lỏng tín dụng cho các  DNNN và tập đoàn mà thiếu sự thẩm định và giám sát thận trọng chắc chắn sẽ kích hoạt cho lạm phát trở lại. Tỷ giá Trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước (NHNN) kiên trì chính sách ổn định đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ. Diễn biến tỷ giá trong năm 2009 là tương đối phức tạp. Mặc dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá liên ngân hàng và biên độ từ + 3% lên + 5% vào tháng 4/2009, trên thị trường tự do giá ngoại tệ nhanh chóng áp sát mức 18.300 đồng/đô la Mỹ và đến tháng 11 đã lên trên 19.000 đồng/đô la Mỹ. Thu chi ngân sách Năm 2009, các giải pháp miễn, giảm, giãn thuế kết hợp với giảm thu từ dầu thô và giảm thu do duy giảm kinh tế đã làm cho nguồn thu ngân sách bị giảm mạnh. Uớc tính tổng thu ngân sách cả năm đạt 390,65 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ so với mức dự toán (389,9 nghìn tỷ) và giảm 6,3% so với thực hiện năm 2008. Điểm sáng duy nhất trong hoạt động thu ngân sách năm nay là chỉ có thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) tăng so với năm 2008 (tăng 9,8 nghìn tỷ) còn các khoản thu khác đều sụt giảm. Mặt khác, nhu cầu và áp lực chi tăng lên cho kích thích tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội. Tổng chi ngân sách ước đạt trên 533 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với dự toán và 7,5% so với năm 2008. Tổng bội chi ngân sách ước khoảng 115,9 nghìn tỷ đồng, bằng 6,9% GDP, cao hơn nhiều so với mức 4,95% của năm 2008 và  kế hoạch đề ra (4,82%). Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, tình trạng khó khăn trong nước và áp lực phải tăng chi để phục hồi kinh tế và ổn định đời sống nhân dân, tăng bội chi ngân sách là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, bội chi ngân sách tăng trong bối cảnh chính sách tiền tệ nới lỏng luôn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở lại. Điều này cũng cảnh báo độ an toàn của ngân sách trong các năm tiếp theo nếu như không chủ động có các biện pháp cải cách để tạo nền tảng tăng nguồn thu cũng như tăng cường kỷ luật tài chính cho ngân sách. Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Năm 2009, tình hình xuất nhập khẩu khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến sự đình trệ sản xuất và hạn chế tiêu dùng ở những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU...  Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 ước đạt khoảng 56,5 tỷ USD, giảm 9,9% so với năm 2008. Tình hình xuất khẩu như vậy không đến nỗi quá xấu nếu chúng ta nhìn vào nguyên nhân của nó. Kim ngạch xuất khẩu giảm là do giá cả thế giới giảm (riêng yếu tố giảm giá trong 9 tháng đầu năm làm kim ngạch xuất khẩu giảm trên 6 tỷ USD) - một yếu tố ngoài tầm kiểm soát của chúng ta; trong khi đó khối lượng hàng hoá xuất khẩu có sự tăng đáng kể giúp chúng ta giảm thiểu được đáng kể đến tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và xa hơn là giảm thiểu được tác động tiêu cực đến việc làm và thu nhập của người lao động. Vấn đề tồn tại lớn nhất của xuất khẩu bộc lộ trong nhiều năm qua là việc vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản. Các mặt hàng công nghiệp chế biến vẫn mang tính chất gia công. Như vậy, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa xây dựng được các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu. Trong thời gian tới, xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu thách thức lớn hơn, nhất là trong bối cảnh tác động của khủng hoảng những rào cản thương mại mới ngày càng nhiều với các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị trường lớn sẽ dành cho các mặt hàng xuất khẩu, nhất là các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như khoáng sản, nông, lâm, hải sản. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 ước đạt 67,5 tỷ USD, giảm 16,4% so với năm 2008. Điều này phản ánh những khó khăn của sản xuất trong nước do suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, trong các tháng cuối năm, nhu cầu nhập khẩu có thể tăng lên khi các biện pháp hỗ trợ sản xuất phát huy tác dụng. Mặc dù cả kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu đều giảm sút, nhưng do tốc độ giảm kim ngạch xuất khẩu chậm hơn tốc độ giảm kim ngạch nhập khẩu, nên nhập siêu năm 2009 giảm xuống chỉ còn khoảng 11 tỷ USD, chiếm 16,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, so với những năm gần đây cán cân thương mại đã có sự cải thiện đáng kể, thể hiện quyết tâm của chính phủ trong việc kiềm chế nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết. Song mức nhập siêu vẫn còn cao thể hiện việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn còn chậm. III. Tình hình kinh tế năm 2010. Tăng trưởng kinh tế Năm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hình 1 cho thấy có cải thiện tốc độ tăng GDP theo các quý trong năm 2010. Tốc độ tăng GDP quý I đạt 5,83%, quý II là 6,4%, quý III tăng lên 7,14% và dự đoán quý IV sẽ đạt 7,41%. Uớc tính GDP cả năm 2010 có thể tăng 6,7%, cao hơn nhiệm vụ kế hoạch (6,5%). Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công. Với kết quả này tốc độ tăng trưởng GDP cả giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 7%/năm và thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm  2010 ước đạt 1.160 USD. Các chỉ số tăng trưởng cho các ngành cũng thể hiện một xu hướng phục hồi rõ rệt. Công nghiệp tiếp tục là đầu tàu của tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2009 và năm 2010 ước tăng 14% so với năm 2009. So với khu vực công nghiệp thì khu vực dịch vụ cũng có sự phục hồi sau khủng hoảng kinh tế thế giới những ở mức độ thấp hơn. Tốc độ tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm là 7,24% và triển vọng tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ cả năm 2010 có thể đạt 7,5%. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, năm 2010 gặp nhiều khó khăn: đầu năm hạn hán nghiêm trọng, giữa năm nắng nóng gay gắt, cuối năm mưa lũ lớn kéo dài ở miền Trung và Tây Nguyên. Những khó khăn này đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất vụ mùa, nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi. Tuy nhiên, do thực hiện nhiều chính sách và giải pháp hỗ trợ hộ nông dân và các doanh nghiệp về vốn, vật tư, tiêu thụ kịp thời, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng đầu năm đã tăng 2,89% so với cùng kỳ năm 2009, và ước cả năm 2010 tăng khoảng 2,8%. Đầu tư Kinh tế phục hồi là một nguyên nhân quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư phát triển. Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 đã đạt được những kết quả tích cực. Ước tính tổng đầu tư toàn xã hội năm 2010 đạt 800 nghìn tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2009 và bằng 41% GDP. Trong đó, nguồn vốn đầu tư của tư nhân và của dân cư dẫn đầu bằng 31,2% vốn đầu tư toàn xã hội, nguồn vốn đầu tư nhà nước (gồm đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước và nguồn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước) bằng 22,5%, tăng 4,7% so với năm 2009. Những kết quả này cho thấy các nguồn lực trong nước được huy động tích cực hơn. Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tính đến hết tháng 11, cả nước thu hút được 833 dự án mới với tổng số vốn đăng ký đạt 13,3 tỷ USD, bằng 60% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó vốn thực hiện ước đạt 10 tỷ USD, tăng 9,9%. Mặc dù vốn FDI đăng ký có thấp hơn nhiều so với năm 2009 nhưng tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký lại cao hơn nhiều. Đây có thể được coi là điểm sáng trong thu hút FDI năm 2010. Điều này cũng cho thấy sự cam kết lâu dài các nhà đầu tư nước ngoài ở thị trường Việt Nam. Tốc độ tăng vốn đầu tư cao và nhanh một mặt thể hiện quan hệ tích lũy – tiêu dùng đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, nhưng mặt khác lại cho thấy những hạn chế trong hiệu quả đầu tư. Nếu như năm 1997, chúng ta đạt được tốc độ tăng trưởng 8,2% với vốn đầu tư chỉ chiếm 28,7% GDP thì cũng với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ như vậy năm 2007 (8,5%) chúng ta phải đầu tư tới 43,1% GDP. Đến năm 2010, trong khi tổng mức đầu tư toàn xã hội lên tới 41% GDP, thì tốc độ tăng trưởng lại chỉ đạt 6,7%. Chỉ số ICOR đã tăng tới mức quá cao, trên 8 so với 6,6 của năm 2008. Hệ số ICOR của doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân chỉ có 3-4, trong khi đó ICOR của khu vực kinh tế nhà nước và từ đầu tư của nhà nước tới 9-101 . Bên cạnh đó còn xảy ra tình trạng chậm trễ trong giải ngân nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, lãng phí, thất thoát vốn đầu tư ở tất cả các khâu của quá trình quản lý dự án đầu tư. Những đặc điểm này là đáng báo động về cả trước mắt cũng như lâu dài. Lạm phát và giá cả Năm 2010 lạm phát có những diễn biến phức tạp. Từ đầu năm đến cuối tháng 8 chỉ số giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ổn định ở mức tương đối thấp, trừ hai tháng đầu năm CPI ở mức cao do ảnh hưởng bởi những tháng Tết. Tuy nhiên, lạm phát đã thực sự trở thành mối lo ngại từ tháng 9 khi CPI tăng bắt đầu xu hướng tăng cao. Đến hết tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 9,58% và mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 8% mà Quốc hội đề ra sẽ không thực hiện được. Lạm phát và giá cả của năm 2010 tăng cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, sự phục hồi của nền kinh tế làm cho nhu cầu các loại hàng hóa dịch vụ đều tăng cao, cộng với thiên tai, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung lại càng làm tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng… Thứ hai, giá của một số mặt hàng nhập khẩu của nước ta trên thị trường thế giới tăng lên do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu làm tăng chi phí sản xuất của nhiều doanh nhiệp. Thứ ba, việc điều chỉnh tỷ giá làm đồng tiền nội tệ mất giá làm cho chi phí nhập khẩu tăng lên đẩy mặt bằng giá nhiều hàng hóa tăng theo. Bên cạnh đó những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát cao ở Việt Nam những năm trước vẫn còn. Đó là sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công và trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tập đoàn lớn. Do vậy, kích cầu đầu tư thông qua nới lỏng tín dụng cho các DNNN và tập đoàn cùng với thiếu sự thẩm định và giám sát thận trọng cũng góp phần kích hoạt cho lạm phát trở lại. Sự điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước và sự gia tăng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại ở những tháng cuối năm 2010 sẽ tiếp tục gây sức ép làm tăng lạm phát không chỉ những tháng cuối năm mà có thể cả trong năm 2011. Tỷ giá Trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước (NHNN) kiên trì chính sách ổn định đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ. Diễn biến tỷ giá trong năm 2010 là khá phức tạp. Mặc dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá liên ngân hàng hai lần vào tháng 2 và tháng 10, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do luôn ở mức cao. Tỷ giá chính thức có thời điểm thấp hơn tỷ giá trên thị trường tự do tới 10%. Đến cuối tháng 11 năm 2010, tỷ giá trên thị trường tự do đã đạt mức 21.500 đồng/USD. Thu chi ngân sách Năm 2010, tình hình kinh tế trong nước chuyển biến tích cực đã tạo điều kiện để tăng thu ngân sách nhà nước. Thu ngân sách nhà nước năm 2010 ước đạt 520.100 tỷ đồng, vượt 12,7% so với dự toán, tăng 17,6% so với năm 2009, và đạt tỷ lệ động viên vào ngân sách nhà nước là 26,7%. Mặc dù tỷ trọng thu nội địa có tăng nhưng chiếm tỷ trọng không lớn (khoảng 60%). Việc chấp hành kỷ luật ngân sách không nghiêm, thất thu, gian lận, nợ đọng thuế, kể cả thuế nội địa và thuế xuất nhập khẩu còn lớn. Số nợ thuế chờ xử lý (chiếm hơn 20% tổng số nợ thuế) tăng khá nhiều. Đây là dư địa quan trọng để tăng thu ngân sách và giữ kỷ cương luật pháp về ngân sách nhà nước. Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước ước đạt 637.200 tỷ đồng, tăng 9,4% so với dự toán và tăng 9% so với thực hiện năm 2009. Bội chi ngân sách năm 2010 ước khoảng 117.100 tỷ đồng, bằng khoảng 5,95% GDP, giảm so với năm 2009 (6,9%) và cũng giảm so với kế hoạch đề ra (6,2%). Đó là những kết quả rất đáng khích lệ trong bối cảnh nền kinh tế vừa trải qua cơn suy giảm. Tuy nhiên, bội chi ngân sách vẫn còn cao (chưa về mức dưới 5% như đã duy trì trong nhiều năm) và là một trong những nhân tố góp phần làm gia tăng lạm phát. Điều này cũng cảnh báo độ an toàn của ngân sách trong các năm tiếp theo nếu như không chủ động có các biện pháp cải cách để tạo nền tảng tăng nguồn thu cũng như tăng cường kỷ luật tài chính cho ngân sách. Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Năm 2010, xuất nhập khẩu khẩu của Việt Nam có nhịp độ tăng trưởng đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế của những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU… vẫn phục hồi chậm chạp. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt khoảng 70,8 tỷ USD, tăng 24,9% so với năm 2009. Xuất khẩu tăng là do sự đóng góp lớn của những mặt hàng công nghiệp chế biến cộng với sự phục hồi của kinh tế thế giới làm cho xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản được lợi về giá. Vấn đề tồn tại lớn nhất của xuất khẩu đã bộc lộ trong nhiều năm qua là việc vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản, dệt may, da giầy… Hơn nữa, các mặt hàng công nghiệp chế biến vẫn mang tính chất gia công. Như vậy, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào khai thác lợi th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTình hình kinh tế Việt Nam trong 3 năm từ 2008 - 2010.doc
Tài liệu liên quan