Đề tài Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp của Công ty bánh kẹo Hải Hà

Lời mở đầu 1

Phần I. Thực trạng công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Hà với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp 3

I. Giới thiệu chung về Công ty bánh kẹo Hải Hà 3

1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty 3

2. Đặc điểm về công nghệ sản xuất 5

2.1. Các chủng loại thiết bị, máy móc trong Công ty 5

2.2. Quy trình công nghệ sản xuất 7

3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh Công ty bánh kẹo Hải Hà 9

3.1. Nhiệm vụ chính của Công ty 9

3.2. Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ của Công ty 10

3.3.Tình hình sử dụng lao động tại Công ty 11

3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Hà 11

4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 14

4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 14

4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, xí nghiệp 14

5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 17

 

doc80 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 706 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp của Công ty bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợ TK627. - Sổ tổng hợp Nợ TK627. - Bảng phân bổ số 1: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. - Bảng tổng hợp phát sinh TK152, 153. - Bảng kê số 4, 5, 6. - Nhật ký chứng từ số 7: Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn Công ty. Phần II: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố. - Sổ Cái các TK621, 622, 627, 154. - Bảng tính giá thành sản phẩm. - Các Nhật ký chứng từ liên quan khác. Trình tự ghi sổ kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải Hà: Trình tự ghi sổ Chứng từ về chi phí sản xuất Sổ chi tiết xuất VL Bảng tổng hợp PS TK 153 Bảng phân bổ số 1 Sổ chi tiết Nợ TK627 Sổ tổng hợp Nợ TK627 Bảng tổng hợp PS TK 152 Bảng kê 6 Bảng kê 5 Bảng kê 4 NKCT số 7 Bảng tính giá thành Sổ cái TK 621, 622,627,154 Báo cáo kế toán 2. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm. Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty sử dụng các tài khoản: TK621, 622, 627, 154. TK621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được chi tiết thành TK6211- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm chính và TK6212- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm phụ. Sau đó đối với sản phẩm chính lại được chi tiết thành TK6211B - Chi phí NVLTT của sản phẩm chính xí nghiệp bánh, TK6211C - Chi phí NVLTT của sản phẩm chính xí nghiệp kẹo cứng... và các TK6211B, TK6211C... lại được chi tiết cho từng sản phẩm bánh, kẹo. Đối với sản phẩm phụ, TK6212 được chi tiết cho từng bộ phận sản xuất phụ như TK6212 - Tổ rang xay cà phê, TK6212 - Tổ in hộp... TK622 được chi tiết cho sản phẩm chính TK6221, và sản phẩm phụ TK6222, sau đó cũng được chi tiết cho từng xí nghiệp và chi tiết cho từng sản phẩm cụ thể tương tự TK621. TK627 được mở chi tiết cho từng xí nghiệp như TK627B - Chi phí sản xuất chung của xí nghiệp bánh, TK627C - Chi phí sản xuất chung của xí nghiệp kẹo cứng... Tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành, kế toán sử dụng TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. 2.1. Hạch toán chi phí sản xuất sản xuất sản phẩm chính. 2.1.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tại Công ty bánh kẹo Hải Hà, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là tất cả giá trị của các loại nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: đường, sữa, bột mì, tinh dầu, chất tạo béo, muối tinh, phẩm màu, băng dính... Vì có rất nhiều loại vật tư nên để có sự kiểm soát chặt chẽ Công ty cử nhân viên thống kê xuống các xí nghiệp theo dõi việc xuất dùng, sử dụng vật tư tại các xí nghiệp. Nhân viên thống kê có nhiệm vụ thống kê số lượng nguyên vật liệu trực tiếp hàng ngày.Cuối tháng sau khi tập hợp số lượng từng loại vật tư tiêu hao cho từng loại sản phẩm, nhân viên thống kê sẽ lập báo cáo vật tư (Biểu số 5) chi tiết cho từng loại sản phẩm gửi lên phòng kế toán của Công ty. Ví dụ: Cuối tháng 3/2003 nhân viên thống kê của xí nghiệp kẹo gửi Báo cáo vật tư trong đó có Báo cáo vật tư của sản phẩm kẹo Tây du ký như sau: Báo cáo vật tư tháng 3/2003 Kẹo Tây du ký Sản lượng thực tế: 1977,5 kg STT Vật tư ĐƠN VI VTSD ĐM TH CL 1 Đường Kg 1242 625,93 628,07 2,14 2 Glucô Kg 823 401,98 416,18 14,2 3 Sữa bột Kg 9 4,81 4,55 - 0,26 4 Axít chanh Kg 11 5,01 5,56 0,55 5 Shortning Kg 15 7,22 7,59 0,37 ........ ..... ... ... ... ... 9 Valinin Kg 0,09 0,06 0,05 - 0,01 10 Phẩm đỏ Kg 0 0,03 0 - 0,03 11 Phẩm vàng chanh Kg 0 0,03 0 - 0,03 ....... ..... ... ... ... ... ... 15 Tinh dầu dâu Kg 0,76 0,54 0,38 - 0,16 16 Tinh dầu Socôla Kg 1,32 0,58 0,67 0,09 17 Nhãn Tây du ký Cuộn 31,2 16,57 15,78 - 0,79 18 Băng dính Cuộn 5,7 3,8 2,88 - 0,92 ....... ..... .... .... .... ... ... Trong đó Cột VTSD: là số vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất được 1977,5 kg kẹo Tây du ký. Cột ĐM: là định mức về số lượng vật tư tính cho một tấn sản phẩm. Cột TH: Thực hiện = Vật tư sử dụng / Sản lượng thực tế (Tính bằng tấn) Cột CL = Cột TH – Cột ĐM. Nếu thực hiên nhỏ hơn định mức (tiết kiệm) thì mang dấu (-), ngược lại mang dấu (+). Toàn bộ chứng từ liên quan đến việc nhập xuất vật tư thủ kho sẽ chuyển lên phòng kế toán của Công ty. Trên cơ sở chứng từ nhận được, kế toán nguyên vật liệu tiến hành phân loại chứng từ theo từng loại, từng nhóm vật liệu và từng đối tượng sử dụng. Kế toán phải theo dõi cả về mặt số lượng và giá trị vật tư tiêu hao. Các thông tin về nhập xuất vật tư trên các phiếu nhập, phiếu xuất sẽ được kế toán nguyên vật liệu cập nhật vào máy tính để lập Báo cáo nhập - xuất - tồn chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu. Các phiếu nhập vật tư được cập nhật cả về số lượng và giá trị, còn các phiếu xuất vật tư chỉ cập nhật về số lượng. Các phiếu xuất kho được đối chiếu với Báo cáo vật tư của từng xí nghiệp. Tổng lượng nguyên vật liệu xuất của từng loại trong các phiếu xuất phải bằng tổng lượng nguyên vật liệu tiêu hao thực tế trong Báo cáo vật tư của từng xí nghiệp. Sau khi đã đối chiếu tính đúng đắn của Báo cáo vật tư, trên cơ sở các báo cáo vật tư này, kế toán nguyên vật liệu sẽ tiến hành lập Sổ chi phí vật liệu (Biểu số 6) cho từng loại sản phẩm. Trong biểu số 6: Cột Số lượng = ĐM * Sản lượng thực tế Cột Thành tiền = Số lượng * Đơn giá Chi phí nguyên vật liệu này được hạch toán theo định mức do phòng kỹ thuật lập dựa theo tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật sản xuất sản phẩm của ngành. Chi phí NVL sản xuất loại sản phẩm (i) = Sản lượng thực tế loại sản phẩm (i) x ĐM NVL loại (j) cho một tấn sản phẩm (i) x Đơn giá NVL loại (j) Đơn giá vật tư xuất dùng được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Đơn giá này do máy tính tính và tự đông áp giá cho từng loại nguyên vật liệu thực tế sử dụng. Biểu số 6 Sổ chi phí nguyên vật liệu Tháng 3/2003 Sản phẩm: Kẹo tây du ký Sản lượng thực tế: 1977,5 kg. STT Mã VT Tên VT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 Đường kính 1.237,78 3.800 4.703.564 2 G1 Glucô 1 974,92 2.950 2.345.014 3 5 Sữa bột 9,51 28.500 271.035 4 24 A xít chanh 9,91 26.870 266.281,7 5 36 Shortning 14,28 6.970 99.531,6 ... ... ... ... ... ... 9 25 Valinin 0,12 141.396,1 17.033,174 10 26 Phẩm đỏ 0,06 816.131,2 48.967,876 11 29 Phẩm vàng chanh 0,06 786.382,1 47.182,927 ... ... ... ... ... ... 15 16 Tinh dầu dâu 1,08 247.138,2 266.909,26 16 15 Tinh dầu Socôla 1,15 235.788,5 271.156,79 17 F280 Nhãn TDK 32,78 148.589,2 4.870.755,2 18 F303 Băng dính 7,51 9.000 67.590 ... ... ... ... ... ... Tổng cộng 29.692.730 Về thực chất Sổ chi phí nguyên vật liệu cho từng sản phẩm là cơ sở để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm đó. Tổng cộng chi phí nguyên vật liệu trong Sổ chi phí này sẽ được hạch toán vào Bảng tính giá thành sản phẩm (Biểu số 24) như sau: Nợ TK621 (chi tiết theo từng loại sản phẩm) Có TK152 Cụ thể trong ví dụ trên tổng chi phí NVLTT của sản phẩm kẹo cứng Tây du ký là 29692730 đồng, kế toán sẽ ghi vào Bảng tính giá thành (biểu số24) tại cột Nợ TK621 đối ứng với bên Có TK152 dòng kẹo cứng Tây du ký số tiền 29692730 đồng. Qua báo cáo vật tư do các xí nghiệp gửi lên cho biết số vật tư được sử dụng tiết kiêm hay lãng phí (so với định mức). Nếu tiết kiệm thì phần tiết kiệm này các xí nghiệp sẽ được hưởng và Công ty sẽ mua lại của từng xí nghiệp, do đó sẽ được hạch toán: Nơ TK152 - phần tiết kiệm Có TK336 - chi tiết theo xí nghiệp Nếu sử dụng lãng phí thì các xí nghiệp coi như đang nợ Công ty và hạch toán như sau: Nợ TK136 - chi tiết theo xí nghiệp Có TK152 - phần lãng phí Bên cạnh việc lập Sổ chi phí vật liệu cho từng sản phẩm, kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào các Phiếu xuất kho cho các mục đích khác nhau, riêng xuất cho sản xuất trực tiếp thì sẽ căn cứ vào định mức để vào Sổ chi tiết xuất vật liệu (biểu số 7) cho tất cả các mục đích đó. Sổ chi tiết xuất vật liệu mở chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu (mỗi loại nguyên vật liệu được ghi vào một dòng trên sổ). Số liệu tổng cộng trên sổ này được sử dụng để ghi vào bên Có của Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản 152 (biểu số 8). Như vậy, nguyên vật liệu xuất dùng sẽ được theo dõi trên Sổ chi tiết xuất vật tư. Tổng hợp chi tiết của Sổ chi tiết xuất vật liệu sẽ được thể hiện ở bên Có của Bảng tổng hợp phát sinh TK!52 (biểu số 8), dùng để vào Bảng kê số 4 (biểu số 15), Nhật ký chứng từ số 7 (biểu số 16) và Bảng tính giá thành (biểu số 22). Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty được hạch toán theo định mức, phần tiết kiệm hay lãng phí so với định mức liên quan đến các TK136, 336 chỉ xác định được khi hoàn thành Sổ chi phí vật liệu cho từng sản phẩm do đó khi hoàn thành sổ này thì kế toán mới hoàn thành Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản 152. Biểu số 8: Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản 152 Tháng 3-2003 Tài khoản 152 - nguyên liệu, vật liệu Tài khoản đối ứng Phát sinh Nợ Phát sinh Có 111 - Tiền mặt 8.516.100 112 - Tiền gửi ngân hàng 462.810.292 136- Phải thu nội bộ 105.165.000 138 - Phải thu khác 69.576.070 141 - Tạm ứng 14.735.260 142 - Chi phí trả trước 246.715.000 152 - Nguyên liệu, vật liệu 80.732.516 80.732.516 331- Phải trả người bán 9.016.200.700 333 - Thuế 151.610.312 336 - Phải trả nội bộ 1.538.200.000 338- Phải trả phải nộp khác 1.301.315.185 717.850.247 621 - Chi phí NVLTT 10.803.162.350 627 - Chi phí sản xuất chung 229.485.37 641 - Chi phí bán hàng 165.500.370 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 62.658.500 821 - Chi phí bất thường 557.408.780 Tổng 12.394.170.365 13.038.254.170 Trong bảng này Nợ TK 152 đối ứng với Có TK152 xảy ra khi xuất kho bao bì đựng vật liệu, sau đó lại được nhập kho vật liệu (công ty coi bao bì là một loại vật liệu). Các thông tin liên quan đến khoản mục chi phí NVLTT sẽ được theo dõi trên sổ Cái TK621 (biểu số 18). Sổ này được mở vào cuối tháng căn cứ vào bên Có TK621 trên NKCT số 7 và chi tiết số phát sinh bên Nợ đối ứng với các TK khác. 2.1.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm: - Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất - Các khoản trích theo lương. Công tác theo dõi về tiền lương và các khoản trích theo lương được thể hiện trên bảng phân bổ số 1 - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (biểu số 11). * Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất: Bao gồm 3 khoản: lương, phụ cấp và khoản khác. + Khoản lương: Công ty bánh kẹo Hải Hà đã xây dựng định mức khoán về lương cho từng loại sản phẩm. Lương khoán theo sản phẩm được tính cả cho một nhóm người thực hiện các khâu công việc trong dây chuyền sản xuất, bao gồm: Công nhân sản xuất chính, công nhân sản xuất phụ, lao động gián tiếp, công nhân vệ sinh, công nhân trực sớm, công nhân dự phòng. Do cách tính lương cho một nhóm người như vậy nên việc tính tiền lương phải trả cho công nhân ở xí nghiệp sẽ do nhân viên thống kê theo dõi lao động tiền lương tự tính toán dựa trên bảng chấm công, sổ theo dõi lao động, bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành, cuối tháng, các xí nghiệp sẽ phải gửi lên cho kế toán công ty bảng quyết toán định mức lương (biểu số 9). Biểu số 9: Bảng quyết toán định mức lương Xí nghiệp kẹo Tháng 3/2003 Số TT Chủng loại sản phẩm Sản lượng Đơn giá lương (đ/kg) ĐGL Lương CN sản xuất chính CN phục vụ Gián tiếp Vệ sinh cuối tuần Trực sớm Dự phòng 18 Kẹo Jelly 4.500 1.201,4 61,46 27,63 12,75 13,7 10,6 1.327,54 5.973.930 19 Kẹo cứng nhân dâu 8.790 864,93 54,19 25,36 10,9 11,5 9,4 976,29 858.154,2 20 Kẹo Tây du ký 1.977,5 690,62 49,32 24,79 8,67 14,1 6,3 793,80 1.569.739,5 Tổng cộng 418.354 226.173.700 Trong đó: ĐG lương sản phẩm i = S Đơn giá lương (i) theo nhóm j Lương = Sản lượng x ĐG L Căn cứ vào bảng quyết toán định mức lương, kế toán lập bảng thanh toán tiền lương khoán cho từng xí nghiệp (biểu số 6). Biểu số 10: Bảng thanh toán tiền lương khoán Xí nghiệp kẹo Tháng 3/2003 STT Chủng loại sản phẩm Sản lượng (kg) Đơn giá lương (đ/kg) Lương 18 Kẹo Jelly 4.500 1.327,54 5.973.930 19 Kẹo cứng nhân dâu 8.790 976,28 8.581.501,2 20 Kẹo Tây du ký 1977,5 793,80 1.569.739,5 Tổng cộng 418.354 226.173.720 Trong đó: Đơn giá tiền lương định mức cho sản phẩm Lương = Sản lượng x Đơn giá lương Sau đó kế toán tiến hành lập bảng tiền lương và BHXH. Ví dụ đối với kẹo Tây du ký thì khoản "lương" Công ty phải trả cho công nhân sản xuất loại kẹo này là 1.569.739,5 đồng, kế toán sẽ ghi vào cột "lương" dòng kẹo Tây du ký trong bảng phân tiền lương và BHXH theo bút toán: Nợ TK 622 - Kẹo Tây du ký 1.569.739,5 Có TK 334 1.569.739,5 + Khoản phụ cấp: Văn phòng sẽ theo dõi, tính toán tổng mức phụ cấp của từng xí nghiệp, sau đó gửi lên cho phòng kế toán công ty. Kế toán chi phí sẽ tiến hành phân bổ tổng mức phụ cấp này cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức lương khoán sản phẩm để ghi vào cột phụ cấp trong bảng phân bổ tiền lương và BHXH. = x Ví dụ trong tháng 03/2003, tổng mức phụ cấp do văn phòng gửi lên phòng kế toán của xí nghiệp kẹo là 19.764.357 đồng. Mà tổng chi phí lương khoán của xí nghiệp kẹo là 226.173.720. Chi phí lương khoán của sản phẩm kẹo Tây du ký là 1.569.739,5 đồng. Căn cứ vào công thức trên chương trình phần mềm máy tính sẽ tự động tính toán (công ty hiện nay đang sử dụng phần mềm VC 2001) và cho ra kết quả mức phụ cấp phân bổ cho kẹo Tây du ký là 137.172,8 đồng. Kết quả này được ghi vào cột "phụ cấp" dòng "kẹo Tây du ký" trong bảng phân bổ tiền lương và BHXH. (biểu 11) theo bút toán sau. Nợ TK 622 - kẹo Tây du ký 137.172,8 Có TK 334 137.172,8 + Khoản "khác" Tại công ty bánh kẹo Hải Hà các khoản "khác" chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí tiền lương. Đó là những khoản chi phí phải trả cho công nhân ngoài hai khoản lương và phụ cấp, bao gồm tiền thưởng năng suất, tiền thưởng sáng kiến, tiền tết Các khoản này thường tập trung vào cuối năm dựa trên những báo cáo tập hợp các khoản khác của từng xí nghiệp hoặc quyết định của ban giám đốc Kế toán sẽ tổng hợp các khoản này theo từng xí nghiệp. Sau đó phân bổ cho từng loại sản phẩm theo chi phí lương khoán của các sản phẩm đó và ghi vào cột "khác" trên bảng phân bổ số = x Ví dụ trong tháng 3 /2003, kế toán tính tổng các khoản "khác" phải trả cho xí nghiệp kẹo là 97.154.634 đồng, trên cơ sở công thức trên máy tính sẽ tính và phân bổ cho kẹo Tây du ký là 674.293,5 đồng, kế toán chi phí sẽ ghi khoản này vào dòng "kẹo Tây du ký cột "khác" trong bảng phân bổ tiền lương và BHXH số tiền 674.293,5. Như vậy trong ví dụ về sản phẩm kẹo Tây du ký thì tổng chi phí về tiền lương là 2.381.205.8 đồng. Kế toán sẽ ghi số tiền này vào dòng "kẹo Tây du ký" cột "tổng cộng 334" của bảng phân bổ tiền lương vào BHXH (biểu số 11) theo bút toán sau. Nợ TK 622 - kẹo Tây du ký 2.381.205,8 Có TK 334 2.381.205,8 * Các khoản trích theo lương. Ngoài tiền lương, để đảm bảo tái tạo sức lao động, theo chế độ tài chính hiện hành, Công ty còn tính vào chi phí các khoản BHXH, BHYT và KPCĐ. Việc tính và trích được tiến hành như sau. BHXH được trích 15% tổng tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất. BHYT được trích 2% tổng tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất. KPCĐ được trích 2% tổng tiền lương thực tế của công nhân sản xuất. Trong đó tiền lương cơ bản do phòng tổ chức lao động và tiền lương tính toán cho từng xí nghiệp dựa trên căn cứ mức lương tối thiểu do nhà nước quy định và hệ số lương cấp bậc của công nhân sản xuất trong xí nghiệp. Sau đó, kế toán chi phí sẽ phân bổ các khoản trích theo lương này cho từng loại sản phẩm theo chi phí lương khoản trích theo lương này cho từng loại sản phẩm theo chi phí lương khoán của công nhân trực tiếp sản xuất theo công thức. = x KPCĐ tính cho sản phẩm (i) = Tiền lương thực tế sản phẩm (i0 x 2%. Ví dụ: Vẫn xí nghiệp kẹo trong ví dụ trên, lương cơ bản của xí nghiệp kẹo trong tháng 3/2003 do phòng tổ chức lao động và tiền lương tính toán là 129.968.314 đồng. Căn cứ bảng thanh toán lương khoán thì tổng chi phí lương khoán của xí nghiệp kẹo là 226.173.720 đồng trong đó chi phí lương khoán của kẹo Tây du ký là 1.569.739,5 đồng, kế toán sẽ tính được. BHXH trích vào CPNCTT của xí nghiệp kẹo là: 129.968.314 x 15% = 19.495.247,1 đồng. = x 1569.739,5 = 135.305,1 đồng Khoản này sẽ được ghi vào cột "BHXH " dòng kẹo "Tây du ký trong bảng phân bổ tiền lương và BHXH (biểu số 1) theo bút toán. Nợ TK 622 - kẹo Tây du ký 135305,1 Có TK 338 (3383) 135305,1 BHYT trích vào CPNCTT của xí nghiệp kẹo là 129.968.314 x 2% = 2.599.366,28 đồng. = x 1.569.739,5 = 18.040,68 đồng. Khoản này sẽ được ghi vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH (biểu 11) cột" BHYT" dòng kẹo "Tây du ký" bút toán sau. Nợ TK 622 - kẹo Tây du ký 18040,68 Có TK 338 (3384) 18040,68 Đối với KPCĐ được tính dựa vào tiền lương thực tế. Theo tính toán trên tiền lương thực tế của kẹo Tây du ký là 2.381.205,8 đồng. Do đó KPCĐ tính cho kẹo Tây du ký là 2.381205, 8 x2% = 47.624,12 Khoản này được ghi vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH tại cột "KPCĐ" dòng kẹo Tây du ký theo bút toán sau. Nợ TK 622 kẹo Tây du ký 47.624,12 Có Tk 338 (3382) 47.624,12 Từ bảng phân bổ tiền lương và BHXH (biểu số 11) kế toán vào bảng kê số 4, bảng tính giá thành, nhật ký chứng từ số 7. Chi phí NCTT của toàn Công ty được theo dõi chung trên sổ cái TK 622 (biểu số 19). 2.1.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí NVLTT và chi phí NCTT. Những khoản chi phí này phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung của các xí nghiệp được hạch toán vào TK 627 (chi tiết theo xí nghiệp) và các khoản chi phí này bao gồm chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ... Còn chi phí khoán về tiền lương và các khoản trích lương của các xí nghiệp bánh, kẹo được hạch toán vào TK 622. Đối với xí nghiệp Phụ trợ không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm chính mà nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ công tác sản xuất chính cho xí nghiệp bánh, kẹo. Vì vậy mọi chi phí phát sinh liên quan đến xí nghiệp này (bao gồm cả chi phí nhân công xí nghiệp) đều được hạch toán vào TK 627- Xí nghiệp Phụ trợ . Sau đó phân bổ cho các xí nghiệp bánh, kẹo theo tiêu thức sản lượng sản phẩm sản xuất của từng xí nghiệp. Việc tính lương và các khoản trích theo lương cho nhân viên xí nghiệp Phụ trợ cũng tương tự đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Kế toán theo dõi và hạch toán khoản chi phí này trong bảng phân bổ số 1(biểu số 11) theo bút toán: Nợ TK627 - Xí nghiệp Phụ trợ Có TK 334 Nợ TK627 - Xí nghiệp Phụ trợ Có TK338 Ví dụ trong tháng 3/2003 tiền lương nhân viên xí nghiệp Phụ trợ là 55.720.528 đồng và các khoản trích theo lương là 4.702.722,16 đồng. Kế toán sẽ ghi vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH (biểu số 11) số tiền 55.720.528 đồng vào cột "tổng cộng 334" dòng TK 627 và số tiền 4.072.722 đồng vào cột "tổng cộng 338", dòng TK 627. * Hạch toán chi phí vật liệu, công cụ dụng xuất dùng. Chi phí về vật liệu (băng dính, curoa) công cụ dụng cụ (quần áo, giầy dép, khăn mặt, ủng cao su, găng tay, chổi phục vụ cho sản xuất chung được tập hợp theo từng xí nghiệp. Chú ý tiền điện và tiền nước ở các xí nghiệp bánh kẹo và Phụ trợ được kiểm soát chặt chẽ, và Công ty trực tiếp chi trả nhưng vẫn được coi như một loại nhiên liệu phục vụ sản xuất chung. Và kế toán hạch toán qua tài khoản 152. Căn cứ vào phiếu xuất kho nguyên liệu và công cụ dụng cụ, kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết Nợ TK 627 (biểu số 13) theo các bút toán sau: Nợ TK 627 Có TK 152. Nợ TK 627 Có TK 153 Tập hợp các phiếu xuất công cụ, số liệu tổng cộng của các phiếu này được phản ánh bên Có bảng tổng hợp phát sinh tài khoản 153 - công cụ dụng cụ (biểu số 12). Ví dụ : Trong tháng 3 /2003 giá trị nguyên vật liệu xuất sử dụng cho sản xuất chung của xí nghiệp kẹo là 106.192.765 đồng, kế toán ghi vào sổ chi tiết Nợ TK 627 (biểu số 13) cột "số tiền" dòng TK ĐƯ TK152 của xí nghiệp kẹo số tiền là 106.192.765 đồng. Và giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất chung xí nghiệp kẹo tính được là 161.225 đồng, kế toán sẽ ghi sổ khoản chi phí này tương tự đối với chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất chung. Biểu số 12: Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản TK 153 - công cụ dụng cụ Tháng 3/2003 Tài khoản đối ứng Phát sinh Nợ Phá sinh Có 331 - Phải trả người bán 21.183.500 142 - Chi phí trả trước 2.094.799 621- Chi phí NVLTT 4.154.495 627 - Chi phí SXC 5.292.174 641 - Chi phí bán hàng 8.656.472 642 - Chi phí QLDN 2.476.218 Tổng cộng 21.183.500 22.674.158 Bảng tổng hợp phát sinh tài khoản 153 sẽ được sử dụng để vào bảng kê số 4 (biểu số 15) và nhật ký chứng từ số 7 (biểu số 16). * Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ Công ty bánh kẹo Hải Hà có rất nhiều loại TSCĐ khác nhau. Để theo dõi sự biến động của toàn bộ TSCĐ, kế toán TSCĐ mở sổ chi tiết theo dõi từng nhóm TSCĐ và số TSCĐ toàn Công ty để tính toán mức khấu hao phải trích hàng năm. Tài sản cố định ở Công ty được phân loại theo từng nguồn (ngân sách cấp, tự có, đi vay), từng nhóm (là cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý), từng xí nghiệp chia làm 2 nhóm (xí nghiệp Phụ trợ và các xí nghiệp còn lại). Lý do của việc phân loại TSCĐ của các xí nghiệp như trên là do TSCĐ của xí nghiệp Phụ trợ ít, dễ theo dõi, còn TSCĐ của các xí nghiệp còn lại rất lớn (cả việc số lượng và giá trị) và chủ yếu phục vụ sản xuất chính. Phương pháp khấu hao Công ty đang áp dụng theo QĐ166/1999/QĐ - BTC ngày 30/12/1999. Công ty trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Theo phương pháp này mức khấu hao trích hàng năm của từng TSCĐ trong Công ty được tính như sau: = Trên cơ sở mức khấu hao trích hàng năm đã được tính, kế toán xác định mức khấu hao trích hàng tháng của từng TSCĐ. = Để phục vụ cho việc tập hợp chi phí sản xuất (chi phí khấu hao TSCĐ) mà TSCĐ được phân loại theo 2 nhóm TSCĐ xí nghiệp phụ trợ và TSCĐ các xí nghiệp còn lại. Kế toán sẽ tính riêng khấu hao của TSCĐ ở xí nghiệp phụ trợ và tổng khấu hao ở các xí nghiệp còn lại. Tổng mức khấu hao ở xí nghiệp phụ trợ sẽ được hạch toán vào TK627- Xí nghiệp phụ trợ. Tổng mức khấu hao của các xí nghiệp còn lại sẽ được phân bổ cho từng xí nghiệp theo tiêu thức sản lượng thực tế sản xuất theo công thức: = x Ví dụ: Tổng sản lượng thực tế của xí nghiệp kẹo trong tháng 03/2003 là 418.354 kg. Tổng mức khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất tại các xí nghiệp (trừ xí nghiệp phụ trợ) theo tính toán của kế toán là 531.720.136 đồng. Tổng sản lượng thực tế của các xí nghiệp (trừ xí nghiệp phụ trợ) là 817.640 kg. Khi đó, máy tính sẽ tính theo công thức trên và tính ra mức khấu hao TSCĐ phân bổ cho xí nghiệp kẹo là 272.060.131 đồng và khoản này sẽ được hạch toán vào sổ chi tiết nợ TK627 (biểu số 13) tại cột "số tiền" dòng TKĐƯ 214 của Xí nghiệp kẹo. * Hạch toán chi phí trả trước Những khoản chi phí trả trước ở Công ty bao gồm những khoản chi phí như chi phí sửa chữa lớn phát sinh được phân bổ dần vào các bộ phận sử dụng. Chi phí về vật tư dùng để sửa chữa, chi phí trùng tu hay những khoản chi phí sửa chữa nhỏ như trục in Công việc sửa chữa này hầu hết là thuê ngoài theo 2 hình thức thuê ngoài hoàn toàn hoặc trả tiền công sửa chữa và công ty cung cấp nguyên vật liệu. Công ty không có kế hoạch trích trước vào chi phí sản xuất vì vậy mà toàn bộ chi phí sửa chữa sẽ tập hợp vào TK142 - chi phí trả trước. Sau đó phân bổ dần vào chi phí sản xuất chung. Kế toán sẽ căn cứ vào các chứng từ có liên quan đến các chi phí cho công việc sửa chữa, tiến hành ghi vào bảng kê số 6. Việc phân bổ chi phí này căn cứ vào lợi nhuận ước tính trong tháng trên cơ sở sản lượng sản xuất và chỉ tháng nào sản lượng sản xuất nhiều việc phân bổ chi phí không làm giá thành tăng cao quá so với định mức thì mới tiến hành phân bổ, ngược lại thì phải chờ sang tháng khác. Chi phí sửa chữa cũng được tập hợp chung cho tất cả các xí nghiệp và sau đó mới phân bổ cho từng xí nghiệp theo tiêu thức sản lượng (tấn sản phẩm) kế hoạch của Công ty. Khoản chi phí này được thể hiện trên sổ chi tiết Nợ TK627 (biểu số 13 ) theo bút toán: Nợ TK 627 Có TK 142 Trong tháng 3/2003 hầu như không sửa chữa cho nên sẽ không phân bổ vào chi phí sản xuất chung. * Hạch toán các khoản chi phí khác Những khoản chi phí phục vụ sản xuất chung mà công ty khoán cho các xí nghiệp thì kế toán sẽ hạch toán thông qua TK336 - chi tiết theo xí nghiệp. Dựa vào các chứng từ có liên quan, kế toán sẽ theo dõi hạch toán trên sổ chi tiết Nợ TK 627 (biểu số 13) theo bút toán: Nợ TK 627 - chi tiết theo từng xí nghiệp Có TK 336 - chi tiết theo từng xí nghiệp Ví dụ trong tháng 3/2003 Công ty đã khoán cho xí nghiệp kẹo với tổng chi phí là 48.764.943 đ. Khoản này sẽ được ghi vào sổ chi tiết Nợ TK 627 (biểu số 13), ở cột "số tiền", và dòng TKĐƯ 336 của xí nghiệp kẹo. Đối với những khoản chi phí mua ngoài phục vụ sản xuất chung cũng được tập hợp theo từng xí nghiệp, kế toán cũng theo dõi hạch toán trên sổ chi tiết nợ TK 627 theo bút toán. Nợ TK 627 Có TK 111, 112 (nếu thanh toán ngay) Có TK 331(chưa thanh toán) Ví dụ: trong tháng 03/2003 tổng chi phí dịch vụ mua ngoài chưa thanh toán của xí nghiệp kẹo là 41.146.378 đ. Khoản này sẽ được ghi vào sổ chi tiết Nợ TK 627 (biểu số 13) , cột "số tiền" dòng TKĐƯ 331 c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT1600.doc
Tài liệu liên quan