Đề tài Tổ chức môi trường giáo dục nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động tạo hình

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Nội dung Trang

I. Lý do chọn đề tài 1

II. Mục đích ngiên cứu 2

III. Giới hạn đề tài 2

IV. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

V. Giả thuyết khoa học 2

VI. Nhiệm vụ nghiên cứu 2

VII. Phương pháp nghiên cứu 3

PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

Chương 1: cơ sở lý luận 4

I. Vai trò của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển nhân cách của trẻ 4

II. Một số đặc điểm cơ bản của hoạt động tạo hình ở tuổi mầm non 10

III. Nội dung hoạt động tạo hình của trẻ 2

IV. Các phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ hiện nay 27

V. Các hình thức tổ chức hoạt động tạo hình của trẻ mầm non 28

IV. Môi trường giáo dục với sự phát triển của trẻ mầm non 32

Chương 2: Nghiên cứu thực trạng tổ chức môi trường giáo dục nhằm phát huy tích cực của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động tạo hình.

I. Vài nét địa bàn nghiên cứu 33

II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu thực trạng tổ chức môi trường giáo dục nhằm phát huy tính tích cực của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động tạo hình ở trường mầm non 34

III. Tiểu chuẩn và thang đánh giá 37

IV. Kết quả nghiên cứu thực trạng 38

Chương 3: Đề xuất và tổ chức thực nghiệm môi trường giáo dục nhằm phát huy tính tích cực của trẻ 3 – 4 tuổi trong hoạt động tạo hình.

I. Cơ sở định hướng cho việc đề xuất tổ chức môi trường giáo dục nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động tạo hình 48

 

doc66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14894 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tổ chức môi trường giáo dục nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động tạo hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài – ngắn khác nhau tùy mục đích thể hiện đặc điểm mọi vật và các bộ phận của chúng. Ngoài ra trẻ cần làm quen với một số kỹ thuật tạo bề mặt như: in ấn, phun thổi bắn, cào xước… Với các loại công cụ vẽ khác nhau (bút chì, bút sáp, bút lông, phấn màu…) cần giúp trẻ nắm được kỹ thuật sử dụng khác nhau. + Về kiến thức và kỹ năng xếp dán: Trẻ lớp mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn bắt đầu tập cắt bằng kéo, tập cầm kéo đúng bằng tay phải và vận động linh hoạt, tay trái luôn xoay tờ giấy để tay phải sử dụng kéo cho tiện… Trẻ phải nắm các cắt sau: Cắt thẳng Cắt lượn cong Cắt các vật, các bộ phận giống nhau từ tờ giấy gấp đôi, từ tờ giấy gấp nhiều lần và Xếp nếp. Cắt các hình theo hình vẽ trước Cắt các hình không theo hình vẽ. Các kỹ thuật xé, vó, cuốn giấy…cũng nên cần được luyện tập và sử dụng linh hoạt Tùy theo nội dung nghệ thuật và ý tưởng biểu cảm. + Về kiến thức và kỹ năng nặn: Đối với hoạt động nặn cần phát triển các thao tác tay nhằm giúp trẻ tạo nên các khối đất tròn (viên) các bản dẹt và từ đó tạo các hình thù khác nhau. trẻ mẫu giáo bé bắt đầu nặn bằng cả bàn tay, bằng các vận động của cơ lớn, lăn bằng các thao tác đưa thẳng (dọc ra phía trước), lăn bằng các thao tác xoay tròn, tập véo, tiếp đó tập ấn dẹp, ấn lõm, kéo bứt ra thành các phần nhỏ các chi tiết. Trẻ mẫu giáo nhỡ và nẫu giáo lớn tập sử dụng ngày càng linh hoạt các ngón tay bàng các vận động cơ nhỏ (các vận động tinh) để vê, vuốt tạo các chi tiết nhỏ và các đặc điểm tinh tế của khối hình. Nắm được các thủ pháp nặn và sử dụng các loại dụng cụ phụ trợ trẻ sẽ có khả năng thể hiện những đặc điển về hình thù và bề mặt của vật một cách tỉ mỉ hơn phức tạp hơn và có hệ thống hơn. -> Nói chung, việc nắm giữ các kỹ năng rèn luyện các kỹ sảo có tính chất kỹ thuật đòi hỏi sự ôn luyện bền bỉ và có hệ thống. Nắm tốt phần kỹ thuật thì quá trình tạo hình đối với trẻ sẽ trở nên dễ dàng, thú vị mà nhờ đó mà làm tăng hứng thú của trẻ đối với hoạt động, làm phát triển khả năng sáng tạo. Các bài tập ôn luyện về kỹ năng không tiến hành một cách tách rời mà lồng ghép ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ tạo hình trên từng giờ học, giờ hoạt động tạo hình, nó không làm cản trở quá trình sáng tạo mà trái lại tạo điều kiện phát triển tính tích cực, độc lập chủ động sáng tạo của trẻ 2. nội dung miêu tả của chương trình hoạt động tạo hình. Nội dung miêu tả được xem như là phương tiện,là con đường dẽ thực hiện các nội dung giáo dục nhằm phát triển của hoạt động tạo hình. Việc tìm kiếm nội dung miêu tả cần suất phát từ một số nguồn cơ bản sau: - Định hướng cho trương trình hoạt động tạo hình được quy định trong trương trình giáo dục mầm non, theo mục tiêu của giáo dục mầm non mà bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành. - Các vấn đề các nội dung giáo dục mà giáo viên tìm hiểu, thu thập được mà muốn đưa đến cho trẻ. Các kinh nghiệm hiểu biết, những mong muốn của trẻ lien quan đến tạo hình Như vậy,muốn có tư liệu để lập kế hoạch cho trương trình hoạt động tạo hình cho trẻ giáo viên cần tiến hành một số công việc cơ bản sau: + Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn thực hiện các chương trình chăm sóc – Giáo dục trẻ (do bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành) + Nghiên cứu các nội dung giáo dục và điều kiện tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường mầm non. Tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm tâm – sinh lý, khả năng hoạt động của trẻ để khai thác xem “Trẻ muốn gì?” “Trẻ thích gì?”, “Trẻ có thể làm gì?”…(quan sát trò chuyện,trao đổi với phụ huynh với trẻ…) Các nội dung miêu tả của hoạt động tạo hình đã được thu thập lựa chọn phù hợp với từng độ tuổi của trẻ cần được sắp xếp theo hệ thống để có thể dễ dàng sử dụng chúng trong việc tổ chức giáo dục theo hướng tích hợp vừa nhằm bồi dưởng cho trẻ những khả năng chuyên biệt của hoạt động tạo hình vừa phối hợp thực hiện các nhiệm vụ các lĩnh vực giáo dục khác trong toàn bộ chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Để tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của trẻ về mọi mặt: thể chất, trí tuệ nhận thức, ngôn ngữ giao tiếp – tình cảm xã hội, thẩm mỹ – sáng tạo, giáo viên cần tổ chức cho trẻ tìm hiểu, trải nhiệm và thể hiện các nội dung tạo hình phong phú thông qua mối liên hệ phức hợp xong thống nhất giữa các loại hình hoạt động tạo hình ( vẽ – xếp dán –chắp ghép…) và giữa hoạt động tạo hình với hàng loạt các hoạt động khác trong trường mầm non (làm quen với môi trường xung quanh,làm quen với toàn, với các tác phẩm văn học, hoạt động âm nhac thể dục…) Các mối quan hệ trên sẽ là sự định hướng để giáo viên đưa các nội dung miêu tả của hoạt động tạo hình vào các mạng chủ điểm, các mạng nội dung giáo dục chung cũng như mạng nội dung của các loại hình hoạt động tạo hình. Chẳng hạn, từ một trong những chủ điểm của chương trình giáo dục như chủ điểm “thế giới động vật”, giáo viên có thể tạo nên mạng chủ điểm nhánh Tùy theo sự phong phú của tư liệu và khả năng giáo dục cũng như điều kiện tổ chức quá trình giáo dục mà từ một trong những chủ điểm trên giáo viên có thể tiếp tục tạo nên các mạng nội dung mới chi tiết hơn. - Theo mỗi chủ đề nhỏ của mạng trên, giáo viên có thể cùng trẻ trao đổi và tìm kiếm những nội dung miêu tả liên quan, phù hợp với điều kiện hiện thực. - Để thể hiện mỗi chủ đề, giáo viên cần lập mạng hoạt động cụ thể trong đó phối hợp một cách hợp lý các loại hình của hoạt động tạo hình. Chẳng hạn, có thể thiết lập một mạng hoạt động tạo hình với nội dung cụ thể. Khi tổ chức và thực hiện chương trình hoạt động tạo hình cần chú ý rằng nội dung miêu tả phải được lựa chọn, sắp xếp phù hợp với đặc điểm sự phát triển của trẻ (đặc điểm khả năng nhận thức, xúc cảm tình cảm , khả năng vận động tạo hình…), phải liên hệ chặt chẽ với các nội dung giáo dục và phát triển của hoạt động tạo hình. Bởi vậy, không nhất thiết phải có quy định, quá chặt chẽ. Cứng nhắc về hệ thống các mạng chủ điểm và không nên yêu cầu giáo viên phải thực hiện tuần tự đầy đủv tất cả các nội dung của chủ điểm được đưa ra. Tóm lại, nội dung miêu tả của hoạt động tạo hình được chọn từ chính mong muốn, hiểu biết, cảm hứng của trẻ và được trẻ tiếp thu, trải nhiệm thông qua con đường hoạt động thích hợp sẽ tạo cho trẻ vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm Phong phú, hình thành ở trẻ khả năng hưởng ứng tích cực với cái đẹp từ các sự vật, hiện tượng xung quoanh và khả năng độc lập, chủ động, tìm kiếm những cách thức thể hiện vẻ đẹp của thế giới quanh minh một cách sáng tạo nhất. IV. Các Phương Pháp Tổ Chức Hoạt Động Tạo Hình Hiện Nay : Trẻ mầm non tiếp thu các kiến thức, các kinh nghiệm bằng nhiều nguồn cung cấp thông tin: Trong quá trình làm quen và tìm hiểu trực tiếp các sự vật, các hiện tượng xung quanh cuộc sống, từ các thông báo bằng lời hoặc trực tiếp qua hoạt động thực tiễn của trẻ. Dựa vào các nguồn cung cấp thông tin đó mà trước đây người ta phân ra các phương pháp tổ chức hợt động tạo hình như sau: Phương pháp trực quan Phương pháp dùng lời Phương pháp thực hành Trước những yêu cầu mới về chất lượng giáo dục, dạy học hiện nay người ta nhận thấy những phương pháp được phân loại theo cách truyền thống tức là theo nguồn cung cấp thông tin đã trở nên hạn hẹp, đòi hỏi phải có sự phân loại hợp hý hơn. Dựa vào bản chất hoạt động tạo hình của trẻ mầm non, vào mục đích, nhiệm vụ giáo dục và phát triển của hoạt động, vào đặc điểm nhận thức, xúc cảm tình cảm và khả năng hoạt động của trẻ mầm non, ngày nay người ta phân loại các nhóm phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ như sau: 1.Nhóm 1 : Nhóm phương pháp thông tin - tiếp nhận Là nhóm các phương pháp có vai trò cung cấp cho trẻ những ấn tượng, những kiến thức sơ đẳng về tự nhiên, xã hôi, khoa học kỹ thuật ... về các phương thức hoạt động ( các kỹ năng tạo hình ) đồng thời hình thành ở trẻ xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ. Nhóm phương pháp này gồm có : phương pháp quan sát, phương pháp chỉ dẫn trực quan, phương pháp dùng lời. 2. Nhóm 2: Nhóm phương pháp thực hành - ôn luyện: Là nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động tạo ra các sản phẩm tạo hình giúp cho trẻ bồi dưỡng có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, cac kinh nghiệm biểu cảm. 3. Nhóm 3: Nhóm phương pháp tìm tòi sáng tạo Là nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động tìm kiếm, khám phá, bồi dưỡng cho trẻ cac kinh nghiệm hoạt động sáng tạo. 4. Nhóm 4: Nhóm các biện pháp mang tính vui chơi cac biện pháp trò chơi. Là các biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình có sử dụng yếu tố chơi. Đây là biện pháp phù hợp với lứa tuổi mầm non – lứa tuổi mà hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo Nhóm này gồm có : Các biện pháp vui chơi tìm hiểu thế giới xung quanh Các biến pháp vui chơi – miêu tả có chủ đề Các biện pháp chơi ôn luyện Các biện pháp “ Trò chơi hóa sản phẩm tạo hình Như vậy có rất nhiều phương pháp để tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ, chúng ta cần lựa chọn các phương pháp sao cho phù hợp với đặc điểm tạo hình, đặc điểm ngôn ngữ tạo hình trong tranh của trẻ để tác động đến quá trình hoạt động hình của trẻ một cách hợp lí nhất, khoa học nhất để phát huy tích cực của trẻ trong quá trình hoạt động tạo hình, làm cho hiêu quả hoạt động của trẻ đạt kết quả cao. V. Các Hình Thức Tổ Chức Hoạt Động Tạo Hình Cho Trẻ Mầm Non Đứng từ góc độ lí luận truyền thống người ta phân ra 2 hình ảnh tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ, đó là: - Hoạt động tạo hình trên tiết học. - Hoạt đọng tạo hình ngoài tiết học. * Hoạt động tạo hình trên tiết học: Tiết học ( có thể là giờ hoạt động ) là hình thức dạy học đóng vai trò chủ chốt, ở đó có thể tìm hiểu cuộc sống xung quanh, tìm hiểu thế giới vạn vật Một cách có tổ chức nhất và tiếp thu các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo theo một chương trình hệ thống. * Hoạt động tạo hình ngoài tiết học Đây là hoạt động mang tính tự do mà trẻ có thể tham gia một cách tự nguyện, tự giác. các hoạt động này có thể diễn ra ở nhưng thời điểm khác nhau trong ngày một cách hợp lý không theo một quy trình chặt chẽ về thời gian. Hình thức này lại có 2 nhóm: * Nhóm thứ nhất: là hình thức hoạt động do giáo viên tổ chức thực hiện được đưa vào kế hoạch chương trình của hoạt động tạo hình. + Hoạt động tạo hình kết hợp với vui chơi + Hoạt độngt ạo hình ứng dụng vào sinh hoạt: Lễ hội, trang trí môi trừơng + Hoạt động tạo hình mang tính tạo hình trong các giừo rảnh rỗi + Tổ chức giờ quan sát chuyên biệt + Hoạt động tạo hình theo nhõm ở ngoài trời * Nhóm thứ hai: là các hình thức hoạt động tạo hình do cá nhân trẻ tự lựa chọn và thực hiện. Hoạt động tự do của trẻ ở các góc “tạo hình”, trong các giờ tham quan, dạo chơi hoạt độngt ạo hình ở gia đình. + Chơi – tạo hình tại góc trong phòng lớp học hoặc ngoài trời. * Trong trường mầm non hiện nay có các hình thức tạo hình sau: + Hoạt động vẽ + Hoạt động xếp, dán tranh + Hoạt động nặn + Hoạt động chắp ghép + Hoạt động tạo hình tổng hợp Cách phân loại này giúp giáo viên mầm non dễ định h]ớng trong cách đánh gía khả năng sử dụng ngôn ngữ tạo hình của trẻ em. Theo tính chất của biểu tượng hình tượng người ta phân ra 3 hình thức hoạt động chính đó là: * Hoạt động tạo hình theo mẫu: Đây là một hình thức hoạt động rất quan trọng không thể thiếu được, bởi lẽ nó có vai trò nền tảng, là môi trường bồi dưỡng, phát triển ở trẻ óc quan sát, khả năng cảm thụ tính thẩm mỹ và nét độc đáo của các sự vật hiện tượng xung quanh, giúp trẻ có khả năng tự tích luỹ vốn biểu tượng hình tượng mà trẻ thể hiện được tạo nên từ quá trình tri giác trực tiếp các vật mẫu. * Hoạt động tạo hình theo đề tài có sẵn: Đây là hình thức tạo hình mang tính tự do ít phụ thuộc vào mẫu ở hình thức hoạt động này, trẻ phải thể hiện các hình tượng dựa vào những đề tài cụ thể mà giáo viên nêu ra. Nội dung của để tài có thể từ đơn giản đến phức tạp, từ tái hiện đơn thuần tới sự tái tạo tích cực có thể gọi hình thức hoạt động này là “toạ hình theo biểu tượng của trí nhớ”. * Hoạt độngt ạo hình theo đề tài tự chọn: Dưới hình thức hoạt động này, trẻ chủ động, tích cực, tự do lựa chon và thể hiện nội dung miêu tả(đề tài cụ thể) mà mình thích theo dự định tạo hình của cá nhân. Hình thức này còn gọi là: “tạo hình theo biểu tượng của tưởng tượng sáng tạo”. Trước đây, ở trường mầm non người ta chỉ làm quen tổ chức các giờ tạo hình cho toàn lớp học, ở đó mọi trẻ đểu phải thực hiện một công việc như nhau (mang tính hoạt động). Tình trạng này dẫn đến sự kém hiệu quả trong hoạt động của trẻ. Để nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình và tăng cường hoạt động tích cực của mỗi cá nhân cũng như sự hợp tác của trẻ, các nhà sư phạm có thể mở rộng cả hình thức tổ chức quy mô lớp học như: + Hoạt động tạo hình theo nhóm nhỏ: là tiết học tố chức với cá nhân hoặc với những trẻ gặp khó khăn và những trẻ hứng thú trong bộ môn tạo hình. Số lượng trong nhóm thường từ 2 đến 7 trẻ. Nội dung các tiwts học này khoong theo một hệ thống chương trình chặt chẽ, tuy nhiên vẫn cần sự chuẩn bị và có kế hoạch từ trước. + Hoạt động tạo hình theo nhóm lớn: Nội dung của loại tiết học này cũng bám sát vào chương trình tạo hình. Sự tham gia của trẻ vào các tiết học này không phải là bát buộc với toàn lớp. Số lượng trẻ trong nhóm thường từ 8 đến 15 trẻ. Trên giờ học này, giáo viên lần lượt làm việc với các nhóm, cung cấp cho trẻ những hiểu biết, rèn luyuện ở trẻ các kỹ năng nhằm phục vụ cho tiết học bắt buộc cả lớp. Chương trình dạy học đối với nhóm lớn được giáo viên lựa chọn tuỳ theo điều kện của lớp, tuỳ theo hứng thú của trẻ. + Hoạt động tạo hình chung của toàn lớp học:là tiết học bắt buộc với cả lớp. Nó đóng vai trò chủ lực mà ở đó người ta bồi dưỡng rèn luyện cho trẻ một cách có hệ thống theo một chương trình nhất định. Hình thức này được thực hiện với phương án sẽ tạo nhiều cơ hội để trẻ nắm được sâu hơn, chắc hơn những tri thức, kinh nghiệm tạo hình, tạo nên sự phong phú trong thể hiện nghệ thuật. Tổ chức các hình thức hoạt động cho toàn lớp học hoặc theo nhóm lớn cho phép giáo viên dễ dàng đánh giá trình độ chung của cả lớp. Hoạt động phối hợp cá nhân với các nhóm: là hình thức tổ chức có hiệu quả giáo dục, phù hợp với tính chất của các hoạt động nghệ thuật nhue hoạt động tạo hình. Môi trường hoạt động tạo hình gồm có: + Hoạt động tạo hình trong lớp học + Hoạt động tạo hình ngoài môi trương thiên nhiên. Như vậy, có rất nhiều cách phân loại hình thức tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ. Để tránh sự bó hẹp, bài bản và cứng nhắc trong việc tổ chức hoạt động tạo hình ch trẻ giáo viên mầm non cần phải biết linh hoạt, luân chuyển, phối hợp các hình thức tổ chức tạo hình sẽ tạo sự toàn diện và ohong phú trong khả năng sáng tạo hình của trẻ làm cho hoạt động tạo hìng của trẻ trở thanh một quá trình giáo dục mang tính hệ thống, phát triển, tạo điều kiện giúp trẻ vừa phát huye tính độc lập, tính tích cực của cá nhân, vừa phát triển cho trẻ khả năng giao tiếp, khă năng tương tác, hoà nhập cộng đồng. Phối hợp các hình thức hoạt động trong hoạt động tao hình trong lớp học với hoạt động ngoài thiên nhiên là điều kiện gắn cuộc sống của trẻ ở trường, lớp, môi trường xung quanh, gắn nội dung giáo dục dạy học ới thực tiễn, giúp trẻ không chỉ biết tiếp thu những kinh nghiệm người lớn truyền đạt cho mà cón có cơ hội, đối mặt, tìm kiếm và khám phá những điều chưa biết từ thế giới xung quanh. độc lập tổ chức hoạt động nhận thức trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống khác nhau. VI.MÔI trường giáo dục với sự phát triển của trẻ mần non Ngay từ khi sinh ra trẻ đã được sống trong môi trường xung quanh. Đó là không khí, là thức ăn, là nước uống, vòng tay yêu thương của cha mẹ, người thân. khi lớn lên trẻ được tiếp súc với bạn bè, thầy cô vì thế môi trường xung quanh với trẻ là rất quan trọng Môi trường giáo dục chính là môi trường xung quanh do người lớn tại lên nhắm đạo tạo trẻ đi đúng hướng theo mục đích giáo dục. Môi trường hoạt động của trẻ mầm non là gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó trường mầm non là nơi có điều kiện để tổ chức môi trường giáo dục có hệ thônggs và hiệu quả nhất mà môi trường giáo dục ở trường mầm non có: Tranh chủ điểm mà trẻ sắp thực hiện Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động học tập, vui chơi phù hợp với chủ điểm. Chỗ học, chỗ chơi các góc hoạt động hớp lý cho hoạt động của trẻ Vai trò của giáo viên khi tổ chuức hoạt động cho trẻ. Trong môi trường giáo dục nói chung tổ chức tốt môi trường giáo dục tạo hình cho trẻ nhằm phát huy tính tích cực của trẻ có một vị trí rất quan trọng. Không những là một hoạt động giúp trẻ tìm hiểu thề giới xung quanh mà còn gây cho trẻ những xúc cảm, tình cảm tích cực. Môi trường giáo dục và sự phát triển tính của mầm non trong hoạt động tạo hình là giáo viên phải tạo cho trẻ phátta triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm myc, thể chất giiúp trẻ hình thành các kỹ năng ban đầu của con người như một thanh viên trong xã hội biết lao động xã hội. Môi trường giáo dục tạo hình cho trẻ phát huy tính tích cực sáng tạo sẽ rất thuận lợi góp phần tạo tâm lý cho trẻ bước vào học các lớp trên một cách tự nhiên, đồng thời tiếp thu những điều mới lạ, giúp trẻ hình thành thói quen học tập một cách có mục đích, rèn luyện kỹ năng tạo hình, tăng sự khéo léo của đôi tay, sẽ giúp cho việc học viết ở các lớp trên đạt hiệu quả tôt. Chương 2: Tổ chức môi trường giáo dục nhằm phát huy tính tích cực của trẻ mầm non 4 – 5 tuổi trong hoạt động tạo hình. I. Vài nét về địa bàn nghiên cứu: Trong lĩnh vực hoạt động tạo hình ở trường mầm non thì việc tổ chức, hướng dẫn của giáo vien là rất quan trọng. Nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bài làm Của trẻ. Trong hoạt động tạo hình giáo viên phải lựa chọn phương pháp hướng dẫn sao cho phù hợp với các hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ nhằm thực hiện tốt mục tiêu của giáo dục đề ra. Căn cứ vào yêu cầu thực tế tôi đã tiến hành nghiên cứu điều tra tại trường mầm non trên địa bàn Hà Nội là trường mần non Tản Lĩnh. 1. Trường mầm non Tản LĩNH – Ba Vì - Hà Nội. Quy mô trường có hơn 600 cháu cùng 30 cán bộ công nhân viên nhà trường, ban giám hiệu gồm 1 hiệu trưởng và 1 hiệu phó. Trường có 12 lớp trong đó có 2 lớp nhà trẻ, 3 lớp mẫu giáo be, 3lớp mẫu giáo nhỡ và 4 lớp mẫu giáo lớn. * Thuân lợi: Ban giám hiệu luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện cho giáo viên trong trường được học tập, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tham gia các lớp học bồi dưỡng của phòng, của quận về đổi mới phương pháp, hình thức chương trình mầm non. Các giáo viên trong trường tích cực, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, hăng hái tham gia học tập nâng cao kiến thức. * Khó khăn: trường có diện tích nhỏ với số lượng cháu đông, cô ít nên rất khó khăn trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ, đặc biệt là hoạt động góc. Cơ sở vật chất của trường đang được trang bị dần nhưng vẫn còn rất thiếu. Trường có sân chơi nhỏ nên khó khăn cho trẻ tham gia vào hoạt động ngoài trời 2.Trường mầm non Tản VIÊN – Ba Vì - Hà Nội Ban giám hiệu nhà trường gồm có 3 người: 1 hiệu trưởng và 2 hiệu phó. 1 hiệu phó chuyên môn và 1 hiệu phó nuôi. + Tổng số giáo viên của trường là 25 giáo viên trong đó có 5 giáo viên có trình độ cao đẳng, 20 giáo viên có trình độ trung cấp. + Tổng số học sinh của trường là hơn 600 học sinh + Số lớp mẫu giáo nhỡ là 6 lớp + Số giáo viên mẫu giáo nhỡ là 12 giáo viên ( có trình độ Cao Đẳng, 11 cô có trình độ trung cấp). + Số trẻ mẫu giáo nhỡ là 257 trẻ. Trung bình mỗi lớp có 40 – 50 cháu * Thuận lợi: Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo mọi điều kiện cho giáo viên trong trường được tham gia các lớp bồi dưỡng của huyện của trường tổ chức về phương pháp, hình thức giảng dạy trong các chương trình giáo dục mầm nan mới. * Khó khăn: Về cơ sở vật chất của trường có nhiều hạn chế. Nhà trường có 3 cơ sở với diện tích hạn hẹp nên không có sân chơi rộng rãi cho trẻ hoạt động ngoài trời dược thường xuyên. Sự đầu tư đồ dùng học của phòng, sở cho nhà trường còn rất hạn chế cho nên đồ dùng giảng dạy nói chung và đồ dùng học môn tạo hình nói riêng còn chưa phong phú, đôi khi còn chưa phù hợp với trẻ, chưa phù hợp vói bài dạy. Học sinh trương trường chủ yếu là con em của người lao động, điều kiện kinh tế của các gia đình không cao nên việc ủng hộ đóng góp cho trường là rất ít. II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu thực trạng tổ chức môi trường hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi. 1. Nội dung nghiên cứu: - Để tổ chức được môi trường giáo dục nhằm phát huy tính tích cực của trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động tạo hình tôi tiến hành dự giờ một số tiết học tạo hình và các hoạt động khác ngoài tiết học như: Hoạt đông góc, hoạt động. Ngoài trời, hoạt động chiều… của các lớp mẫu giáo nhỡ 4 -5 tuổi trong 2 trường mầm non Tản Viên – Ba vì - Hà Nội và trường mầm non Tản Lĩnh – Ba vì - Hà Nội Từ đó nhằm đánh giá đúng thực trạng của việc tổ chức môi trường giáo dục cho trẻ trong hoạt động tạo hình. - Bên cạch đó, tôi cũng tiến hành trò chuyện cùng giáo viên nhằm tìm hiểu nhận thức của họ về việc tổ chức môi trường giáo dục cho trẻ trong hoạt động tạo hình. - Tiến hành trò chuyện với trẻ trong các lớp mẫu giáo nhỡ ở cả 2 trường mầm non trên để tìm hiểu sự hứng thú và tích cực hoạt động sáng tạo của trẻ 2. Phương pháp nghiên cứu: Từ những nội dung trên, tôi đã tiến hành sử dụng những phương pháp nghiên cứu lí luận và thực tiễn để tìm hiểu thực trạng của việc tổ chức môi trường giáo dục cho trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động tạo hình 2.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Đọc phân tích, tổng hợp khái quát các tài liệu lí luận có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lí luận cho việc tổ chức môi trường giáo dục nhằm phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong hoạt động tạo hình của theo chương trình đổi mới. 2.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiển A. Phương pháp đàm thoại:- - Trò chuyện với giáo viên để tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc tổ chức hoạt động tạo hình và tổ chức môi trường giáo dục cho trẻ trong hoạt động tạo hình. Trò chuyện với giáo viên, chia sẻ vướng mắc, khả năng truyền đạt và cách tạo môi trường hoạt động gây hấp dẫn cho trẻ. - Trò chuyện cùng trẻ để phân tích tính tích cực hoạt động của trẻ trong hoạt động tạo hình. B. Phương pháp thống kê: Bằng phiếu câu hỏi ( an két) Tôi xây dựng mẫu phiếu điều tra câu hỏi (xem phụ lục) về việc tổ chức môi trường giáo dục nhằm phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động tạo hình. Sau đó gửi đến cán bộ quản lý và 20 giáo viên dạy ở lớp mẫu giáo 4 -5 tuổi của trường mầm non Tản Viên – Ba Vì - Hà Nội C. Phương pháp quan sát sư phạm: Với đề tài: “Tổ chức môi trường giáo dục nhằm phát huy tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong hoạt động tạo hình”. Tôi tiến hành phương pháp này chủ yếu quan sát các hoạt động trong các giờ học tạo hình và các hoạt động trong các giờ học tạo hình và các hoạt động ngoài giờ học, quan sát môi trường giáo dục của hoạt động tạo hình. * Nội dung quan sát: Tôi tiến hành quan sát trong cac giờ học ve, xé, cắt dán, nặn…và trong các giờ chơi trong nhiều ngày đối với các cháu mẫu giáo nhỡ thuộc trường mầm non trên. Sau quá trình quan sát và nghi chép các giờ hoạt động chung có trọng tâm là hoạt động tạo hình của trẻ 4 – 5 tuổi, tôi tìm hiểu và nhận xét về: Nhận thức, hứng thú, tính tích cực hoạt động của trẻ trong giờ học Khả năng biểu lộ cảm xúc của trẻ. Khả năng sử dụng các phương thức tạo hình, các phương tiện truyền cảm để thực hiện các dự định tạo hình của trẻ. * Cách lựa chọ phương pháp để tổ chức các hình thức hoạt động tạo hình của giáo viên. D. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của trẻ:Sau khi dự giờ các lớp mẫu giáo nhỡ, tôi tiến hành thu thập sản phẩm của trẻ để phân tích mức độ nhận thức, hứng thú cũng như tính tích cực của trẻ được thể hiện thông qua các hoạt động của sản phẩm tạo hình. E.Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm hệ thống môi trường giáo dục đã được tổ chức nhằm kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài: F. Phương pháp sử dụng toán thống kê: Xử lí số liệu điều tra và đánh giá kết quả thực tế. III. tiêu chuẩn và thang đánh giá: Đánh giá vệ mực độ tích cực của trẻ: Số yêu cầu và đánh giá hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non -> Đánh giá để tạo ra bầu không khí hiểu lẫn nhau của giáo viên với trẻ. Gây hứng thú động viên hoạt động cảu trẻ. Cần đánh giá: + Nội dung + Phương pháp của giáo viên + Đánh giá về trẻ Mục đích: + Đánh giá đế xem xét hiệu quả của việc truyền đạt cho trẻ kiến thức, bồi dưỡng cảm thụ NT của trẻ ở mức độ + Tạo cho trẻ niềm tự tin và sẵn sàng, sự hăng hái tới tích cực tham gia + Tạo điều kiện cho trẻ học hỏi các KN và giao tiếp bằng những tạo hình + Giúp trẻ nhận ra và hiểu giá trị của hình độc đáo, hình đa dạng + Tạo điều kiện cho trẻ nhìn nhận mộtc cách khách quan hơn về hiệu quả hoạt động của mình. + Thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ và giáo trình nhận thức nói chung của hoạt động tạo hình nói riêng Theo giả thuyết: nếu giáo viên tìm ra những biện pháp tổ chức môi trường giáo dục phát huy được tính tích cực của trẻ trong hoạt động tạo hìng sẽ giúp phát triển khả năng hoạt động tạo hình của trẻ. Để đánh giá được hiệu quả các tác động sự phạm trong quá trình nghiên cứu thì chúng phải đánh giá được mức độ tích cực của trẻ trong hoạt động tạo hình và xem xét mức độ ảnh hưởng của nó tới khả năng tạo hình. Do vây, tôi xem xét theo nhiều ohương tiện khác nhau bằng nhiều phương pháp k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTổ chức môi trường giáo dục nhằm phát huy tính tích cực cho trẻ 4 – 5 tuổi trong hoạt động tạo hình.doc
Tài liệu liên quan