Đề tài Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng

MỤCLỤC

Lờinói đầu 1

Chương I.Tổng quan về Thươngmại điệntử 4

I . Khái niệm 4

1. Khái niệmhẹp 4

2. Khái niệmrộng 5

II. Các loại hình giaodịch Thươngmại điệntử 6

1. B2B (business to business) 7

2. B2C (business to customer) 7

III. Lợi íchcủa thươngmại điệntử 8

1. Thu thập được nhiều thông tin 8

2. Giảm chi phísản xuất 9

3. Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giaodịch 9

4. Xâydựng quanhệvới đối tác 10

5.Tạo điều kiệnsớm tiếpcận kinhtế tri thức 10

IV. Những trở ngại đốivới doanh nghiệp Việt Nam khi

ứngdụng TMĐT

10

1. An ninh, an toàn trong giaodịch 11

2. Thanh toán điệntử 12

3. Nhận thức xãhội 13

4. Môi trường pháp lý 14

5. Nguồn nhânlực CNTT 15

Chương II. Hiện trạng ứngdụng TMĐTcủa các doanh

nghiệpgốmsứ Bát Tràng

17

I . Tổng quanvề lànggốm Bát Tràng 17

1. Lịchsử làng nghề và dâncư 17

2. Sản phẩm 18

3. Hoạt độngsản xuất kinh doanh 20

II. Sựcần thiết phải ứngdụng TMĐT vào hoạt động kinh

doanhcủa các doanh nghiệpgốmsứ Bát Tràng

23

III. Hiện trạng ứngdụng TMĐTcủa các doanh nghiệpgốm

sứ Bát Tràng

25

ỨNGDỤNG THƯƠNGMẠI ĐIỆNTỬ TRONGHOẠT ĐỘNGKINH DOANH

CỦA CÁC DOANH NGHIỆPGỐMSỨBÁT TRÀNG

1. Thực trạng 25

2. Đánh giá 34

2.1. Nhữngmặt tíchcực 34

2.2. Nhữnghạn chế 34

2.3. Xác định nguyên nhân 36

Chương 3.Mộtsố giải pháp nhằm đẩymạnh việc ứng

dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanhtại các doanh

nghiệpgốmsứ Bát Tràng

40

I . Phươnghướng phát triển kinh doanhgốmsứ Bát Tràng 40

II. Giải phápcụ thể 41

1. Doanh nghiệp 41

2. Hiệphộigốmsứ 50

3. Nhànước 52

4. ề xuấtcủa nhóm tác giả 54

Kết luận 60

Phụlục

Phụlục 1. Website các doanh nghiệpgốmsứ Bát Tràng i

Phụlục 2. Mẫu phiếu điều tracủa nhóm tác giả vi

Phụlục 3. Tổngkếtkết quả điều tra viii

Phụlục 4. Hình ảnh làng nghềgốmsứ Bát Tràng xi

Phụlục 5. Mộtsốsản phẩmcủa làng nghề xv

Danhmục Tài liệu tham khảo xvii

pdf66 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5213 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h chóng tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của làng nghề. II. Sự cần thiết phải ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng của Việt Nam đã liên tục giảm trong những tháng đầu năm 2008. Sau khi tăng khá mạnh trong tháng 1, thì trong những tháng tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu đã giảm mạnh. Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 91,6 triệu USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2007. So với mức tăng trưởng kim ngạch 16,2% của năm 2007, có thể thấy việc xuất khẩu các mặt hàng này đang gặp nhiều khó khăn. Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ và dân dụng (không tính gốm sứ xây dựng) 5 tháng đầu năm 2008. 29,6 14,9 19,4 14,8 12,9 0 5 10 15 20 25 30 35 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Ki m n gạ ch ( tr iệ u U SD ) (Nguồn số liệu: Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công Thương) - 24 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG Nguyên nhân chính của sự suy giảm này là do nền kinh tế của nhiều quốc gia lâm vào tình trạng khó khăn, lạm phát tăng cao khiến người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu. Trong khi các mặt hàng gốm sứ xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là gốm sứ mỹ nghệ và đồ trang trí, đây không phải là những mặt hàng thiết yếu, do đó sức mua đã giảm mạnh. Bên cạnh đó, sự leo thang của giá nhiên liệu đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của sản phẩm, cộng với sự mất giá của đồng USD, đã gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu. Chịu ảnh hưởng từ những khó khăn chung, doanh thu của gốm sứ Bát Tràng đang giảm dần trong năm gần đây. Giá gas, chiếm đến 40% - 50% chi phí sản xuất liên tục tăng làm giá thành sản phẩm tăng. Trải qua 500 năm lịch sử, từ khi nung bằng củi, sau đó đến nung bằng than và cho đến nay, khi lò gas được đưa vào sử dụng, Bát Tràng đã có tới 200 lò gas nhưng thời gian sử dụng chưa được bao lâu thì giá gas trên thị trường biến đổi. Trong 6 tháng đầu năm 2008 giá gas đã tăng đến 7 lần, tính đến ngày 8 tháng 7 năm 2008 giá cả giao động từ 270.000 - 275.000 đồng bình 12kg. Dùng gas với giá thành cao, đầu vào lớn, đầu ra giảm gây nhiều biến cố cho những hộ dùng gas. Điều này đang trở thành mối lo cho nhà sản xuất kinh doanh. Không chỉ gặp vấn đề giá cả càng ngày càng tăng, gốm sứ Bát Tràng cũng đang phải đối diện với sự cạnh tranh từ gốm sứ nước ngoài ngày càng lớn, nhất là đối với thị trường gốm sứ Trung Quốc. Hàng Trung Quốc hiện nay đã chiếm lĩnh thị trường Việt Nam rất lớn, một ngày ở cửa khẩu Tam Thanh tràn sang Việt Nam gần 100 tấn hàng gốm. Giá bán hàng Trung Quốc rất rẻ, một cái bát ăn cơm giá từ 1.500 - 3.000 đồng, trong khi đó, hàng Bát Tràng có giá từ 6.000 - 10.000 đồng. Với mức giá dễ chấp nhận, mẫu mã đẹp - 25 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG rất hợp thị trường Việt Nam, mức cạnh tranh đó gây cho gốm sứ Bát Tràng những khó khăn đáng kể. Nhưng liệu có phải thị trường tiềm năng của gốm Bát Tràng không có khả năng mở rộng thêm nữa? Từ những năm 1998, qua các cuộc khảo sát thị trường và giới thiệu gốm sứ Bát Tràng tại các Hội chợ quốc tế với các bạn hàng Nhật, Úc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức, gian hàng của gốm sứ Việt Nam tại triển lãm đã được đặt ngang hàng với các gian hàng của Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia. Khách hàng Mỹ đánh giá cao tính mỹ thuật, tính văn hóa, sự đa dạng của gốm sứ Bát Tràng. Từ việc đổi mới, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, cho đến nay các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ của nhiều doanh nghiệp đã rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, nổi bật hàng gốm sứ nội thất như: Âu men, những hàng giả cổ có từ thế kỷ XV, XVI, XVII đã được khách hàng các thị trường Nhật, Mỹ, Đài Loan, Đan Mạch, Rumani, Tiệp Khắc rất ưa chuộng. Đáng chú ý là khách hàng Mỹ và các nước Tây Âu rất thích đặt hàng chậu hoa cảnh, các đồ trang trí nội thất. Qua đó cho ta thấy tiềm năng xuất khẩu sang nhiều thị trường khác trên thế giới của Bát Tràng. Vấn đề đặt ra là tìm cách nào để doanh nghiệp có thể tiếp cận với những khu vực đó, và với mức chi phí trong khả năng của doanh nghiệp Việt Nam vốn chỉ có quy mô vừa và nhỏ. Câu trả lời là “Thương mại điện tử” III. Hiện trạng ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng 1. Thực trạng Nhằm phục vụ hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ trở thành một trong những lực lượng triển khai mạnh nhất các ứng dụng thương mại điện tử. Đối với gốm sứ Bát Tràng, đã - 26 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG có rất nhiều doanh nghiệp thuê thiết kế các website giới thiệu sản phẩm của mình, từ những công ty lớn (Công ty TNHH Quang Vinh, Hợp tác xã công nghiệp gốm sứ Hợp Lực, Công ty cổ phần sứ 51…) đến các doanh nghiệp tư nhân (Nguyễn Lợi, Mùi Lầu...). Tới giai đoạn năm 2003, hàng loạt website đã lần lượt ngừng hoạt động vì không đem lại hiệu quả như cửa hàng Mùi Lầu (www.muilau- ceramics.com), cửa hàng Nguyễn Lợi (nguyenloiceramic.com)… Các doanh nghiệp nhỏ không thể tiếp tục bỏ ra chi phí để duy trì hoạt động của website trong khi thống kê cho thấy có chưa tới nổi 500 lượt khách truy cập mỗi tháng. Ngay cả website của Công ty cổ phần sứ 51 (www.cps51.com), một doanh nghiệp lớn và đi đầu trong phong trào cũng phải ngừng hoạt động sau đó. Việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng cũng nhận được sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước và chính quyền địa phương. Tháng 6 năm 2004, Trung tâm xúc tiến xuất khẩu gốm sứ Bát tràng (BatTrang Ceramics Export Promotion Center - BTEP) thuộc Hội gốm sứ Bát Tràng được thành lập dưới sự bảo trợ của Chương trình Phát triển kinh tế tư nhân (MPDF). Tới cuối năm 2004, BTEP thành lập phòng trưng bày và cho ra mắt website www.battrang-ceramics.org với tham vọng tiếp thị sản phẩm Bát Tràng tới thị trường quốc tế, nâng con số các nhà sản xuất hợp tác với BTEP từ 34 lên 400 trong vòng 2 đến 3 năm. Thế nhưng, nội dung của website này còn kém hơn cả website của các doanh nghiệp. Điều tất yếu là tới cuối tháng 7 năm 2008, website này đã dừng hoạt động. Theo số liệu thu thập được tính đến tháng 5 năm 2008 từ Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng, trụ sở tại xóm 3, thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, nhóm nghiên - 27 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG cứu thu được những con số sau: có 100 trên tổng số 1000 doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể lắp đặt và sử dụng internet, xấp xỉ 10%. Trong số đó có 60 doanh nghiệp tư nhân và đều thuộc hiệp hội gốm sứ Bát Tràng. Cũng theo số liệu của hội, hầu hết các website đều có cung cấp thông tin giới thiệu doanh nghiệp, thông tin giới thiệu sản phẩm. Trong số đó chỉ khoảng 10% bước đầu có tính năng hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử như cho phép hỏi hàng hoặc gửi yêu cầu, một số ít cho phép đặt hàng trực tuyến. Thực trạng cho thấy, ứng dụng thương mại điện tử ở các doanh nghiệp Bát Tràng mới chỉ dừng lại ở mức độ xây dựng website quảng bá hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm, một số ít doanh nghiệp có những bước chuẩn bị cho giao dịch điện tử. Đánh giá chung về website của các doanh nghiệp Bát Tràng Hiện tại, vẫn có một số website của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng còn duy trì được hoạt động. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 9 website trong số này và rút ra nhận định nội dung các trang web tương tự nhau (từ giới thiệu sản phẩm, giới thiệu về công ty, về lịch sử của gốm sứ Bát Tràng đến các mục liên hệ, tiếp nhận phản hồi từ phía khách hàng) không tạo ra được sự khác biệt đáng kể. · Có tới 4/9 website trên là website tĩnh. Loại website này dễ thiết kế nhưng lại khó cập nhật thông tin và sản phẩm mới, chỉ đáp ứng được mức độ giới thiệu thông tin cho người xem. Và cả 4 hợp đồng thiết kế website tĩnh của Hợp Lực, Hà Phú, Xuân Thủy và Hoa Thanh đều ký với cùng một đối tác, Công ty Cổ phần phát triển Thương mại điện tử Việt Nam (ECO). Lẽ dĩ nhiên là tất cả có nội dung tương đồng, thậm chí sự khác biệt chỉ là cái tên. - 28 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG Bảng 2: Đánh giá nội dung website của các doanh nghiệp Bát Tràng Công ty Địa chỉ Giới thiệu công ty Catalogue Sản phẩm Giới thiệu về Bát Tràng Nhận Phản hồi Website động Đặt hàng trực tuyến Hỗ trợ trực tuyến Giới thiệu Chính sách bán hàng Giới thiệu Khách hàng Đối tác Hợp Lực www.hoplucceramic.com x x x Hà Phú www.gomsubattrang.com x x x x Xuân Thủy www.gombattrang.com x x Hoa Thanh www.hoathanhceramic.com x x x x Phú Vinh www.quangvinh.com.vn x x x x x x x Hamico www.hamico.com.vn x x x x Minh Hải www.minhhaiceramic.com x x x An Đô www.ando-ceramics.com x x x x x Nam Việt www.sacgom.com x x x x x x - 29 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG Thời gian đầu, nhiều doanh nghiệp ở Bát Tràng do hiểu biết về website hạn chế, làm theo phong trào nên dễ bị mắc bẫy những công ty thiết kế khi ký hợp đồng tạo website tĩnh, dẫn đến tình trạng nhiều website bị bỏ hoang, không được cập nhật đều đặn nữa. Các site còn lại tuy cố gắng duy trì hoạt động nhưng cầm chừng với lượng khách truy cập rất thưa thớt. Sự bê trễ trong việc chăm sóc trang web thể hiện ở tần suất cập nhật thông tin chậm chạp, khoảng 1 tháng 1 lần; sự rà soát website không được coi là công việc hàng ngày. · Hầu hết các website mới chỉ dừng lại ở mức đưa ra catalogue sản phẩm. Chỉ có 2/9 website được khảo sát có module Đặt hàng trực tuyến trong khi đây là tính năng tối thiểu để hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử và cũng không khó khăn về mặt kỹ thuật. · Các website chỉ chú trọng giới thiệu về sản phẩm, không biết cách tạo niềm tin cho khách hàng thông qua những mục như Giới thiệu Khách hàng và Đối tác (1/9 website có), Chính sách bán hàng (2/9 website có), Hỗ trợ trực tuyến (1/9 website có). Đánh giá một website điển hình Đi đầu trong ứng dụng thương mại điện tử, Công ty Cổ phần Phú Vinh đã xây dựng một website với những chức năng khá đầy đủ so với các doanh nghiệp khác. Đây là một trong những số ít website cho phép Đặt hàng trực tuyến, cung cấp đầy đủ thông tin và giá của sản phẩm. Trong bài nghiên cứu này nhóm tác giả chỉ đánh giá website www.quangvinh.com.vn của công ty cổ phần Phú Vinh, các website còn lại có trong phụ lục. - 30 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG Hình 3: Website www.quangvinh.com.vn Ngoài những những phần chung giống website của các doanh nghiệp khác như : Giới thiệu công ty, Catalogue sản phẩm, Liên hệ…, website còn có những tính năng bước đầu hỗ trợ cho giao dịch điện tử: · Đặt hàng trực tuyến Hình 4: Form Chọn sản phẩm tại www.quangvinh.com.vn - 31 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG · Có Thông tin chi tiết sản phẩm (kích thước, trọng lượng) nhưng vẫn còn ít thông tin. Có Giá sản phẩm, cước phí vận chuyển tới cảng khách hàng lựa chọn. Hình 5: Form tính Cước phí vận chuyển tại www.quangvinh.com.vn Tuy nhiên, website này cũng có không ít điểm yếu: · Giao diện kém thẩm mĩ và chuyên nghiệp. Thậm chí banner và các button cũng được trình bày bằng dạng text. · Sản phẩm mỹ nghệ đòi hỏi thẩm mĩ cao nhưng catalogue sản phẩm lại không đạt yêu cầu. Hình ảnh sản phẩm không những chất lượng thấp mà kích thước cũng quá nhỏ (113pixels × 90pixels) không thể cuốn hút người xem. Đây là điểm yếu chung trong website của các doanh nghiệp Bát Tràng. Hình 6: Hình ảnh sản phẩm tại www.quangvinh.com.vn Mặc dù những điểm yếu trên rất dễ dàng để nhận ra và cũng không khó để khắc phục nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của doanh - 32 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG nghiệp bởi sự hiểu biết về công nghệ thông tin và thương mại điện tử của các chủ doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Quy trình triển khai TMĐT trong doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng Qua nghiên cứu cho thấy, khi triển khai ứng dụng TMĐT, các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng đã thực hiện quy trình gồm 5 bước. Xác định mục tiêu, vốn đầu tư Mua tên miền, thuê máy chủ Thuê thiết kế website Cập nhật thông tin, quản trị website Quảng bá website Trong khi đó, quy trình xây dựng một website TMĐT gồm những bước cơ bản như sau: Phân tích SWOT, lập kế hoạch, xác định mục tiêu, vốn đầu tư. Xác định mô hình Mua tên miền, thuê máy chủ Thuê thiết kế website Cập nhật thông tin, quản trị website Đánh giá website Điều chỉnh, bổ sung chức năng Quảng bá website (đăng ký với search engine, tham gia các sàn giao dịch TMĐT…) Liên kết website với khách hàng, đối tác, cơ quan quản lý. Xây dựng hệ thống cung cấp và phân phối. Quy trình mà các doanh nghiệp Bát Tràng thực hiện đã rút ngắn quy trình tiêu chuẩn, có phần chủ quan nóng vội do sự thiếu hiểu biết của doanh nghiệp. Ngay từ bước đầu, các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng đã không có một kế hoạch dài hạn, chưa nghiên cứu và phân tích thị trường. Sau khi thiết kế xong website lại thiếu một bước rất quan trọng - đánh giá lại website để có sự điều chỉnh, bổ sung chức năng hợp lý. Vì thế website khi hoàn thiện vẫn - 33 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG mắc hàng loạt lỗi, thiếu những chức năng cơ bản, nếu không muốn nói là chưa đạt được những yêu cầu tối thiểu. Không chỉ vậy, trong mỗi bước mà doanh nghiệp Bát Tràng đã thực hiện cũng không tốt, nhất là khi thuê thiết kế website. Với số vốn đầu tư ban đầu ít ỏi cùng trình độ CNTT hạn chế, doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng gặp khó khăn khi tìm đối tác thực hiện nhu cầu của mình, lại không đủ khả năng thẩm định sản phẩm của đối tác nên luôn bất lợi khi thực hiện hợp đồng. Khi website đã hoàn thành, việc cập nhật thông tin và quản trị website có 2 hình thức chủ yếu là doanh nghiệp tự quản trị hoặc ký hợp đồng với chính nhà cung cấp dịch vụ thiết kế website để làm việc này. Một số ít doanh nghiệp có khả năng tự quản trị lại không có sự đầu tư thích đáng cho công việc này. Còn các doanh nghiệp đi thuê ngoài hầu như hoàn toàn không có khả năng quản lý các giao dịch, thông tin liên hệ qua website. Quảng bá website, một bước quyết định hiệu quả đầu tư ở nhiều doanh nghiệp bị bỏ ngỏ. Muốn đem lại hiệu quả, quy trình ứng dụng TMĐT cần phải được thực hiện đầy đủ với sự đầu tư thích đáng. Tuy nhiên kết quả khảo sát những doanh nghiệp đã thiết lập website cho thấy đầu tư về ứng dụng thương mại điện tử chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng chi phí hoạt động thường niên. Các doanh nghiệp trong hiệp hội gốm sứ Bát Tràng cho biết họ dành không đến 5% chi phí hoạt động cho việc triển khai TMĐT, bao gồm cả việc mua các phần mềm TMĐT, duy trì bảo dưỡng website và phân bổ nguồn nhân lực cho những hoạt động này. - 34 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG 2. Đánh giá 2.1. Những mặt tích cực Các doanh nghiệp Bát Tràng đã bước đầu nhận thức được tầm quan trọng của internet trong việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu của mình ra khu vực và thế giới. Theo kết quả điều tra của nhóm tác giả, trong số 28 doanh nghiệp tham gia điều tra, có tới 61% doanh nghiệp đã có ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh. Trong số đó, có nhiều doanh nghiệp đi đầu đã sớm xây dựng website ngay từ giai đoạn trước năm 2003. Mặc dù chưa phải là thước đo trình độ triển khai ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp, nhưng số lượng các website kinh doanh cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ phát triển thương mại điện tử, đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp Việt Nam còn tương đối bỡ ngỡ với các phương thức tiến hành thương mại điện tử của thế giới. Khi việc kết nối hệ thống giữa các đối tác chiến lược để tiến hành trao đổi dữ liệu điện tử trực tiếp ở Việt Nam hiện còn chưa phát triển, thì các website là kênh phổ biến nhất để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xúc tiến dịch vụ và tiến hành giao dịch thương mại điện tử cả theo hình thức B2B lẫn B2C. Do vậy, nếu một doanh nghiệp xây dựng và duy trì được một website hiệu quả để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, điều này đã nói lên một trình độ nhất định về triển khai ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp đó. 2.2. Những hạn chế Mặc dù các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng đã sớm nhận ra tầm quan trọng của TMĐT trong hoạt động kinh doanh của mình nhưng việc ứng dụng còn gặp phải những hạn chế nhất định. - 35 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG Thứ nhất: Sự nghèo nàn về thông tin là vấn đề lớn và nổi cộm nhất. Các nội dung chung ở các trang là: giới thiệu về làng nghề, về sản phẩm, về các nghệ nhân, đồng thời nhận đặt hàng, chào hàng qua email, theo dõi diễn biến thị trường trong nước và thế giới… Tuy nhiên, không chỉ nội dung có phần giống nhau, hình thực thể hiện, nói cách khác là giao diện của trang web cũng tương tự nhau. Sự thuận tiện cho khách vào xem cũng không được thể hiện tốt, cụ thể như cách đặt tên gây khó khăn cho việc tìm kiếm, nội dung quá đơn giản nên chưa thực sự thu hút người xem. Yếu tố thẩm mĩ cũng chưa được xem xét đúng mức, làm tăng thêm sự đơn điệu và thiếu sáng tạo của trang web. Thứ hai: Công việc cập nhật website bị bê trễ là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Chỉ có 6% trong số các doanh nghiệp được điều tra có cập nhật thông tin trên website thường xuyên trong khi 76% doanh nghiệp rất ít khi cập nhật hoặc thậm chí là không hề cập nhật. Thông tin nóng hổi, cập nhật thường xuyên là một trong những ưu điểm vượt trội của các trang web điện tử. Mức độ, tần suất cập nhật thông tin lên web là một trong những tiêu chí giúp đánh giá chất lượng và tính chuyên nghiệp của một website, là nhân tố giúp trang web thực sự tồn tại một cách có ích và đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Nếu không đầu tư công sức, thời gian cho trang web của mình thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang lãng phí những tiềm năng mà công nghệ thông tin mang lại, và cũng không khác mấy những doanh nghiệp truyền thống hoạt động trong phương thức cũ, không được biết đến TMĐT. Thứ ba: Cách thức quản lý website cũng là một vấn đề. Khi chuyển giao trách nhiệm quản lý trang web của mình cho đơn vị bên ngoài, doanh nghiệp có lợi là tiết kiệm được thời gian, nhân lực, chi phí cho công việc này. Đây là nhận thức sai lầm của doanh nghiệp khi họ không nhìn nhận đúng mức - 36 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG vai trò của những trang web như là kênh giao tiếp và tương tác trực tiếp với khách hàng. Website là bộ mặt của công ty, là địa chỉ tin cậy nhất mà khách hàng có thể tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ của công ty. Do đó sự nghèo nàn về thông tin và tính năng giao tiếp của các trang web, sự thiếu thân thiện trong giao diện và tìm kiếm của các trang web sẽ vô hình chung đẩy đi những khách hàng tiềm năng, tạo ra những ấn tượng không tốt về sau. Bởi lẽ vậy, để có thể cập nhật thông tin và duy trì quan hệ giao tiếp với khách hàng một cách thường xuyên, doanh nghiệp cần phải là người chủ động nắm quyền quản trị website. Khi giao phần việc này vào tay một công ty dịch vụ bên ngoài, doanh nghiệp đã tự bỏ đi chức năng tương tác với khách hàng của website và biến nó thành một công cụ quảng cáo thuần túy. Với những doanh nghiệp đã ý thức được tầm quan trọng của việc tự mình đảm nhận công tác quản trị website thì họ cũng phải ý thức được những thử thách bởi để làm việc này một cách thật sự chuyên nghiệp cũng là thách thức lớn trong bối cảnh hiện vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp bố trí được cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin. Thứ tư: Vấn đề hiệu quả quảng bá của website còn vô cùng thấp. Theo ông Nguyễn Lợi, giám đốc công ty Nguyễn Lợi cho biết ông chưa nhận được một hợp đồng nào trên mạng. Khách hàng tới doanh nghiệp của ông đều do người quen giới thiệu, hoặc mối cũ. Từ trường hợp của công ty Nguyễn Lợi, chúng ta nhận thấy mối lo lắng nhất hiện nay của các doanh nghiệp Bát Tràng là nên tiếp tục hay từ bỏ những trang web của mình. Để tiếp tục cuộc chơi mạo hiểm với công cụ quảng bá mới mẻ này, doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản tiền từ 2 đến 6 triệu đồng một năm để nuôi một trang web, và phải đầu tư những khoản tiền khá lớn để nâng cấp, thiết kế một trang hiện đại, hấp dẫn hơn nhưng kết quả thì chưa thể nhìn thấy ngay một sớm một chiều. Đây là một chiến lược lâu dài cần những tính toán khôn ngoan. - 37 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG 2.3. Xác định nguyên nhân Chúng tôi xin đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những thực trạng chưa tốt nêu trên trong quá trình ứng dụng TMĐT của các doanh nghiệp Bát Tràng: Đầu tiên phải kể đến đó là nhận thức của doanh nghiệp. Đây là cơ sở ban đầu mang tính quyết định liệu TMĐT thành công hay thất bại. Nhiều doanh nghiệp vẫn có những suy nghĩ như đơn giản cho rằng ứng dụng TMĐT chỉ là lập website cho doanh nghiệp mà không có chiến lược marketing, quảng bá website. Hoặc với suy nghĩ chỉ cần sản phẩm của mình tốt thì khách hàng sẽ tự đến với mình là sai lầm lớn. Việc xây dựng website chỉ là bước đầu trong hành trình đầy thử thách chinh phục TMĐT, khiến TMĐT là công cụ tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp có những hiểu biết sâu sắc, đúng đắn về TMĐT, về tiềm năng kinh tế lớn mà nó sẽ mang lại, thì khi đó TMĐT chắc chắn sẽ là một phần không thể thiếu của nền kinh tế. Nhân tố thứ hai cũng không kém phần quan trọng là khả năng tài chính của các doanh nghiệp. Chi phí để đầu tư cho website với giao diện thân thiện, đẹp mắt, cơ sở dữ liệu mạnh và ổn định là rất lớn, trung bình khoảng 1.500 USD trong khi thu nhập bình quân của 1 cơ sở sản xuất trong 1 năm là 15 - 25 triệu đồng. Ngoài ra, những chi phí thuê điều hành viên trong cập nhật thông tin hàng ngày, tư vấn viên nhận và phản hồi thông tin từ khách hàng, đội kĩ thuật bảo hành, bảo trì thường xuyên...vv... Thời điểm nền kinh tế nhiều biến động, lãi suất ngân hàng mỗi ngày một cao hơn gây ra nhiều trở ngại về huy động vốn. Hơn nữa, khoản đầu tư lớn như vậy cần sự quyết tâm rất lớn từ phía doanh nghiệp. Đầu tư lớn vào TMĐT mà hiệu quả kinh tế trước mắt không được khả quan dẫn đến những ngần ngại cho nhiều doanh nghiệp Bát Tràng với quy mô chủ yếu là vừa và nhỏ. - 38 - ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GỐM SỨ BÁT TRÀNG Thói quen kinh doanh nhỏ lẻ, không mang tầm quy mô lớn cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng ứng dụng TMĐT còn kém hiệu quả như hiện nay. Tuy TMĐT mở ra những lợi ích vô cùng lớn, nhưng để đạt được trái ngọt đó đâu thể một sớm một chiều. Những đầu tư chất xám, tiền bạc, thời gian và cả rủi ro là vô cùng lớn. Trong khi đó, các hộ kinh doanh, các công ty gốm sứ thì dường như vẫn yên ổn trong cách làm ăn truyền thống của mình. Qua khảo sát điều tra thực tế, nhóm nghiên cứu được biết các đơn đặt hàng chủ yếu đến từ những mối quen biết cũ, hoặc những mối mới dựa trên giới thiệu bạn bè, người quen. Một phần nguồn cầu khác là từ các công ty lớn đặt làm gia công khoán sản phẩm. Các hộ gia đình nhận khoán số lượng, thực hiện đơn hàng theo mẫu sẵn rồi giao hàng theo hẹn. Tuy phương thức làm gia công này lợi nhuận ít nhưng nó lại khá đều đặn và ổn định, nên vẫn tiếp tục duy trì đến nay. Thiếu con mắt nhìn xa, lại quen trong phương thức kinh doanh truyền thống từ xưa đã làm thu hẹp những thị trường tiềm năng, tự đánh mất đi những cơ hội kinh doanh quảng bá sản phẩm vừa có giá trị thẩm mỹ, vừa có giá trị văn hóa cao như gốm sứ Bát Tràng. Trình độ về công nghệ thông tin (CNTT), những hiểu biết về máy tính, số hóa...vv... của bộ phận nhân sự trong các doanh nghiệp Bát Tràng còn vô cùng hạn chế. Như đã nêu trong hiện trạng, sự thiếu hiểu biết về CNTT và TMĐT của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng gây nhiều thiệt thòi cho chính bản thân họ khi hợp đồng với công ty thiết kế website, khi phải tốn thêm chi phí để thuê công ty ngoài quản lý website cho doanh nghiệp mình. Những chi phí này thường không nhỏ do mức lương chi trả cho ngành CNTT là rất cao. Nguồn nhân lực tại địa phương cũng có nhiều khó khăn tồn tại. Một bộ phận trình độ học vấn thấp không có điều kiện tiếp xúc với CNTT. Một bộ phận khác được đi học đại học, cao học thì thường ít

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfỨng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng.pdf