Đề tài Vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của Vietnam Airlines

Tại sân bay Nội Bài ga hàng hoá được xây dựng từ đầu những năm 80 với diện

tích khoảng 10000 m

2

chia làm các khu hàng xuất và khu hàng nhập. Trong

khu hàng xuất thì được chia thành khu xuất nội địa và xuất quốc tế, khu hàng

nhập cũng gồm khu hàng nhập nội địa và nhập quốc tế.

Tại ga Nội Bài và ga Gia Lâm hiện nay chưa có kho hàng lạnh mà chỉcó

container lạnh, vì vậy việc phục vụhàng tươi sống, hàng đông lạnh gặp nhiều

khó khăn. Tuy nhiên hiện nay nhà ga hang hoá Nội bài đang được mởrộng

bằng việc cải tạo lại nhà ga hành khách cũ, và sẽtrang bịthêm kho lạnh.

4.2 Khu vực cảng hàng không phía Nam

pdf88 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4348 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của Vietnam Airlines, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nes ABACUS Công ty bay dịch Viện KH& KT Vinaco, In HK, airimex Vận chuyển hàng hoá và dịch vụ phục vụ hàng XNK của VNA 37 2. Mạng lưới các văn phòng, đại lý trong và ngoài nước. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và sự phát triển của ngành hàng không nói riêng, mạng lưới các đường bay của Vietnam Airlines được mở rộng ra khắp các châu lục trên thế giới. Chính điều này đã đặt ra nhu cầu phải có một mạng lưới các văn phòng, đại lý phù hợp để đáp ứng nhu cầu vận chuyển của khách hàng từ Việt Nam đi các nước và ngược lại từ các nước khác tới Việt Nam. Hiện nay, Vietnam airlines đã thành lập các văn phòng trực thuộc, đồng thời kí các hợp đồng vận chuyển với các đại lý vận tải quốc tế trên khắp cả nước để phục vụ nhu cầu vận chuyển của khách hàng.  Tại Hà Nội khách hàng có thể liên hệ với những văn, phòng đại lý sau để mua dịch vụ chuyên chở hàng hoá bằng đường hàng không của Vietnam Airlines: Phòng hàng hoá sân bay Nội bài Kho hàng Gia Lâm Chi nhánh công ty vận tải giao nhận Hoàng Hà. Công ty vận tải và giao nhận Northern Freight Chi nhánh công ty vận tải và giao nhận SAFI Chi nhánh công ty vận tải Vinatrans Công ty Vietfracht. Công ty Vinako  Tại Hải Phòng khách hàng có thể liên hệ: Văn phòng của Vietnam airlines - Hải Phòng Công ty vận tải và giao nhận hàng không Hải Phòng.  Tại Đà Nẵng khách hàng có thể liên hệ. Vận chuyển hàng hoá và dịch vụ phục vụ hàng XNK của VNA 38 Phòng hàng hoá sân bay Đà Nẵng.  Tại thành phố Hồ Chí Minh khách hàng có thể liên hệ tại: Phòng hàng hoá sân bay Tân Sơn nhất. Công ty TNHH dịch vụ hàng hoá Tân Sơn nhất (TCS) Công ty vận tải và giao nhận SAFI Công ty vận tải và giao nhận Vietrans Sài Gòn Công ty vận tải và giao nhận Hoàng Hà Công ty vận tải và giao nhận Vitaco Công ty vận tải và giao nhận Minh Phương. Công ty vận tải và giao nhậnVinako Công ty vận tải và giao nhận New Global Co. Ltd. Công ty vạn tải và giao nhận Sài Gòn Shipping. Công ty vận tải và giao nhận Vietfracht. Ngoài hệ thống mạng lưới văn phòng, đại lý ở trong nước thì Vietnam airlines đã có văn phòng, hoặc kí các hợp đồng đại lý vận chuyển với các công ty vận tải và giao nhận ở 23 nước trên thế giới (10) Bảng 1: Các quốc gia có văn phòng đại diện của của Vietnam airlines 1 Australia anh New zeland 13 Netherlands 2 Cambodia 14 Philppines 3 Canada 15 Singapore 4 China 16 Spain 5 France 17 Switzelands 6 Germany 18 Taiwan 7 Indonesia 19 Thailand 8 Italy 20 United Arab Emirates 9 Japan 21 United Kingdom Vận chuyển hàng hoá và dịch vụ phục vụ hàng XNK của VNA 39 10 Korean 22 United stade of America 11 Loas 23 Malaysia Nguồn : Bản tin của vietnamair.com II. Cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ phục vụ vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của Vietnam Airlines. 1. Sân bay. Hiện tại trên toàn lãnh thổ Việt Nam có tới gần 100 sân bay, trong đó chủ yếu là sân bay quân sự, hệ thống sân bay dân sự đang được khai thác vào khoảng 20 sân bay. Những sân bay này được phân chia theo khu vực địa lý, tạo thành 3 cụm cảng lấy các sân bay quốc tế làm trung tâm. Cụm cảng sân bay miền bắc với sân bay quốc tế Nội Bài là trung tâm, các sân bay địa phương phục vụ cho bay nội địa là Điện Biên, Nà Sản, Cát Bi, Vinh Cụm cảng sân bay miền Trung có sân bay Đà Nẵng làm trung tâm, các sân bay địa phương là Pleiku, Nha Trang, Phú bài, Qui Nhơn. Cụm cảng sân bay miền Nam lấy sân bay Tân Sơn nhất làm trung tâm, các sân bay địa phương gồm Liên khương, Buôn Ma Thuật, Phú quốc, Rạch Giá. Việt Nam đã phân loại các sân bay theo tiêu chuẩn của ICAO là cấp 1, 2,3,4 hoặc tương ứng là A,B,C,D theo các tiêu chí tương đồng đó là chiều dài, rộng, sức chịu tải của đường băng. ở Việt Nam hiện nay trừ các cảng hàng không quốc tế như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, thì các sân bay còn lại thuộc cỡ C,D,E có chiều dài đường băng từ 1200 đến 1800 m chỉ dùng cho các máy bay cỡ nhỏ như AN2, JAK 40, ATR72 hạ cất cánh.  Sân bay quốc tế Nội Bài. Vận chuyển hàng hoá và dịch vụ phục vụ hàng XNK của VNA 40 Sân bay quốc tế Nội bài nằm ở cửa ngõ thủ đô, hiện nay Nội bài đang phục vụ 15 đường bay quốc tế, 6 đường bay nôi địa. Hiện nay, sân bay quốc tế Nội bài tiếp tục được đầu tư, xây dựng và nâng cấp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường vận tải hàng không quốc tế. Kế hoạch giai đoạn hai của nhà ga T1 tiếp tục được triển khai, nhà ga T2 sẽ được xây mới, ga hàng hoá được nâng cấp, đường băng cất hạ cánh 1A, 1B đủ khả năng tiếp nhận tât cả các loại máy bay hiện đại trên thế giới. Năm 2002 sân bay quốc tế Nội bài tiếp nhận 2,8 triệu lượt hành khách trong nước và quốc tế, 60.000 tấn hàng hoá (11). Theo ước tính, đến năm 2010 sân bay Nội Bài đủ khả năng tiếp nhận 8 triệu hành khách, 100.000 tấn hàng hoá mỗi năm.  Sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là cảng hàng không quan trọng nhất khu vực phía nam, đảm bảo việc giao lưu buôn bán và đi lại của khách hàng vùng kinh tế năng động nhất ở Việt Nam ( tam giác kinh tế TPHCM - Bà Rịa - Vũng Tàu). Sân bay Tân Sơn nhất hoạt động nhộn nhịp với khoảng 100 chuyến bay đi và đến mỗi ngày, với 23 hãng hàng không quốc tế đang khai thác bay. Trong năm 2002 sân bay đã tiếp nhận 3,9 triệu lượt hành khách (12), và gần 130,000 tấn hàng hoá các loại. Nhà ga mới của Tân Sơn nhất sẽ được đầu tư xây mới vào năm 2005 có khả năng tiếp nhận 10 triệu hành khách, 200.000 tấn hàng hoá Sân bay Đà Nẵng. Đây là sân bay phục vụ hoạt động kinh tế khu vực miền trung, trong thời gian qua sân bay quốc tế Đà Nẵng đã được cải tiến và nâng cấp thành cảng hàng không cấp A đủ tiêu chuẩn tiếp nhận tất cả các loại máy bay cỡ lớn hay cỡ nhỏ, tuy nhiên mức độ khai thác bay tại sân bay còn thấp, chủ yếu là của Vietnam airlines khai thác các chuyến bay quốc tế tại đây, hiện chỉ có 3 tuyến đường bay quốc tế đến Đà Nẵng là Cathays Pacific, Thai Airways và Southern Vận chuyển hàng hoá và dịch vụ phục vụ hàng XNK của VNA 41 airlines của Trung Quốc, còn các hãng hàng không khác mới bắt đầu trong giai đoạn tìm hiểu thị trường. 2.Đội máy bay. Hiện nay trên thế giới đang sử dụng các loại máy bay để chuyên chở hàng hoá hoặc hành khách, mỗi loại máy bay có ưu điểm riêng của nó.Có loại chuyên phục vụ bay tầm ngắn, lượng khách nhỏ, có loại chuyên phục vụ các tuyến tầm trung và dài, khối lượng chuyên chở lớn. Bảng2: Trọng tải của các loại máy bay vận tải STT Kích cỡ máy bay Loại máy bay Khả năng chuyên chở 1 Nhỏ Cressna, Beech 1,5 tấn 2 Kiểu dùng để chuyển tải F50, BAC146 5 -8 tấn 3 Kiểu dùng trong khu vực B737, MD80 12 -16 tấn 4 Chặng dài, thân hẹp B707,DC8 35 - 45 tấn 5 Thân rộng A300, A320, A340,B767, DC10, B777 30 - 50 tấn 6 Thân lớn B747, MD 11, Antonov 70 - 110 tấn Nguồn: tạp chí hàng không Việt Nam số 3/2002 " Vận tải hàng không thế giới" Hiện nay đội bay của Vietnam airlines có 31 máy bay trong đó : Vận chuyển hàng hoá và dịch vụ phục vụ hàng XNK của VNA 42 3 chiếc B777, 6 chiếc B767, 10 chiếc A320, 2 chiếc A321, 8 chiếc ATR 72, 2 chiếc Forker - 70. Và từ nay đến năm 2005 Vietnam airlines sẽ tiếp nhận thêm 5 chiếc A320, và 4 chiếc B777. Với đội máy bay hiện đại đầy đủ trang thiết bị này Vietnam Airlines có khả năng chuyên chở các loại hàng hoá từ hàng thông thường đến hàng đặc biệt như hàng đông lạnh, hàng tươi sống, rau qủa tươi, động vật sống.. Phần lớn máy bay của Vietnam Airlines hiện nay là đi thuê, điều này gây khó khăn lớn cho Vietnam Airlines vì chi phí thuê máy bay là rất lớn. Tất cả những máy bay trên mục đích chính là chở khách, hàng hoá được chuyên chở kèm theo ở khoang hàng,Vietnam Airlines chưa có một máy bay chở hàng chuyên dụng nào, có nghĩa là việc chuyên chở hàng hàng hoá hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào chuyến bay của hành khách, điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ cho phát triển vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu của Vietnam airline. 3.Mạng đường bay cuả Vietnam Airlines Bảng 3: Điểm đi - đến có các chuyến bay hợp tác của Vietnam airlines Châu Âu Bắc Mỹ Nhật Bản Trung Đông Australia Amsterdam Atlanta Fukuoka Abu Dhabi Adelaide Arlanda Baltimore Hiroshima Amman Brisbane Bratislava Boston Kansai Bahrain Cairns Brussels Calgary Nagasaki Beirut Canberra Bucharest Charlotte Nagoya Cairo Darwin Chisinau Cincinnati Narita Damascus Hobart Dusseldorf Cleveland Sapporo Dhahran Launceston Vận chuyển hàng hoá và dịch vụ phục vụ hàng XNK của VNA 43 Frankfurt Columbus Sendai Doha Perth Kiev Dallas Tokyo Jeddah Townsville Kosice Dayton Karachi Lille Dorval Muscat Ljubljiana Dulles Riyadh London Indianapolis Tehran Luxembourg Los Angeles Tel Aviv Manchester Manitowadge Moscow Memphis Ostrava Miami Prague Minneapolis Rome Mirabel Rotterdam O'hare-Chicago Sofia Ottawa Tirana Pearson Warsaw Philadelphia Zaragoza Portland Zurich Salt Lake City San Francisco Seattle Vancouver Washington Nguồn : Vietnamair.com Vận chuyển hàng hoá và dịch vụ phục vụ hàng XNK của VNA 44 Bảng 4: Mạng đường bay nội địa của Vietnam airlines Buôn Ma Thuật Cần thơ Đà Lạt Đà Nãng Hải phòng Hà Nội Sài Gòn Huế Nha Trang Phú Quốc Pleiku Qui Nhơn Phú Yên Điện Biên Vinh Nguồn : bản tin của Vietnamair.com Như vậy hiện nay Vietnam airlines đang khai thác 32 điểm đến quốc tế và nội địa, ngoài ra hãng còn có 50 đường bay nối chuyến tới các thành phố trên khắp thế giới. Để mở rộng và khai thác hiệu quả mạng đường bay quốc tế trong thời gian qua Vietnam airlines đã thay đổi từng bước và tiến tới đổi mới cơ bản phương tiện vận tải hàng không. Việc mở một đường bay quốc tế là vấn đề mà các nhà vận tải hàng không hết sức quan tâm, họ phải xem xét, nghiên cứu kĩ lưỡng sau khi tổng hợp, phân tích giải quyết đồng bộ các vấn đề : nhu cầu thị trường, khả năng chiếm lĩnh thị trường của nhà chuyên chở được chỉ định khai thác, nhà ga hàng hoá, kho bãi, phương tiện xếp dỡ hàng hoá. 4. Nhà ga hàng hoá, kho bãi. Vận chuyển hàng hoá và dịch vụ phục vụ hàng XNK của VNA 45 4.1 Khu vực cảng hàng không miền Bắc gồm 2 ga hàng hoá, ga hàng hoá Nội Bài và ga hàng hoá Gia Lâm Tại sân bay Nội Bài ga hàng hoá được xây dựng từ đầu những năm 80 với diện tích khoảng 10000 m2 chia làm các khu hàng xuất và khu hàng nhập. Trong khu hàng xuất thì được chia thành khu xuất nội địa và xuất quốc tế, khu hàng nhập cũng gồm khu hàng nhập nội địa và nhập quốc tế. Tại ga Nội Bài và ga Gia Lâm hiện nay chưa có kho hàng lạnh mà chỉ có container lạnh, vì vậy việc phục vụ hàng tươi sống, hàng đông lạnh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên hiện nay nhà ga hang hoá Nội bài đang được mở rộng bằng việc cải tạo lại nhà ga hành khách cũ, và sẽ trang bị thêm kho lạnh. 4.2 Khu vực cảng hàng không phía Nam Hiện nay Vietnam Airlines có liên doanh với đối tác Singapore thành lập công ty TNHH dịch vụ hàng hoá gọi tắt là TCS. Đây là kho hàng hàng hiện đại so với các nước trong khu vực, có khả năng phục vụ 100.000 tấn hàng hoá, với các kho lạnh, container lạnh, hệ thống thông gió.. đủ khả năng tiếp nhận mọi loại hàng hoá, đặc biệt là các loại hàng đông lạnh, hàng rau quả tươi. 4.3 Ga hàng hoá khu vực miền Trung Hiện tại chỉ có kho hàng tại sân bay Đà Nẵng, với qui mô nhỏ, không có kho lạnh. Thời hạn lưu kho cho phép là 1 tháng, nếu sau thời gian này chủ hàng không nhận hàng thì số hàng đó được đem bán đấu giá. 4.4 Các thiết bị xếp dỡ vận chuyển hàng tại sân bay. Hiện nay tại các sân bay quốc tế của Việt Nam đều được trang bị các thiết bị xếp dỡ vận chuyển hàng rất tiên tiến, điều này làm tăng hiệu quả bốc dỡ hàng hoá cũng như hiệu quả vận tải hàng không và đây cũng là một trong những yếu tố để các chủ hàng lựa chọn khi gửi hàng. Vận chuyển hàng hoá và dịch vụ phục vụ hàng XNK của VNA 46 Những thiết bị đó bao gồm: - Xe đầu kéo : loại này dùng để kéo các giá đỡ container, pallet từ và tới máy bay. - Xe nâng : đây là loại xe để nâng các kiện hàng nặng - Thiết bị nâng : đây là thiết bị dùng để nâng các container hay pallet hàng từ các giá đỡ lên máy bay hoặc ngược lại. - Băng chuyền hàng rời : đây là băng tải dùng để tải các kiện hàng rời lên máy bay - Dolly : là giá đỡ của container hay pallet - Pallet : là một bục phẳng, có kích thước tiêu chuẩn, trên đó hàng hoá được chất xếp, chằng buộc trước khi xếp lên máy bay. Pallet có thể xếp hàng rời nhanh chóng bằng băng chuyền, hàng hoá được giữ chặt trên pallet nhờ lồng hoặc lưới. Theo qui định của IATA có các loại pallet chủ yếu sau: (15) Bảng 4: Các loại palett theo tiêu chuẩn của IATA STT Số hiệu Kích thước ( dài* rộng), mm 1 1 2438 * 6058 2 2H 2438 * 3175 3 2C 2235 * 3175 4 2 2438 * 3175 5 2A 2235 * 3175 6 2D 2235 * 3175 7 3 2235 * 3175 Nguồn: Theo tài liệu nghiệp vụ phòng phục vụ hàng hoá - Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài - Container máy bay ( ULD) Vận chuyển hàng hoá và dịch vụ phục vụ hàng XNK của VNA 47 Đây là loại container được chế tạo dùng cho chuyên chở hàng hoá bằng đường hàng không Bảng 4: Thông số kĩ thuật của các trang thiết bị chất xếp Số TT Loại Kích thước đáy (Inch) Chiều cao (Inch) Trọng tải tối đa (kg) Thể tích (m3) Loại máy bay thích hợp 1 AKH 61.5 * 60.4 45 1.135 3.6 A320 2 DQF 96.0 * 60.4 64 2.450 7.2 B767 3 PMC 96.0 * 125 64 6.800 12.7 B767 4 PKC 61.5 * 60.4 45 1.135 3.6 A320 5 DPE 47.0 * 60.4 64 1.225 3.4 B767 6 P1P 88.0 * 125 64 6.696 10.5 B767 Nguồn: tài liệu nghiệp vụ Phòng phục vụ hàng hoá - Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài 5. Phí dịch vụ phục vụ hàng hoá xuất nhập khẩu. 5.1 Hàng nhập khẩu Các loại phí: ( tất cả được tính theo đồng đô la Mỹ) - Phí phục vụ tối thiểu cho 1kg................... 0.08 - Lưu kho: + Hàng thông thường: Miễn phí lưu kho cho hai ngày đầu tiên bao gồm cả ngày hàng đến Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5, phí kg/ngày:..................... 0.02 Từ ngày thứ 6 , phí kg/ngày :..................... 0.05 Từ ngày thứ 10, phí kg/ngày :..................... 0.08 Vận chuyển hàng hoá và dịch vụ phục vụ hàng XNK của VNA 48 Phí lưu kho tối thiểu cho mọt không vận đơn :..................... 3.00 +Đối với hàng hoá là báo, tạp chí: Phí lưu kho tối thiểu cho một không vận đơn :..................... 1.00 Giảm 50% phí lưu kho so với hàng thông thường nếu hàng hoá là báo, tạp chí Người nhận hàng phải trả phí lưu kho. Các phí khác: Người gom hàng hoặc đại lý được uỷ quền phải trả lệ phí phục vụ cho không vận đơn thứ cấp, 01 kg................................ 0.50 Lệ phí tối đa cho một không vận đơn thứ cấp................................10.00 Phí phục vụ cho những hàng hoá đặc biệt sẽ được thông báo cho từng trường hợp. 5.2 Hàng chuyển tiếp Qui định chung: hàng hóa quốc tế được phép chuyển tiếp tại hai sân bay quốc tế là Nội Bài và Tân Sơn Nhất Phí phục vụ một đợt Mức phí tối thiểu, 01 kg................................ 0.08 Lưu kho : Miễn phí lưu kho cho ngày đầu tiên, trong trường hợp chậm trễ, phí thu sẽ được áp dụng cho hãng hàng không nhập hàng. 5.3 Hàng xuất khẩu - Phí phục vụ mặt đất : Phí tối thiểu cho 01 kg.......................... 0.08 -Phí tài liệu: - Phí cho một không vận đơn...............................2.00 - Các loại phí khác sẽ được thông báo cụ thể -Lưu kho + Miến phí lưu kho cho hai ngày đầu tiên, phí lưu kho bắt đầu được tính từ ngày thứ 2 Vận chuyển hàng hoá và dịch vụ phục vụ hàng XNK của VNA 49 Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4, phí / 01 kg :..................... 0.02 Từ ngày thứ 5, phí / 1kg :..................... 0.05 Từ ngày thứ 9, phí /1 kg :..................... 0.08 Phí lưu kho tối thiểu cho một không vận đơn:..................... 3.00 +Hàng là báo, tạp chí: Phí lưu kho tối thiểu cho một không vận đơn:..................... 1.00 Giảm 50% phí lưu kho so với hàng thông thường nếu hàng hoá là báo, tạp chí. III. Quan hệ hợp tác quốc tế và hợp tác kinh tế quốc tế của Vietnam airlines 1. Các hiệp đinh song phương và đa phương về hợp tác phát triển của Vietnam Airlines. Đảng và nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ " mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực, củng cố và nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế". Thực hiện chủ trương trên của Đảng và nhà nước, trong những năm qua ngành hàng không đã đạt được nhiều thành tựu trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại về vận tải hàng không. Cho đến nay,Vietnam airlines có 28 đường bay quốc tế tới 20 thành phố của 13 nước trên thế giới (18).Việt Nam đã kí hiệp định song phương với hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tham gia tích cực vào đàm phán và cam kết về mở rộng thị trường hàng không trong khuon khổ ASEAN, APEC, ICAO và gia nhập WTO. Vận chuyển hàng hoá và dịch vụ phục vụ hàng XNK của VNA 50 Bảng 6:Các nước có hiệp định hàng không song phương với Việt Nam gồm STT Tên quốc gia, vùng lãnh thổ Tên quốc gia, vung lãnh thổ 1 Trung Quốc ( Liên Xô cũ) 2 Cộng hoà dân chủ Đức Ba Lan 3 Lào Pháp 4 Bắc Triều Tiên Mianma 5 Liên bang Nam Tư Hungari 6 Cộng hoà Séc và Xlovakia ( Tiệp khắc) Malaysia 7 Cu ba Rumani 8 Bungari Cămpuchia 9 Mông Cổ Apganixtan 10 Philippines Indonexia 11 Brueneil Singapore 12 Xrilanka Vương quốc Bỉ 13 Hàn Quốc Ấn Độ 14 Băng la đét Hà Lan 15 Ukraina Nhật 16 Anh Bắc Ailen 17 Luxambua Gioocdani 18 Áo Thái Lan 19 Uzbekixtan Australia 20 Các tiểu vương quốc Arab Libye Vận chuyển hàng hoá và dịch vụ phục vụ hàng XNK của VNA 51 thống nhất 21 Irag Newzeland 22 Hồng kông Canada 23 Thuỵ Sỹ Nam Phi 24 Nga Cộng hoà liên bang Đức. 25 Lãnh thổ Đài Loan Hoa kỳ Nguồn: Báo cáo tổng kết Ban đối ngoại của Vietnam airlines 2003 Ngoài các hiệp định song phương,Việt Nam còn có các hiệp định hàng không đa phương. Ngày 12/4/1980 Việt Nam là thành viên chính thức của ICAO Năm 1988 Vietnam airline là thành viên của IATA. Ngày 14/1/1998 tại Việt Nam, cục trưởng cục hàng không dân dung của 4 nước: Lào, Mianma, Campuchia và Việt Nam ký kết hiệp định hợp tác về vận tải hàng không tiểu vùng. Trong các hiệp định song phương và đa phương các bên kí kết đã giành cho nhau các thương quyền 1,2,3 và 4 theo quy định của công ước về hàng không dân dụng quốc tế Chicago1944. Nội dung của các thương quyền đó là: Thương quyền 1: Quyền tự do bay trên lãnh thổ của các thành viên ký kết Thương quyền 2 : Quyền đậu, đỗ xuống lãnh thổ của quốc gia thành viên vì lý do phi thương mại ( sửa chữa,bảo dưỡng, tránh thiên tai, bất khả kháng, tiếp nhiên liệu,..) Thương quyền 3: Quyền lấy hành khách, hàng hoá, thư tín chuyên chở từ quốc gia của nhà khai thác được chỉ định tới lãnh thổ nước thành viên. Thương quyền 4: Quyền lấy hành khách, hàng hoá, thư tín trên lãnh thổ của các nước thành viên về nước của người khai thác. Vận chuyển hàng hoá và dịch vụ phục vụ hàng XNK của VNA 52 Ngoài ra thương quyền 5 còn được kí kết với một số quốc gia như Pháp, Nga, Hong Kong, Thái Lan..thương quyền này cho phép nhà khai thác nhận hành khách, hàng hoá, thư tín ở nước đối tác đến bất kì một quốc gia thứ 3 nào, và quyền chuyên chở hàng hoá, hành khách từ bất kỳ một nước thứ 3 nào tới nước đối tác. Trong hiệp định đa phương về hợp tác vận tải hàng không tiểu vùng giữa Campuchia, Lào, Mianma,Việt Nam, các quốc gia đã cam kết hợp tác, phối hợp toàn diện và thông qua các giải pháp nhằm thực hiện tự do hoá vận tải hàng không giữa các nước thành viên. Nội dung chủ yếu của bản hiệp định là: - Các nước được khai thác không hạn chế các thương quyền 3,4,5, tải cung ứng, tần suất bay, không hạn chế số lượng các hãng hàng không được chỉ định. Không hạn chế các điểm đến, điểm xuất phát, điểm giữa thuộc tiểu vùng, tuy nhiên các hãng hàng không chỉ được khai thác đến các sân bay quốc tế của các nước đối tác. - Mạng lưới văn phòng đại diện, đại lý được thiết lập không hạn chế trên lãnh thổ của các nước đối tác. - Không hạn chế hoạt động khai thác vận chuyển thương mại không thường lệ tùy thuộc qui chế xin phép của mỗi nước. - Cho phép liên doanh các hình thức hợp tác khác giữa các hãng hàng không được chỉ định thuộc tiểu vùng. - Không được quyền khai thác thương quyền bay nội địa Nhìn chung quá trình hợp tác quốc tế theo hướng tự do hoá vận tải hàng không là một kết quả mang tính tất yếu khách quan của quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá nền kinh tế thế giới nói chung và ngành vận tải hàng không quốc tế nói riêng. Xuất phát từ vị trí, vai trò, và nhu cầu nội tại với tư cách là một ngành kinh tế kỹ thuật dịch vụ, hợp tác quốc tế vận tải hàng không sẽ thúc đẩy giao Vận chuyển hàng hoá và dịch vụ phục vụ hàng XNK của VNA 53 lưu công cộng, thương mại quốc tế, đầu tư phát triển kinh tế xã hội nhằm tạo một môi trường cạnh tranh thích hợp nhất, điều kiện phát triển tốt nhất cho lực lượng vận tải hàng không. Tự do hoá vận tải hàng không từng bước giúp cho nhà nước cắt giảm và tiến tới xoá bỏ trợ cấp cho hoạt động vận chuyển trong nước và cạnh tranh quốc tế của các hãng hàng không quốc gia, làm tăng cơ hội sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng không của người tiêu dùng, phục vụ tốt hơn yêu cầu của các ngành kinh tế khác, đồng thời thúc đẩy phát triển các dịch vụ về sân bay, quản lý bay và các dịch vụ hỗ trợ khác. Tuy nhiên, thực hiện hợp tác quốc tế theo xu hướng tự do hoá, ngành hàng không của các nước kém phát triển phải đương đầu với những mặt trái của nó. Nếu việc tự do hoá không được tiến hành theo những bước thích hợp phù hợp với trình độ phát triển và tình hình cụ thể của từng giai đoạn, tự do hoá sẽ có tác động tiêu cực làm suy giảm lực lượng vận tải hàng khôngquốc gia. 2. Các hợp đồng liên doanh liên kết phục vụ chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu của Vietnam Airlines.(20) Vietnam airlines được thành lập năm 1994 với số vốn ban đầu khoảng 30 triệu USD, với đội máy bay gồm các loại máy bay của Liên Xô cũ như TU134, TU154, AN 2, YAK 40, YAK 42,IL 76. Đến nay đội bay của Vietnam airlines gồm toàn những máy bay hiện đại như B777, B767, A320, ATR 72...với mạng đường bay đến tất cả các châu lục trên thế giới, đó là một sự tiến bộ lớn của toàn ngành hàng không dân dụng Việt Nam nói chung và của Vietnam Airlines nói riêng. Đóng góp một phần vào sự phát triển đó là chiến lược hợp tác liên doanh liên kết với các tập đoàn kinh tế, các hãng hàng không lớn trên thế giới. Trong đó Vận chuyển hàng hoá và dịch vụ phục vụ hàng XNK của VNA 54 các hợp đồng liên doanh liên kết phục vụ phát triển chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu của Vietnam Airlines gồm: - Các công ước, hiệp định hàng không với các thương quyền 3 và 4 tạo cơ sở cho việc chuyên chở hàng hoá quốc tế. - Công ty liên doanh TNHH dịch vụ hàng hoá Tân Sơn nhất (TCS) là liên doanh với công ty dịch vụ hàng hoá Singapore với tổng vốn đầu tư là 13 triệu USD, vốn pháp định là 4,5 triệu USD, Việt Nam góp 55% vốn pháp định. Thời gian hoạt động của liên doanh là 25 năm, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp là cung cấp các dịch vụ phục vụ hàng hoá bao gồm cả dịch vụ vận chuyển và giao nhận hàng hoá. Hệ thống kho hàng của TCS hiện đại nhất Đông Dương. Trong thời gian tới, Công ty dịch vụ hàng hoá Nội Bài cũng đựơc ra đời dựa trên mô hình của TCS. - Công ty liên doanh TNHH giao nhận hàng hoá hàng không là liên doanh với công ty giao nhận hàng hoá hàng không CONOIKE của Nhật, tổng số vốn đàu tư là 500000 USD, vốn pháp định là 400.000USD - Vietnam Airlines cũng ký các hợp đồng đại lý với các công ty vận tải và giao nhận đa phương thức như: European Freight Consul, First Orient Cargo Corp, Cosco International Air Freight, Pacific Cargo Management. Inc, trong nước thì có SAFI, Vinatrans, Vietfracht, Vitaco, Saigon shipping.Co. - Ngoài ra, không chỉ dừng lại ở những tuyến bay thẳng, Vietnam Airlines còn kí hợp đồng vận tải trực tiếp với các công ty vận tải ôtô ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Châu Úc để đảm bảo hàng hoá của khách hàng đến được tận nơi theo yêu cầu. Vận chuyển hàng hoá và dịch vụ phục vụ hàng XNK của VNA 55 - Vietnam Airlines còn liên danh với các hãng hàng không lớn trên thế giới như Cathay Pacific, Korean Air, Asian Airlines..để vận chuyển hàng hoá đến khắp nơi trên thế giới. Nhìn chung các hợp đồng hợp tác liên doanh của Vietnam airlines với những tiện ích dịch vụ mà hãng đã và đang cung cấp đã góp phần thúc đẩy phát triển vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không đặc biệt là hàng hoá xuất nhập khẩu. IV. Thực trạng vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của Vietnam Airlines. Do tiềm lực kinh tế còn yếu, Vietnam airlines chưa có được loại máy bay chuyên dùng chở hàng hoá như các hãng hàng không lớn trên thế giới. Việc kinh doanh vận tải hàng hoá của Vietnam airlines hoàn toàn thực hiện trên các chuyến bay chở khách, tải cung ứng theo mạng bay thường lệ dựa trên đội máy bay khai thác hiện có. Điều n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfVận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của vietnam airlines.pdf
Tài liệu liên quan