Đề tài Vận dụng một số phương pháp Thống kê để nghiên cứu tình hình vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng ở Thủ đô Hà Nội giai đoạn 1995 - 2002

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VỐN ĐẦU TƯ CHO CƠ SỞ HẠ TẦNG

 Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1995-2002. 33

1. Tình hình đầu tư xây dựng Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của

 Hà Nội trong thời gian qua. 33

2 . Đánh giá tình hình đầu tư phát triển một số lĩnh vực

quan trọng trong hệ thống Cơ sở hạ tầng Thủ đô

 giai đoạn 1995-2002. 38

 2.1. Lĩnh vực Giao thông, vận tải. 38

2.2. Lĩnh vực Cấp - thoát nước đô thị. 41

2.3. Đối với lĩnh vực Nhà ở. 45

2.4. Đối với lĩnh vực VH-NH. 46

2.5. Lĩnh vực Ytế-TDTT. 48

II. PHÂN TÍCH MỘT SỐ XU HƯ¬ỚNG BIẾN ĐỘNG CƠ BẢN CỦA

VỐN ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN 1995-2002. 49

 

1. Tình hình biến động chung của vốn đầu t¬ư Cơ sở hạ tầng

Thủ đô Hà Nội thời gian qua. 49

2. Phân tích một số xu hướng biến động cơ bản của tổng vốn

đầu tư Cơ sở hạ tầng của Thủ đô Hà Nội trong thời gian qua. 52

2.1. Hàm xu thế Tuyến tính. 53

2.2. Hàm xu thế dạng Mũ. 55

2.3. Hàm xu thế Parabol. 56

2.4. Hàm xu thế bậc Ba. 57

3. Dự đoán Thống kê ngắn hạn. 58

3.1. Dự đoán cho năm 2003. 58

3.2. Dự đoán cho năm 2004. 58

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÁC

 LĨNH VỰC TRONG HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG THỦ ĐÔ. 59

1. Chỉ tiêu khối lượng: 59

2. Chỉ tiêu chất lượng. 59

2.1. Đánh giá kết quả chung. 59

 2.2. Đánh giá kết quả từng lĩnh vực. 61

IV. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO ĐẦU

TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI. 69

 1. Định hướng đầu tư phát triển Cơ sở hạ tầng 69

1.1. Định hướng chung: 69

1.2. Định hướng cụ thể từng lĩnh vực. 69

 2. Những giải pháp cho việc phát triển hệ thống

Cơ sở hạ tầng thủ đô. 71

2.1. Giải pháp về vốn cho đầu tư Cơ sở hạ tầng thủ đô. 71

2.2. Giải pháp về xây dựng Cơ sở hạ tầng Thủ đô. 72

KẾT LUẬN 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

 

 

 

doc81 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng một số phương pháp Thống kê để nghiên cứu tình hình vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng ở Thủ đô Hà Nội giai đoạn 1995 - 2002, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điều này đã gây tác động xấu tới đời sống và sản xuất của người dân Thủ đô. Không những thế còn ảnh hưởng tới sự ô nhiễm môi trường và giao thông đô thị. Không chỉ trong mùa mưa mà cả ngay cả bình thường, các khu dân cư sống cạnh các khu công nghiệp và các nhà máy hoá chất, các bệnh viện và trung tâm y tế ở Thủ đô còn có chung một hệ thống thoát nước. Việc nước thải từ những nơi này ra ngoài môi trường một cách tự do mà chưa được xử lý là một điều rất khó chấp nhận ở một Thủ đô của một đất nước. Hà Nội được mệnh danh là: (Thủ đô của những con sông), các con sông chảy qua nội thành như sông Hồng, sông Đuống, sông Nhuệ. Bên cạnh những con sông lớn này còn có những con sông nhỏ khác như sông Kim ngưu, Lừ, Sét và sông Tô lịch đã gắn liền với sự hình thành và phát triển của miền đất Thăng Long. Nhưng ngày nay vẻ đẹp của những con sông này đâu còn mà thay vào đó là tác dụng như một hệ thống thoát nước cho Thành phố với tổng chiều dài của bốn con sông chảy trong Thành phố khoảng 40km. Hệ thống ao, hồ ở Hà Nội cũng là một nét đặc trưng, nhưng giờ đây nhiều khi nó cũng là nơi thu nhận nước thải từ các khu dân cư xung quanh, mất dần đi vẻ đẹp và sự điều hoà khí hậu cho Thành phố. Trước tình hình của vấn đề thoát nước đô thị hiện nay, chính quyền Thành phố đã có kế hoạch tu bổ, cải tạo và xây dựng lại hệ thống thoát nước cho Thủ đô. Năm 2000, dự án thoát nước giai đoạn I đã đi vào hoạt động. Dự án bao gồm cải tạo và xây dựng lại hệ thống cống thoát nước trong nội thành với mặt cắt lớn đảm bảo thoát nước nhanh. Xây dựng các đập chứa nước thải tại các khu vực ngoại thành, đây sẽ là nơi thu hút toàn bộ lượng nước thải trong khu vực nội thành, được xử lý theo công nghệ hiện đại rồi được sử dụng tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp cho các huyện ngoại thành . Qua đây, ta có thể thấy được sự xuống cấp của hệ thống thoát nước của Thủ đô Hà Nội hiện nay, đã đến lúc phải có sự thay đổi đồng bộ cả hai lĩnh vực: Cấp – Thoát nước vì sự phát triển kinh tế cuả Thủ đô. 2) Hệ thống Giao thông Thủ đô. Hà Nội với vị trí địa lý quan trọng trong vùng Đồng bằng châu thổ Sông Hồng, là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, nơi hội tụ của các tuyến đường quốc lộ như: 1A, 2, 3, 5, 6, 32. Hà Nội cũng đồng thời là đầu mối giao thông đường sắt trong đó có các đường sắt quan trọng như: + Tuyến đường sắt Bắc – Nam. + Tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội – Lào Cai – Vân Nam. + Tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng. Mạng lưới giao thông đô thị vừa là xương cốt quyết định hình hài, quy mô, vừa là hệ tuần hoàn duy trì thúc đẩy nhịp sống của sự tăng trưởng kinh tế – xã hội của đô thị. Theo kết quả điều tra năm 1995, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 1500km đường liên tỉnh và liên huyện với 7,8 triệu m2 đường. Trong đó +Đường dải thảm chiếm 21,2%. +Đường nhựa bán thâm nhập chiếm 39%. +Đường đá chiếm 14%. +Đường đất chiếm 25,8%. Mặc dù vậy, vẫn còn một thực trạng thường xuyên xảy ra trên các tuyến đường trong khu vực nội thành, đó là sự tắc nghẽn giao thông, gây cản trở đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân Thủ đô. Nổi cộm nên như các nút giao thông: Ngã tư sở; Ngã tư vọng; Ngã tư Chùa bộc... Hiện tượng tắc nghẽn giao thông ngoài những nguyên nhân như do hệ thống đường giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu, do tình trạng thiếu ý thức của người dân còn có nguyên nhân quan trọng khác đó là sự gia tăng nhanh chóng của các loại phương tiện tham gia giao thông. Theo số liệu thống kê của Cục thống kê Hà Nội thì: năm 1995 toàn Thành phố có 9190 xe ô tô do địa phương quản lý, trong đó có 4992 xe trở hàng hoá, 2159 xe trở khách, 700 xe thô xơ, 1258 xe lam tham gia giao thông trên địa bàn Thủ đô. Năm 2001 con số này là 9565 xe, trong đó có 6291xe trở hàng hoá, 2720 xe trở khách, 504 xe thô xơ và 50 xe lam. Do nhu cầu đi lại cuả người dân ngày một lớn, việc gia tăng các phương tiện giao thông là điều dễ hiểu. Nhưng trên thực tế số xe mô tô và xe gắn máy một vài năm gần đây tăng với tốc độ quá nhanh, theo tính toán thì mỗi gia đình ở khu vực nội thành là xấp xỉ 2 xe/gia đình, thêm vào đó là số lượng xe ở các tỉnh xung quanh vào Thủ đô là rất lớn, tạo nên dòng người và xe quá mức cho phép. Vấn đề đặt ra cho Thành phố phải nâng cấp, sưả chữa và xây dựng mới các công trình giao thông đường bộ. Hiện nay Thành phố mới chỉ có 2 cầu vượt là tại nút giao thông Ngã tư vọng và nam cầu Chương dương. Trong năm tới,Thành phố Hà Nội sẽ khởi công xây cầu vượt Thanh Trì và cầu vượt tại nút giao thông Ngã tư sở, đặc biệt là công trình cầu vượt Thanh Trì được coi là công trình thế kỷ, cầu có chiều dài khoảng 13000m nối quốc lộ 1A với đường 5 đi Hải Phòng với số vốn đầu tư khoảng 410 triệu USD. Việc xây dựng cầu Thanh Trì có ý nghĩa hết sức to lớn, sẽ mở ra cơ hội phát triển kinh tế – xã hội cho các khu dân cư xung quanh. Cùng với việc mở rộng hệ thống giao thông đô thị trong những năm qua nhằm góp phần giảm ắch tắc giao thông thì chính quyền Thành phố cũng đầu tư mạnh mẽ hệ thống giao thông công cộng. Theo số liệu thống kê thì năm 2002 tổng số ô tô chở khách trên địa bàn Thành phố là 853 chiếc trong đó có 412 xe Bus; ngoài ra còn có khoảng 2500 xe Taxi (khoảng 1700 xe có đăng ký) đang hoạt động trong khu vực Thành phố. Riêng xe tải hạng nặng chỉ được phép hoạt động cuối ngày. Với những lỗ lực của Thành phố Hà Nội trong những năm qua, hệ thống giao thông đường bộ đã và đang được cải thiện đáng kể, từng bước dứt điểm ùn tắc giao thông . Đối với đường hàng không, toàn Thành phố có 3 sân bay: Sân bay Nội Bài; sân bay Gia Lâm và sân bay Bạch Mai chỉ phục vụ trong nội địa. Trong 3 sân bay trên thì sân bay quốc tế Nội Bài là lớn nhất. Trong mấy năm qua đã đầu tư và xây dựng lại để trở thành sân bay hiện đại trong khu vực, đáp ứng yêu cầu của khách quốc tế. Sân bay Nội Bài có đường băng chính là 3200*45m và 1000m2 nhà ga, công suất bay là 1.000.000 hành khách /năm, còn sân bay Gia Lâm và sân bay Bạch Mai chỉ phục vụ trong nội địa. Qua thực trạng trên ta thấy rằng, hệ thống giao thông đô thị đang biến đổi từng ngày và trở nên văn minh hơn. Nhưng nhìn chung, hệ thống giao thông vẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế hiện nay ở Hà Nội, nếu không có sự đột phá và biến đổi về chất trong việc giải quyết giao thông đô thị thì càng ngày chúng ta càng lạc hậu so với khu vực và trên Thế giới. Điều đó được thể hiện thông qua bảng so sánh sau : Bảng 1: So sánh Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị của Hà Nội với mức trung bình của nước ngoài: STT Số liệu kỹ thuật(nội thành) Tỷ trọng So với nước ngoài 1 GIAO THÔNG -Số đường bị rạn nứt 35% 20% 2 Cấp nước -Số dân nội thành được cấp nước sạch. -Tiêu chuổn dùng nước sạch bình quôn người. -Tỷ lệ thất thoát nước. 80% 100 lít/ngày đêm 50% 95% 150 lít/ngày đêm 20%-25% 3 Thoát Nước -Số lượng cống so với yêu cầu. -Chiều dài bình quôn ống cống/diện tích xây dựng. 40% 60m/ha 30% 100m/ha Theo số liệu so sánh ta thấy rằng, nhiều chỉ tiêu Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực, như so với Thủ đô Bangkocs của Thái Lan với diện tích khoảng 1500 km2, dân số 10 triệu người. Nhưng có một hệ thống giao thông đô thị rất phát triển, theo quy hoạch, tổng số đường cao tốc là 750 km, tính đến năm 1999 đã thực hiện được 19% đường cao tốc trong nội đô, 36% đường vành đai, 1000km đường đô thị. Nhưng với những gì mà Thủ đô Hà Nội đã làm được, ta hoàn toàn tin tưởng, lạc quan vào sự phát triển của hệ thống giao thông đô thị, đặc biệt trong thời gian sắp tới Hà Nội diễn ra nhiều sự kiện Chính trị-Văn hoá-Thể thao quan trọng trong nước và khu vực, đặc biệt là đại hội TDTD Đông nam á-Sea Games 22, đó sẽ là dịp để giới thiêu với bạn bè quốc tế về Đất nước và con người Việt Nam. 3) Thực trạng Cơ sở hạ tầng của lĩnh vực Nhà ở . Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của vấn đề dân số, vấn đề nhà ở trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô hiện nay. Bên cạnh việc quy hoạch lại hệ thống giao thông đô thị, vấn đề di dân thuộc các đối tượng lằm trong diện phải di dời bắt buộc đòi hỏi phải được sắp xếp lại. Đứng trước vấn đề bức xúc về vấn đề nhà ở, Thành phố đã có chiến lược xây dựng các khu đô thị mới tại các vùng ven đô như: khu đô thị mới Linh Đàm; Định Công; Pháp Vân Vốn đầu tư cho các khu đô thị mới này chủ yếu từ ngân sách Nhà nước và của các chủ đầu tư khác, với số vốn hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm. Việc xây dựng các khu đô thị mới này sẽ giải quyết được phần nào vấn đề nhà ở cho Thành phố hiện nay nhằm giảm bớt ắch tắc giao thông, an ninh xã hội cũng đảm bảo hơn. 4) Cơ sở hạ tầng của lĩnh vực Văn hoá - Nghệ thuật . Kinh tế Thủ đô ngày một phát triển mạnh mẽ, năm sau đạt tốc độ cao hơn năm trước, đời sống nhân dân cũng ngày càng được nâng cao về vật chất và tinh thần. Khi đời sống vật chất của người dân Thủ đô ngày một cao hơn thì việc xuất hiện những nhu cầu về lĩnh vực tinh thần là tất yếu. Hơn nữa, trong quá trình mở cửa hội nhập kinh tế thì việc phải chấp nhận các luồng văn hoá từ bên ngoài vào Việt Nam là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt với Thủ đô Hà Nội, là nơi luôn đi đầu trong vấn đề mở cửa, sự mai một trong các giá trị truyền thống văn hoá có nguy cơ báo động. Đứng trước những nhu cầu và nguy cơ như trên, Hà Nội đã có kế hoạch phát triển kinh tế Thủ đô mà không mất đi những truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc. Bằng việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trong lĩnh vực văn hoá - nghệ thuật. Trong những năm qua, Thành phố đã đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí, các công viên, các nhà văn hoá, cung thiếu nhi. Trong lĩnh vực nghệ thuật hiện Thành phố có 6 rạp hát với các trang thiết bị được đầu tư hiện đại, tương ứng với 6 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp. Doanh thu trong lĩnh vực này cũng ngày một tăng: năm 1995 là 3370 triệu đồng, năm 1999 là 6474triệu đồng, năm 2000 là 7041 triệu đồng. Trong lĩnh vực Văn hoá cũng có nhiều sự đổi thay theo hướng tích cực. Toàn Thành phố có khoảng 11 thư viện lớn với số đầu sách khoảng 350000 bản. Số rạp chiếu bóng là 10 rạp với số buổi biểu diễn là 2586 buổi chiếu thu hút 667000 lượt người xem, năm 2000 đạt doanh thu là 1553triệu đồng, năm 2001 là 3137 triệu đồng. Đặc biệt sắp tới (năm 2010) Hà Nội sẽ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, ngay từ bây giờ công tác chuẩn bị cho ngày hội rất chu đáo để mọi người trong và ngoài nước có điều kiện hiểu biết về Hà Nội hơn, mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc. 5) Lĩnh vực Y tế-Thể dục thể thao. Xã hội phát triển, môi trường suy thoái thì vấn đề về y tế sức khoẻ cũng ngày được quan tâm nhiều hơn các câu lạc bộ thể dục thể thao ngày càng phát triển rông rãi. Trong năm 2003 Hà Nội sẽ đón mừng sự kiện SEAGAMES 22 đây là đại hội thể dục thể thao lớn nhất trong khu vực, đón nhận khoảng 6000 vận động viên tham gia tranh tài và hàng trăm nghìn lượt người xem thi đấu đến từ nước ngoài. Việc đầu tư cho lĩnh vực thể dục thể thao để xây dựng các sân vận động, nhà thi đấu đang được tiến hành gấp rút để kịp tiến độ. Như khu liên hợp thể dục thể thao Nhổn, nhà thi đấu Sóc sơn, Gia lâm, thu hút hàng nghìn tỷ đồng cho việc xây dựng cơ sở vật chất và lắp đặt các trang thiết bị cho công trình. Có thể nói, Cơ sở hạ tầng Thủ đô Hà Nội trong những năm qua rất được quan tâm và đầu tư mạnh mẽ, nhưng thực tế vẫn còn lạc hậu so với các nước trong khu vực. Nhưng những gì mà Thành phố đã làm được là rất đáng khích lệ và có ý nghĩa to lớn, bởi vì trong điều kiện như nước ta hiện nay còn nghèo, còn thiếu thốn mọi mặt, mọi lĩnh vực cần được đầu tư mà ngân sách lại hạn hẹp. Chúng ta vẫn tin vào sự phát triển của Thủ đô Hà Nội và đất nước trong tương lai không xa. CHƯƠNG III VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VỐN ĐẦU TƯ CSHT CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI. I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VỐN ĐẦU TƯ CHO CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở THỦ ĐÔ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 1995-2002. 1. Tình hình đầu tư xây dựng Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội trong thời gian qua. Hà Nội được xác định là trung tâm kinh tế – chính trị-xã hội và văn hoá của cả nước. Nhận thức được vai trò này, Chính phủ Việt Nam cùng Đảng bộ và Nhân dân Thành phố Hà Nội đã có sự đổi mới cả về tư duy lẫn hình thức nhằm mục tiêu phát triển đồng bộ kinh tế – xã hội, hoà nhập với sự phát triển chung của đất nước và khu vực, thu hẹp dần khoảng cách lạc hậu.. Một trong những sự thay đổi đó là cải cách nền hành chính, xóa bỏ dần chế độ tập bao cấp bằng cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN, mở cửa thông thương với Thế giới bên ngoài. Cùng với sự thay đổi, cải cách về mặt hành chính thì hệ thống Cơ sở hạ tầng cũng cần phải thay đổi theo để đảm bảo yêu cầu khách quan: “Cơ sở hạ tầng phải phù hợp với kiến trúc thượng tầng”. Sự cải cách và mở cửa đó cũng không lằm ngoài mục đích thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Thủ đô. Nhờ đó mà nền kinh tế Thủ đô đang ngày một sôi động, các hoạt động thương mại sản xuất, các hoạt động về văn hoá-xã hội cũng đang ngày một văn minh, hiện đại hơn. Cùng với quá trình đô thị hoá và đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH Thủ đô, hệ thống Cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng đang được tập trung cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới, quy hoạch theo vùng để tận dụng những điều kiện thuận lợi của từng nơi đảm bảo sao cho: vừa có được sự tăng trưởng cao mà vẫn giải quyết được các vấn đề về xã hội, môi trường. Theo đánh giá thực trạng Cơ sở hạ tầng của Thành phố Hà Nội ở trên ta thấy rằng: mặc dù đã trở thành Thủ đô từ lâu, nhưng nói chung các Cơ sở hạ tầng vẫn còn rất lạc hậu. Một mặt do hậu quả của chiến tranh để lại, một mặt do tồn tại trong cơ chế tập trung bao cấp một thời gian dài, làm triệt tiêu các động lực phát triển kinh tế – xã hội, Cơ sở hạ tầng không được quan tâm một cách đúng mức, mà còn ngày một xuống cấp nghiêm trọng. Nhiệm vụ đặt ra cho chính quyền Thành phố lúc này phải nhanh chóng khôi phục, sửa chữa, cải tạo và nâng cấp, đặc biệt là trong lĩnh vực: Giao thông đô thị, Cấp thoát nước đô thị. Nắm được vấn đề đó, Đảng và Nhà nước cùng các cơ quan lãnh đạo Thành phố đã đề mục tiêu cụ thể: bước sang năm 2003, Thành phố giải quyết dứt điểm các vấn đề rắc rối của vấn đề Giao thông đô thị, từng bước nâng cấp và cải tạo hệ thống cấp, thoát nước và một số lĩnh vực khác như: vấn đề nhà ở, y tế, thể dục thể thaođặc biệt trong năm nay Thành phố sẽ đón chào nhiều sự kiện thể thao quan trọng trong nước và trong khu vực. Để thực hiện được những mục tiêu trên, khó khăn trước mắt và lớn nhất là vốn đầu tư cho các lĩnh vực này còn quá hạn hẹp trong khi đó lượng vốn đầu tư cần cho lĩnh vực này lại rất lớn, mà Ngân sách Nhà nước thì có hạn và phải phân bổ cho nhiều lĩnh vực khác. Do đó, để giải quyết khó khăn về vốn đầu tư xây dựng và phát triển Cơ sở hạ tầng theo điều 5 của điều lệ quản lý xây dựng cơ bản đã nêu rõ, ban hành kèm theo nghị định 385/HĐBT (7/11/1990) của Hội đồng Bộ trưởng đã nêu rõ: “Các dự án đầu tư xây dựng Cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuộc đối tượng dự án do Ngân sách cấp phát vốn đầu tư ’’. Đối với nguồn vồn đầu tư phát triển chính thức ODA theo thông tư 1995 TC/ĐT (8/12/1995) quy định: Nguồn vốn ODA là khoản vay nợ nước ngoài của Chính phủ, vì vậy toàn bộ tiền vay phải cân đối vào Ngân sách Nhà nước, trách nhiệm thuộc Bộ tài chính. Vì vậy khi cấp phát vốn đầu tư cho Cơ sở hạ tầng thì có thể xem trong đó có cả vốn từ nguồn ODA. Qua số liệu thực tiễn cho thấy trong những năm 1993-1994, tỷ trọng vốn đầu tư cho Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chiếm từ 75%-80% trong tổng vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng của Thành phố Hà Nội. Trong giai đoạn từ 1995-1998 lượng vốn đầu tư cho Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chiếm một tỷ trọng rất ổn định, không có sự đột biến lớn (45%-50%); năm 1999-2002 (30%-35%). Mặc dù tỷ trọng này có giảm qua các năm nhưng về số tuyệt đối thì vẫn tăng. Có được điều đó cho thấy, do trước năm 1986, hệ thống Cơ sở hạ tầng Thủ đô hết sức lạc hậu và xuống cấp do hậu quả của chiến tranh để lại, và sau đó đất nước lại rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế 1998, nên việc đầu tư cho lĩnh vực Cơ sở hạ tầng ít có điều kiện. Trước đó, năm 1986 nước ta thực hiện chính sách mở cửa, thông thương với bên ngoài, đồng thời kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài vào xây dựng phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô trong đó có lĩnh vực Cơ sở hạ tầng, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô, phấn đấu đến năm 2010, Hà Nội trở thành Thủ đô hiện đại, văn minh trong khu vực. Thực hiện chiến lược phát triển chung đó, Hà Nội tiên phong đi trước trong việc phấn đấu xây dựng một hệ thống Cơ sở hạ tầng vững mạnh thông qua việc đầu tư vồn trích từ Ngân sách của Thành phố cho các lĩnh vực quan trọng trong hệ thống Cơ sở hạ tầng. Số liệu cụ thể được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1: Số liệu vốn đầu tư phát triển Cơ sở hạ tầng từ Ngân sách Thành phố. 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 GT-VT 93465 203415 163831 118322 162897 250749 264646 610360 Cấp-Thoát nước 47248 83120 219240 431005 484847 277537 242952 441385 Nhà ở 3466 2943 18482 33135 9743 - 73204 198066 VH-NT 19892 6250 35083 37940 49766 109000 99254 31422 Y tế-TDTT 23923 7265 25315 25866 21815 52855 33963 154850 Khác 17483 21377 39060 57394 68335 76276 88213 107725 Tổng số 205837 324370 501011 703662 797385 766417 802232 1543808 Nguồn số liệu: Niên giám Thống kê 1999, 2002; Cục thống kê Hà Nội. Để thấy rõ sự biến động của vốn đầu tư cho các lĩnh vực thuộc hệ thống Cơ sở hạ tầng Thủ đô Hà Nội, ta lập bảng tính tỷ trọng vốn đầu tư của các lĩnh vực đó so với tổng vốn đầu tư. Qua số liệu tính toán tổng hợp ở trên ta thấy rằng vốn đầu tư cho Cơ sở hạ tầng thuộc lĩnh vực Giao thông, vận tải và Cấp – thoát nước luôn chiếm một lượng lớn, cả về số tương đối và tuyệt đối qua các năm. Nếu xét trong từng giai đoạn nhỏ hơn thì có thể thấy rằng: giai đoạn từ 1995-1996 thì vốn đầu tư cho nghành Giao thông-vận tải lớn hơn nghành Cấp – thoát nước. Bởi trong giai đoạn này, Hà Nội đang tập trung sửa chữa, cải tạo nâng cấp và xây dựng nhiều tuyến đường mới, các công trình giao thông phúc lợi xã hội. Nhưng đến giai đoạn 1997-2000 thì tỷ lệ cao này lại nhường chỗ cho nghành Cấp – thoát nước đô thị, trong giai đoạn này dự án thoát nước giai đoạn I đi vào hoạt động. Đến giai đoạn 2001-2002 thì tỷ lệ dành cho hai nghành gần như ngang nhau, với một tỷ lệ ổ định. Các lĩnh vực khác như: Sự nghiệp nhà ở, VH-NT,Ytế-TDTT chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng Thủ đô, nhưng mặc dù vậy xu hướng chung của các lĩnh vực này lại ngày một tăng (cả số tương đối và tuyệt đối). Số liệu thực tế trên đã phản ánh đường lối đúng đắn của Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, bởi hai lĩnh vực Giao thông, vận tải và Cấp – thoát nước là hai lĩnh vực quan trọng nhất trong hệ thống Cơ sở hạ tầng của Thủ đô cũng như của mọi quốc gia khác. Đây là hai lĩnh vực công cộng, mang tính chất phúc lợi xã hội, đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn, liên quan trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh, đến các hoạt động của đời sống và xã hội Thủ đô, nhưng lại là lĩnh vực mà khu vực tư nhân không tham gia hoặc rất ít khi tham gia đầu tư vào. Hơn nữa quá trình đô thị hoá là tất yếu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô, mà để cho quá trình đô thị hoá diễn ra theo chiều hướng tích cực thì trước mắt phải có một hệ thống Cơ sở hạ tầng của các lĩnh vực Giao thông-vận tải và Cấp-Thoát nước đồng bộ và hiện đại. Vì vậy, quá trình xây dựng Cơ sở hạ tầng giao thông và các lĩnh vực khác trong quá trình đô thị hoá ở các nước đang phát triển và cũng như ở Việt Nam hiện nay là gánh nặng nhân đôi bởi vì: + Vừa phải cải tạo cái hiện có vốn rất lạc hậu và yếu kém . +Vừa phải xây dựng các cơ sở mới. Nhận biết được sự yếu kém và lạc hậu chung này, nhưng trong từng lĩnh vực cụ thể thì có cách giải quyết khác nhau, do đó cần có sự đánh giá chính xác trong từng lĩnh vực để thấy được những công việc cần làm. 2 . Đánh giá tình hình đầu tư phát triển một số lĩnh vực quan trọng trong hệ thống Cơ sở hạ tầng Thủ đô giai đoạn 1995-2002. 2.1 Lĩnh vực Giao thông, vận tải. Đây là lĩnh vực thường chiếm một tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng Thủ đô, bởi vì xuất phát từ đặc điểm của Cơ sở hạ tầng lĩnh vực Giao thông, vận tải mà lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực này ngày một tăng theo thời gian. Điều đó được thể hiện qua biểu đồ sau: 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 GT-VT 93465 203415 163831 118322 162897 250749 264646 610360 Biểu đồ 1: Biểu diễn sự biến động của vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng nghành Giao thông-vận tải giai đoạn 1995-2002. Trong giai đoạn này Nhà nước, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã tiến hành sửa chữa nâng cấp cải tạo và xây dựng mới hàng loạt các tuyền đường giao thông quan trọng trong Thành phố như: tuyến đường Cầu giấy-Hùng vương; đường Hoàng Quốc Việt; Thái Hà; tuyến đường Láng Hạ; tuyến đường cao tốc Thăng Long-Nội Bàivới tổng chiều dài 25km đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Đặc biệt xây dựng mới một số tuyến đường mới như: đường Đồng Tâm; đường Lê Thanh Nghị. Các nút giao thông quan trọng trong nội thành như xây dựng cầu vượt tại nút giao thông Ngã tư Vọng, nút giao thông nam cầu Chương Dương nhằm phục vụ SeaGames 22 và chiến lược phát triển giao thông đô thị để phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô. Đây là những công trình giao thông quan trọng mà Thành phố đã thực hiện được trong giai đoạn này đã góp phần làm thay đổi bộ mặt giao thông đô thị và quy hoạch sản xuất cho Thành phố Hà Nội. Theo số liệu ở bảng 2 và biểu 1 ta thấy rằng: Năm 1995 vốn đầu tư cho lĩnh vực giao thông, vận tải chiếm 41.45% trong tổng vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng Thủ đô tương ứng là 93465 triệu đồng. Đến năm 1996, con số này đã chiếm tới 62.71% tương ứng với 203415 triệu đồng, có thể nói đây là con số rất lớn đối với một Ngân sách hạn hẹp, nhưng Thành phố vẫn dành cho nghành Giao thông-vận tải một phần ngân sách tương đối lớn như vậy, đã chứng tỏ sự quyết tâm của Hà Nội đối với việc phát triển Giao thông-vận tải. Đến năm 1998 thì tỷ lệ này đã giảm xuống chỉ còn 16.82% (tương ứng với 118322 triệu đồng) do một số nguyên nhân chíng như: các công trình quan trọng đã hoàn thành, tập trung vốn cho nghành Cấp – Thoát nước đô thị, và quan trọng hơn đó là sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, đã tàn phá nặng nề Nền kinh tế – xã hội các nước này. Việt Nam mặc dù không trực tiếp nhưng cũng chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này, làm giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách giảm, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và ODA vào Việt Nam cũng giảm đáng kể, do vậy không có điều kiện cho phát triển Cơ sở hạ tầng Thủ đô. Đến giai đoạn 2000-2002 tỷ lệ vốn đầu tư dành cho Giao thông, vận tải giữ ở mức ổ định từ 30%-35% trong tổng vốn đầu tư Cơ sở hạ tầng. Đặc biệt trong năm 2002, là năm Thành phố thực hiện: “năm giao thông đô thị’’, đưa giao thông đô thị vào nề nếp, khắc phục những bấp cập trong giao thông và để chuổn bị đón chào SeaGames 22, Thành phố Hà Nội đã đầu tư từ ngân sách 610360 triệu đồng gấp 6.53 lần (516895 triệu đồng) so với năm 1995. Sự tích luỹ những yếu kém về giao thông đô thị từ thời chiến tranh và sau đó để lại, đã đòi hỏi Thành phố phải có sự thay đổi gần như toàn bộ hệ thống Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Thủ đô. Chính trong giai đoạn này (1995-2002) là giai đoạn Thành phố thực hiện bước đột phá, giao thông đô thị như được khoác một chiếc áo mới, với nhiều công trình hiện đại, bảo đảm theo tiêu chuổn quốc tế. Song để trở thành một Thủ đô hiện đại, văn minh thì đòi hỏi Thành phố còn phải cố gắng nhiều trong lĩnh vực giao thông đô thị. Những chính sách trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản ‘’ Đa dạng hoá các nguần vốn đầu tư, các hình thức đầu tư’’ trong lĩnh vực Giao thông-vận tải cần có sự đổi mới nhanh chóng, tạo ra những động lực thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, phải có được môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư . Hà Nội với lưu lượng các phương tiện giao thông hàng năm tăng khoảng 22%, trong vài năm trở lại đây đã phản ánh tính năng động kinh tế Thủ đô, cửa ngõ chính trị mậu dịch quốc tế, hệ thống đường thuỷ và đường sắt cũng được bồi dưỡng, nâng cấp, thời gian vận chuyển được rút ngắn dần, góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí. Đạt được những thành quả đó là do sự tập trung vốn đầu tư cho các dự án về hiện đại hoá giao thông tăng lên nhiều lần so với trước. Ngoài nguồn đầu tư từ Ngân sách còn có các nguồn khác như : nguồn vốn vay ưu đãi từ nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế (ODA, OECF), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dưới các hình thức khác nhau như: hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết; các dự án theo hình thức BOT, BTO và BT cũng như các nguồn vốn do dân đóng góp, với mục tiêu ‘’Nhà nước và Nhân dân cùng làm tạo ra sức mạnh tổng hợp cho sự phát triển Giao thông đô thị. Tuy vậy, hệ thống giao thông đô thị của Thành phố Hà Nội vẫn lộ rõ những tồn tại cần được giải quyết đó là: phát triển giao thông đô thị theo quy hoạch vẫn ở tình trạng chắp vá, quy hoạch thiếu sự đồng bộ dẫn đến việc thi công chồng chéo, gây lãng phí nguồn lực, xuất hiện nhiều khó khăn trong việc tạo mặt bằng xây dựng. Thiếu vốn, thiếu công nghệ hiện đại, lại yếu kém trong kỹ thuật thi công nên chất lượng các công trình cầu cống, đường xácòn quá kém so với yêu cầu, tốc độ hư hỏng, xuống cấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docS0018.doc
Tài liệu liên quan