Đề tài Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ 3G của Công ty Viễn thông Viettel

MỤC LỤC

 

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 01

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 01

2. Mục tiêu nghiên cứu 01

3. Phạm vi nghiên cứu 01

4. Phương pháp nghiên cứu 02

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 03

1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp . 03

1.2. Đặc điểm của chiến lược kinh doanh . 03

1.3. Sự cần thiết và vai trò của chiến lược kinh doanh 04

1.3.1 Sự cần thiết phải xác định và thực hiện chiến lược kinh doanh 04

1.3.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh 04

1.4. Các cấp chiến lược trong doanh nghiệp 06

1.5. Các loại chiến lược . 06

1.6. Quy trình chiến lược 07

1.6.1 Xác định mục tiêu . 07

1.6.2 Phân tích chiến lược . 07

1.6.3 Lựa chọn chiến lược . 08

1.6.4 Thực hiện triển khai chiến lược . 10

1.7. Tầm quan trọng của xây dựng chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp 10

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL VÀ THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ 3G 11

2.1 Tổng quan về Công ty Viễn thông Viettel 11

2.1.1. Thông tin chung . 11

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển . 11

2.1.3. Cơ cấu tổ chức, nhân sự . 12

a. Cơ cấu tổ chức . 12

b. Nhân sự 14

2.1.4. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ của Công ty Viễn thông Viettel . 16

a. Cơ sở hạ tầng . 16

b. Các sản phẩm dịch vụ chính 17

2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh . 18

2.2.Thực trạng kinh doanh dịch vụ 3G của Công ty Viễn thông Viettel 24

2.2.1. Khái niệm 3G 24

2.2.2. Ưu điểm của 3G so với 2G 24

2.2.3. Sự phát triển của dịch vụ 3G trên thế giới 24

2.2.4. Sự phát triển của dịch vụ 3G tại Việt Nam 27

2.2.5. Tình hình triển khai mạng 3G của các mạng di động 28

a. Vinaphone 3G 28

b. MobiFone 3G 29

c. Liên danh 3G EVN Telecom và Hanoi Telecom 30

d. Công ty Cổ phần Viễn thông Sài Gòn ( SPT) 30

e. Tổng Công ty Viễn thông Toàn Cầu ( Gtel) 30

g. Công ty Viễn thông Viettel 31

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH DỊCH VỤ 3G CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL GIAI ĐOẠN ( 2010 – 1015) 32

3.1. Xác lập tôn chỉ của Công ty Viễn thông Viettel (sứ mệnh và tầm nhìn) 32

3.2. Phân tích SWOT 33

3.2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh và nội bộ doanh nghiệp 33

3.2.1.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh 33

a. Công ty Dịch vụ Viễn thông ( GPC) 33

b. Công ty thông tin di động Việt Nam ( VMS – Mobifone) 36

c. Liên danh 3G EVN Telecom và Hanoi Telecom 39

d. Công ty Cổ phần Viễn thông Sài Gòn ( SPT) 41

e. Tổng Công ty Viễn thông Toàn Cầu Gtel ( Gtel mobile) 42

3.2.1.2 Phân tích nội bộ doanh nghiệp 43

3.2.2. Phân tích SWOT 49

3.3. Xác định mục tiêu chiến lược phát triển dịch vụ 3G 50

3.3.1 Mục tiêu chung 50

3.3.2 Các mục tiêu cụ thể 51

3.4. Hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược 51

3.4.1 Chiến lược phát triển thị trường 51

3.4.2 Chiến lược Marketing 52

a. Chiến lược sản phẩm, dịch vụ 52

b. Chiến lược giá 54

c. Chiến lược phát triển kênh phân phối 55

d. Chiến lược tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến bán hàng 56

3.5. Xác định cơ chế kiểm soát chiến lược 57

KẾT LUẬN 58

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4234 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ 3G của Công ty Viễn thông Viettel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi phí quản lý doanh nghiệp 429.090 719.971 1.617.000 1 - Chi phí quỹ viễn thông công ích 244.236 531.348 862.401 2 - Chi phí Quản lý doanh nghiệp 184.854 188.623 754.599 VI. Giá vốn hàng hoá mua vào 337.931 539.301 5.725.083 TỔNG CỘNG 9.113.508 18.257.894 33.765.474 (Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty Viễn thông Viettel) Qua bảng trên ta thấy, chi phí sản xuất hàng năm của Viettel Telecom tăng cao, nếu như năm 2007 chiếm 71% doanh thu thì năm 2009 tăng lên 79% doanh thu. Mặc dù chi phí sản xuất chung có giảm nhiều nhưng giá vốn hàng mua vào tăng cao khiến đẩy chi phí thường xuyên tăng lên. Mặt khác, chi phí cho quảng cáo truyền thông và chăm sóc khách hàng cũng tăng cao. Chi phí hàng năm tăng khiến hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp giảm dần. Điều này được lý giải bởi một số nguyên nhân sau: - Thứ nhất, thị trường viễn thông di động sắp ở giai đoạn bão hoà, sự tham gia của nhiều doanh nghiệp viễn thông khiến thị trường cạnh tranh hết sức quyết liệt buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên khuyến mại giảm giá, nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng. - Thứ hai, để phát triển khách hàng mới Doanh nghiệp buộc phải khuyến mãi bằng các gói cước tặng kèm điện thoại di động, homephone, modem khiến đẩy chi phí giá vốn hàng hoá mua vào tăng cao trong khi không có doanh thu từ các hàng hoá này tạo ra. Bảng 11: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty Viễn thông Viettel Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Doanh thu 12.748.524 25.021.920 42.575.987 Chi phí trực tiếp + SXC + Giá vốn 8.344.799 16.208.694 29.624.424 Lợi nhuận gộp 4.403.725 8.813.226 12.951.563 Chi phí bán hàng 339.619 1.329.229 2.524.049 Chi phí quản lý doanh nghiệp 429.089 719.971 1.617.000 Lợi nhuận trước thuế 3.635.017 6.764.026 8.810.514 Thuế TNDN 1.017.805 1.893.927 2.202.629 Lợi nhuận sau thuế 2.617.212 4.870.099 6.607.886 Tỷ suất lợi nhuận gộp/doanh thu 35% 35% 30% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu 21% 19% 16% ( Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty Viễn thông Viettel) Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp ta thấy trong những năm gần đây doanh nghiệp kinh doanh rất hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu luôn ở mức trên 30% (mặc dù năm 2009 có giảm so với hai năm trước). Có thể nói, chỉ sau một thời gian ngắn kể từ khi bước vào thị trường viễn thông, Viettel đã có sự phát triển thần kỳ, trở thành một trong 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và là doanh nghiệp Viễn thông lớn nhất tại Việt Nam. Viettel đã góp phần quan trọng vào việc phá vỡ thế độc quyền trên thị trường Viễn thông đã tồn tại từ nhiều năm trước, tạo ra một thị trường cạnh tranh bình đẳng. Không chỉ dừng lại ở đó, Viettel đã xây dựng lên một hạ tầng viễn thông rộng khắp cả nước, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội và tăng trưởng GDP của đất nước. 2.2. Thực trạng kinh doanh dịch vụ 3G của Công ty Viễn thông Viettel 2.2.1. Khái niệm 3G 3G (Viết tắt của third-generation technology) là công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba, cho phép truyền tải dữ liệu thoại và phi thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh,...) với tốc độ truy cập internet vượt trội lên đến 14,4Mbps. Công nghệ 3G được chia làm 2 phần: UMTS (W-CDMA); CDMA 2000. 2.2.2. Ưu điểm của 3G so với 2G Hạn chế của mạng 2G là mạng này được xây dựng chủ yếu cho các cuộc gọi điện thoại và chuyển dữ liệu tốc độ thấp. Do sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, những yếu tố này đã không còn đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng không dây. Điểm mạnh của công nghệ 3G so với công nghệ 2G là cho phép truyền , nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao cố định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau. Với công nghệ 3G, các nhà cung cấp có thể mang đến cho khách hàng các dịch vụ đa phương tiện, như âm nhạc chất lượng cao; hình ảnh video chất lượng và truyền hình số; các dịch vụ định vị toàn cầu ( GPS); E-mail; Video streaming; High-ends games,… 2.2.3. Sự phát triển của dịch vụ 3G trên thế giới Hệ thống thông tin di động thương mại đầu tiên được triển khai và đưa vào sử dụng từ những năm giữa thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Công nghệ mà các nhà mạng sử dụng là CDMA hoặc GSM. Năm 1999, liên minh Viễn thông Quốc tế ITU đã đưa ra Tiêu chuẩn Thông tin di động Quốc tế - IMT 2000 sau này gọi là 3G nhằm tiêu chuẩn hóa các hệ thống thông tin di động kỹ thuật số trong tương lai và tạo ra khả năng kết nối toàn cầu với chỉ một thiết bị. Hai tiêu chuẩn 3G được chấp nhận rộng rãi nhất theo đề nghị của ITU là CDMA 2000 và W-CDMA ( UMTS) – Được nâng cấp lên từ GSM. Quốc gia đầu tiên đưa mạng 3G vào sử dụng rộng rãi là Nhật Bản. Vào năm 2001, NTT Docomo, một gã khổng lồ trong ngành viễn thông ở Nhật, là công ty đầu tiên ra mắt phiên bản thương mại của mạng W-CDMA. Đến năm 2005, khoảng 40% các thuê bao tại Nhật Bản là thuê bao 3G, mạng 2G đang dần biến mất tại Nhật Bản. Ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc là quốc gia thứ 2 ở Châu Á phổ biến công nghệ 3G và một số lãnh thổ nhỏ như Hong Kong, Đài Loan, Singapore. Năm 2003 dịch vụ 3G bắt đầu có mặt tại Châu Âu. Tại Châu Phi, mạng 3G được giới thiệu đầu tiên ở Maroc vào cuối tháng 3 năm 2003 bởi Công ty Wana. Đến năm 2005, đã có khoảng 23 nhà mạng 3G trên toàn cầu, một vài mạng trong số đó mới chỉ được chạy thử nghiệm nhưng cũng có mạng đã được đưa vào hoạt động. Vào cuối năm 2005, công nghệ 3,5G đầu tiên trên thế giới là HSDPA đã được triển khai tại Mỹ. Với tốc độ lên tới 14,4 Mbps, HSDPA đã thực sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về tốc độ của băng rộng cho bất cứ dịch vụ di động nào: Điện thoại có hình, xem tivi trực tuyến, tải phim, tải nhạc, online,… Như vậy, công nghệ GSM của các mạng trên thế giới đang được cập nhật dần lên W-CDMA ( 3G), HSDPA ( 3,5G) Châu Á Thái Bình Dương, thị trường dịch vụ di động có dân số đông nhất thế giới và dân số trẻ chiếm tỷ lệ rất lớn. Đây được đánh giá là thị trường di động đang phát triển rất mạnh và cũng là nơi 2 công nghệ mạng di động tốc độ cao là W-CDMA và CDMA 2000 tranh giành nhau quyết liệt “từng miếng” một trong “mảnh đất” 3G màu mỡ. Đến cuối tháng 1 năm 2007 đã có 50 triệu thuê bao sử dụng công nghệ mạng thông tin di động W-CDMA tại thị trường Châu Á Thái Bình Dương và cho đến hết quý 1/2007 con số này đã tăng lên đến 56,5 triệu. Cuối quý 1 năm 2007, chỉ có Nhật Bản đảm nhiệm phục vụ hơn 76,5% khách hàng sử dụng công nghệ W- CDMA tại thị trường Châu Á Thái Bình Dương. Ngoài Nhật Bản, trong số 23,3% lượng khách hàng Châu Á Thái Bình Dương thì có 6,8% (3,8 triệu người) nằm trong phạm vi quản lý của Australia, 5,8% của Đài Loan, 3,6% của Indonesia, 2,7% của Hong Kong, 1,9% của Singapore và 2,8% của các thị trường khác. Trong khi đó CDMA 2000 sử dụng công nghệ 3G dường như lại có thị trường khách hàng phong phú và rộng rãi hơn cả, chiếm tổng số gần 136 triệu người sử dụng vào cuối tháng 3 năm 2007. Trong khi đó, hai trong số ba nhà cung cấp dịch vụ CDMA uy tín nhất trên thế giới tại Hàn Quốc đã triển khai hệ thống di động HSDPA ( 3,5G) phát triển từ công nghệ mạng W-CDMA đồng thời bổ sung mạng lưới của hơn 0,6 triệu khách hàng trong 4 tháng đầu năm 2007. Tập đoàn Telstra ở Australia cũng đóng cửa hoàn toàn mạng lưới công nghệ CDMA vào trước cuối năm 2008 để đầu quân cho thế hệ dịch vụ mới W-CDMA sử dụng công nghệ 3G. Ở Ấn Độ, những ngày tháng hoàng kim của CDMA cũng đến hồi kết sau khi Reliance đưa GSM vào thế chân. Tại Trung Quốc, sự tăng trưởng của CDMA của Unicom vẫn ổn định dựa trên kết quả của GSM trong 7 quý trước. Như vậy, sau 7 năm triển khai 3G tại Nhật, năm 2001, số lượng thuê bao 3G trên toàn cầu chỉ tăng đáng kể vào cuối năm 2005, đạt khoảng 500 triệu thuê bao. Malaysia triển khai 3G vào cuối năm 2005. Vào tháng 8 năm 2006, 7 tháng sau khi triển khai, Malaysia có 61.000 thuê bao 3G và đến tháng 3 năm 2008, đạt 250.000 thuê bao. Trong khi đó, Indonesia triển khai 3G sớm hơn Malaysia gần 2 năm – đầu năm 2004 – nhưng hiện chỉ có 90.000 thuê bao. Theo hãng nghiên cứu thị trường Pyramid Research đã ước tính tốc độ tăng trưởng hàng năm lượng thuê bao 3G ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương là 38% từ nay đến năm 2014 với đầy đủ các công nghệ như: W-CDMA(UMTS), EVDO, HSDPA, TD-SCDMA. Cũng theo hãng nghiên cứu này, số thuê bao 3G ở các thị trường đã phát triển ở Đông Bắc Á đang mất cân đối, với 56% ở Nhật Bản và Hàn Quốc vào cuối năm 2009. Tuy nhiên số thuê bao 3G còn lại sẽ dịch chuyển đến các thị trường mới nổi do sự kết hợp kịp thời giữa các sáng kiến của chính phủ, các lợi ích về chi phí vận hành và giá bán trung bình của thiết bị đang giảm giúp nâng cao tỉ lệ sử dụng 3G tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương lên gần 40% vào năm 2014. Đến năm 2014, Pyramid dự tính Australia có khoảng 27 triệu thuê bao 3G và chiếm tới khoảng 97% dân số sử dụng. Trung Quốc sẽ có khoảng 461,3 triệu thuê bao 3G, đạt tỷ lệ dân số sử dụng 3G là 42%. Riêng Việt Nam, dự đoán con số thuê bao 3G khi bước sang 2014 sẽ là 50 triệu, chiếm 42%. 2.2.4. Sự phát triển của dịch vụ 3G tại Việt Nam Ngày 5/11/2008, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hành “Hồ sơ mời thi tuyển cấp phép thiết lập mạng 3G cho 7 doanh nghiệp viễn thông đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép thiết lập mạng 2G”. Các doanh nghiệp này bao gồm: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty thông tin di động (VMS), Công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội (HaNoi Telecom), Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom), Công ty cổ phần Viễn thông di động Toàn Cầu (Gtel Mobile). Đợt thi tuyển lần này nhằm lựa chọn ra 4 doanh nghiệp, thậm chí là Liên danh giữa các doanh nghiệp trong số 7 doanh nghiệp thi tuyển để Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép và cấp tần số nhằm triển khai dịch vụ 3G tại Việt Nam. Ngày 18/02/2009, lễ tiếp nhận và mở hồ sơ thi tuyển 3G đã diễn ra tại Bộ Thông tin và Truyền thông. Tuy nhiên với 7 doanh nghiệp di động chỉ có 6 hồ sơ được nộp do EVN Telecom và HaNoi Telecom cùng liên danh thực hiện hồ sơ. Ngày 2/4/2009, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố các doanh nghiệp có giấy phép 3G là: Viettel, VNPT, VMS và liên danh EVN + HaNoi Telecom, trong đó Viettel là doanh nghiệp đạt số điểm cao nhất với 966 điểm. Riêng Gtel tuy không trúng tuyển nhưng cũng đã liên danh với Vinaphone để triển khai mạng và dịch vụ thông tin di động 3G. Còn S-Fone, với công nghệ CDMA sẵn có, thì thực chất S-Fone coi như đã có 3G nên mạng này chưa chắc đã phải tìm kiếm đối tác. Như vậy, Việt Nam nằm trong số những quốc gia bắt đầu ứng dụng 3G và có nhiều lợi thế như: không phải mò mẫm dò đường, công nghệ cũng không còn quá mới mẻ và giá thiết bị phần cứng, phần mềm cũng đã dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, triển khai mạng 3G cũng có nhiều rủi ro: - Đầu tư cho 3G quá lớn và gần như phải xây dựng một mạng mới. Trên thực tế, nhu cầu hiện nay vẫn chủ yếu là thoại 2G, nếu phát triển mạng 3G mà không có người sử dụng thì không hiệu quả. - Những dự án cần đầu tư lớn, khả năng thu hồi vốn lâu dài đều dễ trở thành “ cái bẫy” nếu như chúng ta không tính toán kỹ về hiệu quả đầu tư và chiến lược phát triển theo từng giai đoạn theo nhu cầu thị trường, đặc biệt khi đầu tư vào thị trường dịch vụ công nghệ mới tại một thị trường đặc thù như Việt Nam. - Số lượng máy di động đầu cuối hiện nay vừa hạn chế về số lượng vừa giá thành quá cao nên không phù hợp với đại đa số người tiêu dùng. 2.2.5. Tình hình triển khai mạng 3G của các mạng di động a. Vinaphone 3G Theo hồ sơ thi tuyển 3G, Vinaphone cam kết đầu tư hơn 1 tỷ USD trong 15 năm tới, theo 5 giai đoạn chính. Giai đoạn 1, phủ sóng 20% dân cư sau khi khai trương dịch vụ; giai đoạn 2 phủ sóng 50% dân cư sau 3 năm hoạt động; giai đoạn 3 phủ sóng 75% dân cư sau 5 năm; giai đoạn 4 và 5 phủ sóng 90% dân cư sau 10-15 năm. Trước mắt, Vinaphone triển khai chủ yếu tại các thành phố lớn, nơi có nhu cầu cao về Internet tốc độ cao, sau đó mở rộng ra toàn quốc, trong đó ưu tiên cung cấp dịch vụ ở các thành phố, khu vực quan trọng, nhất là các khu thương mại, khu công nghiệp. Đồng thời, Vinaphone cũng triển khai 3G tới nông thôn để cung cấp dịch vụ băng rộng, nơi mà mạng băng rộng hữu tuyến chưa được kéo đến. Trước thời điểm khai trương, Vinaphone đã tiến hành thử nghiệm hàng loạt các dịch vụ trên mạng Vinaphone 3G như: Video Call, Mobile TV và các dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao trên máy di động và các thiết bị hỗ trợ. Bên cạnh đó Vinaphone cũng đã quảng cáo dịch vụ 3G của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng như: ti vi, báo chí, pano,… Đặc biệt Vinaphone triển khai chương trình chăm sóc khách hàng mang tên Vinaphone Tour, giải pháp giúp khách hàng đăng ký dịch vụ một cách đơn giản nhất – đăng ký qua tin nhắn, không cần thay Sim. Vào ngày chính thức khai trương, để hỗ trợ khách hàng chưa có máy 3G, Vinaphone cũng đã công bố bộ hoà mạng – ALO-3G với mức giá hấp dẫn (chỉ khoảng 1,6 triệu đồng). Ngoài ra, nhà mạng này còn cung cấp 2 dòng thiết bị 3G-Data Card cao cấp với mức giá ưu đãi cho khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ Mobile Broadband. Ngày 12/10/2009 tại Hà Nội, Vinaphone đã chính thức khai trương mạng Vinaphone 3G và trở thành mạng di động tiên phong ở Việt Nam cung cấp cho khách hàng các dịch vụ thông tin di động trên nền công nghệ 3G. Tại thời điểm khai trương mạng 3G, Vinaphone cung cấp ngay cho khách hàng 6 dịch vụ mới, bao gồm: dịch vụ Internet di động tốc độ cao như: Mobile Internet (truy cập Internet tốc độ cao trực tiếp từ điện thoại), Moibile Broadband (truy cập Internet tốc độ cao từ máy tính thông qua sóng di động); các dịch vụ có tính đột phá như: Mobile Camera (xem trực tiếp hình ảnh tình trạng các nút giao thông); các dịch vụ giải trí cao cấp như Mobile TV (xem trực tiếp 15 kênh truyền hình trên máy di động), 3G Portal (thế giới thông tin và giải trí trên điện thoại di động). Hiện Vinaphone đang lắp đặt tới 200 trạm thu phát sóng/ngày. Đến cuối năm 2009 sẽ có 4.000 trạm để có thể phủ sóng tại nhiều tỉnh, thành phố. Tại Hà Nội, đến cuối tháng 10/2009, Vinaphone đã phủ sóng tới các huyện ngoại thành, bảo đảm phủ sóng đến 90% thành phố. Mạng lưới của Vinaphone đã sẵn sàng đón nhận 3 triệu thuê bao 3G ngay trong năm 2009. Dự kiến, năm 2010, Vinaphone sẽ phủ sóng 3G trên toàn quốc, phát huy sức mạnh 3G, đưa mạng truyền dẫn băng thông rộng không dây đến tận vùng sâu vùng xa, bảo đảm truy cập Internet tốc độ cao một cách thuận lợi. Vì là mạng đầu tiên triển khai dịch vụ 3G nên chất lượng của Vinaphone 3G vẫn còn một số sự cố như: hiện tượng sóng 3G “nuốt” sóng 2G, nghẽn mạng, mất liên lạc,… Nhưng dần dần chất lượng mạng Vinaphone 3G đang dần đi vào ổn định. Việc Vinaphone khai trương mạng 3G đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của lĩnh vực thông tin di động Việt Nam. Với đường truyền dữ liệu và truy cập Internet tốc độ tối đa lên tới 14,4 Mbps, 3G sẽ tạo nên một cuộc cách mạng về thông tin di động tại Việt Nam. b. MobiFone 3G Theo hồ sơ thi tuyển 3G, Mobifone phân chia chi tiết các nhóm khu vực ưu tiên phủ sóng 3G thành 5 nhóm: đô thị đông dân, đô thị, ngoại ô, nông thôn, quốc lộ. Dựa vào việc phân chia này, trong năm đầu Mobifone sẽ phủ sóng 100% các khu đô thị đông dân thuộc 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Năm tiếp theo sẽ phủ sóng 3G đến khu vực còn lại và sau 3 năm sẽ hoàn thành phủ sóng đến khu vực ngoại ô,…Mobifone đang đẩy nhanh việc lắp đặt và phát sóng 2.400 trạm BTS 3G để phục vụ việc khai trương mạng. Sau Vinaphone, MobiFone là mạng di động thứ 2 chính thức khai trương mạng 3G vào ngày 15/12/2009. MobiFone cung cấp 5 dịch vụ chính gồm: Video Call, Mobile Internet, Mobile TV, Fast Connect (truy cập Internet băng rộng di động) và WAP Portal. Mạng 3G của MobiFone cho phép khách hàng truy cập Internet, thư điện tử hay nhận các dịch vụ nội dung số với tốc độ lên tới 7,2 Mbps. Ngoài ra, MobiFone đã ký thỏa thuận roaming quốc tế mạng 3G với hơn 50 mạng 3G khác trên thế giới tại thời điểm khai trương dịch vụ. Về chất lượng mạng 3G, một trong những điểm nhấn quan trọng của MobiFone là nhà mạng này đã xử lý rất tốt vấn đề chuyển đổi giữa mạng 2G và 3G, nhờ vậy, khách hàng luôn giữ được liên lạc thông suốt khi di chuyển giữa vùng phủ sóng 2G và 3G và cũng chưa có hiện tượng sóng 3G “nuốt” sóng 2G. Đến thời điểm này, Mobifone đã có gần 3 triệu khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ Mobile Internet, gần 250.000 khách hàng sử dụng các gói Mobile TV và các dịch vụ khác. Để đăng ký sử dụng dịch vụ 3G, khách hàng có thể đăng ký qua tin nhắn hoặc đến các điểm giao dịch của Mobifone mà không cần thay Sim. c. Liên danh 3G EVN Telecom và Hanoi Telecom Từ tháng 2/2010, Liên danh 3G EVN Telecom và Hanoi Telecom đã thử nghiệm dịch vụ 3G tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Liên danh dự định sẽ khai trương dịch vụ 3G vào tháng 4/2010. Hiện công tác mua sắm thiết bị 3G đã được thực hiện đúng tiến độ, với tổng vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, Liên danh sẽ thiết lập hạ tầng thông tin mạng với gần 2.500 trạm BTS phủ sóng 46% dân số sau 9 tháng kể từ ngày được cấp phép. Ngoài các dịch vụ cơ bản, Liên danh 3G dự kiến sẽ cung cấp nhiều dịch vụ gia tăng tiện ích như: các dịch vụ truy cập Internet băng thông rộng, các dịch vụ thông tin giải trí Multimedia, dịch vụ nội dung, các ứng dụng chuyên nghiệp,… d. Công ty Cổ phần Viễn thông Sài gòn (SPT) S-Fone là một trong hai doanh nghiệp viễn thông không có được giấy phép 3G, nhưng trên thực tế S-Fone đã triển khai 3G ngay trên băng tần hiện tại với công nghệ CDMA-2000-1x- EV-DO. Nhà mạng này đã cung cấp cho khách hàng một số dịch vụ 3G như: Mobile Internet, xem phim, nghe nhạc theo yêu cầu,…Như vậy, đối với việc cung cấp dịch vụ 3G thì các mạng CDMA đã đi trước các mạng GSM một bước. e. Tổng Công ty Viễn thông Toàn cầu (GTEL) Tháng 4/2009, sau khi không trúng tuyển 3G, Thủ tướng Chính phủ cho phép Gtel mobile hợp tác với Vinaphone để triển khai mạng và dịch vụ thông tin di động 3G tại Việt Nam g. Công ty Viễn thông Viettel Ngay sau khi được cấp phép 3G, Viettel đã tiến hành triển khai đầu tư hạ tầng mạng 3G trên phạm vi toàn quốc. Theo cam kết trong hồ sơ dự thầu 3G, trong 3 năm đầu Viettel sẽ đầu tư 12.789 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng 3G, cao nhất trong tất cả các doanh nghiệp và gấp 1,5 lần doanh nghiệp cam kết đứng thứ 2 là VNPT (với 9.556 tỷ đồng). Sau một thời gian thử nghiệm, vào ngày 25/03/2010 Viettel đã chính thức khai trương mạng 3G tại 63 tỉnh, thành phố với thông điệp “ Sắc màu cuộc sống”. Vẫn với triết lý “ mạng lưới đi trước, kinh doanh theo sau”, quan điểm mạng 3G phải tốt và rộng khắp như mạng 2G, dự kiến đến hết năm 2010 Viettel sẽ có hệ thống hạ tầng lên đến gần 20.000 trạm phát sóng 3G. Tại thời điểm khai trương, Viettel đã hoàn thành 8.000 trạm, gấp 1,5 lần so với cam kết với Bộ TTTT, phủ sóng tới tận trung tâm huyện và các xã lân cận của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Bên cạnh vùng phủ sóng rộng, Viettel còn quan tâm đầu tư để có một mạng di động 3G có tốc độ cao nhất. Viettel đã triển khai HSPA trên toàn mạng với tốc độ tải dữ liệu trên lý thuyết lên tới 14,4 Mbps dowload và upload lên tới 5,7 Mbps sẵn sàng cho HSPA+ với tốc độ tải dữ liệu lên đến 21 Mbps. Thời điểm khai trương mạng di động 3G, Viettel cung cấp cho khách hàng 3 dịch vụ cơ bản bao gồm: Video Call, dịch vụ truy nhập Internet băng rộng tốc độ cao Mobile Internet( dành cho điện thoại di động), D-com 3G ( dành cho máy tính) và 07 dịch vụ GTGT: Mobi TV, Imuzik 3G, Mclip, Vmail, Websurf, Mstore, Game online – tất cả các dịch vụ trên đều được tích hợp trên Wapsite 3G. Nhân dịp khai trương 3G, Viettel cũng chính thức mang đến cho khách hàng bộ sản phẩm trọn gói mang tên Combo3 ( gồm 1 máy Netbook Acer và 1 thiết bị D-com 3G có 725.000 đồng trong tài khoản) và các sản phẩm của iphone ( 3G, 3GS) sẽ được chính thức phân phối vào ngày 26/03/2010). Hiện tại đã có hơn 1 triệu khách hàng đăng ký và sử dụng các dịch vụ 3G của Viettel. BẢNG 12: CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH DỊCH VỤ 3G CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL GIAI ĐOẠN 2010-2015 3.1 Xác lập tôn chỉ của Công ty Viễn thông Viettel ( sứ mệnh và tầm nhìn) Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại Việt Nam, Viettel Telecom luôn coi sự sáng tạo và tiên phong là những kim chỉ nam hành động. Đó không chỉ là sự tiên phong về mặt công nghệ mà còn là sự sáng tạo trong triết lý kinh doanh, thấu hiểu và thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Viettel luôn coi khách hàng là những cá thể riêng biệt, có nhu cầu được lắng nghe, chia sẻ, được đáp ứng, phục vụ một cách tốt nhất và được đối xử công bằng. Bởi vậy, Viettel luôn nỗ lực ở mức cao nhất để khách hàng luôn được “nói theo cách của bạn”, nói theo phong cách của riêng mình. Đối với doanh nghiệp, sự hài lòng và tin cậy của Quý khách hàng chính là khởi nguồn cho sự thịnh vượng và phát triển bền vững. Viettel Telecom là một thành viên trong đại gia đình Viettel, bởi vậy triết lý kinh doanh của doanh nghiệp là: + Tiên phong, đột phá trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo đưa ra các giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới, chất lượng cao với giá cước phù hợp đáp ứng nhu cầu và quyền được lựa chọn của khách hàng + Luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như những cá thể riêng biệt để cùng họ tạo ra những sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo + Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. Viettel cam kết tái đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo. + Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với đối tác kinh doanh để cùng phát triển + Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng ngôi nhà chung Viettel. Cùng với triết lý kinh doanh, quan điểm phát triển của Viettel là: + Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng + Phát triển có định hướng và chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng + Phát triển nhanh, liên tục cải cách để ổn định + Kinh doanh định hướng vào nhu cầu thị trường + Lấy con người là yếu tố chủ đạo để phát triển 3.2 Phân tích SWOT 3.2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh và nội bộ doanh nghiệp 3.2.1.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh a. Công ty Dịch vụ Viễn thông (GPC) * Thông tin chung Công ty dịch vụ viễn thông (GPC) bắt đầu cung cấp dịch vụ di động vào tháng 06/1996 với thương hiệu Vinaphone và do VNPT quản lý. Vinaphone là nhà cung cấp dịch vụ truyền thống, có quá trình phát triển lâu dài, nền tảng vững chắc, được nhiều khách hàng tin tưởng. Trong những năm gần đây, Vinaphone đã chú ý đến việc xây dựng thương hiệu và hình ảnh mới, tung ra các chương trình khuyến mãi lớn nhằm thu hút khách hàng sử dụng lại dịch vụ của mạng và có các chế độ hậu mãi cho các khách hàng giới thiệu hoà mạng và các khách hàng đang sử dụng. Năm 2009, sau khi tham gia thi tuyển 3G, Vinaphone đã trúng tuyển và được Bộ TT&TT cấp giấy phép số 1119/GP-BTTTT để được chính thức kinh doanh dịch vụ 3G. * Cơ sở hạ tầng mạng lưới + Tính đến hết năm 2009, Vinaphone có khoảng hơn 15.000 trạm BTS 2G và đang triển khai lắp đặt trên 5.000 trạm BTS 3G. + Tổng số thuê bao di động 2G hoạt động trên mạng đến cuối năm 2009 là 20 triệu thuê bao (chiếm khoảng 25% thị phần thuê bao di động 2G của cả nước) + Vinaphone có hệ thống mạng lưới phân phối tại các bưu điện, cửa hàng trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố. * Sản phẩm, dịch vụ 3G Video Call: - Video Call: Là dịch vụ thoại thấy hình, cho phép thuê bao Vinaphone khi đang đàm thoại có thể nhìn thấy hình ảnh trực tiếp của nhau thông qua Camera của máy điện thoại di động. - Giá cước: + Cước gọi giờ bận: Thuê bao trả sau: 1.500 VNĐ/Phút (cả VAT) Thuê bao trả trước: 2.000 VNĐ/Phút (cả VAT) + Cước gọi giờ rỗi: Thuê bao trả sau: 750 VNĐ/Phút (cả VAT) Thuê bao trả trước: 1.000 VNĐ/Phút (cả VAT) Mobile TV: - Mobile TV: là dịch vụ cho phép thuê bao Vinaphone có thể xem các kênh truyền hình trực tiếp (Live TV) và các nội dung thông tin theo yêu cầu (ca nhạc chọn lọc, phim truyện đặc sắc, video Clip,…) ngay trên màn hình máy điện thoại di động. - Giá cước: + Phương thức tính cước: Tính theo thuê bao, không tính cước data phát sinh trong khi xem các kênh truyền hình + Cước thuê bao: 50.000 VNĐ/kỳ cước + Các dịch vụ cung cấp: Xem TV trực tiếp Xem phim truyện theo yêu cầu (VOD – Video On Demand) Nghe, xem video ca nhạc theo yêu cầu (MOD – Music On Demand) Mobile Internet - Mobile Internet là dịch vụ truy nhập Internet trực tiếp từ máy điện thoại di động thông qua các công nghệ truyền dữ liệu GPRS/EDGE/3G của Vinaphone - Giá cước: + Gói mặc định: sử dụng được ngay sau khi kích hoạt dịch vụ - Gói M0: 50 đồng/10KB + Gói đăng ký: Gói M10: 10.000 VNĐ/30 ngày lưu lượng 10Mb (cước vượt gói 15 VNĐ/10Kb) Gói M25: 25.000 VNĐ/30 ngày lưu lượng 35Mb (cước vượt gói 15 VNĐ/10Kb) Gói M50: 50.000 VNĐ/30 ngày lưu lượng 100Mb (cước vượt gói 10 VNĐ/10Kb) Gói U1: 12.000 VNĐ/1 ngày lưu lượng không giới hạn Gói U7: 80.000 VNĐ/7 ngày lưu lượng không giới hạn Gói U30: 300.000 VNĐ/30 ngày lưu lượng không giới hạn Mobile Camera + Mobile Camera là dịch vụ cho phép thuê bao Vinaphone c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ 3G của Công ty Viễn thông Viettel.doc
Tài liệu liên quan