Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Tịnh Biên năm học 2017 - 2018 môn thi: Ngữ văn

B. NHỮNG YÊU CẦU CỤ THỂ

Câu 1 :

I. NỘI DUNG

Thí sinh có thể chọn một trong số các yếu tố nêu ra hoặc có thể đưa ra yếu

tố khác để nêu ý kiến về điều tạo nên giá trị của một con người và trình bày bằng

nhiều cách khác nhau trên cơ sở giải quyết được yêu cầu của đề.

Ví dụ : Chọn điều tạo nên giá trị của một con người : tính siêng năng.

1. Đặt vấn đề : Nêu được vấn đề cần nghị luận : Điều tạo nên giá trị của

một con người là tính siêng năng trong lao động, làm việc.

2. Giải quyết vấn đề

2.1. Giải thích

- Giải thích từ ngữ :

Siêng năng : làm việc, lao động chăm chỉ, cần cù.

- Giải thích luận đề : Giá trị con người trong lao động, làm việc thể hiện ở

đức tính siêng năng.

pdf6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi học sinh giỏi cấp huyện Tịnh Biên năm học 2017 - 2018 môn thi: Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN HUYỆN TỊNH BIÊN Năm học 2017 - 2018 Khóa ngày : 20 - 01 - 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi : NGỮ VĂN (Gồm có 2 trang) Thời gian làm bài: 150 phút Số báo danh : (Không kể thời gian phát đề) Phòng : .. ĐỀ BÀI : Câu 1 : (8 điểm) Điều gì tạo nên giá trị của một con người ? Em hãy chọn một trong số các yếu tố sau hoặc có thể đưa ra yếu tố khác để trình bày suy nghĩ của mình : tiền bạc, kiến thức, giờ giấc, siêng năng, trung thực, uy tín, lịch sự, sự tử tế,... Câu 2 : (12 điểm) Hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu). Vân Tiên ghé lại bên đàng, Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô. Kêu rằng : “Bớ đảng hung đồ, Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.” Phong Lai mặt đỏ phừng phừng : “Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây. Trước gây việc dữ tại mầy, Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.” Vân Tiên tả đột hữu xông, Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang. Lâu la bốn phía vỡ tan, Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay. Phong Lai trở chẳng kịp tay, Bị Tiên một gậy thác rày thân vong. Dẹp rồi lũ kiến chòm ong, Hỏi : “Ai than khóc ở trong xe nầy ?” Thưa rằng : “Tôi thật người ngay, Sa cơ nên mới lầm tay hung đồ. Trong xe chật hẹp khôn phô, Cúi đầu trăm lạy cứu cô cùng.” Vân Tiên nghe nói động lòng, Đáp rằng : “Ta đã trừ dòng lâu la. Khoan khoan ngồi đó chớ ra, Nàng là phận gái, ta là phận trai. Tiểu thơ con gái nhà ai, Đi đâu nên nỗi mang tai bất kì ? Chẳng hay tên họ là chi ? Khuê môn phận gái việc gì đến đây ? Trước sau chưa hãn dạ nầy, Hai nàng ai tớ ai thầy nói ra ?” Thưa rằng : “Tôi Kiều Nguyệt Nga, Con này tì tất tên là Kim Liên. Quê nhà ở tận Tây Xuyên, Cha làm tri phủ ở miền Hà Khê. Sai quân đem bức thơ về, Rước tôi qua đó định bề nghi gia. [...] Hà Khê qua đó cũng gần, Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng. Gặp đây đương lúc giữa đàng, Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không. Gẫm câu báo đức thù công, Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”. Vân Tiên nghe nói liền cười : “Làm ơn há dễ trông người trả ơn. Nay đà rõ đặng nguồn cơn, Nào ai tính thiệt so hơn làm gì. Nhớ câu kiến ngãi bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. (Ngữ văn 9, Tập một, NXBGD 2005, trang 110 - 111) -------------------------- Hết -------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017- 2018 ----------------------------- A. HƯỚNG DẪN CHUNG 1. Về kiến thức : có vốn kiến thức cơ bản về cuộc sống, xã hội và kiến thức vững chắc về tác phẩm văn học nêu ra trong đề bài. 2. Về kỹ năng : có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, trên cơ sở làm tốt các yêu cầu của một bài văn nghị luận. Bài viết thể hiện được năng lực tiếp nhận và cảm thụ tốt một vấn đề xã hội, tác phẩm văn học ; năng lực phân tích và tổng hợp ; năng lực diễn đạt và trình bày; năng lực tư duy, sáng tạo. Bài viết có cảm xúc, nội dung thuyết phục, có chất văn. 3. Cách chấm và điểm số : - Giám khảo cho điểm có thể lẻ đến 0,5 điểm. - Yêu cầu về nội dung và chuẩn cho điểm chỉ nêu lên những nét cơ bản. Thí sinh có thể nêu những ý mới, theo một dàn ý khác, nếu hợp lý thì vẫn chấp nhận và vận dụng biểu điểm để đánh giá. - Cần đặc biệt chú ý đối với các bài có nhiều sáng tạo thể hiện ở : cách đặt vấn đề, cách lập luận chặt chẽ ; biết vận dụng lý luận văn học tăng tính thuyết phục trong bài viết ; có ý phát hiện mới, hay... Đối với những bài như thế, giám khảo cần mạnh dạn cho thêm điểm khuyến khích từ 1.0 – 2.0 điểm/mỗi sáng tạo (nhưng không quá điểm toàn câu). B. NHỮNG YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 : I. NỘI DUNG Thí sinh có thể chọn một trong số các yếu tố nêu ra hoặc có thể đưa ra yếu tố khác để nêu ý kiến về điều tạo nên giá trị của một con người và trình bày bằng nhiều cách khác nhau trên cơ sở giải quyết được yêu cầu của đề. Ví dụ : Chọn điều tạo nên giá trị của một con người : tính siêng năng. 1. Đặt vấn đề : Nêu được vấn đề cần nghị luận : Điều tạo nên giá trị của một con người là tính siêng năng trong lao động, làm việc. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Giải thích - Giải thích từ ngữ : Siêng năng : làm việc, lao động chăm chỉ, cần cù. - Giải thích luận đề : Giá trị con người trong lao động, làm việc thể hiện ở đức tính siêng năng. 2.2. Bình luận 2.2.1. Bình Đánh giá tính đúng đắn của luận đề. 2.2.2. Luận - Trong cuộc sống, con người phải lao động, làm việc để tạo ra sản phẩm nuôi sống bản thân, gia đình và góp phần vào xã hội. - Mỗi người để tồn tại và phát triển thì phải siêng năng trong công việc. Siêng năng và hiệu quả lao động là thước đo, đánh giá phẩm chất của con người. - Có siêng năng làm việc mới tạo ra của cải, tiền bạc giúp con người có cuộc sống tốt đẹp về vật chất lẫn tinh thần. - Người siêng năng sẽ được đánh giá cao, trọng dụng và khả năng thành đạt cao. Bởi không có thành đạt nào đến từ sự lười biếng ! - Dẫn chứng minh họa (từ những con người/sự việc cụ thể). 3. Kết thúc thúc đề - Đánh giá khái quát vấn đề. - Bài học nhận thức và hành động của bản thân II. MỘT SỐ MỨC ĐIỂM ĐỂ CHẤM Điểm 8 : - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên. Có thể còn một vài thiếu sót nhỏ nhưng lại có được những ý có ý nghĩa sáng tạo. Điểm 6 : - Trình bày được khoảng 2/3 ý đã nêu ở phần trên. - Về Về hình thức và phương pháp (HT-PP) : Văn viết khá trôi chảy ; diễn đạt sáng sủa ; còn mắc vài lỗi diễn đạt. Điểm 4 : - Trình bày được khoảng nửa số ý đã nêu ở phần trên. - Về HT-PP : Văn viết khá trôi chảy. Còn mắc vài lỗi diễn đạt. Điểm 2 : - Trình bày được khoảng 1/3 số ý đã nêu ở phần trên. - Về HT-PP : Diễn đạt thiếu mạch lạc ; mắc nhiều lỗi chính tả. Điểm 1 : - Nội dung trình bày còn sơ sài, nhưng không sai lệch. - Về HT-PP : Diễn đạt không hệ thống ; mắc nhiều lỗi chính tả. Câu 2 : I. NỘI DUNG Trên cơ sở hiểu biết về Truyện Lục Vân Tiên và nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau trên cơ sở giải quyết được yêu cầu của đề. 1. Đặt vấn đề : - Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm, đoạn trích. - Nêu được vấn đề cần nghị luận : Hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Nội dung Lục Vân Tiên vừa hai tám, mới rời trường học bước vào đời, lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh. a/. Qua hành động đánh cướp, cứu dân : - Lục Vân Tiên là người dũng cảm, giữa đường gặp chuyện bất bình chẳng tha. - Người anh hùng vị nghĩa quên thân (không suy tính thiệt hơn, không ngại hiểm nguy tính mạng, một mình xông vào đánh cướp, cứu dân). - Chàng thanh niên tài ba (tả xung hữu đột đánh tan bọn cướp đông đúc). b/. Qua thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga : - Lục Vân Tiên là người nghĩa hiệp (đánh bọn cướp là để cứu dân, trong đó có Kiều Nguyệt Nga). - Người từ tâm, nhân hậu (thấy hai cô gái chưa hết hãi hùng, chàng ân cần hỏi han, an ủi...). - Người chính trực – theo quan niệm phong kiến ngày xưa (Khoan khoan ngồi đó chớ ra,/ Nàng là phận gái, ta là phận trai.) - Người trọng nghĩa khinh tài (từ chối cái lạy tạ và mời về nhà để đền ơn). 2.2. Nghệ thuật : - Ngôn ngữ mộc mạc mang màu sắc đặc trưng Nam bộ. - Hình tượng nhân vật được họa chủ yếu bằng cử chỉ, hành động, lời nói. 3. Kết thúc vấn đề : Đánh giá chung về giá trị nội dung, nghệ thuật tác phẩm và hình tượng nhân vật. II. MỘT SỐ MỨC ĐIỂM ĐỂ CHẤM Điểm 12 : - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên. Có thể còn một vài thiếu sót nhỏ nhưng lại có được những ý có ý nghĩa sáng tạo. - Bài viết hay, có cảm xúc. Điểm 10 : - Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Có thể chưa thật đủ ý nhưng bài viết đã làm nổi bật được vấn đề theo yêu cầu. - Bài viết hay, có cảm xúc. Điểm 8 : - Về nội dung : Bài viết thể hiện được nội dung luận đề, có được khoảng 2/3 số ý đã nêu ở phần trên. - Về HT-PP : Văn viết trôi chảy ; diễn đạt sáng sủa ; còn mắc vài lỗi chính tả. Bài viết có cảm xúc. Điểm 6 : - Về nội dung : Bài viết thể hiện được nội dung yêu cầu, có được khoảng hơn nửa số ý đã nêu ở phần trên. - Về HT-PP : Văn viết khá trôi chảy. Còn mắc vài lỗi diễn đạt. Điểm 4 : - Về nội dung : Bài viết cơ bản thể hiện được nội dung yêu cầu, có được khoảng 1/3 số ý đã nêu ở phần trên. - Về HT-PP : Biết phân tích nhưng ở một số chỗ còn diễn xuôi. Văn viết chưa hay nhưng đúng ý, không mắc nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 2 : - Về nội dung : Xác định đúng yêu cầu đề, song các ý trình bày còn sơ sài. - Về HT-PP : Có ý thức trong việc trình bày bố cục bài viết nhưng chưa được rõ ràng ; diễn đạt thiếu mạch lạc, lô gíc. Điểm 0 : Bài bỏ giấy trắng hoặc nội dung bài viết không dính dấp gì đến luận đề./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDE THI HSG_12302769.pdf