Đồ án Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp đến chất lượng môi trường đất ở tỉnh Tây Ninh

MỤC LỤC

 

Nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp ii

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn iii

Lời cảm ơn iv

Tóm tắt nội dung đồ án v

Các thuật ngữ viết tắt dùng trong đồ án vi

Danh sách các bảng biểu viii

Danh sách các hình ảnh và đồ thị ix

Mục lục x

 

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

 

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu trước mắt 2

1.2.2 Mục tiêu lâu dài 2

1.3.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2

1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

1.4.1 Phương pháp luận 2

1.4.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 4

1.4.2.1 Phương pháp biên hội tài liệu 4

1.4.2.2 Phương pháp khảo sát, lấy mẫu 5

1.4.2.3 Phương pháp đánh giá, tổng hợp 5

1.4.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 5

1.4.2.5 Phương pháp ứng dụng GIS 6

1.4.2.6 Phương pháp trao đổi ý kiến với chuyên gia 6

1.4.2.7 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 6

1.5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 6

1.6. GIỚI HẠN CỦA NGHIÊN CỨU 7

1.7. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI 7

1.8. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN 7

 

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN MÔI TRƯỜNG ĐẤT VÀ Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT

 

2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG ĐẤT 9

2.1.1 Khái niệm chung về đất 9

2.1.2 Ô nhiễm môi trường đất 9

2.1.3 Tổng quan về đất bị ô nhiễm KLN 10

2.1.3.1 Giới thiệu chung kim loại nặng 10

2.1.3.2 Nhập lượng của KLN vào môi trường 11

2.1.3.3 Độc tính của kim loại nặng 11

2.1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc của KLN trong đất 12

2.1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tích luỹ của KLN 13

2.1.3.6 Khả năng lan truyền ô nhiễm của KLN 13

2.2. MỘT SỐ LOẠI HÌNH Ô NHIỄM ĐẤT CÔNG NGHIỆP 14

2.2.1 Ô nhiễm đất do hoạt động sản xuất công nghiệp 14

2.2.2 Đặc tính của một số KLN trong đất công nghiệp 17

2.2.3 Các nguồn gây ô nhiễm KLN trong đất công nghiệp 22

2.3. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KLN TRONG ĐẤT Ở MỘT SỐ KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 24

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN TỈNH TÂY NINH

 

3.1.VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 25

3.1.1 Vị trí địa lý 25

3.1.2 Điều kiện tự nhiên 25

3.1.2.1 Khí hậu 25

3.1.2.2 Địa hình 26

3.1.2.3 Địa chất 26

3.1.2.4 Đặc điểm thuỷ văn 27

3.1.2.5 Đặc điểm tài nguyên sinh vật 28

3.1.2.6 Tài nguyên khoáng sản 29

3.1.2.7 Tài nguyên đất 29

3.1.2.8 Tài nguyên rừng 30

3.1.3 Điều kiện kinh tế – xã hội 30

3.1.3.1 Dân số và lao động 30

3.1.3.2 Tình hình kinh tế 31

3.1.3.3 Cơ sở hạ tầng 33

3.2. CÁC LOẠI HÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TẠI TÂY NINH 33

3.3. CÁC LOẠI HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TÂY NINH 34

3.4. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH TÂY NINH 35

3.4.1 Môi trường nước 35

3.4.2 Môi trường không khí 38

3.4.3 Môi trường đất 39

3.4.4 Hiện trạng môi trường đô thị và công nghiệp 39

3.4.5 Hiện trạng môi trường nông nghiệp và nông thôn 44

3.4.6 Hiện trạng rừng và đa dạng sinh học 47

3.4.7 Những vấn đề đe doạ phát triển bền vững và đa dạng sinh học 50

3.5 .TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ BVMT 51

 

CHƯƠNG 4 : PHƯƠNG PHÁP VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

 

4.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 52

4.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 53

4.3. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 54

4.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 55

4.4.1 Phương pháp điều tra 55

4.4.2 Phương pháp nông hộ 55

4.4.3 Phương pháp lấy mẫu 55

4.4.4 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 56

4.4.4.1 pH 56

4.4.4.2 Tổng Nitơ 56

4.4.4.3 Lân dễ tiêu 57

4.4.4.4 Tỷ trọng 58

4.4.4.5 Axit Humic 59

4.4.4.6 OM 59

4.4.4.7 Pb, Cu, Zn, Cd 60

4.4.5 Phương pháp xử lý số liệu nghiên cứu 60

4.4.6 Phương pháp ứng dụng GIS để đánh giá và quản lý chất lượng môi trường đất 61

4.4.6.1 Tổng quan về GIS 61

4.4.6.2 Ứng dụng GIS để đánh giá và quản lý chất lượng môi trường đất 61

4.4.6.3 Sơ đồ vị trí các điểm lấy mẫu ở Tây Ninh 62

 

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

 

5.1.NHỮNG ĐẶC TÍNH CHUNG CỦA ĐẤT TÂY NINH 63

5.1.1 Đặc tính lý hoá của khu vực nghiên cứu 63

5.1.2 Kết quả phân tích hàm lượng KLN các mẫu nghiên cứu 66

5.1.3 So sánh kết quả phân tích với tiêu chuẩn cho phép (TCVN) 67

5.1.4 Thảo luận kết quả phân tích 69

5.2.NGUỒN GỐC CỦA SỰ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT DO HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP 71

5.3. ẢNH HƯỞNG CỦA KIM LOẠI NẶNG ĐỐI VỚI VIỆC CANH TÁC SỬ DỤNG ĐẤT LÀM NÔNG NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI 74

5.3.1 Nông nghiệp 74

5.3.2 Công nghiệp 77

5.3.3 Sức khoẻ người dân trong khu vực nghiên cứu và vùng xung quanh 80

 

CHƯƠNG 6: XÂY DỰNG BẢN ĐỒ THỂ HIỆN HÀM LƯỢNG KLN TRONG ĐẤT TÂY NINH

 

6.1. MỤC ĐÍCH XÂY DỰNG BẢN ĐỒ 80

6.2. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BẢN ĐỒ 80

6.3. BẢN ĐỒ THỂ HIỆN HÀM LƯỢNG Pb 82

6.4. BẢN ĐỒ THỂ HIỆN HÀM LƯỢNG Cu 82

6.5 BẢN ĐỒ THỂ HIỆN HÀM LƯỢNG Zn 83

6.6 BẢN ĐỒ THỂ HIỆN HÀM LƯỢNG Cd 83

 

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT

 

7.1. KẾT LUẬN 84

7.2. ĐỀ XUẤT 85

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4222 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động công nghiệp đến chất lượng môi trường đất ở tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các sản phẩm phụ ngoài đường từ cây mía + Chế biến các sản phẩm từ tinh bột mì + Chế biến các sản phẩm phụ từ đậu phộng Công nghiệp khai thác khoáng sản Công nghiệp chế biến cao su Tây Ninh đang kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp sau đường, bột mì, đậu phộng, thịt sữa, nước trái cây, đồ hộp. Những ngành công nghiệp ít vốn, thu hút vốn, thu hút nhiều lao động như may mặc, đan lát truyền thống. Tây Ninh cũng đang tập trung xây dựng khu công nghiệp Trảng Bàng. Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát tiến tới xây dựng các khu công nghiệp Trâm Vàng (Gò Dầu), khu công nghiệp Bến Kéo, cụm công nghiệp Trường Hoà (Hoà Thành), Tân Bình (thị xã), Chà Là (Dương Minh Châu), Thành Điền (Châu Thành) để thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp. 3.3.CÁC LOẠI HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TÂY NINH Đất nông nghiệp 286.757 ha chiếm 71% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó đất trồng cây hàng năm khoảng 212.445 ha (2004, niên giám thống kê Tây Ninh). Bảng 3.3 Tình hình sản xuất một số cây trồng chính qua các năm Cây trồng 2001 2002 2003 2004 2005 1. Cây hàng năm 272.496 285.188 290.300 290.940 283.029 Lúa DT SL 167.290 165.542 576.406 168.297 626.373 162.807 642.365 144.626 585.611 Mì(sắn);(DL) SL 25.380 538.739 31.715 773.250 35.600 800.140 38.357 890.830 43.279 1.064.410 Bắp DL SL 7.386 28.871 6.853 28.097 8.018 34.140 6.207 29.364 7.854 36.639 Đậu phộng SL 18.929 53.304 21.247 62.431 19.750 53.968 25.225 74.241 23.436 70.279 Mía DT SL 29.513 1.474.020 33.054 1.746.375 29.353 1.641.949 28.479 1.617.049 31.572 1.807120 Thuốc lá DT SL 4.982 9.011 5.267 9.235 6.202 9.973 3.643 5.935 3.961 8.401 2. Cây lâu năm 53.670 55.662 57.595 62.115 66.188 Cao su DT SL 29.453 25.707 30.159 22.831 33.303 29.257 39.874 43.462 43.505 54.251 Điều SL SL 4.077 3.425 4.3643 3.467 4.512 3.504 4.960 3.589 5.216 5.040 Cây ăn qủa Ua7.021 17.622 16.939 14.364 14.748 Na DT SL 2.573 16.962 2.659 17.601 2.620 2.170 2.796 19.908 3.036 23.236 (Diện tích (DT): ha, Sản lượng (SL): Tấn) (Nguồn : Niên giám thống kê Tây Ninh 2004) Vùng trồng mía nguyên liệu tại Tây Ninh hiện nay theo ba hướng: đưa mía xuống ruộng đất có độ ẩm, trồng mía ở đất gò có tưới mùa nắng, đưa mía vào vùng đất giàu dinh dưỡng để thâm canh tăng năng suất, phấn đấu đến năm 2010 mở rộng diện tích lên 40.500ha. Sắn được bố trí trồng ở những vùng đất gò cao sản xuất lúa kém hiệu quả. Cây lạc được bố trí theo mô hình xen canh: đông xuân – lạc hè thu, lúa đông xuân – lạc hè thu – lúa mùa hoặc 1 vụ lạc đông xuân xen trồng hoa màu, khai thác nước hồ Dầu Tiếng kết hợp nước ngầm để có đủ nước tưới khi gặp nắng hạn. Bắp được bố trí xen canh: bắp đông xuân – lúa hè thu – lúa mùa; ngô đông xuân – lúa hè thu, rau dông xuân – bắp hè thu, để giữ độ phì của đất, tránh suy thoái đất và hạn chế sâu bệnh lây lan. Những cây ăn quả truyền thống như: mãng cầu, nhãn, sầu riêng, mít đều cho thu nhập cao gấp 3 – 4 lần so với cây mía, lúa, sắn, lạc. 3.4.HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH TÂY NINH [8] 3.4.1 Môi trường nước Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng với dung tích 1.45 tỷ m3 và 1.053 tuyến kênh với tổng chiều dài 1.000km đã phát huy hiệu quả trong cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp. Ngoài ra Tây Ninh còn có nhiều sông suối, kênh rạch: tạo một mạng lưới thuỷ văn phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn, đạt 0.314km/km2. Toàn tỉnh có 3500ha đầm lầy nằm rãi rác ở các vùng trũng ven sông Vàm Cỏ Đông. Tổng diện tích ao hồ có khả năng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản khoảng 1.680 ha, trong đó đã sử dụng nuôi trồng thuỷ sản khoảng 490 ha. Hiện trạng nước mặt Nguồn nước mặt ở Tây Ninh chủ yếu dựa vào hệ thống kênh rạch trên địa bàn toàn tỉnh, với chiều dài của toàn hệ thống 617 km, trunh bình 0.11km/km2 và chủ yếu dựa vào hai sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Bảng 3.4: Chất lượng nước mặt mùa khô (tháng 2/2003) Thông số / Nơi lấy mẫu pH DO COD BOD5 SS NO2 Cầu Vinh (châu Thành) 5.4 1.82 93.3 64.8 16 0.086 Cầu Cần Đăng(Tân Biên) 6.1 4.19 53.3 46.2 15 0.216 Cầu Tha La (Tân Châu) 6.2 5.37 66.67 54.9 5 0.06 Cầu Gò Dầu (Gò Dầu) 5.5 2.75 26.67 17.78 12 0.105 [Nguồn: Xây dựng chiến lược BVMT tỉnh TN giai đoạn 2003 – 2010 (6/2003)] Hiện trạng nước ngầm Tây Ninh có nguồn nước ngầm khá phong phú, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh – tổng lưu lượng nước ngầm có thể khai thác được là 50 – 100 ngàn m3/giờ. Vào mùa khô vẫn có thể khai thác nước ngầm, đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Bảng 3.5 Hiện trạng nước ngầm Tây Ninh (01/2003) Thông số/ Nơi lầy mẫu pH EC Fe TDS E.Coli Coliform Giếng đào 3.3 22.4 0.24 46 150 90 Giếng khoan (tại Mộc Bài) 4.7 8.2 2.46 16.4 40 90 Nước máy (tại sở KH-CN TN) 4.7 3.4 0.93 6.84 < 3 3 Giếng khoan (huyện tân Châu) 3.7 16.9 0.01 33.3 40 40 [Nguồn : Xây dựng chiến lược BVMT tỉnh TN giai đoạn 2003 – 2010 (6/2003)] Hầu hết các mẫu nước ngầm khảo sát điều bị ô nhiễm vi sinh vật với nồng độ coliform và tổng coliform vượt tiêu chuẩn. Hiện trạng nước thải Hầu hết các khu vực trên địa bàn tỉnh chưa có hệ thống xử lý nước thải đô thị nên các nguồn thải đều đổ trực tiếp ra sông, suối. Nước thải sinh hoạt: Các nguồn nước thải sinh hoạt có mức độ ô nhiễm cao và tải lượng tập trung ở những khu công nghiệp như thị xã Tây Ninh, huyện Hoà Thành và các thị trấn khác trong tỉnh . Một phần nước thải chỉ được xử lý bằng bể tại nguồn nên mức độ xử lý chưa cao và gây ô nhiễm đối với nguồn tiếp nhận, làm xấu mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nước thải công nghiệp: Tây Ninh là tỉnh có các ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm phát triển nhất trong số các tỉnh giáp biên giới Tây Nam. Các nguồn nước thải chủ yếu phát sinh từ hoạt động chế biến nông sản (khoai mì, mía) và cao su. Với 4 nhà máy lớn chế biến công nghiệp, nông sản thực phẩm và hàng chục cơ sở chế biến khác, một ngày tiêu thụ hàng vạn tấn nguyên liệu và thải ra hàng ngàn tấn chất thải cặn bã và nước thải công nghiệp thực sự là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các nguồn thải này có lưu lượng lớn và mức độ ô nhiễm cao. Đa số các nguồn thải này chưa được xử lý triệt để do tốn kém, các doanh nghiệp không có đủ kinh phí để thực hiện. Bảng 3.6 Hiện trạng nước thải tại một số vùng ở Tây Ninh Thông số/ nơi lấy mẫu pH EC DO COD BOD5 SS Coliform Cống cầu Quan 7 54.5 2.15 2303.5 864.6 182 0.25 Chợ Hoà Thành 7.1 54 2.15 8000 3126.4 203 1.3 Cty chế biến bột mì Singapore – Tân Biên 7.1 60 2.16 3333.5 1324.6 253 0.49 Cty cao su Tây Ninh 7.2 70 2.15 4696.5 1678.8 2445 0.23 [Nguồn : Xây dựng chiến lược BVMT tỉnh TN giai đoạn 2003 – 2010 (6/2003)] 3.4.2 Môi trường không khí Diễn biến mức độ ô nhiễm không khí tại các khu công nghiệp: hoạt động sản xuất là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam. Sự hình thành các khu công nghiệp một mặt làm phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh nhà, mặt khác làm cho tỉnh phải đối đầu với nguy cơ suy thoái môi trường do việc phát sinh khí thải, chất thải rắn, nước thải, chất thải độc hại trong quá trình sản xuất. Hiện nay, các nhà quản lý môi trường đang rất quan tâm đến vấn đề môi trường của khu công nghiệp như : Xử lý chất thải rắn và hạn chế các nguồn thải để giảm tối thiểu tải lượng hoá chất ô nhiễm xả vào môi trường. Môi trường tại các khu công nghiệp, các xí nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cần được chú trọng và thường xuyên theo dõi trong việc quản lý môi trường. Ô nhiễm không khí ở khu dân cư đô thị: Kết quả đo đạc và phân tích cho thấy mức độ ô nhiễm tại các khu dân cư của tỉnh Tây Ninh chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép chất lượng không khí xung quanh của Việt Nam về các chỉ tiêu SO2, NO2, CO… Thị xã Tây Ninh trên 80% có điểm đo có nồng độ vượt tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ bụi có khuynh hướng tăng dần trong các mùa khô và giảm dần trong các mùa mưa. Ô nhiễm không khí ở khu vực nông thôn: Tuy chưa đến mức báo động như khu vực đô thị nhưng môi trường không khí khu vực nông thôn của Tây Ninh cũng bắt đầu có những dấu hiệu đáng lưu ý. Nguồn không khí bị ảnh hưởng bởi các nguồn ô nhiễm không khí sau: * Ô nhiễm lan truyền từ sự phát tán khí thải công nghiệp ở những khu vực dân cư gần khu công nghiệp, các vùng đô thị. * Ô nhiễm mùi từ khí tạo ra do quản lý và xử lý các phụ phế phẩm ngành nông nghiệp. Ô nhiễm mùi từ chất thải sản xuất của con người. * Ô nhiễm mùi khí tạo ra từ chất thải ngành chăn nuôi, đặc biệt là các khu vực chăn nuôi tập trung có quy mô lớn và trung bình. Bảng 3.7 : Kết quả phân tích chất lượng không khí tỉnh Tây Ninh Vị trí đo Nồng độ ô nhiễm (mg/m3) Bụi SO2 NO2 CO THC Độ ồn (dBA) Khu vực phường 3 0.26 0.095 0.037 3.0 0.8 74.5 KCN Trảng Bàng 0.13 0.098 0.043 3.5 4.1 69.6 Cửa khẩu Mộc Bài 0.22 0.044 0.025 0.8 0.9 58.8 Aáp Hòa Tân 0.29 0.034 0.025 1.2 1.9 60.5 XN khai thác VLXD 0.76 0.067 0.036 1.5 2.3 74.4 Thị trấn Tân Châu 0.36 0.093 0.024 2.7 3.4 59.5 [Nguồn : Xây dựng chiến lược BVMT tỉnh TN giai đoạn 2003 – 2010 (6/2003)] 3.4.3 Môi trường đất Hàm lượng các KLN và dư lượng phân bón thuốc bảo vệ thực vật trong đất tỉnh Tây Ninh là thấp như chì: 1.0 – 72.0 mg/kg đất thô; kẽm trong khoảng từ 1-42.5 mg/kg đất thô. Đất sử dụng trồng các loại rau có nồng độ KLN cao hơn so với đất trồng các loại cây công nghiệp. Ơû các vùng đất này hàm lượng kẽm và chì có hàm lượng thuốc BVTV trong đất tại các cùng cây chuyên canh còn thấp. Bảng 3.8 : Kết quả phân tích chỉ tiêu mẫu đất ở Tây Ninh mùa mưa (09/2003) Chỉ tiêu/ Vị trí lấy mẫu pH Fe TOC Zn Pb Cr Hg Cd Đất trồng mía 5.3 77.7 0.448 7.08 KPH 46.7 0.46 KPH Đất ruộng 5.2 6.92 0.37 5.17 KPH 41.47 0.14 KPH Đất trồng lúa 3.6 62.06 2.886 11.01 29.95 26.78 0.64 KPH Đất trồng rau 6.6 54.02 0.73 20.38 KPH 16.71 0.16 0.15 [Nguồn : Xây dựng chiến lược BVMT tỉnh TN giai đoạn 2003 – 2010 (6/2003)] 3.4.4 Hiện trạng môi trường đô thị và công nghiệp Tình hình phát triển đô thị và công nghiệp Đô thị Tây Ninh trong quá trình phát triển đến 1/4/1999 dân số đô thị chiếm 12,92% dân số toàn tỉnh, so với năm 1990 tăng 2,43%. Nhịp độ tăng bình quân dân số đô thị là 4,3% năm trong giai đoạn 1991 – 1999, tương ứng tăng 4.383 người mỗi năm. Tuy nhiên dân số đô thị chỉ tập trung chủ yếu ở thị xã, huyện Gò Dầu và huyện Hòa Thành. Thị xã Tây Ninh có 42.116 người dân đô thị, chiếm 33,8% dân số đô thị toàn tỉnh và 88,5% dân số thị xã. Huyện Gò Dầu có 25.542 người chiếm 20,5% dân số đô thị toàn tỉnh và 19,3% dân số toàn huyện. Huyện Hòa Thành có 17.160 người chiếm 13,8% dân số đô thị toàn tỉnh và 8,4% dân số toàn huyện. Tuy mức độ đô thị hóa của Tây Ninh không cao chỉ vào loại trung bình nhưng cũng đã ảnh hưởng đến môi trường. Chất thải rắn và nước thải sinh hoạt chưa được thu gom và xử lý đầy đủ, mặt khác điều kiện cơ sở hạ tầng nhất là hệ thống cấp thoát nước bị hư hỏng, chưa kịp xây dựng mới hoặc do việc xây dựng tại các khu dân cư không theo qui hoạch gây tắc nghẽn cống thoát nước đã làm cho tình trạng vệ sinh môi trường đô thị bị xuống cấp. Trình độ công nghệ của công nghiệp Tây Ninh nhìn chung còn lạc hậu, hiệu suất thu hồi sản phẩm thấp, hàm lượng ô nhiễm cao trong chất thải nhất là trong chế biến mì, mía, cao su. Thời gian gần đây đã hình thành nhiều nhà máy có trình độ tiên tiến hơn tập trung vào các ngành chế biến mía đường, chế biến củ mì, gạch ngói xuất khẩu, giày da. Công nghiệp Tây Ninh còn có đặc điểm là gắn liền với vùng sản xuất nguyên liệu hoặc nằm rãi rác trong khu dân cư, trong đó ảnh hưởng đến môi trường nhiều nhất là công nghiệp chế biến mía đường, củ mì và cao su với số cơ sở CN-TTCN tính đến cuối năm 1999 như sau: Chế biến mía đường : 03 nhà máy công nghiệp với tổng công suất chế biến 11.500 tấn mía cây /ngày, (Nhà máy Bourbon 8.000 tấn, nhà máy đường thô Tây Ninh 2.500 tấn và nhà máy Nước Trong 1.000 tấn mía cây / ngày). Các cơ sở chế biến TTCN hầu hết đã ngưng hoạt động do không đủ sức cạnh tranh với các nhà máy công nghiệp. Chế biến củ mì : 08 doanh nghiệp chế biến củ mì với tổng công suất 350 tấn tinh bột/ ngày tương đương với 1.400 tấn củ, có thể chế biến 300.000 tấn củ/năm cùng với 138 cơ sở chế biến thủ công chế biến trên 100.000 tấn củ/năm. Chế biến cao su : 06 doanh nghiệp với công suất 25.500 tấn /năm và 16 cơ sở TTCN chế biến cao su. Tình hình ô nhiễm và xử lý nước thải : Nước thải từ công nghiệp chế biến mía đường, mì, cao su có mức ô nhiễm nặng và là nguồn chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường biểu thị qua pH thấp, hàm lượng COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD (nhu cầu oxy sinh hóa) đều vượt tiêu chuẩn nước thải công nghiệp TCVN 5945-1995. Bảng 3.9: Kết quả phân tích nước thải trước khi xử lý của các nhà máy qua kiểm soát ô nhiễm 12/2003 Chỉ tiêu Cơ sở pH BOD5 mg/l COD mg/l Chất rắn lơ lững mg/l - Cty mía đường Bourbon - Nhà máy tinh bột khoai mì Tân Châu - Nhà máy chế biến cao su Tân Biên 4,3 4,7 6 5400 10250 420 9550 16325 900 50 116 66 TCVN 5945 – 1995 * 5,5 - 9 50 100 100 (Nguồn : Sở KH,CN & MT) (* lấy theo giá trị cột B nước thải đổ vào các vực nước dùng cho các mục đích giao thông thủy, tưới tiêu, bơi lội, nuôi thủy sản). Hiện trạng môi trường không khí Chất lượng không khí được đánh giá qua các chỉ tiêu CO, NO2, SO2, chì, bụi lơ lửng theo tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh TCVN 5937-1995. Kết quả đo đạc tại 41 điểm từ 1994 – 1996 tại các khu công nghiệp, dân cư, thương mại và khu có mật độ giao thông cao thì trung bình SO2 : 0,2 mg/m3 (tiêu chuẩn 0,5 mg/m3), NO2 : 0.02 mg/m3 (tiêu chuẩn 0,4 mg/m3) và chì từ “có vết “ đến 0,14 mg/m3 vào mùa mưa; 0,18 mg/m3 vào mùa khô (tiêu chuẩn 0,005 mg/m3) cho thấy chất lượng không khí chưa bị ô nhiễm. Nồng độ bụi trung bình vào tháng 5/2000 tại 15 điểm đo ở thị xã và các thị trấn là 0,04 mg/m3 cho thấy chất lượng không khí về chỉ tiêu bụi ở mức khá tốt, thấp hơn tiêu chuẩn (0,3 mg/m3).Môi trường không khí trong chế biến mía, mì, cao su nhìn chung đạt theo tiêu chuẩn. Bảng 3.10: Kết quả kiểm soát ô nhiễm tháng 12/2003 Chỉ tiêu Cơ sở NO2 mg/m3 SO2 mg/m3 Bụi mg/m3 Nơi lấy mẫu - Cty mía đường Bourbon - Nhà máy tinh bộ khoai mì Tân Châu – Singapore - Nhà máy chế biến cao su Hiệp Trường. 0,041 0,102 0,078 0,16 0,12 0,251 0,16 0,14 0,11 Văn phòng Văn phòng Cổng nhà máy (Nguồn : Sở KH,CN & MT) Tuy nhiên trong chế biến mì, mía, cao su có những mùi vị đặc trưng nhưng chưa có tiêu chuẩn đánh giá : Mùi hôi của mật rỉ trong chế biến mía đường. Mùi chua trong quá trình lên men tinh bột và mùi hôi thối bốc lên từ nước thải để lưu cữu lâu ngày trong chế biến mì. Mùi các loại hóa chất bốc lên trong các công đoạn sản xuất (Ammoniac, axit hữu cơ …) và các mùi hôi thối nồng nặc do sự phân hủy các hợp chất chứa nitơ. Xử lý chất thải rắn Rác sinh hoạt bình quân đầu người ở Tây Ninh là 0,4 – 0,5 kg. Tỉ trọng trung bình của rác thải tại thị xã là 598,11 kg/m3 với thành phần như sau : Chất hữu cơ dễ phân hủy 72,3% Chất hữu cơ bền vững (nylon, nhựa, giả da …) 3,9% Chất dễ cháy (giẻ rách, mãnh cao su, giấy vụn …) 5,8% Chất trơ (thủy tinh, đá sỏi, xà bần, kim loại) 2,3% Tạp chất khác 10,7% Mỗi ngày có từ 50 – 62 tấn rác của dân cư thị xã và thị trấn, trong đó thị xã Tây Ninh 17 – 21 tấn. Việc quản lý và thu gom rác tại thị xã do Công ty công viên cây xanh và công trình công cộng đảm nhiệm, tỉ lệ thu gom là 50% tại thị xã. Hiện tại Tây Ninh chưa có bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh và đạt tiêu chuẩn, rác được thu gom bằng xe ép rác rồi đổ cho các hộ dân làm phân bón hoặc đổ tạm nơi xa dân cư. Ngoài ra mỗi ngày có 2,5 tấn rác y tế từ 12 bệnh viện trong tỉnh, trong khi chỉ có 02 bệnh viện là có lò đốt nên phần lớn rác được chôn lấp trong khuôn viên bệnh viện hoặc thu gom như các loại rác thông thường khác. Rác y tế chưa được xử lý tốt là mối lo ngại đối với môi trường xung quanh. Chất thải rắn từ các cơ sở tinh bột khoai mì chủ yếu là xác mì (70 kg bã khô/1 tấn nguyên liệu) và vỏ củ mì được tận dụng làm thức ăn gia súc và phân hữu cơ. Từ các cơ sở chế biến mía đường là bã mía (2,8 tấn/1 tấn đường) được tái sử dụng làm nhiên liệu cho sản xuất, tro và bã bùn được dùng làm phân bón. Chất thải rắn từ các cơ sở chế biến cao su gồm cao su phế thải, mành bố phế thải, sản phẩm hỏng … đều có khối lượng nhỏ ít tác động đến môi trường. Tiếng ồn Kết quả đo đạc tiếng ồn nhiều năm qua cho thấy mức độ ô nhiễm tiếng ồn không quan trọng. Trên các trục lộ giao thông chính : Quốc lộ 22, 22B, đường Cách mạng tháng 8 và đường 30/4 thị xã và các khu vực đông dân cư mức ồn từ 65 – 83 dBA. Một số nhà máy có mức ồn khá cao nhưng do có biện pháp hạn chế và có khoảng cách ly với khu dân cư nên ít ảnh hưởng ra bên ngoài. Bảng 3.11: Kết quả kiểm soát ô nhiễm một số nhà máy tháng 12/2003 Tên nhà máy/Công ty Vị trí đo Kết quả (dBA) Công ty dệt Double Johnson Phân xưởng dệt Cổng nhà máy 93 – 98 61 – 66 Công ty TNHH Cao su Hồng Phúc Phân xưởng lưu hóa Phân xưởng cán Cách nhà máy 100m 82 – 87 80 – 88 58 – 61 Xí nghiệp dày xuất khẩu Trâm Vàng Phân xưởng dán keo Sân của xí nghiệp 78 – 83 66 – 69 Nhà máy khai thác đá (Công ty vật liệu xây dựng) Khu vực máy nghiền Cách máy nghiền 100m 86 – 90 68 – 72 (Nguồn : Sở KH,CN & MT). 3.4.5 Hiện trạng môi trường nông nghiệp và nông thôn Hiện trạng môi trường nước Trên cơ sở TCVN 5942-1995, TCVN 5944-1995 về chất lượng nước mặt và nước ngầm, chất lượng môi trường nước thể hiện qua kết quả đo đạc năm 2003 như sau: Nước sông suối : Giá trị pH trung bình mùa khô 3,7 – 8,2, mùa mưa 3,4 – 7,7, giao mùa 3,8 – 6,9. Giá trị pH có sự biến động, tăng vào mùa khô. Hàm lượng chất rắn lơ lững (SS) cao, trung bình vào mùa khô 45 mg/l, mùa mưa 36 mg/l, giao mùa có xu hướng tăng 88,4 mg/l với 37% số điểm lấy mẫu vượt tiêu chuẩn loại B. Ô nhiễm chất hữu cơ do chất thải CN-TTCN sinh hoạt và sự phân rã sinh khối. Nồng độ oxy hòa tan (DO) mùa khô 6,9 – 7,4 mg/l, BOD trung bình năm 13,1 mg/l, COD trung bình năm 18,7 mg/l đều đạt mức giới hạn so với tiêu chuẩn nước mặt loại B. Trạng thái dinh dưỡng trung bình với tổng nitơ 0,06 – 0,1 mg/l, tổng phospho 0,05 – 0,1 mg/l. Không có hiện tượng nhiễm mặn. Hàm lượng sắt có xu hướng tăng trong mùa khô và giao mùa với giá trị trung bình mùa khô 1,60 mg/l, mùa mưa 1,2 mg/l, giao mùa 1,81 mg/l đều vượt tiêu chuẩn loại A. Có trên 60% số điểm đo có hàm lượng vi sinh vượt mức giới hạn tối đa cho phép (tiêu chuẩn loại B) chứng tỏ mức độ ô nhiễm vi sinh khá trầm trọng của nguồn nước mặt nói chung tại Tây Ninh. Nước hồ Dầu Tiếng : Bảng 3.12: Kết quả đo đạc chất lượng nước hồ Dầu Tiếng Chỉ tiêu Đầu nguồn kênh Đông Cống kênh đông Cửa đập tràn Hạ lưu hồ Cầu kênh Tây pH SS (mg/l) S P (mg/l) NO3 (mg/l) COD (mg/l) BOD(mg/l) S Fe (mg/l) 6,8 8,6 0,03 0,05 12,5 9 0,2 7 6,2 0,03 0,02 10 7,5 0,3 7 9,7 0,05 0,02 6,4 6,5 0,5 7 30 0,03 0,05 21,3 13 0,7 6,7 12,7 0,04 0,05 16,7 11,7 0,3 (Nguồn : Báo cáo điều tra hiện trạng môi trường và xây dựng phương án BVMT Tây Ninh – Viện kỹ thuật nhiệt đới và BVMT, 1996). Nước giếng Nguồn nước giếng khơi tại các điểm đo trên địa bàn tỉnh hầu hết bảo đảm tiêu chuẩn nước ngầm về phương diện hóa học. Các giếng bắt đầu bị nhiễm nitrat với 11 – 12% không đạt về chỉ tiêu nầy. Một số giếng có trị số sắt khá cao ở Tân Châu, Gò Dầu, Trảng Bàng, Bến Cầu, Châu Thành … Nước giếng có pH nghiêng về axit (pH = 4,5 – 6,5) trên 90% số điểm đo không đạt tiêu chuẩn về pH. Các giếng bị nhiễm vi sinh trầm trọng, số giếng không đạt tiêu chuẩn vi sinh lên đến 85%. Các giếng khoan ở độ sâu dưới 25 m bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh, 50% số mẫu đo đạt trong năm 1999 – 2000 không đảm bảo tiêu chuẩn vi sinh. Với chất lượng nêu trên, để đạt được tiêu chuẩn nước ăn uống và sinh hoạt (Tiêu chuẩn Bộ Y tế), phần lớn giếng ở Tây Ninh cần phải được xử lý pH, sắt, vi sinh … trước khi sử dụng. Hiện trạng đất nông nghiệp Đất nông nghiệp Tây Ninh 286.449 ha chiếm 71% diện tích đất tự nhiên (1998). Đất xám và các loại đất địa hình thấp (phù sa, phèn, than bùn) là nguồn tài nguyên quí giá của Tây Ninh. Đất xám phát triển trên nền phù sa cổ chiếm 86,3% diện tích đất tự nhiên, tập trung ở vùng địa hình cao thuộc các huyện Tân Châu, Tân Biên, Dương Minh Châu, Châu Thành thích hợp cho nhiều loại cây trồng đặc biệt là các cây công nghiệp. Đất liền vùng nên dễ khai khẩn và cơ giới hóa. Hạn chế của đất là khả năng giữ nước kém (cát 65%), chua và nghèo dinh dưỡng với hàm lượng hữu cơ kém hơn 1%, khả năng trao đổi rất kém, và những nguyên tố khoáng bị trượt đi rất nhanh đặc biệt là Ca, Mg. Loại đất này nghèo K, đất rất dễ bị suy thoái do cấu trúc kém vì thiếu chất keo. Quá trình canh tác nông dân lại chưa có tập quán bón phân hữu cơ nên có hiện tượng suy thoái (tuy chưa có công trình nghiên cứu nào). Trong tổng số 28.000 ha đất đồng bằng (phù sa, phèn) có gần 90% là đất phèn, trong đó có nhiều diện tích lầy úng nên rất hạn chế trong sản xuất nông nghiệp, một số diện tích còn hoang hóa. Dịch hại trong sản xuất nông nghiệp: Năm 2002, sâu đục thân mía chủ yếu là sâu mình hồng (Seramia inferens) và mình tím (Phragmataecia castaneae) đã gây hại nặng cho 7.387 ha mía. Trong đó, nặng nhất là vùng mía nguyên liệu huyện Tân Châu 4.300 ha với tỉ lệ hại bình quân 30%, cá biệt 80 – 90%. Sâu đục thân tập trung chủ yếu trên vụ Đông Xuân từ đó lây sang vụ Hè Thu. Hầu hết các giống mía ở Tây Ninh đều không kháng được sâu đục thân, các giống bị nhiễm nặng là Comus, ROC1, ROC10, R570, Quế đường, ROC16, ROC18. Dự báo trong những vụ tới sâu đục thân vẫn còn khả năng tiếp tục lây lan. Trong những năm gần đây, chuột đã gây thiệt hại đáng kể. Diện tích bị chuột phá hại 14.957 ha (2003) và 8.765 ha (2004). Nguyên nhân có thể là do các loại thiên địch của chuột như rắn, mèo … bị săn bắt cạn kiệt hoặc do môi trường sống của chúng bị ô nhiễm … đã tạo ra sự mất ca

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van.doc
  • docCd.doc
  • docCu.doc
  • docliet ke.doc
  • docmo dau.doc
  • docPb.doc
  • docphu luc.doc
  • docZn.doc
Tài liệu liên quan