Đồ án Giải pháp hoàn thiện phương thức xác định mức trợ giá cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼ 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU 5

LỜI NÓI ĐẦU 6

1. Đặt vấn đề nghiên cứu 6

2. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 6

3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 7

4. Phương thức nghiên cứu 7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRỢ GIÁ ĐỐI VỚI VTHKCC 9

1.1. Tổng quan về vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt 9

1.1.1. Vận tải hành khách công cộng 9

1.1.2. Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt 11

1.2. Tổng quan về trợ giá cho VTHKCC đô thị 16

1.2.1. Khái niệm, sự cần thiết phải trợ giá và các yếu tố ảnh hưởng đến trợ giá 16

1.2.1.1. Khái niệm 16

1.2.1.2. Sự cần thiết phải trợ giá cho vận tải hành khách công cộng 17

1.2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức giá cho VTHKCC ở đô thị 18

1.2.2. Các hình thức trợ giá cho VTHKCC bằng xe buýt 22

1.2.2.1 Chính sách trợ giá trực tiếp 22

1.2.2.2. Chính sách trợ giá gián tiếp 23

1.2.3. Các phương thức xác định mức trợ giá cho VTHKCC 25

1.2.3.1. Tính trợ giá theo lượt hành khách 25

1.2.3.2. Tính trợ giá theo số chuyến xe 26

1.2.3.3. Tính trợ giá theo lượt hành khách và theo tổng km xe chạy 26

1.3. Công tác quản lý trợ giá 27

1.3.1 Khái niệm quản lý trợ giá 27

1.3.2. Nội dung công tác quản lý trợ giá 27

1.3.2.1. Nghiệm thu sản phẩm vận tải 27

1.3.2.2. Quản lý doanh thu 28

1.3.2.3. Quản lý chi phí 29

1.3.2.4. Quản lý việc cấp phát trợ giá 29

CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG TRỢ GIÁ CHO VTHKCC BẰNG XE BUS TẠI HÀ NỘI 30

2.1. Hiện trạng VTHKCC ở Hà Nội 30

2.1.1. Mạng lưới tuyến và cơ sở vật chất kỹ thuật xe buýt ở Hà Nội 30

2.1.1.1. Mạng lưới tuyến 30

2.1.1.2. Phương tiện vận tải 30

2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội 32

2.1.3. Định hướng phát triển VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội 35

2.2. Hiện trạng công tác trợ giá cho VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội 35

2.2.1. Hình thức trợ giá hiện nay đang tiến hành tại Hà Nội 35

2.2.1.1. Hình thức trợ giá trực tiếp 35

2.2.1.2. Hình thức trợ giá gián tiếp 36

2.2.2. Phương thức tính toán mức trợ giá đang áp dụng tại Hà Nội 36

2.2.3. Công tác kiểm tra giám sát trợ giá 37

2.2.3.1. Nhiệm vụ của thanh tra viên kiểm tra giám sát trên tuyến 38

2.2.3.2. Các hình thức kiểm tra giám sát 39

2.2.3.3. Nội dung giám sát 40

2.2.4. Quản lý doanh thu từ bán vé xe buýt 40

2.2.4.1. Hiện trạng hệ thống vé xe buýt 40

2.2.4.2. Phương thức kiểm soát giá vé 43

2.2.5. Tình hình nghiệm thu sản phẩm vận tải 44

2.2.6. Tình hình cấp phát trợ giá 45

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC XÁC ĐỊNH MỨC TRỢ GIÁ CHO VTHKCC BẰNG XE BUÝT TẠI HÀ NỘI 47

3.1. Mục đích và vai trò của công tác trợ giá cho VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội 47

3.1.1. Mục đích và yêu cầu của công tác trợ giá 47

3.1.2. Vai trò của trợ giá 48

3.2. Hoàn thiện phương thức xác định mức trợ giá VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội 48

3.2.1. Phân tích lựa chọn hình thức trợ giá thích hợp cho VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội. 48

3.2.2. Phân tích phương thức xác định mức trợ giá thực tế đang áp dụng tại Hà Nội 51

3.2.2.1. Đối với bên cung - Doanh nghiệp Vận tải HKCC 51

3.2.2.2. Đối với bên cấp phát trợ giá – Nhà nước. 58

3.2.2.3. Đối với bên cầu – Hành khách 60

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện phương thức xác định mức trợ giá tại Hà Nội 63

3.2.3.1. Hoàn thiện phương thức từ việc quản lý tốt doanh thu 63

3.2.3.2. Hoàn thiện phương thức từ việc xác định đúng và quản lý tốt chi phí vận tải 66

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68

4.1. Kết luận: 68

4.2. Kiến nghị: 68

PHỤ LỤC 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2378 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Giải pháp hoàn thiện phương thức xác định mức trợ giá cho vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tiện, loại xe của từng tuyến xe buýt được thể hiện trong Bảng thống kê tình trạng phương tiện,loại xe của các tuyến buýt tại Hà Nội – phần Phụ lục. 2.1.1.3. Cơ sở hạ tầng Hiện nay, Hà Nội có 60 tuyến buýt, không kể các tuyến kế cận với 1240 điểm dừng đỗ (tháng4.2007). Tuy nhiên, trong số các điểm dừng đỗ thì hiện có 330 điểm đang ở tình trạng xuống cấp. Theo điều kiện giao thông ở Hà Nội hiện nay, các điểm dừng đỗ để đảm bảo an toàn giao thông thì các điểm dừng đổ phải cách các giao cắt ít nhất 50 m, nếu như vậy có ít nhất 93 điểm dừng đỗ không đạt yêu cầu, trong đó có 49 điểm nằm trước giao cắt và 42 điểm nằm sau giao cắt. Khoảng cách giữa các điểm dừng đỗ không hợp lý. Theo một điều tra mới đây, một nửa số điểm dừng đỗ không đúng tiêu chuẩn, 20% trong số đó còn vi phạm tiêu chuẩn của bộ GTVT. - Toàn thành phố mới chỉ có 268 tấm bản đồ chỉ dẫn luồng tuyến xe buýt cho hành khách. Bên cạnh đó, số lượng diểm dừng đỗ có nhà chờ rất ít, đa số chỉ là tấm biển lắp trên một cái cột để báo hiệu điểm dừng đỗ. Tại những điểm có nhà chờ thì lại bị lực lượng xe ôm đông đảo hoặc hàng nước chiếm dụng làm nơi dừng đỗ, kinh doanh, không có điểm dừng điểm nào được thiết kế tổ chức để người khuyết tật có thể tiếp cận dễ dàng với xe buýt, trong khi cả thành phố có khoảng 11.000 người tàn tật, khuyết tật, khiếm thị đang sử dụng dịch vụ xe buýt. - Tổng chiều dài mạng lưới tuyến xe buýt hà nội vào khoảng 1200 km. Xe buýt vẫn phải sư dụng chung đường xá với các phương tiện giao thông khác (chỉ có 1 đoạn khoảng 4 km theo trục đường Nguyễn Trãi-Hà Đông là có sự phân làn đường xe buýt với các phương tiện giao thông khác. Do điều kiện đuường xá ở Hà Nội nên rất nhiều tuyến xe buýt phải chạy qua các con đường xuống cấp, chiều rộng mặt đường quá nhỏ. Hiện nay, có 171 tuyến đường có xe buýt chạy qua trong đó có 47 tuyến đường chỉ rộng dưới 8 m. - Trong thành phố hiện nay có 5 điểm trung chuyển xe buýt là điểm trung chuyển Cầu Giấy - Đại học GTVT, Long Biên-Yên Phụ, bến xe Kim Mã, bến xe Nam Thăng Long, bến xe Giáp Bát, trong đó có 1 bến xe buýt liên tỉnh, một điểm trung chuyển được xây dựng theo chương trình dự án ecotrans là điểm trung chuyển Cầu Giấy - Đại học GTVT. 2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội Theo số liệu tổng hợp của Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội Bảng 2.1: Kết quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội năm 2008 STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả 1 Số tuyến Tuyến 60 2 Tổng lượt xe vận chuyển Lượt 3.777.017 3 Tổng Km xe hoạt động Km 76.062.551 4 Hành khách vận chuyển HK 393.798.785 Khách vé lượt 75.736.083 Khách vé tháng 318.062.702 5 Doanh thu vận tải 1000 đồng 369.159.791 Doanh thu vé lượt 240.746.580 Doanh thu vé tháng 128.413.211 6 Chi phí 1000 đồng 728.520.043 Bình quân/hành khách Đồng 1.850 Bq/lượt Đồng 192.882 7 Trợ giá 1000 đồng 359.360.252 Bq/hk Đồng 913 Bq/lượt Đồng 95.144 Bảng 2.2: Tổng hợp kết quả VTHKCC 44 tuyến đặt hàng (năm 2008) STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả 1 Số tuyến Tuyến 44 2 Tổng lượt xe vận chuyển Lượt 2.924.457 3 Tổng Km xe hoạt động Km 60.088.134 4 Hành khách vận chuyển HK 342.118.315 Khách vé lượt 67.763.022 Khách vé tháng 274.355.293 5 Doanh thu vận tải 1000 đồng 327.261.442 Doanh thu vé lượt 216.187.509 Doanh thu vé tháng 111.073.933 6 Chi phí 1000 đồng 596.444.279 Bình quân/hành khách Đồng 1.743 Bq/lượt Đồng 203.950 7 Trợ giá 1000 đồng 269.182.837 Bq/hk Đồng 787 Bq/lượt Đồng 92.045 Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả VTHKCC 16 tuyến xã hội hóa (năm2008) STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả 1 Số tuyến Tuyến 16 2 Tổng lượt xe vận chuyển Lượt 852.560 3 Tổng Km xe hoạt động Km 15.974.418 4 Hành khách vận chuyển HK 51.680.470 Khách vé lượt 7.973.061 Khách vé tháng 43.707.409 5 Doanh thu vận tải 1000 đồng 41.898.348 Doanh thu vé lượt 24.559.071 Doanh thu vé tháng 17.339.277 6 Chi phí 1000 đồng 132.075.763 Bình quân/hành khách Đồng 2.556 Bq/lượt Đồng 154.917 7 Trợ giá 1000 đồng 90.177.415 Bq/hk Đồng 1.745 Bq/lượt Đồng 105.773 Theo đánh giá của trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị thì kết quả VTHKCC năm 2008 có nhiều chỉ tiêu đều đạt và vượt mức so với năm 2007, cụ thể là: - Số tuyến tăng 1 tuyến so với năm 2007 - Lượng hành khách tăng 12,7 % so với năm 2007 - Lượt vận chuyển tăng 1,8 % so với năm 2007 - Doanh thu tăng 12,1 % so với năm 2007 Qua những kết quả đạt được ở trên, ta thấy VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, phục vụ cho xã hội. Khi VTHKCC càng phát triển thì doanh thu cũng sẽ tăng cao, đó là điều quan trọng để giảm mức trợ giá, tiết kiệm một khoản lớn cho ngân sách Nhà nước. 2.1.3. Định hướng phát triển VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội Cuối năm 2006 Hà Nội đã khởi công dự án tàu điện nhẹ Nhổn – Ga Hà Nội. Đồng thời một số tuyến tàu điện khác cũng đang được xét đến. Trong tương lai khoảng 10 -12 năm tới mạng lưới vận tải hành khách công cộng của Hà Nội sẽ tương đối phát triển với sự kết hợp của hệ thống tàu điện (chạy trục chính) và hệ thống xe Bus (trung chuyển) thành thể thống nhất và phấn đấu phục vụ được 20 – 30% nhu cầu đi lại của người dân. Báo cáo của Tổng công ty Tư vấn Thiết kế GTVT (TEDI) có tiêu đề: Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hành khách cho thành phố Hà Nội đến năm 2010 và 2020, đề xuất đến năm 2020 xe buýt và taxi sẽ đảm nhận 25-30% tổng số chuyến đi, hệ thống xe điện mới sẽ đảm nhiệm 30%. Tổng số thị phần giao thông vận tải công cộng sẽ đạt 50%. Hiện nay Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt chỉ đáp ứng được khoảng 13-20% nhu cầu các chuyến đi trong đô thị, trung bình khoảng hơn 900.000 lượt khách mỗi ngày. Điều đó đã giảm được khoảng hơn 600.000 lượt xe máy góp phần làm giảm ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường và tiết kiệm chi phí xã hội. Tuy nhiên theo một số chuyên gia nhận định thì hiện nay hệ thống xe buýt đã phát triển đến mức bão hoà. Nếu tiếp tục phát triển với tốc độ như trước thì do mạng lưới đường giao thông không đáp ứng được nên sẽ dẫn đến ùn tắc và người dân sẽ quay lưng lại với xe buýt. Vậy định hướng phát triển hệ thống Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt như thế nào trong thời gian tới đang là một vấn đề cấp bách. 2.2. Hiện trạng công tác trợ giá cho VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội 2.2.1. Hình thức trợ giá hiện nay đang tiến hành tại Hà Nội Hện nay Hà Nội đang áp dụng cả hai hình thức trợ giá là trợ giá trực tiếp và trợ giá gián tiếp cho VTHKCC bằng xe buýt. 2.2.1.1. Hình thức trợ giá trực tiếp Trong giai đoạn ban đầu hình thức trợ giá trực tiếp cho các đơn vị kinh doanh VTHKCC bằng xe buýt là một trong những giải pháp khuyến khích quan trọng bởi vì nó phát huy được hiểu quả tức thời. Về lâu dài hình thức trợ giá trực tiếp sẽ giảm dần và sử dụng hình thức trợ giá gián tiếp là chủ yếu. Việc trợ giá cho VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội hiện nay được áp dụng theo hình thức trợ giá trực tiếp cho bên cung, không trọe giá trực tiếp cho bên cầu. Mức trợ giá trực tiếp cho các doanh nghiệp VTHKCC bằng xe buýt hiện nay bằng mức bù lỗ, áp dụng cho các tuyến buýt nội thành. 2.2.1.2. Hình thức trợ giá gián tiếp Với hình thức trợ giá gián tiếp là trợ giá cho bên cung. Hình thức trợ giá này áp dụng cho tất cả các tuyến xe buýt: buýt nội thành, buýt ngoại thành và buýt kế cận bằn cách tạo cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động xe buýt công cộng, cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị thực hiện VTKHCC mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực khác có lợi nhuận cao. Ở Hà Nội, hình thức trợ giá gián tiếp được thể hiện qua những chính sách sau: * Các chính sách để tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho các đơn vị hoạt động VTKHCC: - Nhà nước trực tiếp mở rộng và nâng cấp mạng lưới tuyến, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ trên tuyến bao gồm: bến bãi, nhà chờ, điểm đầu cuối, các điểm dừng đỗ trên tuyến… - Nhà nước sử dụng các giải pháp nhằm hạn chế phương tiện vận tải cá nhân mà ở Hà Nội hiện nay chủ yếu là xe máy. Vấn đề hạn chế phương tiện vận tải cá nhân có thể thực hiện bằng các giải pháp sau: hạn chế đăng ký xe máy, tăng thuế nhập khẩu phương tiện cá nhân,… * Các chính sách để tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh VTKHCC hoạt động bình thường và nâng cao chất lượng phục vụ hành khách: - Nhà nước có những chính sách ưu đãi đối với các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản phẩm vận tải như: miễn giảm thuế nhập khẩu phương tiện, miễn giảm thuế vốn, tạo điều kiện trong việc vay dài hạn từ các nguồn vốn vay ưu đãi, miễn thuế giá trị gia tăng và thuế môn bài. Ngoài ra Nhà nước còn ưu đãi đối với các hoạt động dịch vụ hỗ trợ mà doanh nghiệp vận tải tham gia như miễn các loại thuế và lệ phí liên quan đến hoạt động VTHKCC. 2.2.2. Phương thức tính toán mức trợ giá đang áp dụng tại Hà Nội Hiện nay ở thành phố Hà Nội, mức trợ giá được xác định như sau: Ttr.giá = ∑Cđm - ∑ DT Trong đó: - Ttr.giá : Tổng số tiền được trợ giá - ∑Cđm : Tổng chi phí định mức - ∑ DT : Tổng doanh thu từ bán vé Tổng chi phí định mức được xác định dựa trên chi phí định mức cho1 Km xe chạy theo các loại xe, căn cứ vào số km xe chạy của một lượt xe trên tuyến và tổng số lượt xe chạy theo biểu đồ quy định. Từ đó xác định được tổng chi phí định mức. Cụ thể công thức tính như sau: ∑ Cđm = Cij Zij Trong đó: - Cij : Định mức chi phí cho 1 lượt xe mác i trên tuyến j - Zij : Số lượt xe mác i trên tuyến j Các khoản chi phí bao gồm chi phí trực tiếp và các chi phí gián tiếp. Các khoản mục chi phí này được kiểm soát bằng định mức nên việc tính toán tổng chi phí được dựa trên Bảng tổng hợp đơn giá định mức (gọi tắt là đơn giá) cho VTHKCC bằng xe buýt (đồng/xe.km) của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, được ban hành ngày 25 tháng 12 năm 2003 và được điều chỉnh thường kỳ cho phù hợp với biến động giá cả trên thị trường và các thay đổi yếu tố đầu vào. Đợt điều chỉnh gần đây nhất là đơn giá điều chỉnh ban hành ngày 01 tháng 10 năm 2008. Đơn giá này được xây dựng dựa trên Định mức kinh tế - kỹ thuật của phương tiện hoạt động VTHKCC, dựa trên kinh ngiệm thực tế về định mức tiêu hao nhiên liệu, vật tư, định ngạch bảo dưỡng, sữa chữa… của một số loại xe tiêu biểu và khi áp dụng thì có sử dụng hệ số điều chỉnh cho một số loại xe khác. Ví dụ với loại xe mang nhãn hiêu Mercedes thì đơn giá chi phí nhiên liêu được nhân thêm hệ số 1,16. Vì vậy, việc tính toán theo đơn giá định mức có sự sai khác so với thức tế (lớn hơn chi phí thực tế) nên gây thất thoát một khoản lớn tiền trợ giá của ngân sách Nhà nước 2.2.3. Công tác kiểm tra giám sát trợ giá Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị thuộc Sở giao thông công chính được ủy quyền kiểm tra, giám sát, nghiệm thu và thanh toán sản phẩm VTHKCC bằng xe buýt theo kế hoạch được giao (gọi là bên A). Các đơn vị thực hiện vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt (gọi là bên B) ký hợp đồng với trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị. Dưới các doanh nghiệp kinh doanh VTHKCC bằng xe buýt cũng có tiến hành công tác kiểm tra giám sát, nghiệm thu trong nội bộ doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này chịu sự quản lý điều hành, kiểm tra gián sát, nghiệm thu của trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị. Hiện nay trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị có một đội ngũ giám sát chuyên trách việc giám sát các hoạt động của xe buýt trong phạm vi thành phố Hà Nội. Công tác kiểm tra giám sát của đội chính là thực hiện một phần chức năng quản lý của Nhà nước đối với VTHKCC bằng xe buýt. Là bộ phận nghiệp vụ chuyên môn tham mưu cho trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị về việc khảo sát mở tuyến, tham mưu điều chỉnh thời gian biểu đồ chạy xe hay phối hợp với các lực lượng điều hành, khai thác các điểm dừng đỗ và điều chỉnh lộ trình tuyến. Công tác kiểm tra giám sát trên tuyến thực chất là mang tính tức thời tại thời gian, không gian và sự việc nhất định. Mặt khác nó mang tính ứng xử xã hội, người giám sát, kiểm tra viên ngoài việc tiếp xúc với những người phục vụ còn phải tiếp xúc với hành khách đi xe. Các cán bộ kiểm tra,giám sát viên căn cứ vào các quy định pháp chế của ngành, xã hội để phát hiện ra sai phạm cua người phục vụ xe buýt. 2.2.3.1. Nhiệm vụ của thanh tra viên kiểm tra giám sát trên tuyến a. Nhiệm vụ của người kiểm tra trên tuyến Mặc đồng phục đầy đủ, chấp hành nghiêm túc mệnh lệnh của cấp trên giao như: thời gian, địa điểm,… Chuẩn bị đầy đủ tài liệu phục vụ cho công tác như: quy chế, biên bản, thời gian biểu, biểu mẫu và các văn bản thay dổi của cấp trên (nếu có). Nhiệm vụ cụ thể: - Kiểm tra thời gan xe chạy so với thời gian biểu. - Kiểm tra việc hợp pháp của phương tiện hoạt động trên tuyến như: lệnh vận chuyển, việc chấp hành của lái phụ xe (đồng phục, phù hiệu,…) - Kiểm tra việc bán vé trên xe: tổng số vé bán , tổng khách trên xe có phù hợp với số sêri vé trên lệnh vận chuyển, phát hiện ra số vé cũ, vé quay vòng, vé không đúng tuyến. - Kiểm tra vé tháng nhằm phát hiện ra vé còn giá trị sử dụng và các thông tin phù hợp với người sử dụng Sau khi kiểm tra xong báo cáo trực tiếp với lãnh đạo ca làm việc, đề xuất và xử lý các vi phạm (nếu có), đồng thời ghi chép vào biểu mẫu thống kê: số xe, thời gian kiểm tra, tổng số khách trên xe để cuối ca tổng hợp số liệu đã kiểm tra, đánh giá nhận xét tình hình hoạt động xe buýt, ký xác nhận và báo cáo sơ bộ với trưởng ca b. Nhiệm vụ của thanh tra viên giám sát trên tuyến - Mặc đồng phục đầy đủ, có mặt đúng giờ, đúng địa điểm. - Ghi chép toàn bộ số xe buýt đi qua điểm giám sát, phản ánh vào biểu mẫu thống kê với các nội dung sau: + Số xe (kể cả xe không đúng tuyến). + Số hiệu tuyến, các thông tin về lộ trình tuyến. + Ước lượng số khách trên xe (đối với xe đi qua). + Thời gian xe đi qua hoặc xuất phát. + Vệ sinh bên trong, bên ngoài xe. + Dừng đòn trả khách tại các điểm dừng. 2.2.3.2. Các hình thức kiểm tra giám sát Hiện nay đang áp dụng 3 hình thức giám sát: - Giám sát thường xuyên - Giám sát định kỳ - Giám sát đột xuất a. Giám sát thường xuyên: Tổ giám sát được chia thành nhiều nhóm nhỏ (thường khoảng 2 người trở lên) và làm việc theo ca, giờ làm việc theo thời gian biểu chạy xe từ khi mở bến đến khi đóng bến, tại các điểm đỗ đàu A-B hoặc tại các điểm có nhiều chuyến xe buýt đi qua, ghi chép số liệu và biểu mẫu. Với hình thức này thì các sai phạm được phát hiện kịp thời và có những biện pháp mang tính giáo dục ;à chính. Hình thức giám sát này không lập biên bản các vi phạm. Hàng ngày lập biên bản với bên B xác nhận chuyến, lượt bỏ, tình hình thực hiện trong ngày. Các số liệu ghi chép này được tổng hợp và phục vụ cho công tác xác nhận số liệu sản phẩm xe buýt hàng tháng. b. Giám sát định kỳ: Được tổ chức có sự phối hợp của hai bên A và B nhằm đánh giá về nội dung phục vụ xe buýt mà hai bên cùng quan tâm và cung đề ra những biện pháp tối ưu trong quản lý mục tiêu. Công việc này là xác định và lập biên bản các vi phạm. c. Giám sát đột xuất: Được tổ chức nhằm phục vụ các yêu cầu mà các nhà quản lý đặt ra hoặc để xác minh, xác định những vấn đề còn khiếm khuyết trong quản lý và lập biên bản vi phạm giữa hai bên. 2.2.3.3. Nội dung giám sát Tùy theo hình thức giám sát mà tiến hành giám sát theo những nội dung: - Giám sát thực hiện theo các điều khoản hợp đồng. - Giám sát theo các nội dung quy định thống nhất giữa 2 bên A và B. - Giám sát thực hiện chuyển lượt cả về số lượng và chất lượng. Để kiểm tra ở các chốt theo các nội dung, do đặc điểm của sản xuất vận tải và số lượng nhân viên giám sát ít nên không thể giám sát được toàn bộ quá trình sản xuất vận tải. Việc giám sát chỉ xác định được đối tượng tại một thời điểm, một số điểm nhất định trên lộ trình và mang tính xác xuất. Trên mỗi trạm, chốt chỉ có thể kiểm tra được một số nội dung chứ không thể kiểm tra được đầy đủ chính xác 6 nội dung hoạt động của xe buýt. 2.2.4. Quản lý doanh thu từ bán vé xe buýt 2.2.4.1. Hiện trạng hệ thống vé xe buýt a. Vé lượt trên tuyến Hiện nay vé lượt bán trên xe đều có chung một mức giá là 3.000 đ/ lượt - Ưu điểm của vé lượt trên tuyến + Khách hàng mua vé khi lên xe thuận tiện cho việc lựa chọn tuyến cho tuyến đi của mình + Nhân viên bán vé dễ kiểm soát hành khách. + Là phương thức bán vé truyền thống hiện nay. - Nhược điểm của vé lượt trên tuyến: + Rất khó kiểm soát nhân viên bán vé khi quay vòng vé làm thất thoát doanh thu của công ty. + Cần rất nhiều nhân lực cho công tác bán vé. Hình thức phân phối vé lượt hiện nay là phụ xe ( Nhân viên bán vé ) trục tiếp bán vé và thu tiền từ hành khách trên xe theo kiểu thủ công, thuận tiện mức độ bỏ sát không cao, tuy nhiên rất khó kiểm soát trong trường hợp nhân viên bán vé thiếu trung thực. - Chiều vé được phân biệt theo màu: + Chiều đi vé màu trắng. + Chiều về vé màu hồng. - Ưu điểm: + Hạn chế được việc bán vé nhầm chiều của nhân viên bán vé. + Vé được quản lý theo sêri. + Vé có hình Khuê Văn Các in bằng mực phản quang có thể kiểm tra bằng ánh đèn laze để chống làm giả. b. Vé tháng Vé tháng cũng được áp dụng cùng một mức giá với từng loại vé (bảng dưới). Bảng 2.4. Cơ cấu giá vé các tuyến buýt tiêu chuẩn Loại vé Giá vé (đồng) Ghi chú Vé lượt Cự ly tuyến < 25km 3000 Đối với tuyến buýt số 54 thì giá vé tháng (đồng) như sau: - Ưu tiên 1 tuyến: 40000 - Ưu tiên liên tuyến: 80000 - Không ưu tiên 1 tuyến: 80000 -Không ưu tiên liên tuyến:120000 Cự ly tuyến từ 25 đến 30km 4000 Cự ly tuyến > 30km 5000 Vé tháng Ưu tiên 1 tuyến 25000 Liên tuyến 50000 Không ưu tiên 1 tuyến 50000 Liên tuyến 80000 - Ưu điểm: + Dễ quản lý việc bán vé và kiểm tra doanh thu. + Tạo điều kiện khuyến khích với các khách hàng có nhu cầu sử dụng xe buýt thường xuyên. + Cần ít nhân lực nhưng lại đem lại lại hiệu quả cao. - Nhược điểm: Nhà nước phải trợ giá nhiều cho các loại vé tháng. Hiện nay trên các tuyến xe buýt phần lớn hành khách sử dụng vé tháng là chính. Điều này cho thấy tỉ lệ hành khách có chuyến đi thường xuyên bằng xe buýt là khá cao. Trong đó hành khách chủ yếu sử dụng các loại vé tháng đi trên hai tuyến lại được ít người sử dụng vì thời gian trung chuyển của hai tuyến lâu dẫn đến thời gian đi lại của hành khách lớn làm ảnh hưởng đến công việc của họ. Bên cạnh việc hành khách sử dụng chủ yếu vé tháng trên các tuyến xe buýt tạo ra nguồn thu ổn định và làm tăng nguồn trợ giá của Nhà nước đối vơi các tuyến xe buýt. c. Tem vé tháng - Chất liệu vẫn được in bằng chất liệu decan cỡ - Các thông tin ghi trên tem vẫn đảm bảo như các loại tem phát hành. Gần đây có xuất hiện hiện tượng tem giả trên thị trường làm ản hưởng đến doanh thu và uy tín của công ty. Để nâng cao hiệu quả quản lý vé và doanh thu của công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội phối hợp với trung tâm quản lý và diều hành giao thông đô thị Hà Nội thay đổi một số nội dung in trên tem. Trong đó có một nội dung khác biệt so với các loại tem cũ là có hình Khuế Văn Các in trên tem bằng mực phản quang không màu. Loại này rất khó làm giả và được phát hiện bằng ánh đèn laze. Tem của các tháng được phân biệt theo màu. * Quy trình cấp phát và quyết toán vé Hình 2.2: Quy trình cấp phát vé và quyết toán doanh thu vé Phòng kinh doanh Marketing Cơ quan Quản lý của Nhà nước, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Nhân viên bán vé trên xe (các xí nghiệp buýt) Các đại lý bán vé Công ty (phòng tài vụ kinh tế) Nhân viên Marketing Đường đi của doanh thu vé Đường đi của vé: giao nhận và thanh quyết toán * Quy trình của vé: - Phòng kinh tế tài vụ Công ty nhận vé từ cơ quan quản lý Nhà nước (Trung tâm quản lý và điều hành GT ĐT) và hàng tháng Phòng tài vụ- kinh tế công ty (trên cơ sở quyết toán vé hàng tháng của phòng kinh doanh – Marketing với các xí nghiệp) quyết toán vé với các cơ quan quản lý Nhà nước. - Thông qua phòng kinh doanh Marketing vứ được phân phối tới các kênh bán vé: Nhân viên bán vé trên xe (Các xí nghiệp) + nhân viến Marketing + các đại lý bán vé. - Hàng tháng phòng kinh doanh- Marketing quyết toán vé: Vé giao – vé đã bán – vé còn với các kênh phân phối. Qua kết quả trên ta thấy tỷ lệ hành khách có chuyến đi thường xuyên bằng xe buýt là khá cao. Khách hàng sử dụng chủ yếu là loại vé tháng liên tuyến, điều đó cho thấy là mức độ thuận tiện của xe buýt là khá cao. Hành khách sử dụng vé tháng liên tuyến vì nhiều lý do khác nhau. Lý do cơ bản nhất là sự thuận tiện của việc sử dụng vé tháng nlieen tuyến (cùng một chuyến đi khách hàng có thể lựa chọn nhiều phương án) đa số tạo thuận lợi về mặt thời gian. 2.2.4.2. Phương thức kiểm soát giá vé Sau khi có kế hoạch của Nhà nước giao, căn cứ vào kế hoạch thì đơn vị VTHKCC xây dựng biểu đồ vận hành cho từng tháng, từng quý sau đó gửi lên cho sở GTCC duyệt biểu đồ vận hành . Từ biểu đồ vận hành và tác nghiệp chạy trên các luồng tuyến, khi Sở duyệt thì gửi cho xí nghiệp 1 bản, trung tâm 1 bản.Từ đó sẽ căn cứ vào biểu đồ vận hành để kiểm tra xem hoạt động có đúng không. Thay mặt Sở GTCC trung tâm quản lý và điều hành GTĐT sẽ kiểm tra giám sát tình hình trợ giá cho Sở, trung tâm bố trí hàng ngày kiểm tra chất lượng như xe có sạch không, đỗ có đúng điểm không, hành khách lên xe có vé không… Vì hoạt động trên 60 tuyến có rất nhiều xe, kiểm tra không hết được mà chỉ kiểm tra xác suất, nếu vi phạm sẽ lập biên bản để xử lý. Sau đó số chuyến lượt sẽ kiểm định bằng phôi lệnh của đơn vị. Từ phôi lệnh sẽ xác định được chạy bao nhiêu chuyến, bán bao nhiêu vé, tiếp tục đối chiếu với biên bản trên tuyến để cộng trừ, cứ 10 ngày nghiệm thu 1 lần; 3 lần 1 tháng. Như thế sẽ kiểm tra được chuyến lượt hành khách, bán vé … từ đó sẽ quản lý trợ giá và mức trợ giá. 2.2.5. Tình hình nghiệm thu sản phẩm vận tải Việc nghiệm thu sản phẩm của VTHKCC ở Hà Nội được căn cứ theo quyết định số 3066/1998/QĐ-GTCC. Các chứng từ có giá trị pháp lý làm cơ sở để nghiệm thu, thanh toán sản phẩm của các đơn vị hoạt động VTKHCC bằng xe buýt quy định gồm: - Các văn bản giao nhiệm vụ của các cấp thẩm quyền: + Kế hoạch trợ giá xe buýt quý, năm. + Các quy định về tiêu chuẩn chất lượng phục vụ. + Thời gian biểu chạy xe buýt được duyệt. - Hợp đồng kinh tế được ký giữa đại diện bên A và bên B. + Các biên bản nghiệm thu sản phẩm xe buýt. + Các biên bản xác minh của bên A và bên B đối với các đơn thư khiếu nại của hành khách (có địa chỉ). Cán bộ giám sát nghiệm thu kiểm tra chứng từ ghi chép ban đầu về vận tải của đơn vị BTHKCC bằng xe buýt, phát hiện lập biên bản và đề xuất xử lý các hiện tượng phản ánh việc ghi chép, nghiệm thu nội bộ sai lệnh trên chứng từ. Xác định số liệu thực hiện của bên B làm cơ sở thanh toán lập các biểu mẫu báo cáo nghiệm thu chi tiết và tổng hợp. Tất cả các trường hợp bi phảm của bên B đều bị xử lý theo hình thức: + Không nghiệm thu thanh toán số chuyến lượt vi phạm + Phạt bên B vi phạm hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp lệnh hợp đồng kinh tế. + Phê bình cảnh cáo đè nghị Sở GTCC chuyển hoặc hủy bỏ luồng tuyến theo hợp đồng. Mọi tranh chấp về số liệu tình hình thực hiện nhiệm vụ của hai bên phải có văn bản trình Sở GTCC và các cấp có thẩm quyền quyết định. Việc nghiệm thu tổng hợp được tiến hành 10 ngày 1 lần trong tháng, từ ngày 1 đến ngày 5 tháng sau làm nghiệm thu sản lượng của tháng trước. Cuối mỗi quý nghiệm thu vào ngày 10 của tháng đầu quý sau. Cùng với nghiệm thu quý, hoàn tất thủ tục thanh toán sản phẩm xe buýt trình cấp có thẩm quyền duyệt làm cơ sở thanh toán cho bên B. - Tài liệu đẻ nghiệm thu sản phẩm xe buýt gồm: - Lệnh vận chuyển đã được bên B nghiệm thu. Biểu tổng hợp đề nghị nghiệm thu củ bên B (hàng ngày, 10 ngày, 20 ngày, tháng quý, của từng tuyến có chữ ký và đóng dấu của bên B). - Các báo cáo của ban kiểm tra quy chế bên B. - Biên bản kiểm tra định kỳ, đột xuất phối hợp A = B. 2.2.6. Tình hình cấp phát trợ giá Việc xác định số tiền trợ giá cho bên B căn cứ vào số chuyến lượt xác định theo nghiệm thu, số hành khách đi trên tuyến và mức trợ giá cho một hành khách, một chuyến lượt để tính tổng số tiền trợ giá. Phải xây dựng mức trợ giá cho từng chuyến lượt, hàng tháng cứ 10 ngày một thì trung tâm điều hành sẽ nghiệm thu chuyến lượt đó. Ba biên bản của 10 ngày sẽ thành biên bản 1 tháng, 3 lần một tháng sẽ thành 1 quý. Khi đó tiền trợ giá được thanh toán theo quý. Sở tài chính vật giá căn cứ sau khi được nghiệm thu của trung tâm điều hành và sở GTCC theo chuyến lượt sẽ cấp phát trợ giá. Việc cấp phát trợ giá cho bên B được thực hiện ngay sau khi kí hợp đồng với bên A. Bên A cung cấp cho bên B từ 25% - 30% trong tổng số tiền trợ giá. Số tiền này được xác định căn cứ vào kế hoạch vận chuyển mà bên B xây dựng và giao nhiệm vụ cho bên B thực hiện. Sau khi đã có sản phẩm VTHKCC, tạm ứng thêm vào 80% số tiền trợ giá ( tính cả phần tạm ứng từ trước) và giữ lại 20% để thanh quyết toán. Khi thanh quyết toán, phải căn cứ vào mức duyệt cấp phát trợ giá, mức nghiệm thu định kỳ hàng tháng, hàng quý. Thanh quyết toán vào khoảng quý I năm sau. Khi thanh toán số tiền trợ giá phải có mặt đại diện của Sở GTCC. Sở tài chính vật giá, Trung tâm quản lý và điều hành GTĐT, Công ty vận tải và dịch vụ công cộng, các đơn vị tham gia VTHKCC bằng xe buýt sẽ ký vào bi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp hoàn thiện phương thức xác định mức trợ giá cho vthkcc bằng xe buýt tại hà nội.doc
Tài liệu liên quan