Đồ án Phân tích công tác tiền lương, tiền thưởng ở tổng công ty dệt may Hà Nội và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện

Mục lục

 

LỜI MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 9

1.1. Tổng quan về tiền lương 9

1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương và Các nguyên tắc tiền lương 12

1.3. Tổng quỹ lương 14

1.3.1. Khái niệm, thành phần tổng quỹ lương 14

1.3.2. Các phương pháp xác định tổng quỹ lương 15

1.4. Các phương pháp xác định đơn giá tiền lương 17

1.5. Phương pháp chia lương cho các bộ phận 19

1.6. Các chế độ tiền lương 19

1.7. Các hình thức trả lương ở doanh nghiệp 21

1.7.1. Trả lương theo thời gian 22

1.7.2. Trả lương theo sản phẩm 24

1.8. Tiền thưởng 27

1.8.1. Các hình thức tiền thưởng 27

1.8.2. Phương pháp phân phối tiền thưởng 28

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRẢ LƯƠNG Ở TỔNG CÔNG TY 29

DỆT - MAY HÀ NỘI 29

2.1. Đặc điểm chung của Công ty CP Dệt May HN 29

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty CP Dệt May HN 29

2.1.2. Chức năng, Nhiệm vụ của Tổng Công ty CP Dệt May HN 30

2.1.3. Quy trình công nghệ sản xuất 32

2.1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Tổng Công ty CP Dệt - May Hà Nội 33

2.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng Công ty 35

2.2. Cơ cấu lao động của công ty 38

2.3. Phương pháp xây dựng mức thời gian lao động 39

2.4. Tình hình sử dụng thời gian lao động 40

2.5. Năng suất lao động 42

2.6. Tuyển dụng và đào tạo lao động 43

2.7. Xác định tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương của công ty 45

2.7.1. Xác định quỹ lương kế hoạch 45

2.7.2. Tình hình thực hiện tổng quỹ lương 46

2.7.3. Xác định quỹ lương thực tế của các bộ phận 47

2.7.3.1. Khoán quỹ lương cho các bộ phận 47

2.7.3.2. Tính quỹ tiền lương nhà máy sợi 47

2.7.3. Nguồn hình thành quỹ lương 50

2.8. Các hình thức trả lương ở công ty 50

2.8.1. Hình thức lương và thời gian 50

(chèn bảng lương)2.8.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 51

2.8.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 51

2.9. Phân tích công tác thưởng tại Công ty CP Dệt May HN 52

2.10. Đánh giá, nhận xét chung về tình hình trả lương, thưởng ở Công ty Dệt-May Hà Nội 53

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI TỔNG CÔNG TY DỆT - MAY HÀ NỘI 55

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác trả lương 55

3.2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác trả công lao động ở Công ty Dệt-May Hà Nội 55

3.2.1. Biện pháp 55

KẾT LUẬN 63

PHỤ LỤC 64

 

 

docx73 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4347 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Phân tích công tác tiền lương, tiền thưởng ở tổng công ty dệt may Hà Nội và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh nghiệp nhà nước. - Thống nhất chủ trương của Ban Giám đốc, Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn thanh niên, trên cơ sở ý kiến đóng góp và sự nhất trí của Hội đồng xây dựng quy chế trả lương Công ty. 2.1. Đặc điểm chung của Công ty CP Dệt May HN 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty CP Dệt May HN Công ty CP Dệt May Hà Nội (HANOSIMEX) trực thuộc Tổng công ty Dệt May Việt Nam được thành lập ngày 21/11/1984 với tên gọi ban đầu là nhà máy Sợi Hà Nội. Công ty CP Dệt May HN là một doanh nghiệp nhà nước, là thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Dệt May Việt Nam, nay là tập đoàn dệt may Việt Nam. Công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước, các quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức hoạt động của công ty dệt may HN được Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Dệt May Việt Nam phê chuẩn. Hiện nay công ty đang từng bước thực hiện mô hình công ty mẹ-con. - Ngày 21/11/1984 : Thành lập Nhà Máy Sợi Hà Nội. - Ngày 30/4/1991 : Chuyển đổi tổ chức Nhà máy Sợi Hà Nội thành Xí nghiệp Liên hợp Sợi – Dệt kim Hà Nội (QĐ-138-CNN-TCLĐ ngày 30/4/1991) - Tháng 10/1993 : Sát nhập Nhà máy Sợi Vinh vào xí nghiệp . - Ngày 19/5/1994 : Nhà máy dệt kim được khánh thành bao gồm 2 dây chuyền. - Tháng 1/1995 : Khởi công xây dựng nhà máy thêu Đông Mỹ, sát nhập nhà máy Sợi Hà Đông . - Ngày 19/6/1995 : Đổi tên Xí nghiệp Liên hợp Sợi – Dệt kim Hà Nội thành Công Ty Dệt Hà Nội (840-TCLĐ, ngày 19/6/1995 – Bộ Công nghiệp nhẹ) - Năm 1999 : Đổi tên Công Ty Dệt Hà Nội thành Công ty dệt may Hà Nội (QĐ -103-HĐQT ngày 28/2/2000) Tên giao dịch viết tắt : HANOSIMEX - Năm 1999 : Xây thêm các nhà máy may I, II, III, thời trang . - Năm 2001 : Xây dựng nhà máy dệt vải Denim. - Năm 2003 : Góp vốn cùng vinatex xây dựng siêu thị và cùng kinh doanh thương mại. - Năm 2005 : Sát nhập công ty Hoàng Thị Loan vào công ty Dệt may HN. - Năm 2006 : Cổ phần hoá 3 đơn vị thành viên thành công ty con cổ phần. Hiện nay, công ty đã có 11 nhà máy thành viên, trong đó gồm có 2 nhà máy sợi, 3 nhà máy dệt nhuộm, 5 nhà máy may với tổng diện tích mặt bằng trên 24 ha, hơn 5000 công nhân kỹ thuật và lao động lành nghề cùng trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến của các nước Đức, ý, Nhật, Bỉ, Mỹ...với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 và SA 8000. Hiên nay : Tên Doanh Nghiệp : Công ty CP Dệt – May Hà Nội Tên giao dịch viết tắt : HANOSIMEX Trụ sở công ty : Số 1 Mai Động, Hai Bà Trưng, Hà Nội Tel : (04) 8621024 , 8621470 , 8624611 , 8621492 Fax : (04) 8622334 Email : hanosimex@hn.vnn.vn Website : Logo : 2.1.2. Chức năng, Nhiệm vụ của Tổng Công ty CP Dệt May HN Chức năng Công ty sản xuất kinh doanh, xuất khẩu các loại hàng hoá sau : - Các loại sợi đơn và sợi xe như của các hệ kéo sợi khác nhau : sợi cotton, sợi Peco, sợi PE có chỉ số từ Ne 06 đến Ne 60 , các loại sợi kiểu và sợi co giãn . - Các loại vải dệt kim thành phẩm : Rib, Interlok, Singer, Lacost...; các sản phẩm dệt may bằng vải dệt kim, dệt thoi . - Các loại khăn bông . - Các loại vải bò và sản phẩm may bằng vải bò Jean. - May các loại áo dệt kim, vải kaki theo đơn đặt hàng của khách hàng... Công ty luôn duy trì và phát triển sản xuất, gia công, trao đổi hàng hoá, sẵn sàng hợp tác cùng các bạn hàng trong nước và ngoài nước để đầu tư thiết bị hiện đại, khoa học công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm . Nhiệm vụ . - Sản xuất các sản phẩm sợi phục vụ cho tiêu thụ trên thị trường và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy dệt trong nội bộ công ty . - Sản xuất và tiêu thụ các loại vải dệt kim dệt thoi, để phục vụ cho thị trường và cung cấp vải cho các nhà máy may trong nội bộ công ty. Sản xuất và tiêu thụ khăn bông, khăn tay và các sản phẩm sản xuất từ vải khăn. - May và gia công các sản phẩm may cho thị trường nội địa, xuất khẩu theo các đơn đặt hàng của các khách hàng trong và ngoài nước . - Sản xuất 1 số sản phẩm phụ : như lõi ống, sáp, hơi nước, khí nén...phục vụ cho sản xuất của các nhà máy thành viên và công ty con trong nội bộ công ty . - Kinh doanh và tiêu thụ các mặt hàng dệt may thông qua hệ thống các cửa hàng - Góp vốn cùng với Công ty thời trang Vinatex của Tổng công ty Dệt May Việt Nam cùng kinh doanh thương mại thông qua siêu thị. - Kinh doanh vận chuyển hàng hoá trong ngành qua chi nhánh Vinatex Hải Phòng. 2.1.3. Quy trình công nghệ sản xuất Sơ đồ quy trình công nghệ. Sợi xe thành phẩm Sợi đơn thànhphẩm Bông + Xơ PE Xé Trôn Ghép cúi Cúi chải Chải thô Kéo sợi thô Kéo sợi con Đánh ống Đậu xe Đánh ống Vải thành phẩm May Cắt Nhập kho Đóng kiện Là, bao túi Nhập kho Nguyên liệu sợi Nấu tẩy Vải mộc Dệt Văng Nhuộm Phòng co Hình 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sợi và sản phẩm dệt kim Các nội dung cơ bản của quy trình. Giải thích quy trình sản xuất sợi : - Ở công đoạn đầu bông, xơ PE được người công nhân xé nhỏ, mỗi miếng có khối lượng khoảng 100 ÷ 150 g, sau đó được đưa vào máy Bông để làm tơi và loại bỏ tạp chất. - Từ máy bông các loại bông, xơ được đưa sang máy chải bằng hệ thống ống dẫn. Tại đây bông được loại trừ tối đa tạp chất và tạo thành cúi chải. - Ghép : Các cúi chải được ghép, làm đều sơ bộ trên các máy ghép tạo ra các cúi ghép. Việc pha trộn tỷ lệ cotton, PE được tiến hành ở giai đoạn này. - Thô : Các cúi ghép được kéo thành sợ thô trên máy thô. - Sợi con : Sợi thô được đưa qua máy sợi con kéo thành sợi con. Đây là công đoạn cuối của quá trình gia công bông, xơ thành sợi. Bán thành phẩm là các ống sợi con. - Đánh ống : Sợi con được đánh ống trên các máy đánh ống. - Quả sợi: là sản phẩm cuối cùng sẽ được bao gói, đóng tải hoặc đóng hòm theo yêu cầu của khách hàng rồi nhập kho. Giải thích qui trình sản xuất sợi và sản phẩm dệt kim - Nguyên liệu sợi : là đằu vào của quá trình sản xuất vải, sợi có rất nhiều loại phân biệt theo chỉ số, thành phần pha trộn, độ săn,hệ kéo sợi chải thô, chải kỹ, OE, sợi có chun, sợi kiểu ... - Dệt : sử dụng các máy dệt kim tròn để dệt vải và các máy dệt kim phẳng để dệt cổ, bo, sản phẩm sau máy dệt là vải mộc. - Nấu tẩy- nhuộm-định hình : vải mộc được đưa vào các máy tẩy để tẩy trắng, hoặc đưa vào các máy nhuộm để nhuộm các màu khác nhau,sau đó vải được giặt sạch và vắt trên máy vắt và đưa qua máy văng, máy phòng co để định hình và sấy khô, sản phẩm cuối cùng là các cuộn vải và được nhập kho để chuyển qua các nhà máy may . - Tại các nhà máy may, vải được trải thành các lớp và được cắt theo yêu cầu của hướng dẫn công nghệ . - Sau khi cắt xong, phôi cắt được kiểm tra, phân vào trong chuyền may theo đúng chủng loại mặt hàng. Mỗi nhà máy may có nhiều dây chuyền may khép kín máy được sắp xếp theo dây chuyền chuyên môn hoá theo công nghệ . - Sản phẩm sau may được kiểm tra, là, bao gói, đóng kiện và nhập kho. 2.1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Tổng Công ty CP Dệt - May Hà Nội Hình thức tổ chức sản xuất của công ty Hình thức tổ chức sản xuất của công ty theo sự chuyên môn hoá công nghệ của sản phẩm: hệ thống được sắp xếp theo thứ tự gia công sản phẩm thẳng, hình thức này làm giảm chi phí vận chuyển trong nội bộ, dễ cân bằng năng lực sản xuất, giảm bán thành phẩm hỏng hóc trong quá trình sản xuất kinh doanh, tuy nhiên nó lại không linh hoạt khi thay đổi sản phẩm .Do đó không đáp ứng được nhu cầu cho các đơn vị gia công nhỏ lẻ nhưng rất khó tính về chất lượng và mẫu mã hàng hoá . Công ty áp dụng một hình thức tổ chức sản xuất là sản xuất theo qui trình công nghệ khép kín và tổ chức sản xuất theo sự chuyên môn hoá công nghệ nội bộ từng nhà máy. Hình thức này có ưu điểm là linh hoạt khi thay đổi từng loại sản phẩm theo đơn đặt hàng lớn . Kết cấu sản xuất của công ty * Sơ đồ : Kho nguyên liệu Nhà máy sợi HN, Cty CP Hoàng Thị Loan và Cty CP dệt Hà Đông Nhà máy động lực Nhà máy cơ khí Kho thành phẩm sợi Công ty CP dệt Hà Đông Nhà máy dệt nhuộm Nhà máy dệt Denim Kho thành phẩm vải Nhà máy: may1, may2 may3, may thời trang, cty CP may Đông Mỹ Bộ phận vận chuyển Trạm điện 35KV Kho thành phẩm may Hình 2.2: Sơ đồ kết cấu sản xuất của công ty * Kết cấu sản xuất chính của công ty gồm : - 2nhà máy sản xuất sợi : Nhà máy sợi HN và nhà máy sợi Vinh thuộc công ty cổ phần Hoàng Thị Loan . - 3 nhà máy dệt nhuộm : Nhà máy dệt nhuộm, nhà máy dệt vải Denim, công ty cổ phần dệt Hà Đông . - 5 nhà máy sản xuất hàng may mặc : nhà máy may 1, may 2, may 3, may thời trang, và công ty cổ phần may Đông Mỹ . * Bộ phận phụ trợ : gồm 1đơn vị trung tâm cơ khí tự động hoá . - Sản xuất các sản phẩm phụ : lõi ống, sáp nến phục vụ cho nhà máy sợi. - Sản xuất gia công phụ tùng cơ kiện cho các thiết bị của các đơn vị . 2.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng Công ty Cơ cấu tổ chức Các phòng ban : 1. Phòng tổ chức hành chính 2. Phòng Xuất Nhập Khẩu 3. Phòng thương mại 4. Phòng tài chính kế toán 5. Phòng kỹ thuật - đầu tư 6. Phòng kế hoạch thị trường 7.Phòng KCS Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý Mô hình tổ chức quản lý của công ty Dệt May HN theo kiểu trực tuyến, chức năng. Có 2 cấp quản lý trong mô hình : Cấp 1: Cơ quan tổng giám đốc ( bao gồm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, các giám đốc điều hành ) và các phòng ban chức năng. Cấp 2: xí nghiệp sản xuất , phân xưởng phụ trợ. * Mô hình quản lý được thể hiện bằng sơ đồ sau : Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức của công ty siêu thị vinatex Hà Đông Phòng tổ chức – hành chính trung tâm y tế Nhà Máy Dệt - Nhuộm phòng đời sống Nhà Máy Dệt Denim phòng kĩ thuật - đầu tư C ty cổ phần Dệt Hà Đông chi nhánh cty tại Hải Phòng phòng thương mại Trung tâm TN & KTCLSP Ban Giám Đốc Nhà máy Sợi Công ty cổ phần Hoang Thị Loan phòng xuất nhập khẩu Trung tâm cơ khí 1 Trung tâm DT CN May phòng tài chính Công ty CP May Đông Mỹ Nhà máy may mẫu thời trang Nhà máy may 3 Phòng KHTT Nhà máy may 2 phòng KCS Nhà máy may 1 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý * Ban Giám đốc Quản lý, điều hành mọi hoạt động của công ty. Xây dựng chiến lược phát triển dài hạn. Nhận nhiệm vụ tổng công ty giao. Quản lý, điều hành kế hoạch sản xuất lĩnh vực may. Chỉ đạo thực hiện công tác ISO 9000, SA 8000. Điều hành sản xuất sợi, phụ trách công tác chất lượng sản phẩm. Điều hành sản xuất kinh doanh các đơn vị tự hạch toán. Điều hành sản xuất lĩnh vực sản xuất dệt nhuộm. Phụ trách công tác kỹ thuật, đầu tư và môi trường sản xuất dệt nhuộm. Quản lý, điều hành lĩnh vực lao động tiền lương, chế độ, chính sách, đời sống, y tế và văn hoá. Quản lý điều hành về mẫu mã thời trang, thị trường và phương án tiêu thụ sản phẩm may nội địa . Quản lý điều hành hoạt động sản xuất của Công ty cổ phần Hoàng Thị Loan. * Phòng Thương Mại Dự đoán sự phát triển của thị trường. Đề ra các biện pháp xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. * Phòng Tổ Chức Hành Chính Tham mưu cho tổng giám đốc về lĩnh vực tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương, chế độ chính sách, quản lý hành chính. * Phòng Tài chính kế toán Quản lý nguồn vốn và tài sản công ty, thực hiện công tác tín dụng. Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong công tác kế toán tài chính của công ty nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý. * Phòng xuất nhập khẩu Nghiên cứu, đánh giá thị trường, bạn hàng xuất khẩu và nhập khẩu giúp lãnh đạo công ty có những thông tin cần thiết trong định hướng phát triển hàng xuất khẩu. * Phòng Kỹ Thuật- Đầu tư Xây dựng chiến lược đầu tư trước mắt và lâu dài cho công ty. Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, quản lý công nghệ. * Phòng kế hoạch thị trường Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác Marketing, tiêu thụ sản phẩm của công ty. * Phòng KCS Nghiên cứu, đề ra các biện pháp quản lý chất lượng tiên tiến. Tham gia xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO. * Các đơn vị thành viên trực thuộc công ty Là những đơn vị trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do công ty và đơn vị đề ra. Các đơn vị thành viên hoạt động theo qui định của pháp luật và những qui định cụ thể của công ty. 2.2. Cơ cấu lao động của công ty Cơ cấu lao động trong công ty được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 2.4: Cơ cấu lao động của công ty STT Nội dung Số lượng lao động Tăng giảm Tỷ trọng (%) 12/06 12/07 Tổng số lao động : 4.696 4.756 +60 100,00 Phân loại theo trình độ: 1 Trên đại học 3 3 0 0,06 2 Đại học 307 331 +24 6,96 3 Cao đẳng 42 35 -7 0,73 4 Trung cấp 177 167 -10 3,51 5 Công nhân bậc 1 507 433 -47 9,10 6 Công nhân bậc 2 493 509 +16 10,70 7 Công nhân bậc 3 940 718 -222 15,09 8 Công nhân bậc 4 992 1169 +177 24,57 9 Công nhân bậc 5 926 973 +47 20,45 10 Công nhân bậc 6 272 379 +107 7,96 11 Công nhân bậc 7 37 39 +2 0,82 Phân loại theo đối tượng: Tỷ lệ lao động gián tiếp 460 10 Tỷ lệ lao động trực tiếp 4296 90 Phân loại theo giới tính: Lao động nữ 3273 70 Lao động nam 1483 30 Nguồn: Phòng TCHC Nhận xét : Qua bảng trên ta thấy trình độ và bậc thợ của công nhân viên được nâng lên rõ rệt. Có được kết quả đó là do công ty đã nhận thức được vai trò của nhân tố con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác tuyển dụng được chú trọng, yêu cầu tuyển dụng được nâng lên. Hàng năm, công ty tổ chức cho công nhân thi nâng bậc tay nghề, tạo điều kiện cho nhân viên các phòng ban đi học đại học tại chức, các lớp ngắn hạn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, khoa học kỹ thuật. Số lao động tăng trong kỳ : 60 người, chủ yếu do công ty đầu tư mở rộng thêm 12.000 cọc sợi tăng công suất thêm 2900 tấn sợi/năm. Do đặc thù của ngành dệt may nên số lao động chủ yếu là nữ, chiếm phần lớn trong công ty. Lực lượng lao động trong công ty là lao động trẻ có ưu điểm dễ nắm bắt và tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến. Tổng số lao động trẻ dưới 35 tuổi chiếm 71% tổng số lao động của công ty, tập trung chủ yếu ở bộ phận sản xuất. Nhìn chung, trình độ của cán bộ, công nhân viên của công ty chưa cao trong những năm gần đây. Số lượng có trình độ trên đại học chỉ chiếm 0,06%. Số có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 7,7%. Bậc thợ của công nhân còn thấp (bậc thợ bình quân của công nhân là 3,5). Để đạt kết quả sản xuất kinh doanh cao hơn, công ty cần tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả trên cơ sở trình độ năng lực của từng cán bộ công nhân viên . 2.3. Phương pháp xây dựng mức thời gian lao động Hiện nay, công ty đang áp dụng ba phương pháp xây dựng mức thời gian lao động là: * Phương pháp thống kê kinh nghiệm : Mức thời gian lao động được xây dựng dựa trên các số liệu thống kê về thời gian tiêu hao để hoàn thành các sản phẩm cũng như các công việc đã hoàn thành trước đó trong nhiều năm. Các số liệu thống kê này công ty lấy từ các báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất, tình hình hoàn thành mức lao động.Mức lao động xây dựng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm đã được tích luỹ của cán bộ định mức hay những người công nhân lành nghề. * Phương pháp bấm giờ, chụp ảnh: Mức thời gian lao động được xây dựng thông qua việc sản xuất thử và đo thời gian. Phương pháp này thường áp dụng đối với những mặt hàng mới đưa vào sản xuất, chưa có số liệu quá khứ. Bảng 2.5: Bảng định mức thời gian lao động khi sản xuất sợi Ne30PE: Loại máy Định mức lao dộng Định mức năng suất Máy bông 1 người / dây bông 1,3 tấn PE/người xé bông Máy chải 6 máy / người / ca 1,3 tấn/người/ca Máy ghép 3 máy / người / ca 2,5 tấn/người/ca Máy thô 1 máy / người / ca 478 kg/người/ca Máy sợi con 4 máy / người / ca 234 kg/người/ca Máy ống nối tay 24 cọc / người / ca 112 kg/người/ca Máy ống tự động 60 cọc / người / ca 600 kg/người/ca Bảng 2.6: Bảng định mức thời gian lao động khi sản xuất mặt hàng vải dệt nhuộm VH975 Loại máy Định mức lao dộng Định mức năng suất Máy mắc 2 người /máy 100.000 m/ca Hồ 2 máy / người / ca 50.000 m/ca Máy dệt 4 máy / người / ca 30m/ca Máy nhuộm 1 máy / người / ca 200 kg/ca Nguồn : phòng KTĐT 2.4. Tình hình sử dụng thời gian lao động Lao động của công ty được chia làm 2 khối như sau: Khối công nhân sản xuất: Do công ty gồm các ngành nghề khác nhau nên mỗi nhà máy thành viên sẽ có quỹ thời gian lao động khác nhau: Các nhà máy sợi, dệt chuyên sản xuất trên 3 ca nên thời gian lao động của công nhân thực hiện theo đúng quy định của nhà nước (ngày làm việc 8 tiếng). Trường hợp cần thiết do đơn đặt hàng gấp thì phải tăng ca cho kịp giao hàng. Thời gian các ca được chia ra như sau: + Ca sáng: từ 6 giờ đến 14 giờ + Ca chiều: từ 14 giờ đến 22 giờ + Ca đêm: từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Một ngày nghỉ để đổi ca sau đó lại tiếp tục. Các nhà máy may với đặc thù riêng của mình chỉ làm hai ca. Trường hợp cần thiết thì công nhân phải ở lại làm thêm để kịp đơn đặt hàng cho khách. Khối quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ: Làm việc theo giờ hành chính 44 giờ/tuần, chiều thứ bảy và ngày chủ nhật nghỉ. + Sáng làm việc từ 7h30 đến 12 giờ. + Chiều làm việc từ 13 giờ đến 16 giờ 30. Tình hình sử dụng thời gian lao động được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.7: Tình hình sử dụng thời gian lao động năm 2007 TT Chỉ tiêu Ngày chế độ Tổng ngày công trong năm % Lao động đi làm 4756 1 Tổng số ngày dương lịch 365 1.739.225 2 Tổng số ngày nghỉ chủ nhật 53 252.068 3 Tổng số ngày nghỉ lễ, tết 10 47.560 4 Tổng số ngày làm việc chế độ 302 1.436.312 100 5 Tổng số ngày nghỉ 61,7 173.222 9,4 - Phép 36,4 50.170 3.5 - ốm 6,6 31.585 2.2 - Thai sản 6,6 31.849 2.2 - Con bú 0,12 605 0.04 - Họp – công tác 1,7 8.113 0.6 - Nghỉ việc riêng 2,77 13.208 0.9 - Số công ngừng việc do mất điện 4,9 23.552 1.7 -Thiếu nguyên nhiên liệu 2,8 13.446 1 -Không nhiệm vụ sản xuất 0,27 1300 0.09 9 Tổng số ngày có mặt làm việc 240,3 1.263.090 87,93 10 Tổng số ngày làm việc thực tế bình quân trong 1 tháng 21,6 Nguồn : Phòng TCHC Tuy nhiên trên thực tế tình hình sử dụng thời gian lao động của công ty như sau: khối công nhân sản xuất: ngày làm đủ 8 giờ, có khi còn làm thêm do đơn đặt hàng cần gấp. khối quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ: thời gian làm việc thường là không đủ so với quy định tuần làm 24 giờ / tuần. Do thỉnh thoảng còn có một số người đi muộn, về sớm. Điều này thể hiện việc quản lý nhân lực của công ty vẫn chưa thực sụ tốt. 2.5. Năng suất lao động Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả lao động. Năng suất lao động là sức lao động cụ thể có ích. Nó nói lên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có mục đích của con người trong một đơn vị thời gian. Bảng 2.8: Năng suất lao động của công nhân may Tên sản phẩm Đơn vị tính Loại không thêu Loại có thêu ĐM TH ĐM TH áo Pholo Shirt ngắn tay Áo/ người/ca 14 14,9 14 14,7 Áo Pholo Shirt dài tay “ 15 15,4 15 15,4 Áo T- Shirt “ 23 23,9 23 23,6 Áo Hi neck “ 26 26,4 25 25,9 Bộ thể thao Bộ/người/ca 8 8 7 7 Nguồn : Phòng KTĐT Tại nhà máy I : khoán 1 người trong 1 ca hoàn thành 17 sản phẩm. ( 1 ca = 8 giờ ). Suy ra : Trong 1 giờ 1 người hoàn thành 2,125 sản phẩm. Trong 1 năm 1 người hoàn thành : 2,125 x 8 x 21,6 x 12 = 4406,4 sản phẩm. Lương bình quân tháng là : 1585800đ. Lương bình quân 1 giờ là : 1585800 / 21,6 / 8 = 9177đ. Như vậy trong 1 giờ một người hoàn thành 2,125 sản phẩm và được trả lương là 9177đ. Nhận xét : Nhìn chung, năng suất lao động của các nhà máy trong công ty là tương đối tốt. Do công ty đã có sự đầu tư nâng cấp máy móc, thiết bị nên năng suất lao động ngày càng được nâng cao. 2.6. Tuyển dụng và đào tạo lao động Tuyển dụng: Bảng 2.9: Tình hình tuyển dụng lao động năm 2007 Đối tương tuyển dụng Số lượng Nguồn tuyển dụng Sợi Dệt Nhuộm May thêu Phòng ban Tuyển mới : + Công nhân + Kỹ sư,cao đẳng, trung cấp 43 2 12 1 5 1 219 5 4 -Từ địa phương -Từ các trường đại học, cao đẳng, đào tạo nghề Cơ quan khác chuyển đến 2 1 2 1 -Từ các công ty dệt may Tổng cộng : 298 người 45 15 7 224 5 Nguồn : Phòng TCHC Số lao đông thôi việc, nghỉ việc năm 2007 là 305 người ( so với năm 2006 là 305/370= 82%). Số lao động thôi việc chủ yếu là công nhân ngành may với lý do trong những năm gần đây sức ép về giờ công lao động rất lớn, (bình quân tăng giờ từ 2-4 giờ / ngày công). Lí do thứ 2 là giải quyết chế độ nghỉ việc theo nghị định 41/ CP. Tổng số tiền chi trả là 573 triệu đồng. Nguồn nhân lực Công ty Dệt may Hà Nội chủ yếu là lao động phổ thông. Lao động luôn biến động do số lao động thôi việc hàng năm rất lớn . Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp tuyển nội bộ gồm các bước sau: - Phòng tổ chức hành chính cân đối nguồn lực và lên kế hoạch xác định nhu cầu tuyển dụng. - Phân tích vị trí cần tuyển: Tên vị trí, lý do, nhiệm vụ cụ thể, trình độ, kinh nghiệm. - Thông báo xuống từng nhà máy thành viên nhu cầu tuyển dụng. - Thông báo thông tin tuyển dụng qua cán bộ công nhân viên,trên báo đài. - Tiếp nhận hồ sơ. Lập danh sách những người đủ điều kiện tham gia tuyển chọn. - Phòng tổ chức hành chính cùng với trung tâm y tế kiểm tra sức khoẻ (kiểm tra vòng 1). - Phòng tổ chức hành chính sẽ bố trí theo từng trường hợp sau: + Những công nhân cần phải đào tạo thì gửi trường dạy nghề tổ chức thi tuyển trình độ cho những công việc đòi hỏi trình độ cao, nếu ai đạt sẽ được chọn vào học (kiểm tra vòng 2). Khi học xong học viên phải qua một lần thi nữa, nếu qua thì được nhận vào làm. + Nếu người đã có tay nghề, khi vào cũng phải qua một vòng thi tuyển tay nghề tại công ty hoặc kết hợp với trường dạy nghề, nếu đạt sẽ được tuyển dụng. + Trong trường hợp cần thiết thì phải đào tạo tại công ty khoảng 6 tháng sẽ được thi ra nghề, nếu đạt sẽ được tuyển dụng. + Với kỹ sư kỹ thuật thì thông qua phỏng vấn để tuyển dụng và cho thử việc 1 tháng. Đào tạo : Công ty lập kế hoạch đào tạo lại đội ngũ lao động cũ và mới để phù hợp với công việc hiện tại và công nghệ tiên tiến. Chương trình đào tạo bao gồm : - Đào tạo công nhân mới: Bao gói, thêu, sợi, dệt, nhuộm, lò hơi, khí nén. - Đào tạo lại. - Đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ nghiệp vụ . Ngoài ra, còn có chương trình bồi dưỡng, đào tạo lại lực lượng cán bộ quản lý, kỹ thuật nghiệp vụ như : bồi dưỡng tại các trung tâm, trường; bồi dưỡng kỹ thuật; bồi dưỡng tin học; bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý kỹ thuật nghiệp vụ; đào tạo tại chức. Hiệu quả đào tạo : - Kết quả đánh giá nâng bậc năm 2007 - Số công nhân dự thi : 1003 người - Kết quả thi đạt : 733 người đạt 73.1% Chi phí đào tạo năm 2007 là 768 triệu đồng (so với năm 2006 là 492 triệu) tăng 156% lí do năm 2007 công ty thực hiện cổ phần hoá phải đào tạo nhiều lớp về cổ phần ở trong và ngoài nước. Hiện nay, công ty chỉ đánh giá hiệu quả đào tạo thông qua chất lượng của lao động sau đào tạo với công nhân.. Chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế của công tác đào tạo nói chung trong mối liên hệ với chi phí bỏ ra. Bảng 2.10: Kết quả thực hiện đào tạo TT Nội dung Năm 2006 Năm 2007 Các khoá đào tào Số lớp Số lượt Số lớp Số lượt 1 Hội thảo, tập huấn 54 178 48 501 2 Đào tạo mới 14 477 26 588 3 Đào tạo nâng bậc, bồi dưỡng tay nghề yếu 76 1077 116 2438 Nguồn: Phòng TCHC 2.7. Xác định tổng quỹ lương và đơn giá tiền lương của công ty Tổng quỹ lương của Công ty Dệt may Hà Nội bao gồm các thành phần sau: - Tiền lương tháng ( lương sản phẩm, lương thời gian…) - Các khoản phụ cấp : phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp đêm. - Các khoản thưởng thêm : thưởng năm, thưởng hoàn thành kế hoạch, ngày công cao. - Các khoản trả theo chế độ bảơ hiểm xã hội: ốm đau, thai sản..… 2.7.1. Xác định quỹ lương kế hoạch Căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt dộng sản xuất kinh doanh của công ty và cân đối các yếu tố sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu kinh tế công ty tiến hành xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch như sau: bảng 2.11: Xác định đơn giá tiền lương trên doanh thu kế hoạch năm 2007 Chỉ tiêu Tổng số LĐ định biên Tiền lương BQ tính đơn giá ( Tr đ) Tổng quỹ lương (Tr đ) Tổng doanh thu (Tr đ) Đơn giá tiền lương trên 1000 đ DT(%) 1 2 3 4=2 x 3 x 12th 5 6=4/5 Sợi 1206 1,5858 22949 307.210 7,47 Vải dệt kim 50 1,5858 951 17.143 5,55 Vải dệt thoi 230 1,5858 4377 75.305 5.81 SP may dệt thoi 337 1,5858 6413 47.374 13,54 SP may dệt kim 1962 1,5858 37336 332.343 11,23 SP khăn 750 1,5858 14272 105.629 13,51 Gia công may 35 1,5858 666 1.264 52,68 Siêu thị 100 1,5858 1903 30.000 6,34 KD khác 86 1,5858 1637 103.732 1,58 Tổng cộng 4756 90505 1.020.000 88,73 Công thức tính tổng quỹ lương như sau: SQl = Tmin x (HScbcvbq + Hspc ) x định biên LĐ x 12 tháng Trong đó : SQl : tổng quỹ lương Tmin : mức lương tối thiểu của công ty Hscbcvbq : Hệ số cấp bậc công việc bình quân Hspc : Hệ số bình quân các khoản phụ cấp * Về hệ số lương tối thiểu: Năm 2007 : dự kiến lợi nhuận 7.761 triệu đồng. Doanh thu 1.020.000 triệu đồng .Do đó công ty đủ điều kiện áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm: Hệ số điều chỉnh vùng Kđ/c bình quân 0,78 Tiền lương tối thiểu tối đa = 450.000 x (1+ 0,78 )= 801.000 đ Mức lương tối thiểu công ty áp dụng từ 450.000 đ đến 801.000 đ. Căn cứ vào

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐồ án- Phân tích công tác tiền lương, tiền thưởng ở Tổng công ty Dệt – May Hà Nội và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện.docx
Tài liệu liên quan