Du lịch - Phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên

1

MỤC LỤC.1

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .4

MỞ ĐẦU .5

1. Lí do chọn đề tài.5

2. Lịch sử nghiên cứu.6

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .7

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .8

5. Phƣơng pháp nghiên cứu .8

6. Bố cục của luận văn .9

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN

ĐẢO CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH.10

1.1. Các khái niệm.10

1.1.1. Khái niệm biển, đảo.10

1.1.2. Du lịch biển đảo.12

1.1.3. Sản phẩm du lịch biển đảo.12

1.2. Các nhân tố cơ bản tạo nên sản phẩm phẩm du lịch biển đảo của điểm

đến du lịch.14

1.2.1. Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch điểm đến biển đảo.15

1.2.2. Tiện nghi và dịch vụ điểm đến biển đảo.16

1.2.3. Mức độ thuận lợi tiếp cận điểm đến.18

1.3. Điều kiện phát triển sản phẩm du lịch biển đảo của điểm đến du lịch.19

1.3.1. Điều kiện về cung của sản phẩm du lịch biển đảo .19

pdf30 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 648 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Du lịch - Phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g quan tài liệu về các vấn đề liên quan như tài liệu, công trình nghiên cứu về sản phẩm du lịch biển đảo, các điều kiện phát triển du lịch biển đảo. - Thu thập các dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát thực địa, phỏng vấn chuyên gia, điều tra xã hội học để bổ sung thông tin. - Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch tỉnh Phú Yên. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các điều kiện phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên và thực trạng phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên Phạm vi nghiên cứu về nội dung: đề tài tập trung nghiên các điều kiện phát triển sản phẩm du lịch biển đảo, thực trạng sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu về các điều kiện phát triển sản phẩm du lịch biển đảo và thực trạng sản phẩm du lịch biển đảo tại khu vực ven biển và hải đảo trong địa bàn tỉnh Phú Yên Phạm vi thời gian: các số liệu, thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài này được giới hạn từ năm 2005 đến năm 2015 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, các phương pháp nghiên cứu chính đã được tác giả sử dụng hoàn thành luận văn: - Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp. Các thông tin này được thu thập từ các công trình nghiên cứu, giảng dạy như giáo trình, bài báo của các tác giả trong và ngoài nước. Những thông tin thực tế liên quan đến các điều kiện phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên 9 - Phương pháp khảo sát thực địa (điền dã): khảo sát thực địa tại các điểm du lịch, các điểm có tiềm năng phát triển du lịch biển đảo giúp cho tác giả có trải nghiệm thực tế về vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp phỏng vấn: tác giả đã thực hiện phỏng vấn đối với lãnh đạo các doanh nghiệp du lịch tại Phú Yên, cá nhân làm việc tại sở Văn hóa Thể thao và du lịch Phú Yên và các chuyên gia làm công tác du lịch tại Phú Yên. Phương pháp bảng hỏi: phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin về khách du lịch đến Phú Yên và đánh giá của du khách đối với sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương. Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm du lịch biển đảo của điểm đến du lịch Chương 2. Điều kiện và thực trạng phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên Chương 3. Một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Phú Yên 10 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Khái niệm biển, đảo a. Biển Theo Nguyễn Như Ý trong từ điển tiếng Việt, khái niện biển được hiểu là: “Biển là vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt trái đất hay phần đại dương ven lục địa được ngăn cách với các đảo hay đất liền” Bên cạnh đó biển còn được hiểu là phần đại dương bị giới hạn bởi mép lục địa, các đảo và vùng cao của đáy, có diện tích nhỏ hơn nhiều so với đại dương. Biển có chế độ thủy văn riêng biệt khác với chế độ thủy văn của phần đại dương. Biển cũng khác chế đại dương về chế độ nhiệt, độ muối, tính chất triều, các điều kiện sinh thái, hệ thống dòng chảy (hải lưu). Khái niệm về biển cũng được hiểu là một phần của đại dương tách ra bởi lục địa hay các vùng nổi cao của địa hình đáy. Biển là một không gian rộng lớn, là một phần của đại dương, tuy nhiên trong luận văn sử dụng khái niệm biển với cách hiểu là vùng bờ biển (coastal zone). Có nhiều cách xác định vùng bờ biển dựa trên các quan điểm địa động lực, địa sinh thái, quản lý phát triển, v.v.. Theo quan điểm phát triển du lịch thì “Vùng bờ biển” là khoảng không gian hẹp trong phạm vi tương tác biển- lục địa mà tại đó có các tài nguyên du lịch thu hút du khách. Đó thường là khu vực vùng bờ có bãi cát, các vách biển và dải đất hẹp ven biển dùng để phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch. Khu vực biển ven bờ được khai thác bao gồm bãi tắm vùng bờ và phong cảnh ven bờ. Vùng ven bờ thường được hiểu là nơi tương tác giữa đất và biển bao gồm môi trường ven bờ cũng như vùng nước kế cận. Theo IUCN (1986), vùng ven bờ được định nghĩa: “Là vùng ở đó đất và biển tương tác với nhau trong đó ranh giới về đất liền được xác định bởi giới hạn các ảnh hưởng của biển đến đất và ranh 11 giới về biển được xác định bởi các giới hạn của các ảnh hưởng về đất và nước ngọt đến biển.” Thuật ngữ biển được sử dụng trong luận văn được hiểu là vùng bờ biển bao gồm khu vực biển ven bờ và phần thềm lục địa nông ven quanh các đảo mà ở đó có thể tổ chức được các hoạt động du lịch như tham quan, tắm biển, nghỉ dưỡng, các hoạt động vui chơi giải trí, vv. b. Đảo Khái niệm đảo cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo từ điển tiếng Việt “Đảo là khoảng đất đá lớn nổi lên giữa sông, biển”. Có quan điểm cho rằng “Đảo là kết quả của quá trình hoạt động địa chất lâu dài của vỏ trái đất trong mối tương tác giữa biển và lục địa”. Theo tác giả Nguyễn Văn Phòng trong cuốn bách khoa về biển “Đảo là phần đất bị bao bọc xung quanh bởi nước, thường xuyên nhô cao lên, không bị ngập khi thủy triều lên cao nhất”. Về nguồn gốc hình thành đảo có thể là một phần của lục địa do quá trình tách dần và lún xuống của lục địa gây ra hoặc do hoạt động của núi lửa dưới đáy biển tạo nên. Việt Nam hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 2.773 đảo ven bờ với tổng diện tích là 1.720,8754 km² và phân bố chủ yếu ở ven bờ biển vùng Đông Bắc (2.321 đảo). Các tỉnh Kiên Giang và Cà Mau có trên 100 đảo còn lại trải rải rác ở ven biển miền trung. Tại Phú Yên có các đảo gần bờ có thể khai thác các hoạt động du lịch như Cù lao Ông Xá, hòn Mù U, Nhất Tự Sơn, Hòn Than, Hòn Dứa, Hòn Chùa, Hòn Nưa. Khoảng cách từ đất liền và các đảo rất khác nhau: Đảo Hòn Chùa chỉ cách đất liền 1,2 km, đảo Cát Bà (Hải Phòng) cách đất liền 4 km, Hòn Tre (Nha Trang) cách đất liền 3km, Phú Quôc (Kiên Giang) cách Hà Tiên 45km, Thổ Chu cách cửa Ông Đốc Kiên Giang 146km, Hoàng Sa cách Đà Nẵng 350km, Trường Sa cách Cam Ranh 450km, v.v.. Về diện tích tự nhiên, 97% các đảo nhỏ hơn 0,5km2. Các đảo lớn từ 1km2 trở lên có 84 đảo, trong đó có 24 đảo có diện tích từ 10 km2 đến 567 km2. Trong luận văn khái niệm đảo được hiểu là các đảo ven bờ có tiềm năng du lịch và điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch. 12 Vị trí các đảo được nghiên cứu trong luận văn chính là các đảo ven bờ có tiền năng phát triển du lịch biển đảo như các đảo Hòn Chùa, Hòn Than, Nhất Tự Sơn,v.v.. 1.1.2. Du lịch biển đảo Du lịch biển đảo có thể được hiểu là loại hình du lịch được phát triển ở khu vực ven biển và các hòn đảo gần bờ nhằm phục vụ nhu cầu của khách du lịch về nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, khám phá, mạo hiểm,v.v. trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch biển đảo bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch tự nhiên biển đảo: Là các điều kiện tự nhiên của biển đảo khai thác vào hoạt động du lịch như: phong cảnh ven biển, hệ sinh thái ven biển và dưới biển, các đặc sản biển, nhiệt độ trung bình của không khí vào ban ngày, nhiệt độ trung bình của nước biển, độ mặn của nước biển, độ dốc của các bãi biển, cường độ gió, thủy triều, sóng biển,v.v.. Tài nguyên du lịch nhân văn biển đảo là tổng thể các giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển du lịch biển đảo như các viện bảo tàng hải dương học, các làng xã ven biển với các nghề thủ công đặc trưng, các di tích đặc trưng của một triều đại hay một nền văn minh cổ xưa,v.v.. 1.1.3. Sản phẩm du lịch biển đảo a. Sản phẩm du lịch Có rất nhiều khái niệm khác nhau về sản phẩm du lịch: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ du lịch cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [Điều 4, chương 1, luật du lịch, 2005] Theo Trần Ngọc Nam “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình” [Trang 12,11] 13 Khi phát triển quan niệm các thành phần từ quan điểm du lịch, Medlik và Middleton đã khẳng định từ hai thập kỷ trước đây rằng, “Theo khái niệm của ngành du lịch, sản phẩm du lịch là trải nghiệm trọn vẹn từ thời gian con người ra khỏi nhà đến khi họ trở về”. Do đó “Sản phẩm du lịch được coi là một hỗn hợp 3 thành phần chính là sự cuốn hút; trang thiết bị, tiện nghi và khả năng tiếp cận điểm đến” [Medlik và Middleton, 1773]. Sự cuốn hút khách du lịch tại điểm đến du lịch là tài nguyên du lịch của điểm đến du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Trang thiết bị tiện nghi du lịch là các dịch vụ tại điểm đến du lịch đáp ứng các nhu cầu lưu trú, ăn uống, tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm,v.v., của khách du lịch. Khả năng tiếp cận điểm đến du lịch là hệ thống giao thông vận chuyển khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm đến tham quan du lịch. Như vậy sản phẩm du lịch có nhiều hướng tiếp cận khác nhau và được hiểu ở nhiều phạm vi khác nhau: Ở phạm vi điểm đến, sản phẩm du lịch được gắn với những dịch vụ cụ thể, đó là: biển, đảo, núi, sông, hồ, di tích, danh thắng, công trình, lễ hội, làng nghề.v.v. phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch. Ở phạm vi dịch vụ, sản phẩm du lịch được gắn liền với những dịch vụ cụ thể như lưu trú, ăn uống, vận chuyển, tham quan, vui chơi, giải trí, mua sắm, các dịch vụ bổ sung,v.v.. Ở phạm vi tour du lịch, sản phẩm du lịch được gắn liền với những sản phẩm cụ thể, đó là những chương trình du lịch, những dịch vụ trọn gói hoặc từng phần bán ra phù hợp với nhu cầu của khách du lịch. Như vậy, sản phẩm du lịch được hiểu là tài nguyên du lịch và dịch vụ du lịch, hàng hóa tiện nghi cung ứng cho khách du lịch. Là tổng thể những yếu tố có thể trông thấy hoặc không trông thấy được, do các cá nhân và tổ chức kinh doanh 14 du lịch cung cấp để phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau. b. Sản phẩm du lịch biển đảo Sản phẩm du lịch biển đảo là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất vô hình và hữu hình, các giá trị tự nhiên và văn hóa, các loại hình dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch phát sinh trong quá trình di du lịch ở khu vực biển đảo. Dựa trên quan điểm khái niệm sản phẩm du lịch ta có thể hiểu: Sản phẩm du lịch biển đảo được hiểu là tài nguyên du lịch biển đảo và dịch vụ du lịch biển đảo, hàng hóa tiện nghi cung ứng cho khách du lịch biển đảo. Là tổng thể những yếu tố có thể trông thấy hoặc không trông thấy được, do các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp để phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch biển đảo của các đối tượng du khách khác nhau. Do đặc điểm về điều kiện địa hình nên sản phẩm du lịch biển đảo có những nét đặc trưng riêng. Sản phẩm du lịch biển đảo phát triển trên cơ sở của nguồn tài nguyên biển, là nguồn tài nguyên có tính đa dạng sinh học lớn, mức độ nhạy cảm của môi trường cao. Vì vậy, phát triển sản phẩm du lịch biển đảo phải đặc biệt quan tâm đến yếu tố bền vững. Dịch vụ du lịch biển đảo bao gồm tổng thể các dịch vụ đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi- giải trí, mua sắm và các nhu cầu khác của khách du lịch khi đi du lịch biển đảo. Khả năng tiếp cận điểm đến du lịch biển đảo là hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và các phương tiện chuyên chở khách du lịch để khách du lịch có thể di chuyển thuận tiện trong quá trình tham quan du lịch biển đảo. 1.2. Các nhân tố cơ bản tạo nên sản phẩm phẩm du lịch biển đảo của điểm đến du lịch Sản phẩm du lịch có tính tổng hợp cao, liên quan đến nhiều ngành nghề và nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, tổng hợp các yếu tố đó lại ta thấy sản phẩm du 15 lịch là sự kết hợp của ba yếu tố căn bản đó là tài nguyên du lịch, khà năng tiếp cận điểm đến và dịch vụ du lịch. 1.2.1. Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch điểm đến biển đảo Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản, là nguyên liệu ban đầu để tạo nên sản phẩm du lịch. Tài nguyên du lịch đóng vai trò rất lớn để tạo nên sản phẩm du lịch, những địa phương có tài nguyên du lịch hấp dẫn là nền tảng để tạo ra sản phẩm du lịch chất lượng. Tài nguyên du lịch biển đảo bao gồm hai dạng tài nguyên là tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. a. Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch tự nhiên Tài nguyên du lịch tự nhiên là các yếu tố tự nhiên có thể khai thác vào hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch là cơ sở để hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch gắn với tự nhiên. Tài nguyên tự nhiên của biển đảo bao gồm các yếu tố: Địa hình vùng ven biển và đảo, độ phẳng và mịn của các bãi tắm ven biển và trên đảo, độ dốc của các bãi tắm, cảnh quan khu vực ven biển và đảo, nồng độ muối trong nước biển, sự đa dạng sinh vật vùng ven biển và trên đảo, sự đa dạng sinh vật biển, các loài sinh vật đặc hữu của biển đảo, nhiệt độ trung bình và số giờ nắng trên khu vực ven biển,v.v.. Một quốc gia hay vùng miền lãnh thổ có cơ sở tài nguyên du lịch tự nhiên hấp dẫn là một lợi thế, là tiền đề để tạo ra sản phẩm du lịch biển đảo hấp dẫn thu hút du khách. b. Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn là các yếu tố liên quan đến con người có thể khai thác vào trong lĩnh vực hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn biển đảo là các yếu tố văn hóa gắn liền với văn hóa vùng biển đảo có thể khai thác để tạo ra sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch về tìm hiểu các giá trị văn hóa điểm đến du lịch biển đảo. Tài nguyên du lịch nhân văn biển đảo bao gồm: Các điểm hấp dẫn nhân tạo, các điểm hấp dẫn văn hóa, các điểm hấp dẫn xã hội. 16 Các điểm hấp dẫn nhân tạo: Nhà cửa và cơ sở hạ tầng du lịch bao gồm cả công trình kiến trúc lịch sử và hiện đại, công trình tưởng niệm, nơi đi dạo, công viên và vướn hoa, trung tâm hội nghị, bến du thuyền, điểm trượt tuyết, khảo cổ, những điểm cuốn hút khách tham quan có quản lý, sân golf, các cửa hàng đặc sản và những khu vực mua sắm có chủ đề. Các điểm hấp dẫn văn hóa: Lịch sử và văn hóa dân gian, nghệ thuật và tôn giáo, nhà hát, âm nhạc, khiêu vũ, những trò giải trí khác, bảo tàng,v.v. những hoạt động này có thể phát triển thành những sự kiện đặc biệt festival và hoạt cảnh lịch sử. Các điểm hấp dẫn xã hội: Lối sống và phong tục tập quán của cư dân hay dân số sở tại, ngôn ngữ và những cơ hội tiếp xúc về mặt xã hội. 1.2.2. Tiện nghi và dịch vụ điểm đến biển đảo Tiện nghi và dịch vụ điểm đến biển đảo là hệ thống cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, cơ sở bán hàng lưu niệm, các phương tiện vận chuyển khách du lịch,v.v. ở trên đất liền, khu vực ven biển và trên đảo trực tiếp tham gia vào phục vụ khách du lịch. a. Dịch vụ lưu trú, ăn uống Dịch vụ lưu trú, ăn uống biển đảo là toàn bộ hệ thống cơ sở phục vụ nhu cầu lưu trú, ăn uống của khách du lịch ở khu vực ven biển hoặc trên đảo đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống của khách du lịch khi đi du lịch biển đảo. Hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ du lịch biển đảo bao gồm các khách sạn, các khu nghỉ dưỡng, nhà nghỉ, bungalow, villa,v.v. được xây dựng ở ven biển hoặc trên đảo nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của khách du lịch tại điểm đến du lịch biển đảo Cơ sở kinh doanh ăn uống bao gồm hệ thống các nhà hàng, quán ăn, các quầy hàng ăn uống,v.v. được xây dựng ven biển hoặc trên các hòn đảo kinh doanh du lịch nhằm phục vụ cho nhu cầu ăn uống, thưởng thức đặc sản địa phương của khách du lịch 17 Dịch vụ lưu trú và ăn uống là những dịch vụ đáp ứng nhu cầu căn bản của khách du lịch khi đi du lịch biển đảo. b. Giao thông tại điểm đến du lịch biển đảo Mạng lưới đường giao thông tại điểm đến là hệ thống đường xá kết nối giữa điểm tham quan này đến điểm tham quan khác. Hệ thống này nếu được đầu tư đồng bộ, hợp lý sẽ giúp khách dễ dàng hơn trong việc tiếp cận điểm đến tham quan, tiết kiệm được thời gian, đảm bảo sức khỏe cho du khách, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của điểm đến. Các phương tiện vận chuyển tại điểm đến giúp khách di chuyển từ điểm tham quan này đến điểm tham quan khác. Phương tiện vận chuyển tham quan tại điểm đến du lịch rất đa dạng như: xe ô tô, xe bò, xe ngựa, xe máy, xích lô, tàu thủy, ca nô, v.v.. Đối với sản phẩm du lịch biển đảo thì tàu thủy, ca nô và các loại phương tiện giao thông đường thủy khác rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu du lịch đến các đảo và tham quan trên biển. c. Hoạt động thể thao và giải trí Hoạt động thể thao và giải trí là các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu tham gia và sử dụng các dịch vụ thể thao, giải trí ven bờ biển, trên biển hoặc trên các hòn đảo của khách du lịch Các dịch vụ hỗ trợ cho thể thao và giải trí bao gồm: Trường học trượt tuyết, trường học lái buồm, câu lạc bộ golf và các sân vận động, các trung tâm hỗ trợ học tập các môn nghệ thuật, nghề thủ công và các nghiên cứu tự nhiên. Các cơ sở dịch vụ thể thao và giải trí góp phần làm đa dạng sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí cho du khách. d. Các tiện nghi và dịch vụ khác Các tiện nghi khác: Trường học ngôn ngữ, câu lạc bộ sức khỏe. Bên cạnh đó cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch biển đảo còn bao gồm cả các văn phòng kinh doanh du lịch, các cơ sở dịch vụ cho thuê, dịch vụ đổi tiền,v.v.. Các tiện nghi và dịch vụ du lịch biển đảo phản ánh trình độ phát triển du lịch biển đảo của một địa phương hay vùng miền lãnh thổ. 18 1.2.3. Mức độ thuận lợi tiếp cận điểm đến a. Hệ thống giao thông Du lịch hàm ý một sự di chuyển của du khách ra khỏi nhà để đến chỗ lưu trú. Cho nên hệ thống giao thông: đường sá, sân bay, bến cảng, v.v. là những điều kiện để sự di chuyển đó có thể diễn ra một cách tốt nhất (ít mệt mỏi, ít tốn thời gian) và chi phí thấp nhất. Như vậy, hệ thống giao thông vận tải là yếu tố đặc biệt quan trọng để khách du lịch tiếp cận điểm đến. Hệ thống giao thông vận tải vận chuyển khách du lịch bao gồm hệ thống đường hàng không, hệ thống giao thông đường bộ, hệ thống giao thông đường thủy. Sự đồng bộ của hệ thống giao thông vận tải được tính toán dựa trên khả năng tiếp nhận và vận chuyển của hệ thống giao thông đến điểm đến du lịch. Để phát triển du lịch thì hệ thống giao thông vận tải phải đầu tư trước làm nền tảng để phát triển các loại hình dịch vụ tiếp theo. b. Các phương tiện vận chuyển Các phương tiện vận chuyển nhằm đưa khách từ nơi cư trú đến các điểm du lịch và ngược lại, giữa các điểm du lịch và trong phạm vi một điểm du lịch. Để thực hiện DV này, người ta có thể sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khác nhau như máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, ô tô, phương tiện vận chuyển thô sơ như xa trâu, xe ngựa, xe bò kéo v.v.. Sự thuận tiện trong di chuyển chính là sự thuận tiện tiếp cận của một điểm đến. Hệ thống giao thông cũng như các phương tiện vận chuyển sẽ phản ảnh mức độ dễ tiếp cận của một điểm đến trên các phương diện sau: Trang thiết bị giao thông: Bao gồm các yếu tố liên quan đến kích cỡ, tốc độ và phạm vi của các phương tiện giao thông công cộng. Các yếu tố hoạt động: Bao gồm các tuyến đường lưu thông, tần suất của dịch vụ, chi phí vé và phí cầu đường. Quy định chính phủ: Phạm vi kiểm soát của các quy định đối với hệ thống giao thông. 19 Để điểm đến được rút ngắn khoảng cách về địa lý thì cần phải quan tâm phát triển đồng bộ hệ thống giao thông cũng như hoàn thiện dịch vụ vận chuyển cho điểm đến đó. 1.3. Điều kiện phát triển sản phẩm du lịch biển đảo của điểm đến du lịch Du lịch biển đảo là một loại hình du lịch đang có điều kiện phát triển tại những nơi có tài nguyên về du lịch biển đảo. Du lịch biển đảo đã và đang mang lại những hiệu quả kinh tế cao cho ngành du lịch. Không chỉ vậy, du lịch biển đảo còn góp phần làm tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân ven biển. Du lịch biển đảo hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động của ngành du lịch. Để du lịch phát triển nhanh và bền vững cần phải xác định du lịch biển đảo là một bước đột phá để phát triển kinh tế biển và là một trong những định hướng quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như bảo vệ chủ quyền quốc gia. Để xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo cần có những điều kiện cụ thể: Điều kiện cung (để xây dựng sản phẩm phù hợp với điều kiện tài nguyên), điều kiện cầu (để xây dựng sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch). 1.3.1. Điều kiện về cung của sản phẩm du lịch biển đảo Để xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo phù hợp với điều kiện tài nguyên và đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, ngoài những yếu tố về hệ thống dịch vụ du lịch cần phải dựa vào những yếu tố chính là tài nguyên du lịch biển đảo. Đây là những yếu tố tiên quyết để hình thành nên những sản phẩm du lịch biển đảo đặc trưng của từng vùng miền. a. Tài nguyên du lịch biển đảo Tài nguyên du lịch biển đảo bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn tại khu vực ven biển, trên các hòn đảo có thể khai thác vào hoạt động du lịch biển đảo. Những lợi thế để khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên biển đảo bao gồm: vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu trong lành, bờ biển dài và đẹp, có nhiều bãi biển, vịnh biển đẹp và nhiều nguồn lợi hải sản,v.v.. 20 Những lợi thế để khai thác tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: Các công trình kiến trúc gắn với biển đảo, các di tích lịch sử biển đảo, các làng nghề truyền thống gắn với biển đảo,v.v.. Một quốc gia hay vùng miền lãnh thổ với các điều kiện tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn biển đảo đa dạng và phong phú là điều kiện vô cùng thuận lợi để tạo ra các sản phẩm du lịch biển đảo mang tính đặc trưng của vùng miền biển đảo. b. Cơ sở hạ tầng du lịch phục vụ du lịch biển đảo Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch biển đảo bao gồm các yếu tố hệ thống giao thông, hệ thống điện nước, các cơ sở y tế, các cơ sở giáo dục đào tạo nhân lực,v.v., có liên quan đến hoạt động du lịch biển đảo tại điểm đến du lịch. Trong các yếu tố cơ sở hạ tầng thì hệ thống giao thông có vai trò đặc biệt quan trọng liên quan, giao thông một trong ba nhân tố để tạo nên sản phẩm du lịch và nó niên quan trực tiếp đến khả năng tiếp cận điểm đến của khách du lịch. Một quốc gia hay vùng miền lãnh thổ không có điều kiện cơ sở hạ tầng tốt thì rất khó có khả năng phát triển du lịch. Chính vì vậy, để phát triển sản phẩm du lịch biển đảo hệ thống cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để thúc đẩy các hoạt động kinh tế du lịch phát triển. c. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch biển đảo Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch biển đảo là toàn bộ hệ thống nhà hàng, khách sạn, các điểm tham quan, các điểm mua sắm, các dịch vụ vui chơi giải trí- thể thao,v.v., đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ tại điểm đến du lịch biển đảo. Hiện nay nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao, khách du lịch không chỉ đến các vùng biển đảo để tham quan du lịch mà còn có rất nhiều các nhu cầu khác nhau về ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, mua sắm,v.v.. Để phát triển sản phẩm du lịch biển đảo của điểm đến du lịch cần đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của du khách về việc sử dụng các dịch vụ tại điểm đến. d. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển đảo 21 Nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển đảo là toàn bộ hệ thống nhân viên trực tiếp và gián tiếp tham gia vào phục vụ du lịch biển đảo Lao động trực tiếp là số lao động làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch biển đảo như: nhân viên khách sạn, nhân viên nhà hàng, nhân viên hướng dẫn, nhân viên tại các khu điểm du lịch, nhân viên tại các điểm mua sắm dành cho khách du lịch biển đảo,v.v.. Lao động gián tiếp là lao động liên quan đến hoạt động du lịch như: Đào tạo viên về du lịch, nhân viên quản lý hành chính sự nghiệp về du lịch, nhân viên trong các viện nghiên cứu về du lịch, nhân viên trong lĩnh vực báo trí và tuyên truyền về du lịch. Trong các lực lượng nhân viên du lịch trên thì lực lượng nhân viên làm việc tại các cơ sở kinh doanh du lịch biển đảo đóng vai trò quyết định liên quan trực tiếp tới chất lượng sản phẩm điểm đến du lịch biển đảo. e. Chính sách phát triển du lịch biển đảo Chính sách phát triển du lịch biển đảo là tổng thể các chính sách liên quan đến việc quy hoạch phát triển du lịch biển đảo, thu hút các dự án đầu tư du lịch biển đảo, chính sách về quảng bá xúc tiến sản phẩm du lịch biển đảo, chính sách bảo vệ môi trường du lịch biển đảo và các hành lang pháp lý liên quan hỗ trợ cho việc phát triển du lịch biển đảo Chính sách quy hoạch phát triển du lịch biển đảo: Để phát triển du lịch biển đảo cần có sự quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch các khu vực biển đảo. Nên đầu tư cho các khu điểm du lịch trọng điểm quốc gia, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế, đặc biệt ưu tiên các vùng có thế mạnh về tài nguyên du lịch biển đảo với các ư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004707_1_5616_2002795.pdf
Tài liệu liên quan