Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 3 năm học 2018

I.MỤC TIÊU

 1/ Kiến thức : Đọc , viết được một số số đến lớp triệu. HS được củng cố về hàng và lớp.

 2/ Kĩ năng : Đọc ,viết đúng các số có nhiều chữ số, làm đúng các bài tập.

 3/ Thái độ : Giúp hs yêu thích học toán và vận dụng vào cuộc sống của mình.

II.ĐỒ DÙNG

 1/ GV : Bảng các hàng, lớp (đến lớp triệu) vào bảng phụ

 2/ HS : bảng con, vở, SGK

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc32 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án các môn lớp 4 - Tuần 3 năm học 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác chất đạm và chất béo -2 hs đọc mục bạn cần biết Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2018 TẬP LÀM VĂN KỂ LẠI LỜI NÓI- Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT I.MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức : Biết được hai cách kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật và tác dụng của nó: nói lên tính cách của nhân vật và ý nghĩa của câu chuyện (ND Ghi nhớ) -Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách: trực tiêp, gián tiếp (BT mục III) 2/ Kĩ năng : Trình bày to rõ ràng và kể đúng ý nghĩ nhân vật. 3/ Thái độ: Giúp hs yêu thích học tập làm văn. II.CHUẨN BỊ: 1/GV:Bảng phụ 2/ HS:VBT, SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: . - GV cho 2 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ? +Khi cần tả ngoại hình của nhân vật, cần chú ý tả những gì? -GV nhận xét 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn học phần nhận xét -Bài 1: -GV gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài. -Yêu cầu cả lớp đọc bài Người ăn xin, viết nhanh ra nháp những câu ghi lại lời nói, ý nghĩ của cậu bé. -GV cho hs đọc câu ghi ý nghĩ của nhân vật ông lão -Bài 2: -GV gọi 1 HS đọc đề bài -Lời nói & ý nghĩ của cậu bé nói lên điều gì về cậu? -Bài 3: -Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong 2 cách kể đã cho có gì khác nhau? -GV nhận xét c.Hướng dẫn học phần ghi nhớ -GV gọi 3 hs đọc phần ghi nhớ d.Hướng dẫn phần luyện tập -Bài tập 1:GV gọi hs đọc y/c bài -GV gợi ý: Câu văn nào có từ xưng hô ở ngôi thứ nhất chỉ chính người nói (tớ) – đó là lời nói trực tiếp. Câu văn nào có từ xưng hô ở ngôi thứ 3 (ba cậu bé) – đó là lời nói gián tiếp. -GV cho hs trao đổi nhóm 2 -GV cho hs các nhóm trình bày -GV nhận xét -Bài tập 2: -GV cho hs đọc y/c bài -GV : Muốn chuyển lời nói gián tiếp thành lời nói trực tiếp thì phải nắm vững đó là lời nói của ai, nói với ai. Khi chuyển: + Phải thay đổi từ xưng hô, nếu người nói nói về mình. + Phải đặt lời nói trực tiếp vào dấu hai chấm & ngoặc kép, hoặc dùng dấu hai chấm, (xuống dòng) rồi gạch đầu dòng. -GV nhận xét. -Bài tập 3:GV gọi 1 hs đọc y/c bài -GV gọi 2 hs khá nói -GV gợi ý: Muốn chuyển lời nói trực tiếp thành lời nói gián tiếp cần xác định rõ đó là lời của ai với ai & tiến hành: + Thay đổi từ xưng hô. + Bỏ các dấu ngoặc kép hoặc gạch đầu dòng, gộp lại lời kể chuyện với lời nói của nhân vật. -GV nhận xét. 4.Củng cố - dặn dò: -GV cho 2 hs nhắc lại ghi nhớ -Về nhà học thuộc nội dung bài học cần ghi nhớ. Làm lại vào vở các bài tập 2, 3.Chuẩn bị bài 5.GV nhận xét tiết học: -2 HS nhắc lại +Chú ý tả những hình dáng bên ngoài nổi bật nhất -2HS đọc yêu cầu của bài -Cả lớp đọc bài, viết nhanh ra nháp, nêu: + Câu ghi lại ý nghĩ: -Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào! -Cả tôi nữa.của ông lão. + Câu ghi lại lời nói: Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả. -1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp trao đổi, trả lời câu hỏi: Cậu là một con người nhân hậu, giàu lòng trắc ẩn, thương người. -2 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại + Cách 1: Tác giả dẫn trực tiếp, nguyên văn lời của ông lão. Do đó các từ xưng hô của chính ông lão với cậu bé (cháu – lão) + Cách 2: Tác giả (nhân vật xưng hô tôi) thuật lại gián tiếp lời của ông lão. Người kể xưng tôi, gọi người ăn xin là ông lão -3HS đọc ghi nhớ trong SGK. Cả lớp đọc thầm lại. -1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài. -HS trao đổi nhóm để tìm lời nói trực tiếp & gián tiếp của các nhân vật trong đoạn văn. + Lời của cậu bé thứ nhất được kể theo cách gián tiếp: Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi. Lời bàn nhau của 3 cậu bé cũng được kể theo cách gián tiếp: Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. + Lời của cậu bé thứ hai: Còn tớ, tớ.ông ngoại; & lời của cậu bé thứ ba: Theo tớ, bố mẹ được kể theo cách trực tiếp. -1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm -Chuyển lời nói trực tiếp +Vua thấy trầu têm khéo hỏi bà cụ : -Xin cụ cho biết ai đã têm trầu này. +Bà lão bảo: -Tâu bệ hạ, trầu do chính già têm đấy ạ! +Vua không tin, hỏi mãi bà nói thật: -Thưa, đó là trầu do con gái già têm. -1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm -2HS khá giỏi làm bài miệng. Cả lớp nhận xét. -Cả lớp làm bài vào vở. -Bác thợ hỏi Hòe là cậu có thích làm thợ xây không. -Hòe đáp rằng Hòe rất thích. TẬP ĐỌC NGƯỜI ĂN XIN I.MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức : -Hiểu nội dung: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm, thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ 2/ Kĩ năng : Đọc rành mạch, trôi chảy; giọng đọc nhẹ nhàng, bước đầu thể hiện cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trong câu truyện.(trả lời được câu hỏi 1,2,3) phát âm đúng các từ khó. -Các kĩ năng sống cần giáo dục: +Kĩ năng giao tiếp +Kĩ năng thể hiện sự cảm thông +Kĩ năng xác định giá trị + Tư duy sáng tạo 3/ Thái độ : Biết cảm thông và chia sẻ nỗi khổ của người khác bằng nhiều cách. II.CHUẨN BỊ: 1/ GV: Tranh minh hoạ . Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc 2/ HS : SGK, vở III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: -GV yêu cầu 2 HS nối tiếp nhau đọc bài +Nêu tác dụng của những dòng mở đầu & kết thúc bức thư -GV nhận xét 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài -GV đưa tranh minh hoạ cho HS quan sát -Bức tranh vẽ gì ? b.Luyện đọc. -GV hd giọng đọc. +Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? -GV ch 3 hs nối tiếp nhau đọc -GV chú ý nhắc HS nghỉ hơi dài sau dấu ba chấm (chấm lửng): Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại để thể hiện sự ngậm ngùi, xót thương. -GV cho hs đọc 3 lượt + Đọc đúng những câu có dấu chấm cảm Chao ôi ! Cảnh nghèo đói biết nhường nào ! (đọc như một lời than) Cháu ơi, cảm ơn cháu ! đã cho lão rồi (lời cảm ơn chân thành, xúc động) + Đọc phân biệt lời nhân vật: lời cậu bé đọc với giọng xót thương ông lão; lời ông lão xúc động trước tình cảm chân thành của cậu bé : -GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc. GV giải nghĩa thêm các từ: + lẩy bẩy: run rẩy, yếu đuối, không tự chủ được. + khẳn đặc: bị mất giọng, nói gần như không ra tiếng -GV cho hs đọc nhóm 3 -Gọi 1 hs đọc toàn bài -GV nhận xét. c.Tìm hiểu bài - GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 +Câu 1 :Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào? -GV nhận xét -GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 để trả lời +Câu 2: Hành động & lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ tình cảm của cậu đối với ông lão ăn xin như thế nào? -GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 trả lời + Câu 3 : Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì? -Sau câu nói của ông lão, cậu bé cũng cảm thấy được nhận chút gì từ ông. + Câu 4: Theo em, cậu bé đã nhận được gì ở ông lão ăn xin? -GV : Cậu bé không có gì cho ông lão, cậu chỉ có tấm lòng nhân hậu. Ông lão không nhận được vật gì, nhưng quý tấm lòng của cậu. Hai con người, hai thân phận, hai hoàn cảnh khác xa nhau nhưng vẫn cho được nhau, nhận được từ nhau những điều tốt đẹp. Đó chính là ý nghĩa sâu sắc của truyện này. d. Luyện đọc lại: -GV gọi 3 HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài -GV hướng dẫn để các em tìm giọng đọc & thể hiện giọng đọc phù hợp nội dung từng đoạn: + Đoạn kể & tả hình dáng của ông lão ăn xin đọc với giọng chậm rãi, thương cảm. + Đọc theo vai phân biệt lời ông lão với lời cậu bé. Nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm. -GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Tôi chẳng biết làm cách nào nhận được chút gì của ông lão) -GV cho hs đọc trong nhóm 2 -GV tổ chức cho hs đọc -GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng) -GV sửa lỗi cho các em 4.Củng cố - dặn dò : +Em đã hoặc có thể làm gì để tỏ lòng cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ người bất hạnh? -Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, tập kể lại câu chuyện trên. Chuẩn bị bài: Một người chính trực 5. Nhận xét tiết học: -2 HS nối tiếp nhau đọc bài +Những dòng mở đầu: nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư. +Những dòng cuối ghi lời chúc hoặc lời nhắn nhủ, cám ơn, hứa hẹn, kí tên, ghi họ tên người viết thư -HS quan sát tranh minh hoạ -HS trả lời -HS nêu: 3 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu xin cứu giúp + Đoạn 2: tiếp theo không có gì cho ông cả + Đoạn 3: phần còn lạị + HS đọc nối tiếp nhau + HS nhận xét cách đọc của bạn - HS đọc thầm phần chú giải -HS đọc nhóm 3 -1 hs đọc toàn bài -HS đọc thầm đoạn 1 +Ông lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi, hình dáng xấu xí, bàn tay sưng húp bẩn thỉu, giọng rên rỉ cầu xin. -HS đọc thầm đoạn 2 +Hành động: Rất muốn cho ông lão một thứ gì đó nên cố gắng lục tìm hết túi nọ túi kia. Nắm chặt lấy bàn tay ông lão. +Lời nói: Xin ông lão đừng giận. -HS đọc thầm đoạn 3 + Ông lão đã nhận được tình thương, sự thông cảm & tôn trọng của cậu bé qua hành động cố gắng tìm quà tặng, qua lời xin lỗi chân thành, qua cái nắm tay rất chặt. -Cậu bé nhận được từ ông lão lòng biết ơn – sự đồng cảm: ông hiểu tấm lòng của cậu bé -3 hs đọc lại bài theo vai +HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp +HS đọc diễn cảm (đoạn, bài, phân vai) trước lớp -HS phát biểu tự do: Khuyên chúng ta phải có tấm lòng nhân hậu / Hãy giúp đỡ người gặp khó khăn hoạn nạn / Quà tặng không nhất thiết phải là đồ vật cụ thể / Tình cảm chân thành & sự thông cảm cũng là món quà quý TOÁN LUYỆN TẬP I.MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức : Đọc viết số thành thạo đến lớp triệu -Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số. 2/ Kĩ năng: Trình bày bài sạch sẽ, làm đúng các bài tập. 3/ Thái độ : Giúp các em ham thích học toán và vận dụng những gì đã học vào cuộc sống của mình. II.CHUẨN BỊ: 1/ GV : 2/ HS : SGK, bảng con, vở III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1. Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: -GV 2 HS đọc số -GV nhận xét 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b. Luyện tập: Bài tập 1: - Gọi 1HS nêu yêu cầu -Ta chỉ đọc và nêu giá trị của chữ số 3 trong mỗi số sau. -Gọi HS lên bảng đọc -GV nhận xét, sửa Bài tập 2: (a,b) -Gọi HS nêu yêu cầu. GV hướng dẫn cho HS làm bài -Yêu cầu HS lên bảng viết .Cả lớp viết vào bảng con câu a,b -Gọi HS nhận xét,sửa Bài tập 3: - Gọi HS nêu yêu cầu và đọc bảng số liệu,sau đó trả lời câu a. - Gọi HS nhận xét, sửa Bài tập 4: -Gọi HS nêu yêu cầu -GV yêu cầu HS đếm 100 triệu đến 900 triệu +Nếu đếm như trên thì số tiếp theo 900 triệu là số nào ? -GV: số 1.000 triệu còn gọi là 1 tỉ. +Nếu 1 tỉ đồng , là bao nhiêu triệu đồng?. +Em nào có thể viết được số 1000 triệu? GV thống nhất cách viết:1.000.000.000. -GV cho hs đọc +Số một tỉ gồm mấy chữ số? Đó là những chữ số nào? -Gọi HS lên bảng viết và đọc 4. Củng cố- dặn dò: - GV ghi 4 số có sáu, bảy, tám, chín chữ số cho hs đọc và củng cố hàng lớp -Chuẩn bị bài: Dãy số tự nhiên -Làm bài 3 c d, 5 trang 18 trong SGK 5.Nhận xét tiết học: 930126378:chín trăm ba mươi triệu một trăm hai mươi sáu nghìn ba trăm bảy mươi tám 200000000: hai trăm triệu -HS nêu yêu cầu bài -HS nối tiếp nhau đọc. a)35627449 : ba mươi lăm triệu sáu trăm hai mươi bảy nghìn b)123456789: một trăm hai mươi ba triệu bốn trăm năm mươi sáu nghìn bảy trăm tám mươi chín c)82175263: tám mươi hai triệu một trăm bảy mươi lăm nghìn hai trăm sáu mươi ba d)850003200: tám trăm năm mươi triệu không trăm linh ba nghìn hai trăm Số 35627449 123456789 82175263 850003200 Giá trị số3 30000000 3000000 3 3000 +2 HS lên bảng mỗi HS làm 1 câu a.5760342 b.5706342 -HS nêu.HS khác trả lời: +Nước có dân số nhiều nhất: Ấn Đo +Nước có dân số ít nhất: Lào +HS sửa -2HS nêu Y/C HS đếm.HS khác nhận xét +Là số 1 nghìn triệu +Là số 1000 triệu +HS lên bảng viết : 1000000000 HS đọc một tỉ +Số 1 tỉ có 10 chữ số đó là 1 chữ số 1 và 9 chữ số 0 nằm bên phải chữ số 1 +năm nghìn triệu hay năm tỉ +ba trăm mười tỉ + 3000000000:ba nghìn triệu KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức : Kể được câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý ở SGK). 2/ Kĩ năng : Lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể. 3/ Thái độ : Giúp hs yêu thích kể chuyện kể câu chuyện có ý nghĩa. II.CHUẨN BỊ: 1/ GV một số truyện viết về lòng nhân hậu truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện danh nhân, truyện cưới, truyện thiếu nhi, sách Truyện đọc lớp 4 (nếu có), bảng phụ viết gợi ý 3 trong SGK (dàn ý KC), tiêu chuẩn đánh giá bài KC. 2/ HS : một số câu chuyện III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: -GV gọi 2 hs kể lại câu chuyện “nàng tiên ốc” -GV nhận xét 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài. b.Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài -GV yêu cầu hs đọc lại đề và gạch dưới những từ quan trọng của đề. -GV gọi hs đọc bốn gợi ý của bài -GV cho hs làm theo gợi ý, hs nên kể các câu chuyện ngoài dựa trên hiểu biết về biểu hiện của lòng nhân hậu, hs cũng có thể kể các truyện trong sách. Yêu cầu hs giới thiệu câu chuyện của mình. -Đưa bảng ghi dàn bài một câu chuyện và nhắc nhở hs khi kể cần: +Giới thiệu câu chuyện. +Kể phải có đầu có đuôi, có diễn biến ,có kết thúc. -Với những chuyện dài hs chỉ cần kể vài đoạn. c. Hs thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện -GV cho hs nêu câu chuyện nhóm mình định kể -Cho hs kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. -Cho đại diện các nhóm lên thi kể. -Các nhóm đặt câu hỏi cho nhóm lên kể. -Tổ chức cho hs bình chọn theo các tiêu chí GV nêu. -GV nhận xét 4.Củng cố, dặn dò: -Kể chuyện là gì? -Khi kể chuyện các em phải thể hiện được lời của nhân vật và nêu ý nghĩa câu chuyện -Về nhà kể lại truyện cho người than nghe, 5. Nhận xét tiết học: -2HS kể cho cả lớp nghe -2 Đọc và gạch dưới những từ quan trọng:Kể lại câu chuyện em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu. -Đọc: +Nêu một số biểu hiện của lòng nhân hậu. +Tìm truyện về lòng nhân hậu ở đâu? +Kể chuyện-trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. -Giới thiệu về câu chuyện mình sắp kể. -HS các nhóm nêu -Kể chuyện theo cặp. -HS các nhóm lên kể và nêu ý nghĩa -Hỏi đáp trong hs. -Bình chọn hs kể hay, kể truyền cảm, hấp dẫn Thứ năm ngày 27 tháng 9 năm 2018 LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT I.MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức : Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ,và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm nhân hậu-đoàn kết (BT 2,BT3, BT4); biết cách mở rộng vốn từ có tiếng hiền,tiếng ác (BT 1) 2/ Kĩ năng : Trình bày to và đúng các từ đúng chủ điểm, làm đúng bài tập. 3/ Thái độ : Giúp các em biết sử các vốn từ đã học để giao tiếp. II.CHUẨN BỊ: 1/ GV : 2/ HS : SGK, vbt, vở III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: -GV y/c HS nêu ghi nhớ bài “Từ đơn & từ phức” +Tiếng dùng để làm gì? Từ dùng để làm gì? -GV nhận xét 3.Bài mới: a. Giới thiệu bài b.Hướng dẫn hs làm bài tập -Bài tập 1: -GV gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài tập, đọc cả mẫu -GV hướng dẫn HS tìm từ trong từ điển: Khi tìm các từ bắt đầu bằng tiếng hiền, các em hãy mở từ điển tìm chữ h, vần iên. Khi tìm từ bắt đầu bằng tiếng ác, mở trang bắt đầu bằng chữ a, tìm vần ac -GV cho hs đọc các từ vừa tìm -GV nhận xét và giải nghĩa một số từ -Bài tập 2: -GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài tập -GV hd hs cách xếp vào bảng -GV cho hs thảo luận nhóm điền vào bảng ở vbt -GV lưu ý HS: từ nào chưa hiểu cần hỏi ngay GV hoặc tra từ điển -GV nhận xét -Bài tập 3: -GV gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài tập GV gợi ý: Em phải chọn từ nào trong ngoặc mà nghĩa của nó phù hợp với nghĩa của các từ khác trong câu, điền vào ô trống sẽ tạo thành câu có nghĩa hợp lí. -GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. -Bài tập 4: - GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập GV gợi ý: Muốn hiểu biết các thành ngữ, tục ngữ, em phải hiểu cả nghĩa đen & nghĩa bóng. Nghĩa bóng của các thành ngữ, tục ngữ có thể suy ra từ nghĩa đen của các từ. -GV cho hs trình bày -GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng -GV mời vài HS khá giỏi nêu tình huống sử dụng các thành ngữ, tục ngữ nói trên 4.Củng cố - dặn dò: + Qua các câu tục ngữ vừa học khuyên chúng ta điều gì? -Về nhà HTL các thành ngữ, tục ngữ. Viết vào vở tình huống sử dụng 1 thành ngữ hoặc tục ngữ. 5.Nhận xét tiết học : -1 hs nêu +Từ gồm 1 hay nhiều tiếng . Tiếng dùng để cấu tạo nên từ. +Từ dùng để đặt câu. -2 HS đọc yêu cầu bài tập -HS nghe hướng dẫn a)Từ chứa tiếng hiền: hiền dịu, hiền đức, hiền hòa,hiền lành, b)Từ chứa tiếng ác: hung ác, ác độc, ác ôn, ác cảm, -1HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm lại - Các nhóm làm vào vbt. -Đại diện các nhóm trình ghi kết quả +Nhân hậu: + nhân ái, hiền hậu, phúc hậu, đôn hậu, trung hậu, nhân từ - tàn ác, hung ác, tàn bạo +Đoàn kết : +cưu mang, che chở, đùm bọc - bất hòa, lục đục, chia rẽ -2 HS đọc yêu cầu của bài tập a)bụt b)đất c)cọp d)chị em gái -2 HS đọc yêu cầu của bài tập -HS lần lượt phát biểu ý kiến về từng thành ngữ, tục ngữ Cả lớp cùng tham gia nhận xét -HS nêu +Khuyên chúng ta phải biết sống nhân hậu, đoàn kết thương yêu giúp đỡ mọi người xung quanh mình. TOÁN DÃY SỐ TỰ NHIÊN I.MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức : -Bước đầu nhận biết về số tự nhiên, dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số tự nhiên. 2/ Kĩ năng : Trình bày sạch sẽ, làm đúng bài tập. 3/ Thái độ : Khi học xong các em biết vận dụng vào cuộc sống để tính toán. II.CHUẨN BỊ: 1/ GV : 2/ HS : SGK, vở, bảng con III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: -GV gọi 2 HS đọc số sau -GV nhận xét 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b. Giới thiệu số tự nhiên & dãy số *Số tự nhiên -GV cho HS nêu vài số đã học, GV ghi bảng (nếu không phải số tự nhiên GV ghi riêng qua một bên) -GV chỉ vào các số tự nhiên trên bảng & giới thiệu: Đây là các số tự nhiên. -Các số 1/6, 1/10 không là số tự nhiên. *Dãy số tự nhiên: -GV cho HS nêu các số theo thứ tự từ bé đến lớn, --GV ghi bảng. -GV nói: Tất cả các số tự nhiên được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn tạo thành dãy số tự nhiên. -GV cho hs nhắc -GV nêu lần lượt từng dãy số rồi cho HS nhận xét xem dãy số nào là dãy số tự nhiên, dãy số nào không phải là dãy số tự nhiên + 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, . + 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, . + 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 + 0, 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, .. + 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13, 15 -GV vẽ tia số.Yêu cầu HS nêu nhận xét về hình vẽ này Trên tia số này mỗi số của dãy số tự nhiên ứng với một điểm của tia số +Điểm gốc của tia số ứng với số nào? +Các số tự nhiên được biểu diễn trên tia số theo thứ tự nào? +Cuối tia số có dấu gì? Thể hiện điều gì? -GV KL * Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên -GV để lại trên bảng dãy số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, . -Thêm 1 vào 5 thì được mấy? -Thêm 1 vào 10 thì được mấy? -Thêm 1 vào 99 thì được mấy? -Nếu cứ thêm 1 vào bất cứ số tự nhiên nào thì sẽ được gì? -GV:Nếu cứ thêm 1 vào bất cứ số tự nhiên nào thì sẽ được số tự nhiên liền sau số đó, như thế dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi, điều đó chứng tỏ không có số tự nhiên lớn nhất. -Bớt 1 ở bất kì số nào sẽ được số tự nhiên liền trước số đó. Cho HS nêu ví dụ. -Có thể bớt 1 ở số 0 để được số tự nhiên khác không? -Như vậy có số tự nhiên nào liền trước số 0 không? Số tự nhiên bé nhất là số nào? -Số 5 & 6 hơn kém nhau mấy đơn vị? Số 120 & 121 hơn kém nhau mấy đơn vị? -GV giúp HS rút ra nhận xét chung: Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp nhau thì hơn kém nhau 1 đơn vị. c.Thực hành -Bài tập 1: - GV nêu câu hỏi để khi trả lời HS được ôn tập về số liền trước, liền sau của một số tự nhiên. +Muốn tìm số liền sau của 1 số ta làm thế nào? -GV y/c HS làm bài -Gọi HS nhận xét -Bài tập 2: - GV nêu câu hỏi để khi trả lời HS được ôn tập về số liền trước, liền sau của một số tự nhiên. +Muốn tìm số liền trước của một số ta làm thế nào? -GV cho HS lên bảng -GV nhận xét -Bài tập 3: -Gọi HS nêu y/c +Hai số tự nhiên tiếp hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị? -GV cho HS lên bảng -GV nhận xét -Bài tập 4: -Gọi HS nêu y/c a. Cho HS làm bài vào vở -GV nhận xét 4.Củng cố -dặn dò: -Thế nào là dãy số tự nhiên? -Nêu một vài đặc điểm của dãy số tự nhiên mà em được học? 5.Nhận xét tiết học: -2 hs đọc +21903 : hai mươi mốt nghìn chín trăm linh ba +500000 : năm trăm nghìn -HS nêu: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 -HS nêu: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 -2 HS nhắc lại -Là dãy số tự nhiên, ba dấu chấm để chỉ những số tự nhiên lớn hơn 10 -Không phải là dãy số tự nhiên vì thiếu số 0; đây là một bộ phận của dãy số tự nhiên -Không phải là dãy số tự nhiên vì thiếu các số tự nhiên lớn hơn 10; đây cũng là một bộ phận của dãy số tự nhiên -Không phải là dãy số tự nhiên vì thiếu các số lẻ 1, 3, 5 -Không phải là dãy số tự nhiên vì thiếu các số chẵn: 0, 2, 4 -Đây là tia số Số 0 ứng với điểm gốc của tia số -Theo thứ tự từ số bé đứng trước, số lớn đứng sau. -Cuối tia số co dấu mũi tên thể hiện tia số còn tiếp tục biển diễn các số lớn hơn. -Thêm 1 vào 5 thì được 6 -Thêm 1 vào 10 thì được 11 -Thêm 1 vào 99 thì được 100 -Nếu cứ thêm 1 vào bất cứ số tự nhiên nào thì sẽ được số tự nhiên liền sau số đó. -HS nêu ví dụ -Không thể bớt 1 ở số 0 vì 0 là số tự nhiên bé nhất. -Không có số tự nhiên liền trước số 0. số tự nhiên bé nhất là số 0 -Hai số này hơn kém nhau 1 đơn vị -2 HS nhắc lại -HS trả lời +Ta lấy số đó cộng thêm 1 ,7 29, 30 99, 100 100, 101 1000, 1001 - 2 HS lên bảng làm. +Ta lấy số đó trừ đi 1 1HS lên bảng.Cả lớp làm vào bảng con 11,12 99, 100 999 ,1000 1001, 1002 9999,10000 -2 HS nêu +Hai số tự nhiên liên tiếp hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị 2HS lên bảng.Cả lớp làm vào vở a.4,5,6 e. 99, 100,101 b. 86,87,88 d. 9,10, 11 c.896,897,898; g. 9998,9999,10000 -HS nêu y/c và làm bài vào vở a. 909,910,911,912,913,914,915, 916 +Là các số tự nhiên được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn, bắt đầu bằng số 0 CHÍNH TẢ (nghe-viết) CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ I.MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức : Nghe- viết và trình bày bài CT sạch sẽ; không mắc quá 5 lỗi trong bài. Biết trình bày đúng các bài thơ lục bát, các khổ thơ. -Làm đúng bài tập 2 a/b, hoặc bài tập do GV soạn. 2/ Kĩ năng : Viết đúng lỗi chính tả làm đúng bài tập. 3/ Thái độ :Giúp các em biết thương yêu những người già khi quên đường về nhà mình. II.CHUẨN BỊ: 1/GV:Viết sẵn bài tập 2 vào bảng phụ 2/HS:VBT, vở, bảng con III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của gv Hoạt động của hs 1.Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: -GV đọc cho HS viết những tiếng có âm đầu là s / x hoặc vần ăn / ăng trong BT2, tiết CT trước -GV nhận xét 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài b.Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả -GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lượt -Gọi 2 HS đọc và trả lời. +Nội dung bài này là gì? -GV cho hs nêu một số từ dễ lẫn yêu cầu HS viết vào bảng con -GV nhận xét -GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết -GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt -GV cho từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau -GV chấm một số bài -GV nhận xét chung c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập 2a: - GV gọi 2 HS đọc yêu cầu của bài tập 2a -GV hd hs cách làm -GV cho hs lên bảng phụ làm GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng, GV giải thích cho HS hiểu: Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng nghĩa là thân trúc, tre đều có nhiều đốt, dù trúc, tre bị thiêu cháy thì đốt của nó vẫn giữ nguyên dáng thẳng như trước. Đoạn văn này muốn ca ngợi cây tre thẳng thắn, bất khuất, là bạn của con người. 4.Củng cố - dặn dò: -Viết chính tả các em phải hết sức cẩn thận -Về nhà tìm 5 từ chỉ tên các con vật bắt đầu bằng chữ tr / ch hoặc 5 từ chỉ đồ đạc trong nhà mang thanh hỏi hoặc thanh ngã -Chuẩn bị bài: (Nhớ – viết) Truyện cổ nước mình 5.Nhận xét tiết học: -2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con -sản xuất, tăng gia -HS theo dõi trong SGK -2 HS đọc.Cả lớp đọc thầm và trả lời +Tình thương của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đến mức không biết cả đường về nhà mình. -HS viết vào bảng con: mỏi, gặp, dẫn, lạc, về, bỗng -HS nghe – viết -HS soát lại bài -HS đổi vở cho nhau để soát lỗi chính tả -2 HS đọc yêu cầu của bài tập Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào VBT 4 HS lên bảng làm Từng em đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh Cả lớp nhận xét kết quả làm bài Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng Lời giải đúng: tre – không chịu – Trúc dẫu cháy – Tre – tre – đồng chí – chiến đấu – Tre triển lãm – bảo – thử – vẽ cảnh – cảnh hoàng hôn – vẽ cảnh hoàng hôn – khẳng định – bởi vì – hoạ sĩ – vẽ tranh – ở cạnh – chẳng bao giờ ĐỊA LÍ MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN I.MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức : Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Dao, Mông, -Biết Hoàng Liên Sơn là dân cư thưa thớt. -Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn: +Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặt riêng; trang phục của các dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ +Nhà sàn: được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Tuan 3 Lop 4_12539705.doc