Giáo án Công nghệ 6 - Chương I: May mặc trong gia đình

Thực hành : ÔN MỘT SỐ MŨI KHÂU CƠ BẢN

 

I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải:

1.Kiến thức: Thông qua bài thực hành, HS nắm vững thao tác khâu một số mũi khâu cơ bản.

2.Kĩ năng: biết cách khâu mũi thường, mũi đột mau và khâu vắt.

3.Thái độ: yêu thích công việc may vá trong gia đình.

II./ Chuẩn bị:

1.GV:

-Mẫu hoàn chỉnh 3 đường khâu.

-Bìa,kim khâu len, len màu.

-Một số mảnh vải để bổ sung cho những em còn thiếu.

2.Học sinh:

-2 mảnh vải có kích thước 8cm x 15cm và 1 mảnh vải có kích thước 10cm x 15cm.

-Kim khâu, kéo, thước, bút chì, chỉ khâu thường và chỉ khâu màu.

III./ Tiến trình lên lớp.

1./ Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS . (1 phút)

2./ Kiểm tra bài cũ:

3./ Bài mới. (2 phút)

* Giới thiệu bài:Ở cấp tiểu học các em đã được học những mũi khâu cơ bản.Để có thể vận dụng những mũi khâu đó, hoàn thành một số sản phẩm đơn giản, chúng ta cùng nhau ôn lại kỹ thuật khâu các mũi khâu cơ bản .

 

docx47 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 11995 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công nghệ 6 - Chương I: May mặc trong gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m. II-Lựa chọn trang phục: 1.Chọn vải, kiểu may phù hợp với vóc dáng cơ thể. a)Lựa chọn vải: Màu sắc, hoa văn, chất liệu vải có thể làm cho người mặc có vẻ gầy đi hoặc béo lên … b)Lựa chọn kiểu may: Đường nét chính của thân áo, kiểu tay,kiểu cổ áo …làm cho người mặc có vẻ gầy đi hoặc béo ra. 2. Chọn vải, kiểu may phù hợp với lứa tuổi: Mỗi lứa tuổi có nhu cầu, điều kiện sinh hoạt,làm việc, vui chơi và đặc điểm tính cách khác nhau nên sự lựa chọn vải may mặc cũng khác nhau. 3.Sự đồng bộ của trang phục: Áo quần và một vật dụng khác đi kèm như mũ, giày, cặp…hài hòa với nhau về màu sắc, hình dáng. 4./ Củng cố ( 3 phút) GV gọi 1 HS đọc phần”Ghi nhớ”. -Màu sắc, hoa văn, chất liệu vải có ảnh hưởng như thế nào đến vóc dáng người mặc? Hãy nêu ví dụ. -Vì sao phải chọn vải may, kiểu may phù hợp với lứa tuổi? 5./ Dặn dò (1 phút) -Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài. -Tự nhận định vóc dáng của bản thân và nêu dự kiến lựa chọn vải,kiểu may cho phù hợp với bản thân, chuẩn bị bài3:Thực hành lựa chọn trang phục. KINH NGHIỆM ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 6 - Bài 3 : Thực hành : LỰA CHỌN TRANG PHỤC I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải: 1.Kiến thức: Biết được chức năng của trang phục; ảnh hưởng của màu sắc, hoa văn của vải, kiểu mẫu quần áo đến vóc dáng người mặc. 2.Kĩ năng: Biết chọn được vải và kiểu may phù hợp với nước, vóc dáng của mình, đạt yêu cầu thẩm mỹ, góp phần tôn vẻ đẹp của mỗi người. Biết chọn một số vật dụng đi kèm phù hợp với áo quần đã chọn. 3.Thái độ:Có ý thức tiết kiệm, sử dụng trang phục hợp lí. II./ Chuẩn bị: 1.GV: * Tranh ảnh có liên quan đến đến trang phục, kiểu mẫu đặc trưng.. * Mẫu vải, mẫu trang phục, phụ trang đi cùng. 2.Học sinh:Mẫu thật một bộ trang phục mặc đi chơi. III./ Tiến trình lên lớp. 1./ Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS . (1 phút) 2./ Kiểm tra bài cũ: (5’) Để có được một bộ trang phục đẹp và phù hợp chúng ta phải chú ý đến những điểm nào? 3./ Bài mới. (2 phút) * Giới thiệu bài:(1/) Qua bài học trước các em đã biết cách lựa chọn vải cũng như chọn kiểu may trang phục như thế nào cho phù hợp với vóc dáng, lứa tuổi, lựa chọn vật dụng đi kèm với trang phục sao cho vừa hợp thời trang lại vừa tiết kiệm chi phí. Để vận dụng những hiểu biết đó vào thực tế cuộc sống, tiết thực hành: Lựa chọn trang phục hôm nay sẽ giúp các em nắm vững hơn những kiến thức đã học nhằm lựa chọn trang phục cho chính bản thân mình. Tg Hoạt động của HS Trợ giúp của GV Nội dung 9 Phút 25 Phút Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân HS đọc phần chuẩn bị ở SGK. HS: Suy nghĩ và ghi vào giấy: Những đặc điểm của vóc dáng bản thân và kiểu áo quần định may. Chọn vải có chất liệu, màu sắc, hoa văn phù hợp với vóc dáng, kiểu may. Chọn vật dụng đi kèm phù hợp với áo quần đã chọn. Hoạt động 2 : Thảo luận trong tổ HS làm việc theo tổ: Từng cá nhân trình bày ý kiến của bản thân. Các bạn trong tổ nhận xét, góp ý. Khi thảo luận cá nhân ghi nhận xét, góp ý của các bạn vào chính tờ bài làm của mình. GV yêu cầu một HS đọc phần chuẩn bị ở SGK. GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân: suy nghĩ và ghi vào giấy đặc điểm vóc dáng của bản thân, những dự định:kiểu áo quần định may, chọn vải có chất liệu, màu sắc, hoa văn phù hợp với vóc dáng và kiểu may. Chọn một số vật dụng đi kèm sao cho hợp với áo quần đã chọn. GV khuyến khích, động viên HS có thể chọn vải cũng như kiểu may cho cả trang phục nóng và lạnh. GV hướng dẫn HS chia nội dung thảo luận ở tổ làm 2 phần: a)Từng cá nhân trình bày phần viết của mình trước tổ. b)Các bạn trong tổ nhận xét cách lựa chọn trang phục của bạn về: Màu sắc của vải,chất liệu vải. Chọn kiểu may và một số vật dụng đi kèm. Sự lựa chọn đó của bạn đã hợp lí chưa? Nếu chưa hợp lý thì nên sửa đổi như thế nào? GV: theo dõi các tổ thảo luận và nêu ý kiến nhận xét. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét trang phục đẹp đối với mỗi người. 4./ Củng cố ( 3 phút) GV nhận xét, đánh giá về: + Tinh thần, ý thức, thái độ làm việc của HS. + Giới thiệu một số phương án lựa chọn hợp lí và khuyến khích HS về vận dụng tại gia đình. Thu các bài viết của HS, chấm điểm. 5./ Dặn dò (1 phút) HS đọc trước bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục. Sưu tầm tranh ảnh về sử dụng trang phục và các mẫu ghi kí hiệu bảo quản trang phục. KINH NGHIỆM ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 7 - Bài 4 : SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải: 1.Kiến thức: Hiểu được cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, môi trường và xã hội. Biết cách phối hợp trang phục hợp lý. 2.Kĩ năng: Biết cách sử dụng trang phục và bảo quản đúng kĩ thuật. 3.Thái độ: Có ý thức bảo quản trang phục đúng kĩ thuật, tiết kiệm chi tiêu cho may mặc. II./ Chuẩn bị: 1.GV: * Tranh vẽ: hình 1.9 và 1.10 SGK.. 2.Học sinh: Đọc trước bài 4: Sử dụng và bảo quản trang phục. III./ Tiến trình lên lớp. 1./ Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS . (1 phút) 2./ Kiểm tra bài cũ: 3./ Bài mới. (2 phút) Giới thiệu bài: Sử dụng và bảo quản trang phục là việc làm thường xuyên của con người. Cần biết cách sử dụng trang phục hợp lý làm cho con người luôn đẹp trong mọi hoạt động và biết cách bảo quản trang phục đúng kỹ thuật để giữ được vẻ đẹp và độ bền của quần áo. Tg Hoạt động của HS Trợ giúp của GV Nội dung 25 Phút 13 Phút Hoạt động 1 : Tìm hiểu cách sử dụng trang phục. HS: nhận xét cách ăn mặc của bạn và nêu tác hại của việc sử dụng trang phục không hợp lí: + Không tiết kiệm + Dễ bị hiểu lầm là người không hiểu biết, mất lịch sự … HS: mặc đồng phục theo qui định của nhà trường: quần tây xanh, áo trắng, calô, khăn quàng,… HS: Chọn quần áo màu sẫm, mặc thoải mái. HS:Vải sợi bông mặc thoáng mát vì dễ thấm mồ hôi Màu sẫm vì không sợ bẩn dính vào quần áo. Đơn giản, rộng để dễ hoạt động. Di dép thấp, giày bata để đi lại dễ dàng, dễ làm việc. HS thảo luận nhóm, trả lời: áo dài dân tộc, áo dài tứ thân, lễ phục … HS trả lời theo hiểu biết cá nhân (ăn mặc đẹp, kiểu cách để tôn vẻ đẹp) HS đọc SGK (phần GV yêu cầu) HS: Bác Hồ mặc bộ kaki nhạt màu,dép cao su con hổ rất giản dị. HS thảo luận nhóm, trả lời:vì đây là công việc trang trọng, thể hiện sự tôn trọng, quí mến khách và bày tỏ lòng hiếu khách của dân tộc Việt Nam. HS: Trang phục của bác Ngô Từ Vân không hợp cảnh, hợp thời, xa lạ với đồng bào. Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách phối hợp trang phục HS: quan sát tranh vẽ và thảo luận nhóm trả lời: Ao hoa, kẻ ô …có thể mặc với quần hoặc váy trơn, màu đen hoặc màu trùng hay đậm hơn, sáng hơn màu chính của áo HS:Làm bài tập theo yêu cầu của GV, rút ra nhận xét: không nên mặc áo và quần có hoa văn khác nhau HS quan sát hình vẽ, thảo luận nhóm trả lời:có thể phối hợp: -Các sắc độ khác nhau trong cùng một màu. Hai màu cạnh nhau trên vòng màu Màu trắng,màu đen có thể kết hợp với bất kì các màu khác. GV đưa ra một số tình huống sử dụng trang phục chưa hợp lí: Khi đi lao động đất cát, bẩn … : mặc áo trắng Khi đến dự một đám tang: mặc áo may ô hoặc một chiếc váy ngắn có hoa văn, màu sắc chói chang, loè loẹt. H:Nhận xét cách ăn mặc của bạn? Nêu tác hại của việc sử dụng trang phục không hợp lí? H:Khi đi học các em mặc như thế nào? H:Khi đi lao động chúng ta nên mặc như thế nào? Giải thích. H:Em hãy chọn những từ đã cho trong ngoặc, điền vào khoảng trống để nói về sự lựa chọn trang phục lao động và giải thích? H:Em hãy mô tả trang phục lễ hội của một số dân tộc mà em biết? H:Khi đi dự các buổi sinh hoạt văn nghệ, dự liên hoan …em thường mặc như thế nào? GV:Khi đi chơi với bạn thì các em nên mặc giản dị để hòa đồng cùng các bạn. GV:Gọi một HS đọc bài ”Bài học về trang phục của Bác”. H:Khi đi thăm đền Đô năm 1946, Bác Hồ mặc như thế nào? H:Vì sao khi tiếp khách quốc tế thì Bác lại bắt các đồng chí cùng đi phải về mặc comlê, car vat nghiêm chỉnh? H:Vì sao Bác Vân mặc như vậy lại bị Bác Hồ phê bình? GV kết luận: Trang phục đẹp phải phù hợp với môi trường và công việc. Biết cách sử dụng sẽ tiệt kiệm nguyên liệu, làm giàu môi trường. GV hướng dẫn HS quan sát hình 1.11 SGK H:Nêu nhận xét về sự phối hợp vải hoa văn của áo với vải trơn của quần? GV:Đưa ra một số mẫu tranh ảnh áo quần hoặc các mẫu vải đã chuẩn bị sẵn để HS làm bài tập “ghép” thành bộ. GV:Hướng dẫn HS quan sát hình 1.12 SGK H:Nêu nhận xét về sự phối hợp màu trên các hình 1.12a,b.c,d? I-Sử dụng trang phục: 1. Cách sử dụng trang phục: a) Trang phục phù hợp với hoạt động: * Trang phục đi học: quần tây xanh, áo trắng, calô, khăn quàng … * Trang phục đi lao động: áo quần màu sẫm, dép thấp… * Trang phục lễ hội, lễ tân: áo dài, áo veston hoặc trang phục truyền thống của từng dân tộc. b) Trang phục phù hợp với môi trường và công việc: Trang phục đẹp cần thích hợp với môi trường và công việc của mình. 2.Cách phối hợp trang phục: a)Phối hợp vải hoa văn và vải trơn: Vải hoa hợp với vải trơn có màu trùng với một trong các màu chính của vải hoa. Không nên mặc áo và quần có 2 dạng hoa văn khác nhau. b)Phối hợp màu sắc: Các sắc độ khác nhau trong cùng một màu. Hai màu cạnh nhau trên vòng màu Màu trắng,màu đen có thể kết hợp với bất kì các màu khác. 4./ Củng cố ( 3 phút) -HS đọc 2 ý đầu trong phần:Ghi nhớ”. -Vì sao sử dụng trang phục hợp lí có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của con người? (đạt kết quả tốt trong công việc và gây được thiện cảm của mọi người xung quanh) 5./ Dặn dò (1/) Về nhà học bài,vận dụng kiến thức vào cuôc sống hàng ngày. -Đọc trước phần còn lại của bài 4:”Bảo quản trang phục” -Sưu tầm các mẫu ghi kí hiệu bảo quản trang phục. KINH NGHIỆM ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 8 - Bài 4 : SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC (tt) I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải: 1.Kiến thức: Biết cách bảo quản trang phục qua các công đoạn, hiểu được ý nghĩa các ký hiệu quy định về giặt, là, … 2.Kĩ năng: Đọc, chọn đúng các kí hiệu của dụng cụ, vải khi tiến hành bảo quản trang phục. 3.Thái độ: Có ý thức bảo quản trang phục đúng kĩ thuật, tiết kiệm chi tiêu cho may mặc. II./ Chuẩn bị: 1.GV: * Tranh vẽ: Bảng 4:Kí hiệu giặt, là. 2.Học sinh: -Đọc trước phần còn lại của bài 4: ”Bảo quản trang phục” -Sưu tầm các mẫu ghi kí hiệu bảo quản trang phục. III./ Tiến trình lên lớp. 1./ Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS . (1 phút) 2./ Kiểm tra bài cũ: (5’) -Hãy nêu những hiểu biết của em về sử dụng trang phục hợp lí?(Sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động,với mội trường và công việc –Cho ví dụ.) -Vì sao sử dụng trang phục hợp lí có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của con người? 3./ Bài mới. (2 phút) Giới thiệu bài: Ở tiết học trước, các em đã biết cách sử dụng trang phục như thế nào cho hợp lý, phù hợp với môi trường và công việc. Tiết học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu cách bảo quản trang phục như thế nào cho đúng kỹ thuật. Tg Hoạt động của HS Trợ giúp của GV Nội dung 15 Phút 15 Phút 5 phút Hoạt động 1 : Tìm hiểu qui trình giặt, phơi. HS thảo luận nhóm, trả lời: bảo quản trang phục đúng kĩ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp, độ bền của trang phục tạo cho người mặc vẻ gọn gàng, hấp dẫn, tiết kiệm được tiền chi cho may mặc. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. HS trả lời: giặt, phơi; là(ủi); cất giữ. HS:Lấy các đồ vật còn sót lại trong túi áo, quần ra. Tách quần áo màu sáng, màu sẫm ra làm 2 loại riêng. Ngâm quần áo trong nước lã khoảng 10-15/. Vò kỹ xà phòng, sau đó ngâm từ 15-30/. -Giũ nhiều lần bằng nước sạch. Vắt kỹ và phơi. HS:để cho hết xà phòng. HS làm việc cá nhân (ghi vào giấy nháp), đọc phần bài làm của mình. HS thảo luận nhóm,trả lời. (lấy, tách riêng, vò, ngâm, giũ, nước sạch, chất làm mềm vải, phơi, ngoài nắng, bóng râm, mắc áo, cặp áo quần). Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2 : Tìm hiểu qui trình là(ủi). HS: Làm phẳng áo,quần. HS:bàn là, bình phun nước, cầu là. HS trả lời: Điều chỉnh nấc nhiệt độ của bàn là phù hợp với từng loại vải, bắt đầu là với loại vải có yêu cầu nhiệt độ thấp sau đó là đến loại vải có yêu cầu nhiệt độ cao. Đối với một số loại vải trước khi là cần phun nước. Là theo chiều dọc của vải, đưa bàn là đều, không để bàn là lâu trên mặt vải. HS thảo luận nhóm, trả lời: Phù hợp với từng loại vải Để vải không bị cháy hoặc bị ngấn. HS đọc các kí hiệu. HS:nhận dạng các kí hiệu và đọc ý nghĩa của các kí hiệu. Hoạt động 3 : Tìm hiểu cách cất giữ. HS:Treo bằng mắc áo hoặc gấp gọn gàng vào ngăn tủ, nơi khô ráo, sạch sẽ. GV: Bảo quản trang phục là việc làm thường xuyên trong gia đình. H:Vì sao cần phải bảo quản trang phục? H: Bảo quản trang phục bao gồm những công việc gì? GV:Bảo quản trang phục như thế nào là đúng kỹ thuật? Chúng ta lần lượt tìm hiểu từng công việc. H:Ở nhà các em đã tham gia công việc giặt quần áo giúp đỡ bố mẹ. Vậy em hãy kể các công việc cần làm trong quá trình giặt quần áo ? H:Tại sao phải giũ quần áo nhiều lần bằng nước sạch? GV yêu cầu HS làm bài tập” qui trình giặt” trang 23-SGK. GV có thể giới thiệu sơ qua qui trình giặt bằng máy giặt. Đồng thời giáo dục hs : Biết cách sử dụng sẽ tiệt kiệm nguyên liệu, làm giàu môi trường. GV:Là (ủi) là một công việc cần thiết để làm phẳng áo quần sau khi giặt, phơi. Các loại áo quần may bằng vải sợi bông, lanh, tơ tằm cần là thường xuyên vì sau khi giặt thường bị nhăn. Các loại áo quần may bằng vải sợi tổng hợp thì không cần thiết phải là thường xuyên. H:Tác dụng của việc là(ủi)? H:Kể tên các dụng cụ là? H:Nêu qui trình là? Mô tả thao tác là? H:Tại sao phải điều chỉnh nấc nhiệt độ của bàn là? Phải đưa bàn là đều,không để bàn là lâu trên mặt vải? GV treo bảng kí hiệu giặt, là; và hướng dẫn HS đọc các kí hiệu? GV:Đưa một số mẫu vải trên đó có ghi các kí hiệu giặt, là, yêu cầu HS cho biết ý nghĩa của các kí hiệu? H:Quần áo sau khi được giặt phơi khô phải được cất giữ như thế nào? GV:Những quần áo chưa dùng đến phải được phơi khô và cất giử cẩn thận trong túi nilon để tránh gián cắn và dễ bị ẩm mốc sẽ làm hỏng quần áo. II-Bảo quản trang phục: 1.Giặt, phơi: * Tác dụng: làm sạch áo, quần. *Qui trình giặt, phơi: Lấy các đồ vật còn sót lại trong túi áo, quần ra. Tách quần áo màu sáng, màu sẫm ra làm 2 loại riêng. Ngâm quần áo trong nước lã khoảng 10-15/. Vò kỹ xà phòng, sau đó ngâm từ 15-30/. Giũ nhiều lần bằng nước sạch Vắt kỹ và phơi 2. Là(ủi): *Tác dụng: Làm phẳng áo,quần. *Qui trình là: Điều chỉnh nấc nhiệt độ của bàn là phù hợp với từng loại vải, bắt đầu là với loại vải có yêu cầu nhiệt độ thấp sau đó là đến loại vải có yêu cầu nhiệt độ cao. Đối với một số loại vải trước khi là cần phun nước. Là theo chiều dọc của vải, đưa bàn là đều,không để bàn là lâu trên mặt vải. 3.Cất, giữ: ở nơi khô ráo, sạch sẽ. 4./ Củng cố ( 1 phút) Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK. GV hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi cuối bài và hướng dẫn vận dụng. 5./ Dặn dò (1 phút) Về nhà học bài,vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày. Đọc trước bài 5:Thực hành : Ôn một số mũi khâu cơ bản. Chuẩn bị: + 2 mảnh vải có kích thước 8cm x 15cm và 1 mảnh vải có kích thước 10cm x 15cm. + Kim khâu, kéo, thước, bút chì, chỉ khâu thường và chỉ khâu màu. KINH NGHIỆM ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 9 - Bài 5 : Thực hành : ÔN MỘT SỐ MŨI KHÂU CƠ BẢN I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải: 1.Kiến thức: Thông qua bài thực hành, HS nắm vững thao tác khâu một số mũi khâu cơ bản. 2.Kĩ năng: biết cách khâu mũi thường, mũi đột mau và khâu vắt. 3.Thái độ: yêu thích công việc may vá trong gia đình. II./ Chuẩn bị: 1.GV: -Mẫu hoàn chỉnh 3 đường khâu. -Bìa,kim khâu len, len màu. -Một số mảnh vải để bổ sung cho những em còn thiếu. 2.Học sinh: -2 mảnh vải có kích thước 8cm x 15cm và 1 mảnh vải có kích thước 10cm x 15cm. -Kim khâu, kéo, thước, bút chì, chỉ khâu thường và chỉ khâu màu. III./ Tiến trình lên lớp. 1./ Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS . (1 phút) 2./ Kiểm tra bài cũ: 3./ Bài mới. (2 phút) * Giới thiệu bài:Ở cấp tiểu học các em đã được học những mũi khâu cơ bản.Để có thể vận dụng những mũi khâu đó, hoàn thành một số sản phẩm đơn giản, chúng ta cùng nhau ôn lại kỹ thuật khâu các mũi khâu cơ bản . Tg Hoạt động của HS Trợ giúp của GV Nội dung 18 Phút 20 Phút Hoạt động 1 : Ôn lại phương pháp khâu các mũi khâu. HS: khâu mũi thường, mũi đột mau và khâu vắt. HS thảo luận nhóm,trả lời: - Khâu mũi thường là cách khâu dùng kim chỉ tạo thành những mũi lặn, mũi nổi cách đều nhau. - Khâu mũi thường được sử dụng trong may nối, khâu vá quần áo hoặc khâu lược. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. HS theo dõi nghe và quan sát. HS:sau khi khâu xong đường khâu mũi thường ta thấy các mũi chỉ khâu cách nhau 3 canh sợi vải tạo thành một đường thẳng. HS thảo luận nhóm,trả lời: -Khâu mũi đột mau là một phương pháp khâu mà mỗi mũi chỉ nổi được tạo thành bằng các đưa kim lùi lại từ 3-4 canh sợi vải, rồi lại khâu tiến lên một khoảng 4 canh sợi vải. -Mũi đột mau thường được dùng khi may nối mạng hoặc may viền bọc mép. HS theo dõi nghe và quan sát. HS:sau khi hoàn chỉnh đường khâu nhìn ở mặt phải vải các mũi chỉ nối tiếp nhau giống như đường may máy,ở mặt trái các mũi chỉ dài gấp 2 mũi chỉ ở mặt phải và đan xen vào nhau, mũi thứ 2 lấn một nửa mũi thứ nhất. Hoạt động 2 : Phần thực hành HS làm thực hành cá nhân H:Em hãy kể tên các mũi khâu cơ bản mà em đã được học? H:Em hiểu như thế nào là cách khâu mũi thường? Cách khâu mũi thường được áp dụng trong trường hợp nào? * GV nhắc lại các thao tác khâu đồng thời thao tác mẫu trên bìa bằng len và kim khâu len. Lấy thước và bút chì kẻ nhẹ một đường thẳng lên vải. Xâu chỉ vào kim và thắt nút chỉ ở cuối sợi cho khỏi tuột. Tay trái cầm vải,tay phải cầm kim;khâu từ phải sang trái. Lên kim ở mặt trái vải,xuống kim cách 3 canh chỉ vải. Tiếp tục lên kim cách mũi vừa xuống 3 canh sợi vải. Khi có khoảng 3-4 mũi khâu trên kim thì rút kim lên và vuốt nhẹ theo đường đã khâu cho phẳng. Khi khâu xong cần lại mũi, xuống kim sang mặt trái, vòng chỉ qua đầu kim khóa mũi cho khỏi tuột. H:Em hiểu như thế nào là cách khâu mũi đột mau? Cách khâu mũi đột mau thường được áp dụng trong trường hợp nào? GV nhắc lại các thao tác khâu đồng thời thao tác mẫu trên bìa bằng len và kim khâu len. Kẻ nhẹ tay một đường thẳng lên vải. Lên kim mũi thứ nhất cách mép vải 8 canh sợi vải,xuống kim lùi lại 4 canh sợi vải trên đường kẻ chì ,lên kim về phía trước 4 canh sợi vải, xuống kim đúng lỗ mũi kim đầu tiên.Cứ khâu như vậy cho đến hết đường khâu. Lại mũi khi hết đường khâu và thắt nút ở mặt trái. H:Nhận xét đường khâu mũi đột mau? GV theo dõi,uốn nắn, sửa sai(nếu có). 1.Khâu mũi thường(mũi tới): Khâu mũi thường là cách khâu dùng kim chỉ tạo thành những mũi lặn, mũi nổi cách đều nhau. * Cách khâu: Lên kim ở mặt trái vải, xuống kim cách 3 canh chỉ vải.Tiếp tục lên kim cách mũi vừa xuống 3 canh sợi vải. Khi có khoảng 3-4 mũi khâu trên kim thì rút kim lên và vuốt nhẹ theo đường đã khâu cho phẳng. 2.Khâu mũi đột mau: Khâu mũi đột mau là một phương pháp khâu mà mỗi mũi chỉ nổi được tạo thành bằng các đưa kim lùi lại từ 3-4 canh sợi vải, rồi lại khâu tiến lên một khoảng 4 canh sợi vải. * Cách khâu: Lên kim mũi thứ nhất cách mép vải 8 canh sợi vải,xuống kim lùi lại 4 canh sợi vải trên đường kẻ chì ,lên kim về phía trước 4 canh sợi vải, xuống kim đúng lỗ mũi kim đầu tiên.Cứ khâu như vậy cho đến hết đường khâu. Lại mũi khi hết đường khâu và thắt nút ở mặt trái. 4./ Củng cố ( 3 phút) -GV nhận xét chung tiết thực hành về thái độ học tập, làm bài thực hành, nhận xét qua kết quả bài làm. -Thu bài thực hành về chấm điểm. 5./ Dặn dò (1 phút) KINH NGHIỆM ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Ngày soạn : Ngày dạy : Tiết 10 - Bài 5 : Thực hành : ÔN MỘT SỐ MŨI KHÂU CƠ BẢN (tt) I./ Mục tiêu: Sau bài học này HS phải: 1.Kiến thức: Thông qua bài thực hành, HS nắm vững thao tác khâu một số mũi khâu cơ bản. 2.Kĩ năng: biết cách khâu mũi thường, mũi đột mau và khâu vắt. 3.Thái độ: yêu thích công việc may vá trong gia đình. II./ Chuẩn bị: 1.GV: -Mẫu hoàn chỉnh 3 đường khâu. -Bìa,kim khâu len, len màu. -Một số mảnh vải để bổ sung cho những em còn thiếu. 2.Học sinh: -2 mảnh vải có kích thước 8cm x 15cm và 1 mảnh vải có kích thước 10cm x 15cm. -Kim khâu, kéo, thước, bút chì, chỉ khâu thường và chỉ khâu màu. III./ Tiến trình lên lớp. 1./ Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số - VS . (1 phút) 2./ Kiểm tra bài cũ: 3./ Bài mới. (2 phút) * Giới thiệu bài:Ở cấp tiểu học các em đã được học những mũi khâu cơ bản.Để có thể vận dụng những mũi khâu đó, hoàn thành một số sản phẩm đơn giản, chúng ta cùng nhau ôn lại kỹ thuật khâu các mũi khâu cơ bản . Tg Hoạt động của HS Trợ giúp của GV Nội dung 18 Phút 20 Phút Hoạt động 1 : Ôn lại phương pháp khâu các mũi khâu. Khâu vắt là phương pháp đính mép gấp của vải với vải nền bằng các mũi chỉ vắt. Mũi khâu vắt thường được dùng khi may viền gấp mép ở cổ áo hay gấu áo, gấu quần, viền gấp mép khăn mùi xoa. HS theo dõi nghe và quan sát. HS:Sau khi hoàn chỉnh đường khâu,ở mặt trái có các đường chỉ chéo nhau đính mép vải gấp vào vải nền, ở mặt phải các mũi chỉ nổi lên chỉ một hoặc hai sợi vải do đó khi khâu dùng chỉ cùng màu với vải. Hoạt động 2 : Phần thực hành HS làm thực hành cá nhân H:Em hiểu như thế nào là cách khâu vắt? Cách khâu vắt thường được áp dụng trong trường hợp nào? GV nhắc lại các thao tác khâu đồng thời thao tác mẫu trên bìa bằng len và kim khâu len. Gấp mép vải vào vị trí định khâu, đường gấp vải hướng vào trong người khâu.. Lược giữ nếp gấp vào vải nền bằng mũi khâu thường. -Lên kim ở dưới nếp gấp để dấu nút chỉ, kéo kim lên khỏi nếp gấp, dùng mũi kim lấy 2-3 sợi vải nền rồi đưa chếch kim lên qua nếp gấp, rút chỉ để mũi kim chặt vừa phải. -Khi hết đường khâu lại mũi và thắt nút chỉ. H:Nhận xét đường khâu mũi đột mau? GV theo dõi,uốn nắn, sửa sai(nếu có). 3.Khâu vắt: Khâu vắt là phương pháp đính mép gấp của vải với vải nền bằng các mũi chỉ vắt. * Cách khâu: Gấp mép vải vào vị trí định khâu, đường gấp vải hướng vào trong người khâu.. Lược giữ nếp gấp vào vải nền bằng mũi khâu thường. Lên kim ở dưới nếp gấp để dấu nút chỉ, kéo kim lên khỏi nếp gấp,dùng mũi kim lấy 2-3 sợi vải nền rồi đưa chếch kim lên qua nếp gấp, rút chỉ để mũi kim chặt vừa phải. Khi hết đường khâu lại mũi và thắt nút chỉ. 4./ Củng cố ( 3 phút) GV nhận xét chung tiết thực hành về thái độ học tập, làm bài thực hành, nhận xét qua kết quả bài làm. Thu bài thực hành về chấm điểm. 5./ Dặn dò (1 phút) KINH NGHIỆM ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiáo án Công nghê - Chương May mặc trong gia đình.docx
Tài liệu liên quan