Giáo án Địa lý 9 - Tiết 35: Ôn tập

Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển theo hướng khai thác tổng hợp, bền vững:

+Ngư nghiệp:

- Phát triển cả nuôi trồng và khai thác thủy sản, sản lượng thủy sản tăng từ hơn 339 nghìn tấn năm 1995 lên gần 624 nghìn tấn năm 2005 (gần 1/5 sản lượng của cả nước).

- Nuôi trồng thủy sản: tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, mở rộng diện tích nuôi trồng, đa dạng hóa con nuôi và hình thức nuôi trồng. Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú phát triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hoà.

 

docx6 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 9 - Tiết 35: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:16/12/2017 Ngày dạy: 20/12/2017 TIẾT 35: ÔN TẬP I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Hiểu và trình bày được đặc điểm chính về sự phân hóa lãnh thổ: + Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. + Vùng Đồng Bằng sông Hồng. + Vùng Bắc Trung Bộ. + Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. + Vùng Tây Nguyên. 2. Kĩ năng: - Củng cố các kĩ năng phân tích các bản đồ: biểu đồ bảng thống kê. 3. Thái độ: - Phát triển khả năng tổng hợp hệ thống hoá các kiến thức đã học xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, giữa tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người. 4.Năng lực cần hình thành và phát triển: -năng lực chung:năng lực tự học,năng lực tư duy sáng tạo,năng lực giải quyết vấn đề - năng lực chuyên biệt: khai thác sử dụng biểu đồ II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: - GV : Bản đồ các vùng kinh tế. Các lược đồ SGK... - HS : Átlat Địa lí Việt Nam, tranh ảnh, tư liệu III. Tiến trình tổ chức dạy học: 1. Ổn định tổ chức: kiểm tra quân số(1p) 9A: 9B 2. Kiểm tra bài cũ:không 3. Bài mới: Chữa bài kiểm tra học kì I:(38p) Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Ht và ptnl Câu 1(12 phút): Trong xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn: Câu 2(14 phút):những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng?nêu vai trò của sản xuất vụ đông trong sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng Câu 3(12 phút):duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào? Thuận lợi: -Tài nguyên đất: chủ yếu là đất badan rất thích hợp để phát triển cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê. -Khí hậu: cận xích đạo thuận lợi cho cây công nghiệp dài ngày nhiệt đới (cà phê, cao su,...); vùng núi cao mát mẻ, trồng được cây cận nhiệt (chè) .-Rừng: diện tích và trữ lượng lớn nhất cả nước .-Thuỷ điện: khá dồi dào, chỉ đứng sau Tây Bắc. -Đa dạng sinh học: còn nhiều thú quý, nhiều lâm sản đặc hữu. -Tài nguyên du lịch: hấp dẫn, trước hết là du lịch sinh thái do khí hậu cao nguyên mát mẻ, phong cảnh đẹp (nổi tiếng nhất là Đà Lạt). -Cộng đồng các dân tộc với khoảng 30% số dân ở đây là dân tộc ít người, tạo ra bức tranh văn hoá các dân tộc rất phong phú và nhiều nét đặc thù (có cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hoá thế giới). Khó khăn: -Mùa khô kéo dài, dẫn tới nguy cơ hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng. -Vùng thưa dân, thiếu lao động và thị trường tiêu thụ tại chỗ nhỏ hẹp. -Là vùng còn khó khăn của đất nước. -Việc chặt phá rừng đế làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt bừa bãi động vật hoang dã đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống dân cư.  a) Những điều kiện để phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng + Những thuận lợi: - Đất phù sa nhìn chung màu mỡ, diện tích, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn. - Điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ. - Nguồn lao động đông, trình độ thâm canh cao nhất nước. - Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất. - Có các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá) + Những khó khăn:  - Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp (dưới 0,05 ha/người), đất bị chia cắt manh mún, hạn chế cho việc cơ giới hóa sản xuất. - Diện tích đất bị canh tác còn ít khả năng mở rộng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho đất sản xuất lương thực ở một số địa phương bị thu hẹp, bị suy thoái. - Thời tiết diễn biến bất thường, tai biến thiên nhiên thường xảy ra (bão, lũ, hạn, rét kéo dài).  - Thu nhập từ sản xuất lương thực còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất (thiếu vốn đầu tư, chuyển diện tích đất sản xuất lương thực sang mục đích khác, lương thực lao động có trình độ bị hút về các thành phố). b) Vai trò của vụ đông trong việc sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng. + Thời tiết vụ đông (từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau) thường lạnh, khô và hay biến động, hiện tượng sương muối, rét hại thường xảy ra, việc trồng lúa nước và nhiều loại nông sản nhiệt đới khác có hiệu quả kinh tế thấp. + Việc đưa vào gieo trồng các giống ngô có năng suất cao lại chịu rét, chịu hạn tốt đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa tăng được nguồn lương thực, vừa tạo nguồn thức ăn gia súc quan trọng để phát triển chăn nuôi. + Ngoài ra cùng với ngô, nhiều loại rau củ quả có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới như khoai tây, cà rốt, súp lơ, su hào cũng được trồng nhiều vào vụ đông, vừa tăng hiệu quả kinh tế, vừa đa dạng hóa cơ cấu cây trồng. Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển theo hướng khai thác tổng hợp, bền vững: +Ngư nghiệp: - Phát triển cả nuôi trồng và khai thác thủy sản, sản lượng thủy sản tăng từ hơn 339 nghìn tấn năm 1995 lên gần 624 nghìn tấn năm 2005 (gần 1/5 sản lượng của cả nước). - Nuôi trồng thủy sản: tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, mở rộng diện tích nuôi trồng, đa dạng hóa con nuôi và hình thức nuôi trồng. Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú phát triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hoà. - Khai thác thủy sản: tăng số lượng và công suất tàu thuyền, hiện đại hóa ngư cụ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ gắn với việc phát triển ngành chế biến thủy sản. - Đã tạo ra nhiều mặt hàng (đông-lạnh hoặc sấy khô) xuất khẩu: cá, tôm, mực ...Phan Thiết, Nha Trang là hai địa phương nổi tiếng về nước mắm. + Du lịch: - Phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo, đẩy mạnh quảng bá và đa dạng hóa sản phẩm du lịch. - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất của ngành du lịch, đẩy mạnh liên kết với các vùng khác, với nước ngoài để phát triển du lịch. - Các điểm du lịch: Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận) đang thu hút nhiều khách du lịch trong. và ngoài nước + Dịch vụ hàng hải: - Cải tạo, hiện đại hóa các cảng biển: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.  - Xây dựng các cảng nước sâu: Dung Quất (Quảng Ngãi), Kỳ Hà (Quảng Nam), Nhơn Hội (Bình Định) , Vân Phong (Khánh Hòa) sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất của nước ta. + Khai thác khoáng sản biển và sản xuất muối: - Đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận), cát (Khánh Hòa), ti tan (Bình Định). - Muối được sản xuất ở nhiều địa phương, nổi tiếng là muối Sa Hùynh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận) Năng lực tự học Năng lực tư duy sáng tạo Năng lực tự học,năng lực giải quyết vấn đề Năng lực tự học,năng lực khai thác sử dụng bản đồ Năng lực tự học Năng lực tư duy sáng tạo 4.Củng cố(5p) Nêu vai trò của cây vụ đông đối với sản xuất lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Hồng 5.Dặn dò:(1p) Về nhà xem lại sách vở tiết sau ôn tập lại các vùng kinh tế Hoàn thiện nốt các bài tập trong vở bài tập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an on tap_12404646.docx
Tài liệu liên quan