Giáo án Giáo dục công dân 7 đầy đủ

TIẾT 21

BÀI 13: QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC

VÀ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Nêu được bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội.

- Nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội trong chuyện chăm sóc và giáo dục trẻ em.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết được các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

- Biết xử lí các tình huống cụ thể có liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em.

- Biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em; đồng thời biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

3. Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của bạn bè.

 

doc99 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 đầy đủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6) Trong gia đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình. -Hs: nêu ý kiến nhận định của bản thân và giải thích lí do. - HS làm bài tập trong SGK. - HS trả lời theo hiểu biết. + Đồng ý với ý kiến 5, còn lại không đồng ý và giải thích lí do. III. Bài tập. 1. Không đồng ý vì mọi người trong gia đình cần yêu thương, chia sẻ công việc. 2. Sai vì tư tưởng trọng nam khinh nữ. 3. Sai vì các thành viên cần biết và thực hiện tròn bổn phận và nghĩa vụ của mình. 4. Sai vì nhiều con sẽ dẫn đến kinh tế gia đình khó khăn. 5. Đúng con cái cũng là một thành viên trong gia đình. 6. Sai vì các thành viên cần quan tâm chia sẻ tâm tư tình cảm với nhau. 3. Củng cố: (3p) - Vấn đề gia đình và xây dựng gia đình văn hoá có ý nghĩa hết sức quan trọng. Gia đình là tế bào xã hội, là cái nôi hình thành nhân cách con người. Xây dựng gia đình văn hoá là góp phần xây dựng gia đình có lối sống văn hoá - giữ vững truyền thống của dân tộc 4. Dặn dò: (2p) - Dặn HS về nhà học thuộc bài, chuẩn bị bài 10. Lớp Tiết TKB Ngày dạy Sĩ số Vắng 7 TIẾT 14: BÀI 10: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ (Tiết 1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kể được một số biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Hiểu được ý nghĩa của giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 2. Kĩ năng: - Biết xác định những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Thực hiện tốt bổn phận của bản thân để tiếp nối và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 3. Thái độ: - Trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Tranh ảnh, câu chuyện về gia đình, dòng họ tiêu biểu. - SGK, SGV GDCD 7 - Bảng phụ, bút dạ 2. Học sinh: - SGK, vở ghi. III. Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: (5p) ? Thế nào là gia đình văn hóa ? Tiêu chuẩn của một gia đình văn hóa. 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện đọc. (15p) GV: Yêu cầu HS đọc truyện: Truyện kể từ một trang trại. -GV: Hướng dẫn HS thảo luận nhóm nội duhng câu hỏi như sau: (H): Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình trong câu truyện trên được thể hiện qua các chi tiết nào? (H): Kết quả mà gia đình họ đạt được là gì? (H): Sự lao động cần cù, chịu khó của bố và anh trai đã có tác động như thế nào đến nhân vật tôi trong câu truyện trên? (H): Việc làm của bạn nhỏ trong truyện thể hiện đức tính gì? GV: Kết luận: Sự lao động không mệt mỏi của các nhân vật trong câu truyện trên nói riêng và của nhân dân ta nói chung là tấm gường sáng để chúng ta hiểu rằng không bao giờ được ỉ lại hay trông chờ vào người khác mà phải đi lên bằng chính sức lao động của chính mình. - HS đọc truyện. - HS thảo luận theo sự hướng dẫn của GV. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS nghe và ghi chép I. Truyện đọc: Truyện kể từ một trang trại. - Hai bàn tay cha và anh trai tôi dày lên, chai sạn vì phải cày, cuốc đất. + Bất kể thời tiết khắc nghiệt không bao giờ rời “trân địa” + Đấu tranh gay go, quyết liệt. + Kiên trì, bền bỉ. - Biến quả đồi thành trang trại kiểu mẫu. + Trang trại có hơn 100 héc ta màu mỡ. + Trồng bạch đàn, hoè, mía, cây ăn quả + Nuôi bò, dê, gà. - Bắt đầu sự nghiệp nuôi gà. + Số tiền có được mua sách vở đồ dùng học tập, truyện tranh và báo - Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ. - Tiếp thu cái mới, gạt bỏ truyền thống cũ lạc hậu, bảo thủ, không còn phù hợp với xã hội ngày nay. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. (15p) GV: Phát phiếu học tập cho HS thảo luận nội dung các câu hỏi như sau: (H): Truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ gồm những nội dung gì? (H): Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng học là làm như thế nào? -HS Các nhóm tiến hành thảo luận và rút ra được nội dung bài học theo các câu hỏi của GV. - HS trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung. II. Nội dung bài học 1. Gia đình dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp về: Học tập Lao động Nghề nghiệp Đạo đức Văn hoá 2. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng học là: - Bảo vệ - Tiếp nối - Phát triển - Làm rạng rỡ them truyền thống của gia đình dòng họ. 3. Củng cố: (5p) Tổng kết bài học : Mỗi gia đình dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp. Truyền thống tốt đẹp là sức mạnh để thế hệ sau không ngừng vươn lên. Thế hệ trẻ chúng ta hôm nay đã và đang kế tiếp truyền thống của cha ông ta ngày trước. Lấp lánh trong mỗi chúng ta là hình ảnh “ Dân tộc VN anh hùng”. Chúng ta phải cố gắng học tập và rèn luyện để tiếp bước truyền thống của nhà trường, của bao thế hệ thầy cô, học sinh để xây dựng trường chúng ta tốt đẹp hơn. 4. Dặn dò: (5p) - Nhận xét thái độ và tinh thần học tập của HS, xếp loại giờ học. - Sưu tầm trang ảnh, câu chuyện, tục ngữ , ca dao về truyền thống gia đình, dòng họ. Lớp Tiết TKB Ngày dạy Sĩ số Vắng 7 TIẾT 15: BÀI 10: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ (Tiết 2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Kể được một số biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Hiểu được ý nghĩa của giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 2. Kĩ năng: - Biết xác định những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Thực hiện tốt bổn phận của bản thân để tiếp nối và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 3. Thái độ: - Trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Tranh ảnh, câu chuyện về gia đình, dòng họ tiêu biểu. - SGK, SGV GDCD 7 - Bảng phụ, bút dạ 2. Học sinh: - SGK, vở ghi. III. Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài học. (15p) GV: Phát phiếu học tập cho HS thảo luận nội dung các câu hỏi như sau: (H): Vì sao phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ? Cần phê phán biểu hiện sai trái gì? (H): Chúng ta cần phải thể hiện những hành vi gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ? -GV: Tóm tắt nội dung bài học toàn bài. Chuyển nội dung. -HS Các nhóm tiến hành thảo luận và rút ra được nội dung bài học theo các câu hỏi của GV. - HS trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS trả lời. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS nghe và ghi chép. II. Nội dung bài học 3. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ để: - Có thêm kinh nghiệm, sức mạnh. - Làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc 4. Nhiệm vụ: - Trân trọng tự hào, nối tiếp truyền thống. - Sống trong sạch, lương thiện. - Không bảo thủ, lạc hậu. - Không coi thường và làm tổn hại đến thành danh gia đình, dòng họ. Hoạt động 2: Vận dụng. (20p) -GV: y/c học sinh trả lời bài tập tình huống: (H): Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? Vì sao? 1. Gia đình dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp. 2. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn ông bà, cha mẹ, tổ tiên. 3. Gia đình dòng họ nghèo thì không có gì đáng tự hào. 4. Không cần giữ gìn truyền thống gia đình dòng họ vì đó là những gì đã lạc hậu. - HS trả lời câu hỏi tình huống. III. Bài tập BT1, SGK trang 32 Đáp án: 1,2,3 3. Củng cố: (5p) - Hệ thống lại kiến thức. 4. Dặn dò: (5p) - Nhận xét thái độ và tinh thần học tập của HS, xếp loại giờ học. - Chuẩn bị bài sau: Bài 11 - Tự tin. Lớp Tiết TKB Ngày dạy Sĩ số Vắng 7A TIẾT 15: BÀI 11: TỰ TIN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Nêu được một số biểu hiện của tính tự tin. - Nêu được ý nghĩa của tính tự tin. 2. Kĩ năng: - Biết thể hiện sự tự tin trong những công việc cụ thể. 3. Thái độ: - Tin ở bản thân mình, không a dua, dao động trong hành động. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tranh ảnh, câu chuyện tính tự tin. - SGK, SGV GDCD 7 - Bảng phụ, bút dạ 2. Học sinh: - SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện. - GV: Gọi 1 HS đọc truyện sau đó chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu HS cùng nhau thảo luận về các nội dung a, b, c SGK trang 34. - GV tổ chức cho cả lớp nhận xét kết quả các nhóm và chấm điểm cho nhóm có thành tích nhanh nhất và chính xác nhất. - HS: Thảo luận nhóm và báo cáo bằng bảng phụ. I. Truyện đọc 1. Bạn Hà học tiếng Anh trong điều kiện, hoàn cảnh: - Góc học tập là căn gác xép nhỏ ở ban công, giá sách khiêm tốn, máy cát sét cũ kĩ. - Không đi học thêm, chỉ học SGK, học sách nâng cao và học theo chương trình dạy tiếng Anh trên ti vi.Cùng anh trai nói chuyện với người nước ngoài. 2. Bạn Hà được đi du học ở nước ngoài là do: - Là một học sinh giỏi toàn diện. - Nói tiếng Anh thành thạo - Đã vượt qua kì thi tuyển chon của người Xing-ga-po. - Là người chủ động và tự tin 3. Biểu hiện của sự tự tin ở bạn Hà - Bạn tin tưởng vào khả năng của bản thân mình. - Bạn chủ động trong học tập: Tự học - Bạn là người ham học Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh rút ra bài học GV: Đặt câu hỏi: Dựa vào nội dung câu truyện và phần thảo luận trên để rút ra bài học: (H): Tự tin là gì? ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống? (H): Em sẽ rèn luyện tính tự tin như thế nào? -Cá nhân rút ra kiến thức bài học. - HS trả lời. II. Nội dung bài học 1. Tự tin là : Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm. 2. Ý nghĩa Tự tin giúp con người thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo để làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không có tự tin, con người sẽ trở nên nhỏ bé và yếu đuối. 3. Rèn luyện tính tự bằng cách: - Chủ động, tự giác trong học tập và tham gia các hoạt động tập thể - Khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm. Hoạt động 3: Củng cố - luyện tập -GV: Chuẩn bị bài trên bảng phụ 1. Hãy phát biểu ý kiến của em về các nội dung sau: a. Người tự tin chỉ một mình quyết định công việc, không cần nghe ai và không cần hợp tác với ai. b. Em hiểu thế nào là tự học, tự lập, từ đó nêu mối quan hệ giữa tự học, tự tin và tự lập? c. Tự tin khác với tự cao, tự đại, tự ti, rụt rè, ba phải, a dua?. GV: Chốt lại kiến thức - HS phát biểu ý kiến. -HS: cá nhân lần lượt nêu ý kiến và nhận định của bản thân, lớp nhận xét và kết luận. III. Bài tập a. Người tự tin chỉ một mình quyết định công việc, không cần nghe ai và không hợp tác với ai là không đúng vì: có ý kiến đóng góp, xây dựng của người khác sẽ có tác dụng lớn đến công việc. Sự hợp tác đúng sẽ giúp chúng ta thành công trong công việc, sẽ giúp chúng ta thành công trong công việc, sẽ giúp chúng ta có thêm sức mạnh và kinh nghiệm. b. Tự lực là tự làm lấy và giải quyết các công việc của bản thân mình. c. Tự lập là tự xây dựng cuộc sống cho mình, không sống dựa vào người khác. d. Tự tin, tự lập, tự lực có mối quan hệ chặt chẽ, người có tính tự tin mới có tính tự lập, tự lực trong cuộc sống 3. Củng cố: - Hệ thống lại kiến thức. 4. Dặn dò: - Học thuộc nội dung bài học. - Chuẩn bị nội dung ôn tập. Lớp Tiết TKB Ngày dạy Sĩ số Vắng 7A TIẾT 16: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Nắm khái quát kiến thức đã học trong chương trình đã học, Bổ sung kịp thời kiến thức còn thiếu. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tổng hợp, khái quát kiến thức đã học một cách có hệ thống. - Rèn luyện củng cố kĩ năng phân tích các tình huống thực tế. 3. Thái độ: - HS có thái độ trân trọng, học hỏi, phát huy làm theo những phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Tránh xa, lên án những thói hư tật xấu. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Nội dung ôn tập,bảng phụ, phiếu học tập - Tài liệu về những tấm gương người tốt việc tốt 2. Học sinh: - SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra chuẩn bị của HS. 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Nội dung ôn tập. GV: Chia nhóm thảo luận: (4 phút) GV: Nêu câu hỏi thảo luận. HS: Thảo luận và trình bày kết qủa. Nhóm 1: Đoàn kết, tương trợ là gì? Ý nghĩa? Nêu 2 việc làm của em thể hiện đoàn kết, tương trợ. GV: Nhận xét chốt ý. Nhóm 2: Khoan dung là gì? Nêu ý nghĩa của lòng khoan dung? Nêu một việc làm thể hiện khoan dung của bản thân hoặc ngược lại GV: Nhận xét, chốt ý. Nhóm 3: Xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa như thế nào? Trách nhiệm của bản thân? Viết bốn câu ca dao, tục ngữ về tình cảm gia đình. GV: Nhận xét, chốt ý. Nhóm 4: Thế nào là tự tin? Tự tin giúp con người điều gì? Bản thân em đã làm gì để sống tự tin? Kể hai việc làm của bản thân thể hiện sống tự tin. GV: Nhận xét chốt ý Nhóm 5: Sống giản dị là gì? Nêu ý nghĩa của việc sống giản dị? Nêu hai việc làm biểu hiện sống giản dị của bản thân. HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét GV: Nhận xét, chốt ý. Nhóm 6 : Thế nào là tự trọng? Ý nghĩa của tự trọng? Viết 2 câu ca dao, tục ngữ về tự trọng. HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét GV: Nhận xét, bổ sung những ý còn thiếu sót. GV: Kết luận bài học. - HS chia nhóm. - Trả lời. HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. I. Nội dung bài học Câu 1. – Đoàn kết là sự hợp lực, chung sức, chung lòng thành một khối để tiến hành một việc nào đó. - Tương trợ là sự giúp đỡ ( về sức lực, tiền của). - Ý nghĩa: dễ hòa nhập, hợp tác, tạo sức mạnh; là một truyền thống dân tộc. Câu 2. - Khoan dung: rộng lòng tha thứ, luôn tôn trọng, thông cảm, biết tha thứ cho người khác - Ý nghĩa: được yêu mến, tin cậy, cuộc sống, quan hệ sẽ tốt đẹp hơn. - HS nêu một việc làm thể hiện khoan dung của bản thân hoặc ngược lại. Câu 3. - Ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa: Là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người; Gia đình có bình yên xã hội mới ổn định; Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ. - Trách nhiệm của bản thân: chăm ngoan, học giỏi, kính trọng ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em - HS viết bốn câu ca dao, tục ngữ về tình cảm gia đình. Câu 4. Tự tin: tin tưởng vào khả năng cỷa bản thân, chủ động, tự quyết định và hành động một cách chắc chắn. - Ý nghĩa: có thêm sức mạnh, nghị lực, sức sáng tạo. - HS nêu hai việc làm thể hiện sống tự tin. Câu 5. - Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. - Ý nghĩa: được mọi người yêu mến, cảm thông, giúp đỡ. - HS nêu hai việc làm thể hiện hiện sống giản dị của bản thân. Câu 6. - Tự trọng: biết coi trọng, giữ gìn phẩm cách, điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực XH và truyền thống đạo đức.. - Ý nghĩa: là phẩm chất đạo đức cao quý, giúp con người có nghị lực.. - HS viết ba câu ca dao, tục ngữ về tự trọng. Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập. GV: Cho HS đóng vai hoặc đố vui theo nội dung ôn tập. GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm. GV: Kết luận toàn bài. - HS thực hiện. - HS: Thảo luận, lên thực hiện theo nhóm. - HS: Nhận xét. II. Bài tập: Xem lại nội dung bài học, bài tập trong SGK, sách tình huống GDCD 7. 3. Củng cố: - Hệ thống lại kiến thức 4. Dặn dò: - Tiếp tục ôn tập các nội dung đã học - Chuẩn bị: Kiểm tra học kì. Lớp Tiết TKB Ngày dạy Sĩ số Vắng 7 TIẾT 17: KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt bài kiểm tra học kì I - Nhớ lại kiến thức các bài học: Khoan dung, xây dựng gia đình văn hoá- Nắm khái quát kiến thức đã học trong chương trình đã học. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm bài hoàn chỉnh gồm 2 phần: trắc nghiệm và tự luận. 3. Thái độ: - HS có thái độ trân trọng, học hỏi, phát huy làm theo những phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Tránh xa, lên án những thói hư tật xấu. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Đề kiểm tra phát tận tay HS 2. Học sinh: - Kiến thức đã học. - Bút viết, nháp. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Kiểm tra chuẩn bị của HS. 2. Ma trận đề kiểm tra: Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL Thấp Cao Chủ đề 1 Trung thực Biết những hành vi nào là sống trung thực Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,5 5% 1 0,5 5% Chủ đề 2 Tự trọng Biết những hành vi nào là sống tự trọng Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,5 5% 1 0,5 5% Chủ đề 3 Yêu thương con người Biết câu tục ngữ nói về lòng yêu thương con người Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,5 5% 1 0,5 5% Chủ đề 4 Xây dựng gia đình văn hóa Công việc trong gia đình là nhiệm vụ của ai Hiểu thế nào là xây dựng gia đình văn hóa? HS góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách nào Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 0,5 5% 1 2 20% 2 2,5 25% Chủ đề 4 Khoan dung Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: "Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại" Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 2 20% 1 2 20% Chủ đề 5 Tôn sư trọng đạo Bài tập tình huống Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 4 40% 1 4 40% Tg số câu Tgsốđiểm Tỉ lệ 4 2 20% 1 2 20% 1 4 40% 1 2 20% 7 10 100% ĐỀ BÀI: Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng 1.Việc làm nào dưới đây thể hiện sự trung thực (0,5đ) Không nói khuyết điểm của bản thân Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình Gặp người lớn Nam chào lễ phép 2.Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của lòng tự trọng (0,5đ) Chỉ thực hiện lời hứa với người đã giúp mình Dù nhà nghèo nhưng luôn ăn mặc sạch sẽ, nghiêm chỉnh Chỉ giữ trật tự trong giờ học của cô giáo chủ nhiệm Nam có thói xấu hay ăn cắp vặt 3.Câu tục ngữ nào dưới đây nói về lòng yêu thương con người (0,5đ) Gió chiều nào che chiều ấy Lời nói, gói vàng Lá lành đùm lá rách Ăn chắc, mặc bền 4.Theo em công việc trong gia đình là nhiệm vụ của ai? (0,5đ) a. Của cha và mẹ b. Của mẹ và con gái c. Của tất cả mọi thành viên trong gia đình d. Của cha và con trai Phần II: Tự luận (8 điểm) Câu 1: (2 điểm) Thế nào là gia đình văn hóa? Học sinh chúng ta góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách nào? (3đ) Câu 2: (2 điểm) Em hãy giải thích và nêu ý nghĩa câu tục ngữ “ Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” Câu 3: (4 điểm) Ngày chủ nhật Toàn và Tâm đang đi chơi trên đường thì gặp cô giáo cũ. Tâm vội vàng dừng lại và lễ phép chào cô, cô mỉm cười dịu dàng chào lại. Khi cô đã đi khuất, Tâm hỏi Toàn: “ Sao cậu không chào cô?” Toàn nói: “ Cô dạy tụi mình cách đây đã mấy năm, chắc cô chẳng còn nhớ tụi mình nữa đâu” Câu hỏi: a. Theo em, suy nghĩ và việc làm của Toàn như vậy có đúng không? Vì sao? b. Nếu là bạn của Toàn, em sẽ góp ý gì cho bạn Toàn? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (2 đ): Câu 1 2 3 4 Đáp án c b c c II. PHẦN TỰ LUẬN (8 đ): Câu Nội dung Điểm 1 Hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ. thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Đoàn kết với xóm giềng, làm tốt nghĩa vụ công dân 1.0 Chăm ngoan, học giỏi, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu anh chị em, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình . 1.0 2 a. Có thể bắt lỗi, giận những ai không biết nhận lỗi - Tha thứ cho những người đã biết nhận lỗi của mình 1.0 b. Cần rộng lòng tha thứ, biết khoan dung 1.0 3 a.Toàn suy nghĩvà làm như thế là không đúng Vì : - Như vậy là chưa thể hiện sự tôn sư trọng đạo - Không nhớ ơn và tôn trọng thầy cô giáo 2 b.Góp ý kiến với toàn Cần phải chào thầy cô giáo cũ khi gặp Toàn chưa làm tròn bổn phận người học sinh Điều ấy có thể làm cô giáo buồn Viết được 1 ý đúng cho 0.5 đ 2 Lớp Tiết TKB Ngày dạy Sĩ số Vắng 7 TIẾT 18: BÀI 4: ĐỌC THÊM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu: - Công lao dạy dỗ của các thầy cô giáo. - Hiểu đựợc nguyện vọng, mong muốn của thầy cô đối với sự tiến bộ của HS. - Hiểu đầy đủ hơn về ý nghĩa của ngày nhà giáo VN 20-11. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng giao tiếp, ứng xử với thầy cô giáo, phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo”. 3. Thái độ: - Học sinh có thái độ tôn trọng, quí mến, biết ơn thầy cô giáo. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Tranh ảnh, băng hình. - Tài liệu sách báo, tạp chí nói về truyền thống văn hoá. 2. Học sinh: - Phiếu học tập, SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Kiểm tra bài cũ: ?Chúng ta phải làm gì để phát huy những truyền thống tốt đẹp của dòng họ. 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Hái hoa dân chủ. GV: Chuẩn bị một cây hoa dân chủ có treo các câu hỏi về nội dung bài học tôn sư trọng đạo. Gọi từ 7-10 HS lên bắt thăm trả lời câu hỏi. HS nào trả lời tốt GV cho điểm. Câu1:? Em hãy nêu hiểu biết của mình về ngày nhà giáo VN 20-11 Câu 2:? ý nghĩa của ngày nhà giáo VN là gì? Em thường làm gì trong ngày này? Câu3:? Trong cuộc sống hằng ngày các em thường làm gì để thể hiện lòng biết ơn với các thầy cô giáo của mình. Câu4:? Giải thích câu tục ngữ: “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Câu 5: ? Có quan niệm cho rằng yêu mến thầy cô là phải tặng thầy cô những món quà có giá trị. Em có đồng ý với quan niệm này không. - GV KL - HS bắt thăm trả lời câu hỏi. - HS trả lời câu hỏi theo hiểu biết của mình. - HS trả lời theo hiểu biết. - HS trả lời theo thực tế. - HS giải thích câu tục ngữ. - HS trả lời. I. Hái hoa dân chủ Câu 1: Tháng 7- 1957. Hội nghị Quốc Tế các nhà giáo họp tại Vac- sa- va( Ba Lan) đã thông qua bản hiến chương các nhà giáo và quyết định lấy ngày 20-11 hằng năm là ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo. Ngày 27-9-1972 hội đồng bộ trưởng ( Nay là chính phủ) ra quyết định lấy ngày 20-11 hằng năm là ngày nhà giáo VN. Câu 2: Ngày 20-11 là ngày tôn vinh các nhà giáo VN. Toàn xã hội thể hiện lòng biết ơn của mình với các thế hệ các thầy cô giáo- người đã có công mang chúng ta đến với chân trời tri thức . Giúp chúng ta tự tin bước vào cuộc sống. Câu 3: Tôn trọng, yêu mến thầy cô. Luôn vâng lời thầy cô, cố gắng học tập , tu dưỡng tri thức và đạo đức tốt. Câu 4: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. - Những người đã có công dạy dỗ ta, dù dạy ít hay nhiều chúng ta cũng đều phải tôn trọng, kính yêu. Câu 5: tôn trọng thầy cô không đồng nghĩa với việc tặng thầy cô những món quà có vật chất. Tôn trọng thầy cô thể hiện ở thái độ, hành vi cư xử đúng mực, lễ phép. Đó mới là sự tôn trọng đúng đắn và có ý nghĩa. Hoạt động 2: chơi trò chơi. Câu 6:? Em hãy hát hoặc đọc một bài thơ về thầy cô, mái trường. GV: Chuyển nội dung Chia lớp làm 2 nhóm, chơi trò chơi tiếp sức: Hát, đọc thơ về thầy cô, mái trường - Thể lệ: thi trong vòng 7- 7 phút, mỗi nhóm cử một đại diện trình bày - GV: chuẩn bị 12 bông hoa có nội dung bên trong về các mẫu hành vi có biểu hiện đúng hoặc chưa đúng với sự cư xử với thầy cô. Chia lớp làm 2 nhóm yêu cầu nhóm trưởng cử ra 6 bạn lần lượt lên tìm các bông hoa của nhóm mình và nhanh chóng dán lên cây hoa. GV: chuyển nội dung bằng cách cho HS sắm vai tiểu phẩm sau: - Ngày 20-11 mẹ cho Hằng tiền để mua hoa tặng thầy cô giáo, Hằng rủ bạn đi chơi và ăn qùa. Chiều tối Hằng mới về nhà. Nếu em là bạn của Hằng em sẽ nói gì với Hằng. - HS thực hiện. - HS chia nhóm tiếp tục chơi trò chơi. - HS dán hoa II. Tổ chức chơi trò chơi. 1. Hát, đọc thơ về thầy cô và mái trường. 2. Dán hoa theo mẫu hành vi 3. Củng cố: - GV tổng kết nội dung toàn bài và cho cả lớp hát tập thể bài hát nội dung về thầy cô. 4. Dặn dò: - Sưu tầm câu chuyện, tục ngữ , ca dao nói về thầy cô và mái trường. - Chuẩn bị bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch Lớp Tiết TKB Ngày dạy Sĩ số Vắng 7 TIẾT 19: BÀI 12: SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH (tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là sống và làm việc có kế hoạch. - Kể được một số biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch. - Nêu được ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch 2. Kỹ năng: -Biết phân biệt những biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch với sống và làm việc thiếu kế hoạch. - Biết sống và làm việc có kế hoạch. 3. Thái độ: - Tôn trọng, ủng hộ lối sống và làm việc có kế hoạch, phê phán lối sống tùy tiện, không có kế hoạch. II.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - SGK, SGV GDCD lớp 7 2. Học sinh: - SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra sự chuẩn bị bài: 2.Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin về kế hoạch hoạt động trong ngày và tuần. -GV: Treo bảng kế hoạch trong SGK/36 lên để HS quan sát, phân tích với sự hướng dẫn của GV. -GV: Đặt câu hỏi: (H): Em có nhận xét gì về thời gian biểu từng ngày trong tuần của bạn Hải Bình? (H): Em có nhận xét gì về tính cách của bạn Hải Bình? (H): Với cách làm việc có kế hoạch như Hải Bình thì sẽ đem lại kết quả gì? - GV Giao nhiệm vụ cho 3 nhóm, mỗi nhóm 1 ý. Để học sinh trả lời đúng trọng tâm. cần gợi ý cho các em nhận xét: - Cột ngang, cột dọc của bản kế hoạch. - Thời gian tiến hành công việc (thời gian cần cho công việc đó). - Nội dung đã đối chiếu giữa: + Nội dung giáo dục toàn diện ở nhà trường, gia đình và XH? + Học văn hoá với các hoạt động khác? + Bản kế hoạch của Bình có hợp lí hay thiếu gì không, chỗ nào quá thừa? - GV: Bổ sung, chốt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12461314.doc
Tài liệu liên quan