Giáo án Giáo dục công dân 8 Tuần 7 - Tiết 7 bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác

Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề

GV: Mời HS có giọng đọc tốt đọc 1 lần 3 nội dung của phần đặt vấn đề

HS: Đọc và nghe nội dung đặt vấn đề.

GV: Đàm thoài với HS

Câu 1: Vì sao Bác Hồ của chúng ta được coi là danh nhân văn hoá thế giới?

HS: Làm việc độc lập

GV: Hướng dẫn HS đọc kĩ nội dung, gạch chân ý chính.

HS: Trả lời.

HS: Cả lớp nhận xét bổ sung

GV: Kết luận

Bác Hồ là người biết tôn trọng và học hỏi kinh nghiệm đấu tranh của các nước trên thế giới. Thành công của Bác và dân tộc là bài học quý giá cho các nước khác đấu tranh giành độc lập

 

docx7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 8 Tuần 7 - Tiết 7 bài 8: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/10/2018 Ngày dạy: 19/10/2018 Tuần 7 - Tiết 7. Bài 8. TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. - Qua bài, học sinh cần: 1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu nội dung và ý nghĩa việc tôn trọng học hỏi các dân tộc khác - HS nắm được những yêu cầu của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác 2. Kĩ năng: - Biết phân biệt hành vi đúng sai trong việc tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác - Biết tiếp thu 1 cách chọn lọc, phù hợp - Học tập và nâng cao hiểu biết và tích cực tham gia các hoạt động xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc với nhau 3. Thái độ: - HS có lòng tự hào dân tộc và tôn trọng các dân tộc khác - HS có nhu cầu tìm hiểu, học tập những giá trị tốt đẹp của nền văn hoá các dân tộc khác 4. Năng lực - phẩm chất: - Năng lực: nhận thức, giải quyết vấn đề, đánh giá và điều chỉnh hành vi, sáng tạo. - Phẩm chất: khoan dung, tự chủ, tự tin. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Giáo viên: SGK, SGV, GA, TLTK, phiếu học tập, Nội quy của nhà trường, phiếu học tập... 2. Học sinh: SGK, SBT, vở ghi, học bài cũ chuẩn bị bài mới. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC. 1. Phương pháp: Vấn đáp gợi mở, thảo luận nhóm, chơi trò chơi, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, chơi trò chơi, thảo luận nhóm. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Hoạt động khởi động * Ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Tình bạn là gì? Em đồng ý với hành vi nào sau đây - Bạn bè cùng giúp nhau tiến bộ - Đã là bạn bè thân thiết thì cần phải bảo vệ cho nhau - Có bạn bè tốt sẽ khác phục được khó khăn - Dành nhiều thời gian vui chơi, hội hè với bạn bè là điều cần thiết cho tình bạn chân chính HS: Trả lời GV: Nhận xét, cho điểm * Vào bài mới: GV: Giới thiệu tranh ảnh hoặc tư liệu về thành tựu nổi bật, công trình vĩ đại, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của một số dân tộc trên thế giới. GV: Đặt câu hỏi - Các em có nhận xét gì về những hình ảnh tư liệu trên? - Trách nhiệm của chúng ta nói riêng và đất nước ta nói chung như thế nào đối với những thành tựu thế giới? GV: Để hiểu rõ hơn về những điều đó chúng ta học bài mới hôm nay 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề GV: Mời HS có giọng đọc tốt đọc 1 lần 3 nội dung của phần đặt vấn đề HS: Đọc và nghe nội dung đặt vấn đề. GV: Đàm thoài với HS Câu 1: Vì sao Bác Hồ của chúng ta được coi là danh nhân văn hoá thế giới? HS: Làm việc độc lập GV: Hướng dẫn HS đọc kĩ nội dung, gạch chân ý chính. HS: Trả lời. HS: Cả lớp nhận xét bổ sung GV: Kết luận Bác Hồ là người biết tôn trọng và học hỏi kinh nghiệm đấu tranh của các nước trên thế giới. Thành công của Bác và dân tộc là bài học quý giá cho các nước khác đấu tranh giành độc lập Câu 2: Việt Nam đã có đóng góp gì đáng tự hào vào nền văn hoá thế giới? Ví dụ HS: Suy nghĩ cá nhân GV: Hướng dẫn HS thêm ví dụ ngoài vd SGK (thành tựu trên các lĩnh vực) HS: Trả lời HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung. GV: Kết luận: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã có những đóng góp tự hào cho nền văn hoá thế giới, cụ thể là kinh nghiệm chống ngoại xâm, truyền thống đạo đức, phong tục tập quán, giá trị văn hoá nghệ thuật Câu 3: Lý do quan trọng nào giúp nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ? HS: Làm việc cá nhân HS: Trả lời, cả lớp nhận xét GV: Nhận xét, bổ sung. Bài học của Trung Quốc không những giúp Trung Quốc thành công trong cuộc đổi mới kinh tế còn là bài học cho các nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam chúng ta. Trung Quốc và Việt Nam có những nét chung về nền văn hoá, có mối quan hệt từ lâu đời nên việc học hỏi kinh nghiệm có nhiều thuận lợi GV: Qua phần tìm hiểu nội dung đặt vấn đề chúng ta rút ra được bài học gì? Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học Qua nội dung thảo luận trên chúng ta rút ra những điểm chính của bài học qua trả lời câu hỏi Câu 1: Thế nào là tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác? Câu 2: Ý nghĩa của việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. Câu 3: Chúng ta phải làm gì trong việc tôn trọng, học hỏi văn hoá các dân tộc khác? HS: Trả lời câu hỏi GV: Tóm tắt nội dung (ghi nội dung lên bảng phụ hoặc chiếu lên máy nếu có) HS: Ghi bài vào vở HS: Nhắc lại 3 nội dung của bài học. GV: Khắc sâu kiến thức, nhắc nhở HS về nhà học thuộc bài I. Đặt vấn đề Trả lời câu hỏi 1: - Bác Hồ 30 năm bôn ba ở nước ngoài học hỏi kinh nghiệm đấu tranh, tìm đường cứu nước - Bác Hồ là hiện tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả dân tộc - Bác đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc - Góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ Câu 2: - Cố đô Huế - Vịnh Hạ Long - Phố cổ Hội An - Thánh địa Mỹ Sơn - Vườn quốc gia Phong Nha - Nhã nhạc cung đình Huế - Văn hoá ẩm thực 3 miền - Áo dài Việt Nam Câu 3: Thành tựu của Trung Quốc đạt được nhờ: - Mở rộng quan hệ và học tập kinh nghiệm các nước khác (của người đi học nước ngoài), cách làm này được Nhật Bản áp dụng - Phát triển các ngành công nghiệp mới có nhiều triển vọng như Hàn Quốc. - HIện nay hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam đang phát triển tốt. Bài học: - Phải biết tôn trọng các dân tộc khác - Học hỏi những giá trị văn hoá của dân tộc khác và thế giới để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. II. Tìm hiểu nội dung bài học: 1. Tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác là: - Là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc khác - Luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc 2. Ý nghĩa của việc tôn trọng, học hỏi văn hoá dân tộc khác: - Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát huy bản sắc dân tộc. - Góp phần cho các nước cùng xây dựng nền văn hoá chung của nhân loại ngày càng tiến bộ, văn minh 3. Chúng ta làm gì để tôn trọng học hỏi các dân tộc khác: - Tích cực học tập tìm hiểu đời sống và nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới - Tiếp thu một cách chọn lọc, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh truyền thống con người Việt Nam. 3. Hoạt động luyện tập. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV: Hướng dẫn HS làm bài tập thông qua việc thảo luận lớp HS: Suy nghĩ cá nhân Bài tập 4 (SGK trang 22) Toàn và Hoà đang tranh luận với nhau, Toàn nói: “Ở những nước đang phát triển không có gì đáng học tập vì họ lạc hậu lắm, chỉ có những nước phát triển có kinh tế, khoa học kỹ thuật tiên tiến mới có thành tựu đáng để ta học tập”. Trái lại Hoà bảo: “Ngay cả ở những nước đang phát triển cũng có nhiều mặt mà ta cần học tập”. Em đồng ý với ý kiến bạn nào? Vì sao? GV: Tổ chức cho HS thể hiện tình huống trên tiểu phẩm. HS tự chuẩn bị lời thoại, phân vai. HS: Sau khi xem tiểu phẩm do 2 bạn thực hiện thì phát biểu quan điểm của mình. HS: Cả lớp nhận xét ý kiến GV: Nhận xét và bổ sung ý kiến Ở Việt Nam tuy là nước đang phát triển, nhưng chúng ta cũng có những di sản văn hoá đóng góp cho văn hoá nhân loại, chúng ta có truyền thống yêu nước, cần cù lao động, đạo lý làm người. Các phong tục tập quán đã làm nên bản sắc riêng của dân tộc ta, hay như đất nước của đền chùa Campuchia Bài tập 4 (SGK, trang 22) Đáp án: Đồng ý ý kiến của bạn Hoà Vì: Những nước đang phát triển tuy có thể nghèo nàn, lạc hậu nhưng đã có những giá trị văn hoá mang bản sắc dân tộc, mang tính truyền thống cần học tập 4. Hoạt động vận dụng. ? Kể những việc em đã làm thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: * Tìm hiểu những câu chuyện về tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác trong cuộc sóng * Học nội dung bài học. Làm các bài tập còn lại. * Chuẩn bị nội dung ôn tập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 8 Ton trong va hoc hoi cac dan toc khac_12452785.docx
Tài liệu liên quan