Giáo án Hình học khối 6 - Tiết 9: Khi nào thì AM + MB = AB

Mục tiêu:

+ HS nắm được nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM+MB=AB.

+ Biết cách suy luận: “Nếu có a+b=c và biết hai trong ba số a,b,c thì suy ra số thứ ba.”

Phương pháp: Vấn đáp, quan sát, luyện tập.

Hình thức hoạt động: Hoạt động cá nhân

Sản phẩm:

+HS biết được nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM+MB=AB.

 

docx5 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học khối 6 - Tiết 9: Khi nào thì AM + MB = AB, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8: KHI NÀO THÌ AM + MB =AB? Ngày soạn: 27/10/2018 Tuần: 9 Tiết 9: I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: HS nắm được nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM+MB=AB. 2. Kĩ năng: HS nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác. Tập suy luận: “Nếu có a+b=c và biết hai trong ba số a,b,c thì suy ra số thứ ba.” 3. Thái độ: Cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài. 4. Năng lực cần đạt: Tính toán, giải quyết vấn đề. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: - GV: Phấn màu, thước thẳng có chia khoảng, máy chiếu, bảng phụ. - HS: SGK, thước thẳng có chia khoảng. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Vấn đáp, quan sát, luyện tập, khen thưởng - Tổ chức các hoạt động của học sinh, rèn phương pháp tự học. - Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra vệ sinh, sỉ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) -GV treo bảng phụ, gọi 2 HS lên nhìn hình vẽ và thực hiện: a) Điền vào chỗ trống b) Đo các đoạn thẳng AM, MB, AB. c) So sánh AM + MB với AB. Câu hỏi A M B Nội dung trả lời A M B HS1: Điểm M . Hai điểm A và B. .. .. .. .. HS2: Điểm M . Hai điểm A và B. HS1: Điểm M nằm giữa Hai điểm A và B. AM = 20 cm MB = 25 cm AB = 40 cm AM + MB > AB HS2 Điểm M không nằm giữa hai điểm A và B. AM = 40 cm MB = 25 cm AB = 15 cm AM + MB > AB 3. Tổ chức các hoạt động: (39 phút) Hoạt động khởi động: (1 phút) Mục tiêu: Kích thích tư duy, tạo cảm hứng học tập. Phương pháp: Phương pháp thuyết trình. Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân Sản phẩm: HS hứng thú học tập Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Đặt vấn đề (1 phút) -Điểm M không nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB AB. Vậy khi nào thì AM + MB = AB? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Tiết 9: Khi nào AM + MB = AB? Hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập: (20 phút) Mục tiêu: + HS nắm được nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM+MB=AB. + Biết cách suy luận: “Nếu có a+b=c và biết hai trong ba số a,b,c thì suy ra số thứ ba.” Phương pháp: Vấn đáp, quan sát, luyện tập. Hình thức hoạt động: Hoạt động cá nhân Sản phẩm: +HS biết được nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM+MB=AB. +Biết cách suy luận: “Nếu có a+b=c và biết hai trong ba số a,b,c thì suy ra số thứ ba.” Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng độ dài đoạn thẳng AB? (20 phút) -GV mời HS đọc nội dung ?1 - GV yêu cầu HS quan sát trên máy chiếu và trả lời ?1. - Vậy khi nào thì AM + MB = AB. - GV nhấn mạnh: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Và ngược lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B. - GV mời HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu HS làm bài tập 1: Điền vào chỗ trống: Nếu điểm I nằm giữa 2 điểm M và N thì MI + = ... Nếu thì EK KF=EF. -GV cho HS làm bài tập 2. 1/ Nếu điểm A nằm giữa C và D thì A/ AD + DC = AC B/ CA + AD = CD C/ CA + CD = AD D/ Đáp án khác. 2/ Nếu CN + ND = CD thì A/ Điểm C nằm giữa N và D B/ Điểm D nằm giữa C và N C/ Điểm N nằm giữa C và D D/ Đáp án khác. Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 2: Cho điểm I nằm giữa hai điểm C và D biết CI =4cm, CD = 7cm. Tính ID? -Bài toán cho biết gì? - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? -Yêu cầu HS lên bảng giải bài tập. -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm. -GV nhận xét, hướng dẫn cách trình bày và sửa sai (nếu có). - Để đo khoảng cách giữa hai điểm trên trang giấy ta dùng thước đo dài. Vậy để đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất thì ta làm sao? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu phần 2 “Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất” - Hs đọc nội dung ?1 - HS quan sát và trả lời. - HS trả lời: Khi điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. - HS nghe giảng. - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS đứng tại chỗ trả lời Nếu điểm I nằm giữa 2 điểm M và N thì MI + IN= MN Nếu điểm K nằm giữa 2 điểm E và F thì EK+KF=EF. -HS trả lời: 1_B 2_C -HS đọc nội dung bài tập. -HS trả lời: Bài toán cho biết: điểm I nằm giữa hai điểm C và D, CI =4cm, CD = 7cm. -HS trả lời: Bài toán yêu cầu tính ID. -HS lên bảng làm,các HS còn lại làm bài vào vở. Vì điểm I nằm giữa hai điểm C và D. =>TD + IC = CD =>ID = CD – IC =>ID = 7 – 4 = 3 cm -HS nhận xét bài làm. 1. Khi nào thì AM+MB=AB? Nhận xét: Học SGK Điểm M nằm giữa 2 điểm A và B AM+MB=AB Ví dụ: Cho điểm I nằm giữa hai điểm C và D biết CI =4cm, CD = 7cm. Tính ID? Giải: Vì điểm I nằm giữa hai điểm C và D. =>TD + IC = CD =>ID = CD – IC =>ID = 7 – 4 = 3 cm Hoạt động 2: Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất (5 phút) - Cho HS đọc thông tin trong SGK - Giới thiệu các dụng cụ đo độ dài như trong SGK Nếu khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất nhỏ hơn độ dài của thước cuộn thì chỉ cần giữ cố định một đầu của thước tại một điểm rồi căng thước đi qua điểm thứ hai. Nếu khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất lớn hơn độ dài cuả thước cuộn thì sử dung liên tiếp thước cuộn nhiều lần. Đôi khi người ta còn dùng thước chữ A có khoảng cách hai chân là 1 m hoặc 2 m. -Đọc thông tin -Nghe giảng Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất. Xem SGK/120, 121 Hoạt động vận dụng, mở rộng và tìm tòi (11 phút) Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức bài học vào thực tế Phương pháp: Phương pháp luyện tập, vấn đáp, khen thưởng Hình thức hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm. Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức bài học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Củng cố (11 phút) -Mời HS đọc nội dung bài tập 48 SGK/121. -Mời 1 HS lên bảng làm -Mời HS đọc nội dung bài tập 51 SGK/122. - HS đọc nội dung bài tập. -Hs lên bảng làm, các HS còn lại làm bài tập vào vở -HS đọc nội dung bài tập. BT 48 SGK/121 Giải: (chiều rộng lớp học)= (độ dài sau 4 lần đo) + (1/5 độ dài sợi dây) Chiều dài 1/5 sợi dây là: 1,25 . 1/5 = 0,25 m Chiều rộng lớp học là: 4.1,25 + 0,25 = 5,25 m Vậy chiều rộng lớp học là 0,25 m BT 51 SGK/122 4.Hướng dẫn về nhà: (2 phút) - Học bài theo vở và SGK - BTVN: 46, 47,49, 50, 51 SGK/ 121, 122 -Chuẩn bị bài tiết sau: “Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài” 5. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Hiệu trưởng Tổ/ Nhóm trưởng Giáo viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxChuong I 8 Khi nao thi AM MB AB_12463191.docx
Tài liệu liên quan