Giáo án lớp 3 môn Tự nhiên xã hội - Thân cây

Bước 5 : Kết luận rút ra kiến thức.

-GV cho các nhóm lần lượt trình bày kết luận sau khi quan sát vườn trường.

- HS so sánh, đối chiếu lại với dự đoán ban đầu ban đầu xem thử suy nghĩ của mình có đúng.

- Cho Hs quan sát một số hình ảnh trên máy chiếu và nhận biết về các loài cây và phân chia tê gọi theo cấu tạo và cách mọc của nó.

- Cho HS quan sát hình ảnh cây su hào.

Hỏi: Cây su hào có gì đặc biệt?

- GV nhận xét, chốt lại nội dung: Các cây thường có thân mọc đứng, một số cây có thân leo, bò. Có cây thân gỗ, có cây thân thảo.

 

doc2 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 môn Tự nhiên xã hội - Thân cây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhận xét tiết học Tự nhiên xã hội THÂN CÂY I. Mục tiêu Phân biệt được các loại thân cây theo cách mọc ( thân đứng, thân lao, thân bò) theo cấu tạo (thân gỗ, thân thảo). * GD kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và so sánh dặc điểm 1 số loại thân cây( HĐ1) II. Đồ dùng Máy chiếu III. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: Cho HS trả lời câu hỏi về nội dung bài thực vật. GV nhận xét B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài GV giới thiệu bài 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu về thân cây. Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát. GV nêu câu hỏi chứa tình huống cần tìm hiểu - Theo em xét về cấu tạo thân cây gồm có những loại nào? - Xét về cách mọc thân cây gồm có những loại nào? Bước 2: Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS. HS làm việc cá nhân nêu tên một số loài cây: - Theo cấu tạo của thân. - Theo cách mọc của thân. GV ghi bảng một số ý kiến của HS Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương pháp tìm tòi. Cho HS nêu câu hỏi thắc mắc. - Ví sụ :Bạn có chắc nếu xét theo cấu tạo của thân cây thì thân cây có 2 loại thân gỗ và thân thảo? - GV chốt lại các câu hỏi của HS và nêu câu hỏi để HS đề xuất phương án tìm hiểu. - Muốn biết được điều đó ta tìm hiểu ở đâu? - HS trả lời một số phương án. - GV chốt lại phương án tìm hiểu vấn đề : Quan sát vườn trường. Bước 4 :Thực hiện phương án tìm tòi khám phá. -GV hướng dẫn , gợi ý HS: + GV chia nhóm, phân khu vực quan sát cho từng nhóm, hướng dẫn quan sát cây cối. + GV giao nhiệm vụ. Nhóm trưởng điều khiển nhóm quan sát và ghi ra phiếu theo nội dung câu hỏi: Cấu tạo Cách mọc Thân gỗ Thân thảo Đứng Bò Leo Bước 5 : Kết luận rút ra kiến thức. -GV cho các nhóm lần lượt trình bày kết luận sau khi quan sát vườn trường. - HS so sánh, đối chiếu lại với dự đoán ban đầu ban đầu xem thử suy nghĩ của mình có đúng. - Cho Hs quan sát một số hình ảnh trên máy chiếu và nhận biết về các loài cây và phân chia tê gọi theo cấu tạo và cách mọc của nó. - Cho HS quan sát hình ảnh cây su hào. Hỏi: Cây su hào có gì đặc biệt? - GV nhận xét, chốt lại nội dung: Các cây thường có thân mọc đứng, một số cây có thân leo, bò. Có cây thân gỗ, có cây thân thảo. - Cho HS ghi vào vở nội dung bài 3. Củng cố, dặn dò: Cho HS nhắc lại nội dung của bài

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 41 Than cay_12526639.doc