Giáo án lớp 3 - Năm 2014 - 2015 - Tuần 15

 I.MỤC TIÊU

 - Ôn về từ chỉ đặc điểm: tìm được các từ chỉ đặc điểm, vận dụng hiểu biết về từ chỉ đặc điểm, xác định phương diện so sánh trong phép so sánh.

 - Ôn kiểu câu Ai- thế nào? Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? và bộ phận thế nào?

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Sách thực hành luyện từ và câu + TV nâng cao.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Giới thiệu bài:

 GV nêu mục đích yêu cầu giờ học.

2. Hướng dẫn HS làm các bài trong sách thực hành LT&C.

 Bài1: HS đọc yêu cầu và nội dung bài.

- 1HS đọc bài thơ Mỗi người một việc.

- Giúp HS hiểu thế nào là từ chỉ đặc điểm.

- GV yêu cầu HS làm bài tập vào vở bài tập. Tìm các từ chỉ đặc điểm của các sự vật: con ong, con tăm, con chim, trời, quả.

HS phát biểu ý kiến. GV gạch chân từ chăm chỉ, nhả tơ, hót hay, dịu mát, ngọt.

 

doc34 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 756 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2014 - 2015 - Tuần 15, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài. - Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x; âc/ât có nghĩa như sau: - HS thảo luận nhóm đôi - HS đọc bài làm theo nhóm. - GV nhận xét, chữa: a) sót, xôi, sáng; b) mật, nhất, gấc. 4. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học, tuyên dương HS viết đẹp. - Chuẩn bị bài sau. Tiết 4 (Buổi sáng) Đạo đức quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng (tiết2) I. Mục tiêu - Nêu được một số việc làm thể hiện quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. - Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. - HS có thái độ tôn trọng, quan tâm đến hàng xóm láng giềng. - Ghi chú: Biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. * Các KNS cần giáo dục: - Kĩ năng lắng nghe ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự thông cảm với hàng xóm. - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức. II. Đồ dùng dạy học Vở bài tập đạo đức, phiếu học tập và các bài hát. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của bài học. 2. HS giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được về chủ đề bài học. + Mục tiêu: Nâng cao ý thức thái độ của HS về tình làng, nghĩa xóm. + Cách tiến hành: * HS trưng bày các bài vẽ, bài thơ, ca dao, tục ngữ mà các em sưu tầm được. * Từng cá nhân hoặc từng nhóm HS trưng bày trước lớp. * Sau mỗi phần trình bày, GV giành thời gian cho cả lớp chất vấn bổ sung. * Tổng kết, khen các nhóm và cá nhân sưu tầm trên. 3. Đánh giá hành vi - Cả lớp đọc thầm yêu cầu và bài tập 4. - HS thảo luận theo nhóm, theo hành vi đúng sai. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả.Cả lớp trao đổi, nhận xét. - Kết luận: Việc làm a, d, e, g là việc làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ hàng xóm. Các việc làm b, c, d là việc không nên làm. - Liên hệ bản thân. 4. Xử lý tình huống và sắm vai. - HS chia nhóm,xử lý tình huống rồi sắm vai ở bài tập 5 (SBT). - Các nhóm sắm vai. - Thảo luận cả lớp để xử lý từng tình huống. - GV kết luận: + TH1: Em nên đi gọi người nhà giúp đỡ bác Hai. + TH2: Em nên trông nhàhộ bác Nam. + TH3: Nên nhắc các bạn giữ yên lặng. + TH4: Em nên cầmthư khi bác Hai về sẽ đưa lại. * GV chốt ý: HS đọc kết luận cuối bài. 3. Củng cố, dặn dò: - Dặn học sinh về xem lại bài. - Nhận xét tiết học. Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Tiếng Việt (LT&C) ôn về từ chỉ đặc điểm. ôn câu: ai thế nào? I.Mục tiêu - Ôn về từ chỉ đặc điểm: tìm được các từ chỉ đặc điểm, vận dụng hiểu biết về từ chỉ đặc điểm, xác định phương diện so sánh trong phép so sánh. - Ôn kiểu câu Ai- thế nào? Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? và bộ phận thế nào? II. Đồ dùng dạy học: Sách thực hành luyện từ và câu + TV nâng cao. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS làm các bài trong sách thực hành LT&C. Bài1: HS đọc yêu cầu và nội dung bài. - 1HS đọc bài thơ Mỗi người một việc. - Giúp HS hiểu thế nào là từ chỉ đặc điểm. - GV yêu cầu HS làm bài tập vào vở bài tập. Tìm các từ chỉ đặc điểm của các sự vật: con ong, con tăm, con chim, trời, quả. HS phát biểu ý kiến. GV gạch chân từ chăm chỉ, nhả tơ, hót hay, dịu mát, ngọt. GV: Đây là các từ chỉ đặc điểm của sự vật trong bài tập này, các từ chỉ đặc điểm thường đứng sau từ chỉ sự vật. Bài 2: HS đọc yêu cầu của đề bài. Tìm xem tác giả muốn so sánh các sự vật với nhau về đặc điểm gì? - Mẫu: HS đọc câu a. GV hỏi: + Tác giả so sánh những sự vật nào với nhau? (So sánh đôi sừng với hai vầng trăng) + Đôi sừng và hai vầng trăng được so sánh với nhau về đặc điểm gì? (Đặc điểm là đều cong) - HS làm các phần b, c, d, e. HS nêu ý kiến. GV chốt lời giải đúng. Bài 3: HS đọc đề bài. - HS tự làm bài và chữa bài: Đặt 3 câu có hình ảnh so sánh. GV gọi HS đọc lời giải và chốt lời giải đúng. Bài 4: HS đọc đề bài. Nêu các câu thuộc mẫu câu nào? (Ai thế nào?) - HS làm bài, GV chữa: a, Mùa hè năm nay thật oi ả. b, Cây gạo đầu làng lặng yên như mải suy nghĩ gì. c, Giàn mướt cuối đông trông xơ xác, tội nghiệp. 3. Củng cố, dặn dò. GV nhận xét bài học và dặn dò HS. Tiết 2(Buổi chiều) Tập đọc Nhà rông ở Tây nguyên I. Mục tiêu - Bước đầu biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng một số từ ngữ tả đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên. - Hiểu đặc điểm của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng ở Tây Nguyên gắn với nhà rông. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) - Trả lời được những câu hỏi trong SGK. II. Đồ dùng dạy học: ảnh minh hoạ nhà rông. III. Các hoạt động dạy học. A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 3 HS đọc bài Hũ bạc của người cha và trả lời câu hỏi nội dung đoạn đó. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài: HS quan sát ảnh nhà rông, GV giới thiệu bài. 2. Hướng dẫn luyện đọc. a, GV đọc mẫu toàn bài. b, Luyện đọc. - Đọc nối tiếp câu, sửa lỗi phát âm cho HS. + Luyện đọc từ khó: Sến, chiêng trống, lập làng - Đọc nối tiếp đoạn kết hợp giải nghĩa từ khó, luyện ngắt nghỉ câu văn dài. - GVcho HS giải thích các từ khó: rông chiêng, nông cụ. - Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm, GV theo dõi sửa sai cho HS. - Kiểm tra trước lớp: 4 em đại diện 4 nhóm đọc trước lớp, mỗi em một đoạn. - Cả lớp nhận xét chung. - Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài Một HS đọc to đoạn 1, cả lớp theo dõi trả lời câu hỏi: + Vì sao nhà rông phải chắc và cao? ( ... chắc đẻ dùng lâu dài, chịu được gió bão, chứa được nhiều người khi hội họp, tụ tập nhảy múa; sàn cao để voi đi qua mà không đụng sàn, mái cao để múa, ngọn giáo không vướng mái.) Cả lớp đọc thầm đoạn 2, trả lời: + Nhà rông có gian đâu được trang trí như thế nào? (Gian đầu là nơi thờ thần làng nên trang trí rất nghiêm) - HS đọc thầm đoạn 3,4: + Vì sao nói gian cửa là trung tâm của nhà rông? (Vì gian cửa là nơi có bếp lửa, nơi các già làng thường tụ họp để làm việc lớn, nơi tiếp khách của làng .) + Từ gian thứ 3 dùng để làm gì? - Em nghĩ gì về nhà rông ở Tây Nguyên? (VD: Rất độc đáo và đồ sộ. Nhà rông rất tiện lợi với người Tây Nguyên) 4. Luyện đọc lại. - GV chọn đọc mẫu một đoạn trong bài, chú ý nhấn giọng các từ nói nên đặc điểm của nhà rông. - HS theo dõi sau đó chọn một đoạn trong bài mà em thích để luyện đọc. - Gọi 3-4 em đọc đoạn mình chọn trước lớp. - GV nhận xét và cho điểm. 5. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau “Đôi bạn”. Tiết 3 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Mỹ thuật Giáo viên môn Mỹ thuật dạy Thứ tư ngày 17 tháng 12 năm 2014 Tiết 1 (Buổi sáng) Luyện từ và câu Từ ngữ về các dân tộc, luyện tập về so sánh I. Mục tiêu - Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta (BT1). - Điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống (BT2). - Dựa vào tranh gợi ý, viết (hoặc nói) được câu có hình ảnh so sánh (BT3). - Điền được từ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh (BT4). II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ, tranh minh hoạ, bản đồ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: - 3 HS lên bảng làm bài 1và bài 3. - Nhận xét, chữa bài. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài1: GV cho HS đọc yêu cầu của bài. - GV phát giấy cho HS làm việc theo nhóm. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. Sau khi HS trình bày kết quả. GV nhận xét. - GV chốt lại: GV nhìn vào bảng đồ nơi cứ trú của một số dân tộc đó, giới thiệu kèm theo một số y phục dân tộc. + Các dân tộc tiểu số ở phía Bắc: Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Hmông, Hoa, Giáy, Tà - ôi. + Các dân tộc tiểu số ở miền Trung: Vân Kiều, Cơ - ho, Khơ - mú, Ê - đê, Ba - na, Gia -rai, Xơ - đăng, Chăm. + Các dân tộc tiểu số ở miền Nam: Khơ - me, Xtiêng, Hoa. Bài 2: GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - GV cho HS làm bài cá nhân vào VBT. - GV dán 4 băng giấy viết sẵn 4 câu văn, mời 4 HS lên bảng điền từ thích hợp vào mỗi chỗ trống trong câu. Từng em đọc kết quả. Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang. Những ngày lễ hội, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên nhà rông để múa hát. Để tránh thú dữ, nhiều dân tộc miền núi có thói quen ở nhà sàn. Truyện Hũ bạc của ngừơi cha là truyện cổ của dân tộc Chăm. Bài 3: HS đọc yêu cầu của đề. - Hướng dẫn học sinh hiểu rõ đề bài. - GV kiểm tra việc làm của HS. - HS lên bảng làm bài. Cả lớp cùng nhận xét chữa bài: a) Trăng tròn như quả bóng. b) Bé cười tươi như hoa. c) Ngọn đèn sáng như sao trên trời. d) Nước Việt Nam cong cong như hình chữ S. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học và yêu cầu HS đọc bài 3 để nhớ cách đánh dấu phẩy. Tiết 2 (Buổi sáng): Toán Giới thiệu bảng nhân I. Mục tiêu: Biết cách sử dụng bảng nhân. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi bảng nhân như SGK. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc thuộc bảng nhân 9. - GV nhận xét, tuyên dương. B. Dạy bài mới: 1.Gới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn cách làm: - Giới thiệu cấu tạo bảng nhân. - GV treo bảng nhân như trong SGK lên bảng. - GV yêu cầu HS đếm số hàng, số cột trong bảng. - GV yêu cầu HS đọc các số trong hàng, cột đầu tiên của bảng. - Hàng đầu tiên là các số từ 1 đến 10 (các thừa số). - Cột dầu tiên gồm 10 chữ số từ 1 đến 10 (các thừa số). - Ngoài hàng đầu, cột đầu mỗi số trong 1ô là tích của hai số mà một ở hàng đầu, một ở cột tương ứng. - Mỗi hàng nghi lại một bảng nhân. + Hàng 2 là bảng nhân 1. + Hàng 3 là bảng nhân 2. *Cách sử dụng bảng nhân: - GV yêu cầu HS đọc hàng thứ 3 trong bảng. - GV hỏi: Các số vừa đọc xuất hiện trong bảng nhân nào đã học? - GV yêu cầu HS đọc các số trong hàng thứ 4 và tìm xem các số này là kết quả của các phép nhân trong bảng mấy? - GV hướng dẫn HS tìm kết quả của phép nhân 3 x 4. 4 x 3 = 12 vậy ta làm như thế nào? * Nhận xét: Như SGK. 3. Bài tập thực hành. Bài 1: GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. - GV mời HS nêu lại cách tìm tích của phép tính trong bài. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 2: GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV hướng dẫn HS sử dụng bảng nhân để tìm một thừa số khi biết tích và thừa số kia. - Gọi học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. - Gọi HS nhận xét, GV nhận xét. Bài 3: Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài. - Bài toán cho biết gì? ( 8 huy chương vàng, số huy chương bạc gấp 3 lần huy chương vàng) - Bài toán hỏi gì? (Tất cả ... huy chương?) *Tóm tắt: 8 huy chương ? huy chương Huy chương vàng: Huychương bạc: - GV yêu cầu học sinh làm. GV kết luận cho điểm. Giải: Số huy chương bạc có là: 8Í3=24(huy chương) Số huy chương có tất cả là: 8+24=32 (huy chương ) Đáp số: 32 huy chương. 4. Củng cố dặn dò: - GV chốt lại kiến thức đã học. - Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả Nhà rông ở Tây Nguyên I. Mục tiêu - Nghe- viết đúng bài chính tả; trình bày bài sạch sẽ, đúng quy định. - Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ưi/ươi (điền 4 trong 6 tiếng). - Làm đúng bài tập 3 a/b viết đúng một số từ có tiếng chứa âm s/x hoặc vần âc/ât. II. Đồ dùng dạy học: SGK; vở BTTV. III. Các hoạt động dạy học. Kiểm tra bài cũ. - 2HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con: mũi dao, con muỗi, tủi thân, bỏ sót. - GV nhận xét, tuyên dương. B. Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS nghe viết. a, GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài. - GV đọc đoạn chính tả, 1HS đọc lại. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. + Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào? (đó là nơi thờ thần làng, có một giỏ mây đựng hòn đá thần treo trên vách.) + Đoạn văn gồm có mấy câu? (3 câu) + Những chữ nào trong bài phải viết hoa? (Gian, Đó, Xung) + Những chữ nào trong bài dễ viết sai chính tả? (nhà rông, giỏ mây, lập làng, truyền, chiêng trống...) HS tự nêu, GV cho viết ra bảng con: giỏ mây, truyền lại, chiêng trống b, GV đọc cho HS chữa bài. - GV yêu cầu HS gấp SGK và viết bài. - GV đọc từng cụm từ cho HS viết bài. c, Chấm một số bài, nhận xét. - GV yêu cầu HS tự chữa lỗi. - GV chấm bài (từ 5 – 7 bài). - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn bài viết của HS. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài, tự làm vào vở sau đó chữa chung. khung cửi - gửi thư mát rượi - sưởi ấm cưỡi ngựa - tưới cây Bài 3: HS làm bài, GV chữa chung. Lời giải: a, xâu: xâu kim, xâu chuỗi, xâu cá, xâu xé .... sâu: sâu bọ, chim sâu, nông sâu, sâu sắc .... b, bật: bật lửa, tất bật, run bần bật, nổi bật .... bậc: bậc cửa, bậc thang, cấp bậc, thứ bậc . nhất: thứ nhất, nhất trí, thống nhất, duy nhất . nhấc: nhấc lên, nhấc bổng, nhấc chân, nhấc gót . 4. Củng cố, dặn dò. Chuẩn bị bài sau. Tiết 4 (Buổi sáng) Thủ công Cắt, dán chữ V I . Mục tiêu. - HS biết cách kẻ, cắt dán chữ V. - HS biết cách kẻ, cắt dán được chữ V. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng. - Với HS khéo tay: Kẻ, cắt dán được chữ V. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng. II. Đồ dùng dạy học - Mẫu chữ V cát đã dán và chữ V chưa dán. - Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ V. - Gấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán... III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra HS cắt, dán chữ H, U. - GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. GV giới thiệu mẫu chữ V và hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. + Nét chữ rộng 1ô vuông. + Chữ Vcó nửa trái và phải giống hệt nhau... Nếu gấp đôi chữ V theo chiều dọc thì nửa trái và phải trùng khít nhau. 3. Hướng dẫn mẫu. - Kẻ chữ V cao 5 ô, rộng 3 ô (SGV) - Gấp đôi chữ V theo chiều dọc. - Kẻ chữ V. - Cắt theo đường kẻ. - Dán chữ V. HS nêu lại các bước thực hành cắt, dán chữ V. GV gọi vài HS thực hành cắt, dán chữ V. Cả lớp nhận xét, tuyên dương. 4. Thực hành. - HS nhắc lại cách kẻ, cắt dán chữ V. - GV nhận xét, nhắc lại các bước. - HS thực hành, GV quan sát uốn nắn. - HS trưng bày sản phẩm. - Cả lớp nhận xét: + Bạn cắt chữ V đã đúng chưa? Chữ V có đẹp không? + Bạn dán chữ đã phẳng chưa? + Bài bạn nào đẹp nhất? - GV khen ngợi, tuyên dương, tư vấn thêm. 5. Củng cố, dặn dò. Chuẩn bị bài sau: Cắt dán chữ E. Tiết 1 (Buổi chiều) Toán Giới thiệu bảng chia I. Mục tiêu: Giúp HS biết cách sử dụng bảng chia. II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ chép bảng chia như trong SGK. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 em lên bảng giải bài 3 tiết trước. HS có thể giải mỗi em một cách. - Nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới: 1. Giới thiệu cấu tạo bảng chia. - GV treo bảng chia lên bảng, yêu cầu HS đếm số hàng, số cột trong bảng. + Hàng đầu tiên gồm mấy số? Cột đầu tiên gồm mấy số? + GV giới thiệu: - Hàng đầu tiên là thương của hai số. - Cột đầu tiên là số chia. - Ngoài hàng đầu tiên và cột đầu tiên, mỗi số trong một ô còn lại là số bị chia. 2. Cách sử dụng bảng chia: 3 4 12 - Gv nêu ví dụ: 12 : 4 = ? - Tìm số 4 ở cột đầu tiên từ số 4 theo chiều mũi tên đến số 12; từ số 12 theo chiều mũi tên gặp số 3 ở hàng đầu tiên. Số 3 là thương của 12 và 4. Vậy : 12 : 4 = 3. 3. Thực hành: Bài 1: HS tập sử dụng bảng chia để tìm thương của hai số. - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. - GV yêu cầu HS làm bài vào VBT. - GV mời HS nêu lại cách tìm thương của 4 phép tính trong bài. - GV nhận xét, chốt lại. Bài 2: GV mời HS đọc yêu cầu đề bài. - GV hướng dẫn HS sử dụng bảng chia để tìm số chia hoặc số bị chia. - GV dán băng giấy lên bảng cho các em chơi trò tiếp sức. - GV chia lớp thành các nhóm cho các em chơi trò chơi. - GV nhận xét, chốt lại. Tuyên dương nhóm chiến thắng. Bài 3: HS đọc đề toán, phân tích đề. Tóm tắt: Quyển truyện: 132 trang Đã đọc: số trang Còn phải đọc: trang? Gọi 1 em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét, giáo viên nhận xét, kết luận bài giải đúng. Bài giải Số trang sách Minh đã đọc là: 132 : 4 = 33 (trang) Số trang sách Minh đọc nữa là: 132 – 33 = 99 (trang) Đáp số: 99 trang. Bài 4 : Cho 8 hìng tam giác, HS tự xếp thành hình bên. HS có thể xếp như sau: 4. Củng cố, dặn dò: - GV và HS hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học. Tiết 2 (Buổi chiều): Thực hành kĩ năng sống Thực hành kĩ năng đảm nhận trách nhiệm I. Mục tiêu - HS thực hành xử lí tình huống trong bài tập 2 và một số tình huống trong thực tế cuộc sống khác. - Qua bài thực hành, HS biết mình cần phải có trách nhiệm với những việc làm của chính mình. - Giáo dục HS có ý thức trách nhiệm với những việc làm của chính mình và có trách nhiệm với những người xung quanh. - BT cần làm: Bài 2. II. đồ dùng dạy học - Vở bài tập KNS. - Tranh ở Sách bài tập của bài tập 2. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - ở nhà con được bố mẹ giao việc gì? Con đã thực hiện việc đó như thế nào? - GV nhận xét, đánh giá. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài. * Hoạt động 1: Xử lí tình huống trong bài tập 2. Bài tập 2: - Gọi HS đọc nội dung tình huống BT2. * Tình huống: Mẹ bạn Nam đang trông em gái nhỏ thì chuông điện thoại reo. Mẹ Nam cần Nam trông em giúp để mẹ nói chuyện điện thoại vì đó là cuộc điện thoại quan trọng. Nam đang mải xem bộ phim hoạt hình Mà Nam rất thích và Nam không thích chơi với em gái. * Câu hỏi: Theo con, bạn Nam nên làm gì trong trường hợp này? - HS thảo luận theo nhóm đôi. - Thời gian 3 phút. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. - Gọi HS nhận xét. * GV chốt: Chúng ta cần quan tâm và có trách nhiệm với mọi người xung quanh. * Hoạt động 2: Liên hệ thực tế. - GV hỏi: ở nhà các con có em không? Có yêu quý em của mình không? - Gọi và HS nêu, HS khác nhận xét. - GV hỏi tiếp: Khi mẹ bận con có trông em giúp mẹ không? Con dỗ em như thế nào? - HS kể trước lớp. - GV nhận xét tuyên dương. * GV chốt ý: Khi ở nhà, các bạn có em nhỏ phải biết yêu quý em bé, lúc mẹ bận phải biết dỗ em, chơi với em giúp mẹ thế mới là con ngoan và còn làm cho bố mẹ vui nữa. 3. Củng cố, dặn dũ: - Nhắc lại nội dung bài học. - Dặn chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi chiều) Tự nhiên và xã hội Các Hoạt động thông tin liên lạc I. Mục tiêu - Kể tên một số hoạt động thông tin liên lạc: bưu điện, đài phát thanh, đài truyền hình. - HS khá, giỏi: Nêu ích lợi của một số hoạt động thông tin liên lạc đối với đời sống. II. Phương pháp: Vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột ở HĐ2. III. Đồ dùng dạy học: Các hình SGK. Một số bì thư. Điện thoại đồ chơi. IV. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS lên trả lời câu 2 câu hỏi: + Em hãy kể tên những cơ quan hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế? + Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đó? - GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. Hoạt động 1: Một số hoạt động ở bưu điện tỉnh. Bước 1: Từng cặp HS kể cho nhau nghe về hoạt động thông tin liên lạc ở nơi các em đang sống. - GV yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi: + Bạn đã đến nhà bưu điện thành phố chưa? + Hãy kể về những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện? + Nêu ích lợi của hoạt động bưu điện? + Nếu không có hoạt động của bưu điện thì chúng ta có nhận được thư tín, bưu phẩm từ nơi xa gửi về hoặc có gọi điện thoại được không? Bước 2: Một số cặp lên trình bày, cặp khác bổ sung. - GV nhận xét câu trả lời của các nhóm. - GV có thể giới thiệu thêm một số hoạt động thông tin liên lạc *Kết luận: Bưu điện tỉnh giúp chúng ta chuyển phát tin tức, thư tín, bưu phẩm giữa các địa phương trong nước và giữa trong nước với nước ngoài. + Hiện nay, dọc đường đi và ở một số nơi công cộng còn có nhiều hộp điện thội công cộng. Những hộp điện thoại đó có tác dụng gì? + Đối với những tài sản nhà nước đó chúng ta cần phải làm gì? Hoạt động 2: Tìm hiểu về ích lợi của các hoạt động phát thanh truyền hình. (Dạy theo phương pháp Bàn tay nặn bột) Bước 1: Đưa tình huống xuất phát. - GV nêu câu hỏi dự đoán: Nêu nhiệm vụ và ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền hình? GV: Các con hãy dự đoán rồi ghi lại kết quả dự đoán của mình vào bảng nhóm, có thể ghi bằng lời, bằng hình vẽ hoặc bằng kí hiệu riêng. Nhóm nào song trước mang dán lên bảng lớp. Bước 2: Cho HS bộc lộ những hiểu biết ban đầu của mình vào giấy (vở thực nghiệm) rồi ghi ra bảng nhóm. - HS thực hành ghi, vẽ hình theo ý hiểu của mình. - Đại diện các nhóm lên trình bày dự đoán của nhóm mình. Ví dụ HS có thể ghi: nhận, chuyển, phát tin tức, thư tín, bưu phẩm, truyền tin, quảng cáo, .... - HS phát hiện những dự đoán giống và khác nhau giữa các nhóm. GV gạch chân điểm giống hoặc khác. Bước 3: Đề xuất các câu hỏi, phương án tìm tòi: Dựa vào bảng dự đoán của HS,  giáo viên định hướng cho học sinh đề xuất câu hỏi thắc mắc: - HS có thể nêu: + Đài truyền hình và phát thanh có lợi ích gì? + Có phải đài truyên hình, phát thanh truyên thông tin không? * Đề xuất phương án thực nghiệm, nghiên cứu: Vậy theo các con làm cách nào để trả lời những câu hỏi trên? - HS có thể nêu: Thực hành, đọc tài liệu, xem thông tin, xem tranh trong SGK, qua thực tế hàng ngày ... - GV chốt: ở bài này các con quan sát tranh và xem một số thông tin cô đã chuẩn bị để thảo luận rồi rút ra kết luận. Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi khám phá: - Cho HS thực hành theo nhóm: quan sát tranh trong SGK, đọc thông tin trên màn hình và bằng vốn hiểu biết của mình thảo luận nhóm. - HS thực hành trao đổi rồi ghi kết quả vào bảng nhóm. + Đài truyền hình và phát thanh là những cơ sở thông tin liên lạc phát tin tức trong và ngoài nước. + Đài truyền hình, phát thanh giúp chúng ta biết được những thông tin về văn hoá, giáo dục, kinh tế, Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức. - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV nhận xét, chốt lại: Các chương trình phát thanh, truyền hình có nhiều tác dụng nhằm cung cấp thông tin giúp chúng ta thêm hiểu biết,thư giãn. - HS so sánh kết luận với dự đoán ban đầu của mình. + Vậy để có nhiều thông tin hiểu biết các em phải làm gì? (Phải thường xuyên đọc báo, nghe đài xem ti vi và cả sử dụng Internet để biết thông tin.) - GV giới thiệu và phân tích các hoạt động thông tin liên lạc đó. * Kết luận: Các hoạt động thông tin liên lạc từ nơi này đến nơi khác gọi là hoạt động thông tin liên lạc. Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Chuyển thư nhanh”. Cách tiến hành: - Cho HS ngồi thành vòng tròn, mỗi HS một ghế. - Trưởng trò hô: Cả lớp chuẩn bị chuyển thư. + Có thư “chuyển thường”. + Có thư “chuyển nhanh”. HS dịch chuyển 2 ghế. + Có thư “chuyển hỏa tốc”. HS dịch chuyển 3 ghế. Khi dịch chuyển như vậy, người trưởng trò quan sát và ngồi vào một ghế trống, ai di chuyển không kịp sẽ không có chỗ ngồi và không được tiếp tục chơi. Khi đó, người trưởng trò lấy bớt ra một ghế và tiếp tục tổ chức trò chơi. - HS chơi xong, giáo viên nhận xét, tuyên dương các nhóm chơi nhiệt tình. 3. Củng cố, dặn dò: Hỏi: Hoạt động thông tin liên lạc có tác dụng gì? - Gọi HS đọc Mục bạn cần biết SGK/57. - Dặn học sinh về xem lại bài. - Chuẩn bị bài sau: Hoạt động nông nghiệp. - Nhận xét tiết học. Thứ năm ngày 18 tháng 12 năm 2014 Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện Toán Luyện tập về phép nhân, phép chia I. Mục tiêu - Giuựp hoùc sinh reứn luyeọn kú naờng tớnh chia (bửụực ủaàu laứm quen caựch vieỏt goùn) vaứ giaỷi baứi toaựn coự hai pheựp tớnh. II. Chuẩn bị : Vụỷ baứi taọp Toaựn 3 + LT toán. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng. 2. Hướng dẫn HS làm trong sách BT Toán tr 83. Bài 1 : Đặt tính rồi tính. GV gọi HS đọc yêu cầu. Giáo viên cho học sinh tự làm bài. GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”. GV gọi HS nêu lại cách thực hiện. Giáo viên cho lớp nhận xét. Bài 2 : Đặt tính rồi tính (theo mẫu): GV gọi HS đọc yêu cầu. Giáo viên yêu cầu học sinh mỗi lần chia chỉ viết số dư dưới số bị chia. Giáo viên cho học sinh tự làm bài. Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả. Giáo viên cho lớp nhận xét, chưa bài vào vở bài tập. Bài 3: GV gọi HS đọc đề bài. GV hỏi: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? Giáo viên kết hợp ghi tóm tắt lên bảng: - Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Hướng dẫn giải như sau: Bài giải Số mét quãng đường AB dài là: 125 x 4 = 500 ( m) Số mét quãng đường AC dài là: 125 + 500 = 625 (m) Đáp số: 625 m Bài 4: Tính độ dài đường gấp khúc ABCDE : GV gọi HS đọc yêu cầu . Yêu cầu học sinh làm bài. 3. Nhận xét, dặn dò - GV nhaọn xeựt tieỏt hoùc. Tiết 2 (Buổi chiều) Luyện Tập làm văn Viết thư I. Mục tiêu - Củng cố, nâng cao dạng văn viết thư. - Học sinh biết viết một bức thư cho bạn thông báo về những đổi mới trên quê hương. - Rèn kĩ năng viết thư cho HS. II. Chuẩn bị: Sách TV nâng cao. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. 2. Bài mới * HS làm đề 3 TV nâng cao. (Tuần 13) - HS đọc đề bài. + Bài yêu cầu làm gì? (viết một bức thư cho bạn thông báo về những đổi mới trên quê hương.) - GV nêu lại yêu cầu của đề bài: + Đề thuộc kiểu bài văn vi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN151.doc
Tài liệu liên quan