Giáo án lớp 3 - Năm 2015 - 2016 - Tuần 10

I. MỤC TIÊU

 - Đọc đúng các từ ngữ: xanh tươi, làng xóm, lượn quanh, nắng lên,.

 - Bước đầu biết đọc đúng nhịp thơ và bộc lộ niềm vui qua giọng đọc.

 - Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của một bạn nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuội hai khổ thơ trong bài).

 - HS năng khiếu học thuộc cả bài thơ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Sách giáo khoa, tranh trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ:

- 3 HS tiếp nối kể lại câu chuyện "Đất quý, đất yêu" theo 4 tranh.

- Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ?

- GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn.

 

doc33 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2015 - 2016 - Tuần 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cong. + làm việc xong, cái xoong. Bài 3: Lựa chọn (3a) - HS đọc đề bài và mẫu. - GV hướng dẫn mẫu: Tìm từ ngữ có thể là từ 1tiếng hoặc từ có nhiều tiếng. - HS: (2 nhóm) mỗi em 1 từ nối tiếp lên bảng điền. - Cả lớp nhận xét về chính tả, phát âm các từ vừa tìm được. HS chữa bài. 4. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2015 Tiết 1 (Buổi chiều) Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu - Biết nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học. - Biết đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo. II. Đồ dùng dạy học Sách bài tập toán. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ BT: Đặt tính rồi tính 25 x 4 45 : 9 - 2 HS lên bảng làm. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Nội dung luyện tập. Bài 1: Đọc yêu cầu của bài: Tính nhẩm. - GV chép lên bảng. - Gọi học sinh nêu kết quả và cách tính nhẩm. * GV chốt: Nhân, chia trong bảng. Bài 2: Tính + Nhận xét các phép nhân? + Nêu cách làm: 26 x 4 và 93 : 3? - Yêu cầu học sinh tự làm bài. Gọi học sinh lên bảng chữa bài, GV nhận xét và chốt lời giải đúng. - Hỏi để củng cố kiến thức: + Muốn nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ta phải thực hiện từ hàng nào? Trong trường hợp hàng chục có nhớ, ta phải làm như thế nào? + Muốn chia số có 2 chữ số cho số có một chữ số ta làm như thế nào? - Học sinh lên bảng làm bài, chữa bài, GV nhận xét và chốt kết quả đúng. HS chữa bài vào vở theo kết quả đúng. Bài 3: Điền vào chỗ chấm. - Gọi học sinh đọc đề bài, GV hướng dẫn mẫu. + Đổi hai vế về cùng một đơn vị đo. + So sánh giá trị của hai vế sau đó chọn dấu thích hợp để điền. - Gọi học sinh lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào vở. - Học sinh nhận xét, GV nhận xét và chốt kết quả đúng. Bài 4: Học sinh đọc đề bài, tóm tắt đề bài. - Hỏi: Bài toán thuộc dạng toán nào? Giải bằng phép tính gì? - Học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm ra giấy nháp - Nhận xét bài làm trên bảng. - GV nhận xét và chốt kết quả đúng. HS chép bài vào vở theo kết quả đúng. 3. Củng cố, dặn dò - Học sinh nhắc lại kiến thức vừa ôn tập. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi chiều) Bồi dưỡng Thể dục Ôn 4 động tác thể dục đã học Trò chơi: chim về tổ I. Mục tiêu - Ôn 4 động tác đã học: vươn thở, tay, chân, lườn của bài TD phát triển chung. - Luyện tập, củng cố nâng cao sức khỏe cho HS, tạo cho HS có tác phong nhanh nhẹn, có sức bền bỉ, kiên trì. - Biết cách chơi và tham gia chơi trò chơi “Chim về tổ”. II. Địa điểm, phương tiện - Địa điểm: Sân trường sạch sẽ. - Phương tiện: Còi, dụng cụ, kẻ sân sẵn. III. Hoạt động dạy học A. Phần mở đầu - Chủ tịch HĐTQ tập hợp lớp, cho các bạn điểm danh theo thứ tự. - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu của tiết học. - Cho HS khỏi động: Học sinh chạy chậm thành một hàng dọc quanh sân tập theo nhịp hô của giáo viên. - Nhắc nhở học sinh thực hiện nội quy, chỉnh đốn trang phục. - Cho học sinh khởi động bằng trò chơi “Đứng ngồi theo lệnh”. B. Phần cơ bản: 1. Ôn bốn động tác của bài thể dục phát triển chung. - GV nêu tên động tác, sau đó vừa làm mẫu vừa nhắc lại động tác để học sinh nắm chắc. GV dùng khẩu lệnh để hô cho học sinh tập. Trong quá trình học sinh luyện tập, GV kiểm tra uốn nắn cho những học sinh tập chưa chính xác. - Chia tổ luyện tập theo khu vực đã phân công. Các tổ trưởng điều khiển các bạn tập. - GV đi đến từng tổ sửa sai cho học sinh. 2. Chơi trò chơi “Chim về tổ”. - Trước khi chơi, GV cho học sinh khởi động kĩ các khớp cổ chân, đầu gối, khớp hông, thực hiện động tác cúi gập thân. - GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi, sau đó cho học sinh chơi thử một lần để hiểu cách chơi và thực hiện. Sau một số lần chơi, em nào thực hiện không đúng hoặc bị thừa, phải nhảy lò cò một vòng quanh lớp. + Học sinh chơi thử một đến hai lần. + Học sinh chơi chính thức. - GV bao quát, nhắc nhở chung. C. Phần kết thúc - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - Tập một số động tác thả lỏng người. - GV cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài học: + Giờ học hôm nay gồm những nội dung nào? + Hãy nhắc lại cách chơi trò chơi “Chim về tổ”. + Nêu lại các động tác thể dục mà các em vừa được ôn tập. - Nhận xét giờ học, nêu: + Ưu điểm: ..... + Nhược điểm: .... - Hướng dẫn học sinh về nhà luyện tập và chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi chiều) Tập đọc Vẽ quê hương I. Mục tiêu - Đọc đúng các từ ngữ: xanh tươi, làng xóm, lượn quanh, nắng lên,... - Bước đầu biết đọc đúng nhịp thơ và bộc lộ niềm vui qua giọng đọc. - Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp của quê hương và thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của một bạn nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuội hai khổ thơ trong bài). - HS năng khiếu học thuộc cả bài thơ. II. Đồ dùng dạy học: Sách giáo khoa, tranh trong SGK. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: 3 HS tiếp nối kể lại câu chuyện "Đất quý, đất yêu" theo 4 tranh. Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi những hạt đất nhỏ? GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Luyện đọc a) GV đọc mẫu bài thơ: - Đọc với giọng vui, hồn nhiên, nhấn giọng ở các từ ngữ tả màu sắc: xanh tươi, đỏ thắm, xanh ngắt, đỏ chót. b) Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. Đọc hai dòng thơ. Đọc từng khổ thơ trước lớp. + HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ, kết hợp nhắc ngắt nghỉ hơi đúng, tự nhiên và thể hiện tình cảm. - Giải nghĩa: cây gạo: cây ở miền bắc, hoa nở đỏ rất đẹp. - Đọc từng khổ thơ trong nhóm. - Cả lớp đọc ĐT toàn bài. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài Đọc thầm cả bài, trả lời câu hỏi: + Kể những cảnh vật được tả trong bài thơ? + Cảnh vật quê hương được tả bằng màu sắc nào? (Tre xanh, lúa xanh, .... ) HS trao đổi nhóm, trả lời câu hỏi: Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp? (Vì bạn nhỏ yêu quê hương, nên thấy quê hương rất đẹp) * GV chốt: Bức tranh quê hương đẹp, giàu màu sắc, giúp ta thêm yêu quê hương. 4. Học thuộc lòng bài thơ - GV hướng dẫn đọc thuộc lòng. - Học sinh học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ. - Bài thơ nói về điều gì? 5. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ tư ngày 11 tháng 11 năm 2015 Tiết 1 (Buổi sáng) Toán Kiểm tra I. Mục tiêu: - Kiểm tra kĩ năng nhân, chia nhẩm trong phạm vi bảng nhân, chia 6; 7. - Kĩ năng thực hiện nhân số có hai chữ số với số có một chữ số, chia số có hai chữ số cho số có một chữ số (chia hết ở tất cả các lượt chia). - Biết so sánh số đo độ dài hai tên đơn vị đo (với một số đo thông dụng). - Đo độ dài đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. - Kĩ năng giải toán gấp một số lên nhiều lần, tìm một trong các phần bằng nhau của một số. II. Chuẩn bị Đề bài Câu 1: Tính nhẩm. 6 x 3 = 24 : 6 = 7 x 2 = 42 : 7 = 7 x 4 = 35 : 7 = 6 x 7 = 54 : 6 = Câu 2: Tính. 12 20 86 2 99 3 7 6 Câu 3: Điền dấu( >, <, = ) vào chỗ chấm. 2m 20cm . 2m 25cm 8m 62cm . 8m 60cm 4m 50cm . 450cm 3m 5cm . 300cm 6m 60cm . 6m 6cm 1m10cm . 110cm Câu 4: Chị nuôi được 12 con gà, mẹ nuôi được nhiều gấp 3 lần số gà của chị. Hỏi mẹ nuôi được bao nhiêu cao gà? Câu 5: a. Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 9 cm. b. Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài bằng độ dài đoạn thẳng AB. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. HS làm bài kiểm tra - GV phát đề cho HS làm bài. - Thời gian: 40 phút. - HS làm và trình bày bài làm vào vở. GV theo dõi chung. 3. GV thu bài nhận xét, đánh giá. * Đáp án. Bài 1: 6 x 3 = 18 24 : 6 = 4 7 x 2 = 14 42 : 7 = 6 7 x 4 = 28 35 : 7 = 5 6 x 7 = 42 54 : 6 = 9 Bài 2: 84; 120; 43; 33. Bài 3: 2m 20 m 8m 60cm 4m 50cm = 450cm 3m 5cm > 300cm 6m 60cm > 6m 6cm 1m 10cm = 110cm Bài 4: Bài giải Số gà mẹ nuôi là: 12 x 3 = 36 (con) Đáp số: 36 con. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi sáng) Luyện từ & câu Từ ngữ về quê hương. Ôn tập câu: "Ai làm gì? " I. Mục tiêu - Hiểu và xếp đúng vào hai nhóm một số từ ngữ về quê hương (BT1). - Biết dùng từ cùng nghĩa thích hợp thay thế từ quê hương trong đoạn văn (BT2). - Nhận biết được các câu theo mẫu Ai-làm gì? và tìm được bộ phận trả lời câu hỏi Ai? Hoặc làm gì? (BT3). - Đặt được 2-3 câu theo mẫu Ai làm gì? với 2 – 3 từ ngữ cho trước (BT4). II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: Tìm các âm thanh đựơc so sánh với nhau trong câu: “Tiếng vỗ tay vang lên như sấm” 1HS trả lời, HS khác nhận xét. GV nhận xét, chữa bài. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài1: HS đọc thầm yêu cầu bài. - GV giao việc: Gạch một gạch dưới các từ chỉ sự vật quê hương, gạch 2 gạch dưới từ chỉ tình cảm đối với quê hương. HS làm bài tập vào vở bài tập. - Lớp và GV nhận xét, chốt đáp án đúng: + Nhóm 1: Chỉ sự vật ở quê hương: cây đa, dòng sông, con đò, mái đình, ngọn núi, phố phường. + Nhóm 2: Chỉ tình cảm đối với quê hương: gắn bó, nhớ thương, yêu quý, thương yêu, bùi ngùi, tự hào. * GV chốt: Bài tập 1 đã mở rộng vốn từ thuộc chủ đề nào? Nêu các từ khác về quê hương? - HS nêu tự do, GV nhận xét: đúng, sai. Bài 2: HS đọc thầm bài tập, nêu nhận xét. GV giúp HS hiểu nghĩa từ “giang sơn”: sông núi dùng để chỉ đất nước. Lới giải: Các từ ngữ có thể thay thế là: quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn. * GV chốt: Trong bài văn này đất nước, giang sơn có nghĩa rộng hơn Tây nguyên vì Tây Nguyên chỉ là một vùng đất của Việt Nam.Tuỳ từng văn cảnh để chọn từ thay thế cho đúng. Bài 3: HS đọc thầm và nêu yêu cầu. Làm mẫu câu 1: Đoạn văn này có mấy câu? Xác định từng câu thuộc mẫu câu gì? Sau đó chỉ rõ bộ phận trả lời câu hỏi Ai? Hoặc làm gì? * Chốt: Bài tập 1 đã củng cố cho các em mẫu câu Ai làm gì? Bài 4: HS đọc SGK nêu yêu cầu của bài tập GV nêu với các cụm từ đã cho, có thể đặt nhiều câu "Ai làm gì ?" HS làm bài - Chữa bài. * Chốt: Các câu vừa đặt thuộc mẫu nào? Khi viết câu văn theo mẫu này cần chú ý điều gì? (viết đủ ý, đúng mẫu câu, chữ cái đầu câu viết hoa...) 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi sáng) Đạo đức GV chuyên dạy Tiết 4 (Buổi sáng) Tập viết Ôn chữ hoa G (tiếp theo) I. Mục tiêu Viết đúng chữ hoa G (1 dòng chữ Gh), R, Đ (1 dòng); viết đúng tên riêng Ghềnh Ráng (1 dòng) và câu ứng dụng: Ai về ..... Loa Thành Thục Vương (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. II. Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ hoa. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: GV đọc cho HS viết bảng con chữ: Ông Gióng. GV nhận xét, tuyên dương. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn luyện viết bảng con. a) Luyện viết chữ hoa: - Đọc nội dung bài viết: + Nêu các chữ viết hoa có trong bài viết? + Nhận xét độ cao các chữ viết hoa? (Chữ hoa G cao 2,5 ly, cấu tạo gồm 2 nét) - HS tìm các chữ hoa có trong bài: G, Gh, R, A, V. - Đọc chữ hoa thứ nhất Gh + Chữ hoa Gh gồm những chữ cái nào? - Viết mẫu chữ hoa Gh, - Đọc dòng chữ hoa thứ hai R, nêu cấu tạo chữ hoa R? - GV hướng dẫn viết chữ hoa R. - HS viết bảng con: 1 dòng chữ hoa Gh, R - Luyện viết chữ hoa có trong bài: R, Đ + GV vừa viết mẫu và yêu cầu, nhắc lại cách viết. + HS viết trên bảng con. - GV nhận xét uốn nắn, sửa chữa. b) Luyện viết từ ứng dụng: HS đọc từ ứng dụng: Ghềnh Ráng GV giới thiệu ý nghĩa của từ này (còn gọi là Mộng Cầm) là một thắng cảnh ở Bình Định cách Quy Nhơn 5 km có bãi tắm rất đẹp. GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ (chú ý viết liền mạch). HS viết trên bảng 2 lần. GV nhận xét sửa chữa cho HS. c) Luyện viết câu ứng dụng: - HS đọc câu ứng dụng. - GV giúp HS hiểu ND câu ca dao. - GV giải nghĩa: Bộc lộ niềm tự hào về di tích lịch sử Cổ Loa. - Hướng dẫn những chữ viết hoa trong câu ca dao. - Nêu độ cao các con chữ trong câu ứng dụng? - Nêu cách viết câu ứng dụng? - Tìm chữ được viết hoa trong câu ứng dụng. - GV hướng dẫn viết chữ viết hoa. - HS viết bảng con: Ghé, Đông Anh, Thục Vương. 3. Hướng dẫn viết vở tập viết: - Khi viết bài ta cần chú ý điều gì? - HS viết bài , gv theo dõi uốn nắn thêm. 4. Nhận xét, đánh giá: Kiểm tra 5 – 7 bài, nhận xét chung, tư vấn cho HS. 5. Củng cố nhận xét Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 1 (Buổi chiều) Luyện toán Luyện tập tổng hợp I. Mục tiêu - Luyện tập, củng cố nhân, chia trong bảng tính đã học. - So sánh số đo độ dài. - Giải toán có văn dạng gấp một số lên nhiều lần. II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ, phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Nội dung luyện tập: Hướng dẫn HS làm các bài tập sau.(HS tự làm rồi chữa chung) Bài 1: Tính nhẩm 7 x 3 = 24 : 8 = 7 x 4 = 49 : 7 = 6 x 4 = 35 : 5 = 6 x 5 = 42 : 6 = - HS làm bài vào vở, sau đó chữa. Bài 2: Tính 30 21 84 2 69 3 7 6 HS tự đặt tính rồi tính. GV chữa chung. Bài 3: Điền dấu( >, <, = ) vào chỗ chấm. 2m 20 cm.2m 25 cm 8m 62 cm.8m 60cm 4m 50 cm.450 cm 3m 5cm .300 cm 6m 60 cm.6m 6 cm 1m10 cm .110 cm * Củng cố cho HS số đo độ dài. Bài 4: : “Chị nuôi được 23 con gà, mẹ nuôi được nhiều gấp 3 lần số gà của chị. Hỏi mẹ nuôi được bao nhiêu cao gà?” - HS đọc đề bài. Hỏi: Bài toán cho biết gì? (Chị nuôi được 23 con gà, mẹ nuôi được nhiều gấp 3 lần số gà của chị) Hỏi: Hỏi mẹ nuôi được bao nhiêu cao gà?” - Hướng dẫn tóm tắt và giải. - Gọi 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. - Chữa chung bài, tuyên dương. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 2 (Buổi chiều) Bồi dưỡng âm nhạc Học hát dân ca: Bài Bắc kim thang I. Mục tiêu - Củng cố, luyện tập, bồi dưỡng để phát triển khả năng âm nhạc cho HS. - Biết hát theo giai điệu, đúng lời ca của bài hát. - HS biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát, gõ đệm theo phách, nhịp. - Biết hát kết hợp biểu diễn một số động tác phụ họa cho bài hát. - Giáo dục HS thêm yêu âm nhạc. II. Đồ dùng dạy học - GV hát chuẩn bài hát. - Nhạc cụ gõ đệm, băng nhạc, bảng phụ chép sẵn bài hát. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng hát và biểu diễn bài Gà gáy – Dân ca Cống. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - GV nhận xét, biểu dương, tư vấn thêm cho HS (nếu cần). B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn ôn lại bài hát đã học: - GV gọi 3 HS lên hát bài hát Lớp chúng ta đoàn kết 1 lượt. - GV bắt nhịp cho cả lớp hát toàn bài + Lần 1: GV bắt nhịp, cả lớp hát. + Lần 2: Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp. + Lần 3: GV chia lớp thành 3 tổ theo 3 dãy bàn. Cho HS hát nối tiêp theo dãy bàn, hát theo tổ. - Sau mỗi lần hát, GV nhận xét tuyên dương. Nếu HS sai GV sửa, cho hát lại câu sai đó. 3. Học hát bài: Bắc kim thang. - GV giới thiệu bài hát: Bắc kim thang- Dân ca Nam bộ. - GV nêu: Nội dung bài hát nói về cuộc sống sinh hoạt của người dân vùng sông nước. - Cho HS nghe băng hát mẫu 2 lượt. - GV treo bảng phụ lên bảng. - Hướng dẫn HS đọc lời ca của bài hát: Đọc chậm 2 lượt. - Dạy hát từng câu: GV hát mẫu và bắt nhịp từng câu cho HS hát. - Cho HS hát nhiều lần để thuộc lời và giai điệu bài hát. - Hát kết hợp vỗ gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca. - Hướng dẫn HS hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca. - Hát kết hợp vận động phụ hoạ: GV chia nhóm cho HS tập hát và tìm động tác phụ họa. - Từng tốp đứng hát và biểu diễn. - GV nhận xét biểu dương. 4. Củng cố, dặn dò. - GV củng cố bằng cách hỏi tên bài hát vừa học, tên tác giả. Cả lớp đứng hát và vỗ tay theo nhịp, phách. - GV nhận xét, dặn dò. Tiết 3 (Buổi chiều) Luyện viết Bài 8: Ôn chữ hoa G I. Mục tiêu. Củng cố cách viết hoa chữ G thông qua các bài luyện viết trong vở thực hành luyện viết. Viết tên riêng: Ga-li-lê cỡ nhỏ (2 dòng). Viết câu ứng dụng: Viết 4 câu thơ và 2 câu tục ngữ bằng cỡ chữ nhỏ. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ mẫu chữ hoa, vở thực hành luyện viết. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn luyện viết bảng con a. Luyện viết chữ hoa: G HS quan sát chữ mẫu trên bảng, nhận xét. GV viết mẫu các chữ hoa, kết hợp nhắc lại cách viết. HS viết bảng con. GV nhận xét, sửa chữa, giúp đỡ HS yếu kém b. Luyện viết từ ứng dụng: - HS đọc từ ứng dụng: Ga-li-lê GV giới thiệu ý nghĩa của từ Ga-li-lê: nhà bác học người I-ta-li-a. GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ (chú ý viết liền mạch) HS viết trên bảng con 2 lần. GV nhận xét, sửa chữa cho HS. c. Luyện viết câu ứng dụng: HS đọc câu ứng dụng. GV giúp HS hiểu lời khuyên của câu tục ngữ: Anh em trong một nhà phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau. HS nêu cách chữ viết hoa: Khôn, Gà. Sau đó luyện viết các chữ đó. Hướng dẫn những chữ viết hoa trong câu tục ngữ. 3. Hướng dẫn viết vở tập viết GV hướng dẫn HS viết vào vở thực hành luyện viết theo cỡ chữ nhỏ, chữ đứng. + Viết 2 dòng các chữ G, chữ đứng. + Viết 2 dòng: Tên riêng, câu tục ngữ. + Viết 4 câu thơ ứng dụng, chữ đứng. - Viết chữ nghiêng. - GV giúp đỡ những HS yếu kém. 4. Nhận xét, chữa bài: GV nhận xét 5 – 7 bài tuyên dương, tư vấn cho HS cách viết (nếu cần). 5. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Thứ năm ngày 12 tháng 11 năm 2015 Tiết 1 (Buổi sáng) Toán Giải bài toán bằng hai phép tính I. Mục tiêu Bước đầu biết giải và trình bày bài toán giải bằng hai phép tính. II. Đồ dùng dạy học: SGK, bảng phụ. III. Hoạt dộng dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc làm bài tập về nhà của học sinh: - HS làm bảng con: Điền số thích hợp vào chỗ chấm. 1dam = ...m; 1 hm = ....dam =......m. - GV nhận xét, chữa bài. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của giờ học. 2. Nội dung bài học: Bài toán 1: * Giới thiệu bài toán. 3 cái - Vẽ hình minh hoạ trên bảng: Hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn. ? cái 2 cái Hàng trên : Hàng dưới: * Câu hỏi a. Hàng dưới có mấy cái kèn? - GV: Đây là bài toán về nhiều hơn. Tìm số lớn (số cái kèn của hàng dưới) Chọn phép tính thích hợp: phép cộng (3 + 2 = 5) * Câu hỏi b: Cả hai hàng có mấy cái kèn? Đây là bài toán về tìm tổng hai số (số kèn của cả hai hàng). Chọn phép tính thích hợp: phép cộng (3 + 5 = 8) - Trình bày lời giải như trong SGK. Bài toán 2: - Học sinh đọc đề bài. - GV vẽ sơ đồ minh hoạ trên bảng. - HS nhìn vào tóm tắt đọc lại đề bài. - Phân tích: Tìm số cá hai bể phải biết số cá của mỗi bể, đã biết số cá của bể thứ nhất. Phải tìm số cá của bể thứ hai. (GV vẽ sơ đồ như SGV): Số cá của bể thứ hai: (4 + 3 = 7). Tìm số cá của hai bể : 4 + 7 = 11(con) - GV giới thiệu: Đây là dạng toán giải bằng 2 phép tính. 3. Thực hành Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu của bài - Nêu cách giải theo hai bước, học sinh lên bảng làm mẫu- học sinh cả lớp làm ra giấy nháp. HS và GV nhận xét, chốt kết quả đúng rút ra kiến thức cần ghi nhớ. HS chép bài vào vở. Bài 2: Học sinh làm bài cá nhân, chữa bài, nêu cách làm. GV nhận xét, chốt kết quả đúng, củng cố kiến thức. Bài 3: Tiến hành tương tự. - HS nêu yêu cầu của bài. - Tự làm vào vở. - GV chữa bài, nêu cách làm bài. 4. Củng cố dặn dò: - GV cùng học sinh hệ thống lại nội dung bài học . Nhận xét tiết học. Tiết 2 (Buổi sáng) Tự nhiên & Xã hội Họ nội, họ ngoại I. Mục tiêu - Nêu được mối quan hệ họ hàng, nội, ngoại và biết cách xưng hô đúng. - HS năng khiếu: Biết giới thiệu về họ nội, họ ngoại của mình. * Kĩ năng sống: - Khả năng diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình của mình. - Giáo tiếp ứng xử thân thiện với họ hàng gia đình của mình, không phân biệt. II. Đồ dùng dạy học: tranh trong SGK III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi: + Mỗi gia đình thường có bao nhiêu thế hệ cùng chung sống? - GV nhận xét, biểu dương HS . B. Bài mới 1. Giới thiệu bài. GV nêu mục đích, yêu cầu bài học. 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài * Hoạt động 1: Làm việc với SGK. Bước 1: Làm việc theo nhóm: Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 1 trong SGK và thảo luận các câu hỏi sau: - Hương đã cho các bạn xem ảnh của những ai? - Ông bà ngoại của Hương sinh ra những ai trong ảnh? - Quang đã cho các bạn xem ảnh của những ai? - Ông bà nội của Quang sinh ra những ai trong ảnh? Bước 2: Làm việc cả lớp: - Đại diện một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV kết luận: như SGV. * Hoạt động 2: Kể về họ nội, họ ngoại. Bước 1: Làm việc theo nhóm: - Nhóm trưởng hướng dẫn các bạn dán ảnh họ hàng của mình lên giấy to rồi giới thiệu với các bạn trong nhóm. - Cả nhóm nói với nhau về cách xưng hô của mình đối với anh em củ bố và của mẹ cùng với các cọ của họ theo phong tục của địa phương. Bước 2: Làm việc cả lớp: - Từng nhóm treo tranh của nhóm mình lên tường. Một vài học sinh trong nhóm lên giới thiệu với cả lớp về những người họ hàng của mình và nói rõ cách xưng hô. Hoạt động 3: Đóng vai: Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn: GV chia nhóm thảo luận và đóng vai các tình huống trong vở bài tập. Bước 2: thực hiện. - Các nhóm lần lượt lên thể hiện phần đóng vai của nhóm mình, các nhóm khác quan sát và nhận xét. * GVkết luận: Ông bà nội, ngoại, cô, dì, chú bác cùng với các con của họ là những người họ hàng ruột thịt. Chúng ta phải biết yêu quý, quan tâm, giúp đỡ những người họ hàng thân thích của mình. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học & hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 3 (Buổi sáng) Chính tả(Nhớ-viết) Vẽ quê hương I. Mục tiêu Nhớ – viết dúng bài chính tả; trình bày sạch sẽ và đúng hình thức bài thơ 4 chữ. Làm đúng TB 2 a, tìm một số tiếng chứa âm đầu dễ lẫn s/x. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu A. Kiểm tra bài cũ: HS tìm từ viết bắt đầu bằng s/x. - HS khác viết từ : kính công, đường cong. - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn viết chính tả a) Chuẩn bị: GV đọc bài viết; 2HS đọc thuộc lòng. Cả lớp đọc thầm ghi nhớ chữ khó viết. Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách trình bày bài. + Vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê hương rất đẹp? + Trong đoạn thơ trên có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao? + Cần trình bày bài thơ 4 chữ số như thế nào? - HS tập viết tiếng khó để ghi nhớ - GV nhắc các em lưu ý cá từ ngữ: làng xóm, lượn quanh, xanh ngắt, trên. b) HS tự nhớ và viết vào vở. - GV cho HS ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày. - HS đọc lại đoạn thơ trong SGK một lần. - HS tự nhớ lại đoạn thơ và viết vào vở. c) Nhận xét, đánh giá: GV nhận xét 5 – 7 bài tuyên dương, tư vấn cho HS cách viết (nếu cần). 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập 2 a. HS đọc yêu cầu của bài và lựa chọn bài 2a. HS làm bài cá nhân, 2 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. Chốt lời giải đúng, sau đó đọc lại. Cả lớp ghi nhớ chính tả. Lời giải: Nhà sàn, đơn sơ, suối chảy, sáng lưng đồi. 4. Củng cố, dặn dò GV nhận xét giờ học, rút kinh nghiệm. Luyện thêm để khắc phục lỗi chính tả còn mắc. Tiết 4 (Buổi sáng) Tập làm văn Nghe kể: tôi có đọc đâu. nói về quê hương I. Mục tiêu - Nghe - kể lại đúng nội dung chuyện vui. Lời kể vui, tác phong mạnh dạn tự nhiên. - Bước đầu biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý BT2. Bài nói đủ ý, dùng từ đặt câu đúng. * Điều chỉnh: Không yêu cầu HS làm BT 1 vào vở. II. Đồ dùng dạy học: Tranh SGK, bảng phụ. III. Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - HS đọc lại lá thư đã viết ở tuần trước. - Nêu cách trình bày một bức thư? - GV nhận xét, tuyên dương, tư vấn. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: HS đọc yêu cầu và gợi ý. Cả lớp đọc thầm quan sát tranh. + Bức tranh vẽ gì? (một người đang viết thư và một người ngồi bên cạnh) + Người viết thư và người ngồi bên cạnh nói với nhau điều gì? * GV kể chuyện (giọng vui dí dỏm), hai câu người viết thêm vào bức thư kể với giọng bực tức. * Trả lời câu hỏi gợi ý: - Người viết thư và người ngồi bên cạnh làm gì? - Người viết thư viết thêm vào điều gì? - Người bên cạnh kêu lên như thế nào? * GV kể lần 2. HS lắng nghe. - HS kể lại chuyện. - Từng cặp HS kể cho nhau nghe. - 4 HS nhìn bảng thi kể lại chuyện. - Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào? - Cả lớp bình xét bạn kể hay nhất. Bài 2: HS đọc đề, lớp đọc thầm. Giúp HS hiểu nghĩa của từ quê hương: là nơi em sinh ra và lớn lên (có thể ở nông thôn hoặc thành phố), nơi ông bà, họ hàng của em sinh sống. - Nếu biết ít về quê hương có thể kể về nơi em đang ở cùng bố mẹ. - 1 HS đọc gợi ý ở SGK. - HS tập nói theo cặp, sau đó trình bày trước lớp. - Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất. * GV chốt: Bài nói về quê hương phải đủ ý, dùng từ đặt câu đúng, biết dùng từ ngữ gợi tả để bộc lộ tình cảm với qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN10-2014.doc
Tài liệu liên quan