Giáo án lớp 3 - Năm 2016 - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Tuần 1

I. MỤC TIÊU

 Giúp HS ôn tập củng cố về:

 - Cấu tạo số tự nhiên; hàng và lớp trong số tự nhiên; đọc viết và so sánh số tự nhiên.

 - Rèn kĩ năng tư duy và trình bày bài tập.

 - Bài tập cần làm: Làm các bài từ bài 9 đến bài 16 – Tài liệu ôn hè.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Sách ôn kiến thức, rèn kĩ năng Toán 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Giới thiệu bài:

 GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.

 2. Luyện tập.

Bài 9: HS đọc đầu bài. GV chép bài tập lên bảng.

- Yêu cầu cả lớp làm bài; 1 em lên bảng.

- GV chữa bài chung.

- GV củng cố kiến thức qua bài tập: Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong số.

 

doc14 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Năm 2016 - Trường Tiểu học Nhân Đạo - Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Thứ hai ngày 11 tháng 7 năm 2016 Tiết 1: Tiếng Việt ôn tập về cấu tạo của tiếng I. Mục tiêu - Giúp HS ôn tập củng cố về cấu tạo của tiếng thông qua hệ thống các bài tập. - Rèn kĩ năng làm bài. II. Đồ dùng dạy học: Sách ôn kiến thức, rèn kĩ năng Tiếng Việt 4. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn ôn tập 2.1. Hệ thống kiến thức: GV hỏi: + Nêu các bộ phận của tiếng? (Âm đầu, vần, thanh) + Bộ phận nào cần thiết phải có trong mỗi tiếng? (Vần và thanh). Ví dụ? + Trong 1 tiếng, có thể không có bộ phận nào? (Âm đầu). Ví dụ minh hoạ? 2.2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài 1: HS đọc nội dung bài tập rồi nêu yêu cầu của bài. HS làm bài cá nhân, sau đó báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt câu trả lời đúng: a) Đoạn văn trên có 3 câu. Câu 1 có 6 tiếng; câu 2 có 11 tiếng; câu 3 có 19 tiếng. b) Những tiếng không có âm đầu: ai, ô, Bài 2: HS đọc nội dung bài tập rồi nêu yêu cầu của bài. - Học sinh làm bài vào vở; 1 em làm phiếu học tập khổ lớn. - Chữa bài của học sinh làm trên phiếu. - GV hỏi: Trong các tiếng vừa phân tích, những tiếng nào có đầy đủ 3 bộ phận? - Những tiếng nào chỉ có vần và thanh? - HS trả lời, GV chốt kiến thức. - HS đọc phần em cần nhớ trong tài liệu ôn hè. - Vài em không nhìn sách, nêu lại. 3. Củng cố dặn dò GV chốt các kiến thức vừa ôn tập. Dặn học sinh ghi nhớ để vận dụng làm bài tập. Tiết 2: Tiếng Việt ôn tập Từ ĐƠN – Từ PHứC I. Mục tiêu - Giúp HS ôn tập, củng cố các kiến thức về từ đơn và từ phức. - Vận dụng làm một số bài trong tài liệu (ôn hè tr4). II. Đồ dùng dạy học Sách ôn kiến thức, rèn kĩ năng Tiếng Việt 4. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh ôn tập 2.1 Hệ thống kiến thức: GV viết câu văn lên bảng: Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Yêu cầu học sinh nêu các từ có trong câu văn. GV hỏi: Những từ nào là từ đơn? Những từ nào là từ phức? Hỏi: Thế nào là từ đơn, thế nào là từ phức? + Từ phức có mấy loại? (2 loại, là từ ghép và từ láy). HS đọc mục Em cần nhớ trong tài liệu ôn hè. 2.2. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 1: HS đọc nội dung bài tập; xác định yêu cầu của bài. - Vài học sinh đọc to đoạn văn trước lớp. HS khác đọc thầm theo bạn. - Học sinh dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ trong mỗi câu rồi trả lời các câu hỏi của bài. - Báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt két quả đúng: Trời/ xanh biếc/, có/ vài/ đám mây/ trắng/ đủng đỉnh/ bay/, giống hệt/ những/ chiếc/ thuyền buồm/ khoan thai/ lướt/ trên/ mặt biển/.Ven/ rừng/, hàng/ vạn/ con bướm/ nho nhỏ/, vàng vàng/ bay/ phấp phới /như/ muốn/ thi đua/ cùng/ với / khách/ đi/ đường/. - Đoạn văn trên có 11 từ phức. - Các từ phức do các tiếng có nghĩa tạo thành: xanh biếc, đám mây, giống hệt, mặt biển, thuyền buồm, khoan thai, thi đua. - Các từ phức gồm các tiếng lặp lại âm đầu hoặc vần là: đủng đỉnh, nho nhỏ, vàng vàng, phấp phới. GV chốt kiến thức qua bài tập. Bài tập 2: Học sinh tự tìm và ghi lại 2 từ đơn, 2 từ phức nói về thời tiết. Học sinh nối tiếp nhau báo cáo kết quả trước lớp. GV nhận xét, chốt kiến thức: Chẳng hạn: lạnh, nắng, mưa,... (từ đơn); ấm áp, lạnh giá, nóng nực, lạnh cóng, ...(từ phức) 3. Củng cố, dặn dò - Giáo viên chốt kiến thức, nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Toán ôn tập chương 1 Số tự nhiên. Bảng đơn vị đo khối lượng I. Mục tiêu Giúp HS ôn tập hệ thống hoá kiến thức về: - Dãy số tự nhiên; cách đọc, viết số có nhiều chữ số; cách so sánh các số tự nhiên. - Bảng đơn vị đo khối lượng; cách chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng. II. Đồ dùng dạy học: Sách ôn kiến thức, rèn kĩ năng Toán 4. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hệ thống lại kiến thức đã học: 2.1. Số tự nhiên a) GV yêu cầu học sinh nêu ví dụ về số tự nhiên; dãy số tự nhiên. GV chốt kiến thức về dãy số tự nhiên: Các số tự nhiên xếp theo thứ tự từ bé đến lớn bắt đầu từ số 0 là dãy số tự nhiên. Chẳng hạn: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, ... b) Học sinh viết dãy số tự nhiên chẵn, dãy số tự nhiên lẻ. Gv hỏi về đặc điểm của dãy số tự nhiên, dãysố tự nhiên chẵn, dãy số tự nhiên lẻ. c) GV đưa ví dụ, viết bảng : 123 456 ; 12 356 425; 123 457 235 Hỏi: + Mỗi số tự nhiên trên có mấy chữ số? Hãy nêu các hàng và lớp của mỗi số? + Nêu cách đọc ? GV hỏi về giá trị của từng chữ số trong mỗi số tự nhiên. Sau đó kết luận kiến thức chính: * Hàng và lớp. - Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm hợp thành lớp đơn vị. - Hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn hợp thành lớp nghìn. - Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu hợp thành lớp triệu. * Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong số. d) GV hỏi: Nêu cách so sánh các số TN? (Số TN nào có ít chữ số hơn thì số đó bé hơn, số TN nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn. Nếu các số TN có số chữ số bằng nhau ta so sánh từng hàng, bắt đầu từ hàng cao nhất, ...) Học sinh làm ví dụ: So sánh: 25074 và 200174; 85 239 và 101111. 2.2. Bảng đơn vị đo khối lượng HS đọc lại thứ tự các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng. GV viết bẳng: Tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g. Vài em nhắc lại. GV hỏi về mối quan hệ giữa các đơn vị đo. HS trả lời, GV nhận xét, chốt kiến thức: Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp 10 lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó. Trong số đo khối lượng, mỗi chữ số ứng với một đơn vị đo. Hướng dẫn học sinh chuyển đổi một số đơn vị đo khối lượng thông qua ví dụ. 3. Củng cố dặn dò: GV chốt các kiến thức vừa ôn tập. Dặn học sinh ghi nhớ để vận dụng làm bài tập. Tiết 4: Toán ôn tập chương 1(TIếP) I. Mục tiêu Giúp HS ôn tập củng cố về: - So sánh số tự nhiên; tính giá trị biểu thức chữ; tìm thành phần chưa biết của phép tính. - Giải toán có lời văn. - Rèn kĩ năng tư duy và trình bày bài tập. - Làm các bài từ bài 1 đến bài 8 (Tài liệu ôn hè) II. Đồ dùng dạy học Sách ôn kiến thức, rèn kĩ năng Toán 4. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Luyện tập. GV hướng dẫn học sinh làm từ bài Bài 1: HS đọc đầu bài và nêu yêu cầu của bài. HS thực hiện so sánh các số tự nhiên, sau đó báo đọc kết quả, GV chữa chung. * Lưu ý HS về 2 trường hợp so sánh số tự nhiên. Bài 2: HS đọc yêu cầu. - Hỏi: Bài yêu cầu gì? (Tìm thành phần chưa biết của phép tính) - HS làm bài. 2 học sinh lên bảng. - Lớp và giáo viên nhận xét, chốt kết quả đúng. GV lưu ý học sinh về cách tìm thành phần chưa biết của phép tính. Bài 3: HS đọc đầu bài. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? Học sinh làm bài. Một số em nêu bài giải trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. * GV củng cố dạng toán liên quan đến rút về đơn vị. Bài 4: HS đọc đầu bài. - Hỏi: Biểu thức có gì đặc biệt? Nêu cách tính giá trị số của biểu thức? - Học sinh làm bài rồi chữa bài. GV củng cố kiến thức qua bài tập. Bài 5: Học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả. GV chốt cách tính chu vi hình vuông. Bài 6: Tổ chức cho học sinh làm tương tự bài 1. Bài 7 : HS đọc bài và nêu yêu cầu của bài: - GV yêu cầu học sinh làm vở. - Học sinh nối tiếp báo cáo kết quả của bài tập và giải thích lí do. GV chốt kết quả đúng: a) Đ b) Đ c) Đ d) S Bài 8 : HS đọc đầu bài. - GV yêu cầu học sinh làm vở. - Học sinh báo cáo kết quả của bài tập và giải thích lí do. GV chốt kết quả đúng: Khoanh vào ý D . - GV củng cố kiến thức qua bài tập. 3. Củng cố dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Thứ tư ngày 13 tháng 7 năm 2016 Tiết 1: Toán ôn tập chương 1 (TIếP) I. Mục tiêu Giúp HS ôn tập củng cố về: - Cấu tạo số tự nhiên; hàng và lớp trong số tự nhiên; đọc viết và so sánh số tự nhiên. - Rèn kĩ năng tư duy và trình bày bài tập. - Bài tập cần làm: Làm các bài từ bài 9 đến bài 16 – Tài liệu ôn hè. II. Đồ dùng dạy học: Sách ôn kiến thức, rèn kĩ năng Toán 4. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Luyện tập. Bài 9: HS đọc đầu bài. GV chép bài tập lên bảng. - Yêu cầu cả lớp làm bài; 1 em lên bảng. - GV chữa bài chung. - GV củng cố kiến thức qua bài tập: Giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong số. Bài 10: Củng cố cho học sinh cách đọc số tự nhiên có nhiều chữ số. Bài 11: HS đọc đầu bài. Học sinh tự làm bài rồi chữa bài. GV củng cố kiến thức qua bài tập: Muốn tìm số tự nhiên liền trước 1 số tự nhiên đã cho ta làm thế nào? + Muốn tìm số tự nhiên liền sau 1 số tự nhiên đã cho ta làm thế nào? HS trả lời,GV nhận xét, tuyên dương. Bài 12: Học sinh đọc thầm và xác định yêu cầu bài tập. Làm bài tập theo nhóm đôi; báo cáo kết quả. GV chốt kết quả đúng: Viết được các số tự nhiên sau: 679, 697, 769, 796, 976, 967 GV tiếp tục mở rộng kiến thức lập số với các bài tập nâng cao hơn (nếu còn thời gian). Bài 13, 14: Hướng dẫn tương tự. - HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài. - GV gọi học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở. - GV chữa bài, củng cố cách đổi đơn vị đo khối lượng. Bài 15: GV chép bài tập lên bảng. - GV gọi HS lên bảng làm. - HS dưới lớp làm vào vở. - GV chữa bài, củng cố mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian và cách đổi đơn vị đo thời gian. Bài 16: Học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, GV chốt lời giải đúng: a) Khoanh ý C b) Khoanh ý A 3. Củng cố dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2: Toán ôn tập chương 1 (tiếp) I. Mục tiêu Giúp HS ôn tập củng cố kiến thức kĩ năng: - Chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng, thời gian. - Ôn tập củng cố về biểu đồ, giải toán về tìm số trung bình cộng. - Rèn kĩ năng tư duy và trình bày bài tập. - Bài tập cần làm: Làm các bài từ bài 17 đến bài 23 – Tài liệu ôn hè. II. Đồ dùng dạy học: Sách ôn kiến thức, rèn kĩ năng Toán 4. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 17: Học sinh tự làm bài rồi báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, GV chốt lời giải đúng. GV củng cố kiến thức qua bài tập: Hỏi: Muốn tìm số TBC của nhiều số ta làm thế nào? HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương. Bài 18: Học sinh đọc bài toán. Hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. GV chữa bài. * Củng cố dạng toán trung bình cộng. Bài 19: HS đọc nội dung bài và nêu yêu cầu của bài: - GV yêu cầu học sinh làm vở: Đọc và ghi lại các số liệu đã được thể hiện trên biểu đồ. - Học sinh nối tiếp báo cáo kết quả của bài tập. GV chốt kết quả đúng: a) Các hình các bạn cắt là: hình vuông, hình tròn, hình tam giác. b) Có 3 bạn cắt hình vuông là: Thu, Cúc, Hồng. Có 3 bạn cắt hình tròn là: Thu, Hồng, Lan. Có 3 bạn cắt hình tam giác là: Thu, Cúc, Lan. Bài 20 : HS đọc đầu bài. - GV yêu cầu học sinh làm vở. 1 học sinh lên bảng. - GV chữa bài: Tổng hai số đó là: 125 x 2 = 250 Số thứ hai là: 250 - 111 = 139 Đáp số: 139 - GV củng cố kiến thức qua bài tập. Bài 21: HS nêu yêu cầu. HS đọc các số liệu trên biểu đồ hình cột, điền vào chỗ chấm. GV theo dõi học sinh làm bài và giúp đỡ những học sinh còn lúng túng. - Nhận xét, chữa bài. - GV củng cố kiến thức qua bài tập: Nhác lại cách đọc số liệu trong biểu đồ hình cột. Bài 22 : Tổ chức hướng dẫn tương tự bài 19 và bài 21 Bài 23: Học sinh làm bài theo nhóm 4. Sau đó báo cáo kết quả. GV chốt những cách giải đúng; khen những nhóm tìm nhanh ra cách giải và có cách giải hay. 3. Dặn dò HS - Khắc sâu kiến thức vừa ôn cho HS - GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 3: Tiếng Việt ôn tập Từ ghép – từ láy I. Mục tiêu - Giúp HS ôn tập các kiến thức về từ ghép và từ láy. - Rèn kĩ năng nhận biết từ ghép, từ láy và kĩ năng làm bài tập. II. Đồ dùng dạy học Sách ôn kiến thức, rèn kĩ năng Tiếng Việt 4. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh ôn tập 2.1. Hệ thống kiến thức - GV hỏi: Từ phức có mấy loại? là những loại từ nào? (2 loại: từ ghép và từ láy) + Từ ghép và từ láy có những đặc điểm nào khác nhau? + Từ ghép được chia làm mấy loại? Kể tên? HS trả lời; GV chốt: * Trong từ ghép, các tiếng tạo nên từ đều có nghĩa rõ ràng. Trong từ láy, các tiếng có quan hệ với nhau về âm; thường chỉ có một tiếng có nghĩa, tiếg còn lại mkhông có nghĩa hoặc mờ nghĩa. * Từ ghép có 2 loại: Từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại. - HS đọc mục Em cần ghi nhớ. 2.2. Hướng dẫn bài tập Bài tập 1: HS đọc nội dung bài tập; xác định yêu cầu của bài. Vài học sinh đọc to đoạn văn trước lớp. HS khác đọc thầm theo bạn. Học sinh thực hiện các yêu cầu của bài. Báo cáo kết quả trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt két quả đúng: - Các từ ghép : thiên nhiên, âm thanh, giai điệu . - Các từ láy: rộn ràng, êm đềm. GV hỏi: Từ thiên nhiên cũng có quan hệ về âm, tại sao lại không phải là từ láy? ( Vì 2 tiếng cấu tạo nên từ dều có nghĩa rõ ràng, việc chúng có quan hệ về âm chỉ là sự ngẫu nhiên). GV lưu ý học sinh một số từ ghép có quan hệ về âm. Chẳng hạn: tươi tốt, hoan hỉ, mặt mũi, rừng rú, bạn bè, học hành,... Bài tập 2: Học sinh đọc yêu cầu bài tập. GV nhấn mạnh yêu cầu: Ghép tiếng thích hợp với tiếng cho trước để tạo thành từ ghép hoặc từ láy. Học sinh làm bài nhóm đôi; 1 nhóm làm vào phiếu học tập cỡ lớn. Chữa bài làm trên phiếu. Củng cố kiến thức qua bài tập. 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Tiếng Việt ôn tập văn kể chuyện I. Mục tiêu - Giúp HS ôn tập các kiến thức về văn kể chuyện. - Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. - Xác định được nhân vật trong câu chuyện có sẵn, nắm được ý nghĩa của câu chuyện; biết kể tiếp câu chuyện đã cho. - Vặn dụng làm một số bài tập trong tài liệu ôn hè. II. Đồ dùng dạy học Sách ôn tập hè. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh ôn tập 2.1 Hệ thống kiến thức - GV hỏi: Theo em thế nào là kể chuyện? - Học sinh trả lời; GV chốt kiến thức: Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuiyeenj đều nói lên một điều có ý nghĩa. - HS đọc mục em cần nhớ (tr33) 2.2 Hướng dẫn bài tập Bài tập 1: HS đọc nội dung bài tập; xác định yêu cầu của bài. - Học sinh đọc câu chuyện Vì sao nước biển mặn? (3 em) - Cả lớp theo dõi. Cho cả lớp đọc thầm lại. - GV hỏi: Trong câu chuyên trên có những sự việc nào? - HS trả lời, GV ghi bảng từng sự việc. - GV nhận xét, chốt kết quả đúng: + Ngày ngày, ông lão ra biển đánh cá rồi đem đổi lấy bánh mì và muối để sống qua ngày. + Một hôm ông kéo lưới lên chỉ thấy một con cá nhỏ, vảy và đuôi vàng óng, con cá van nài ông đừng giết nó, ... + Con cá cho ông lão một cái cối xay muối, ... + Ông đem muối chia cho dân làng, ... - HS đọc câu hỏi b và trả lời. - GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. Bài tập 2: HS đọc nội dung bài tập; xác định yêu cầu của bài. - HS đọc câu chuyện Bà tôi và trả lời câu hỏi. - Tự làm bài vào vở rồi chữ chung. Bài tập 3, 4: Hướng dẫn tương tự. - HS kể tiếp câu chuyện théo ý HS. - GV nhận xét, tuyên dương. - Củng cố kiến thức qua các bài tập. 3. Củng cố, dặn dò - HS đọc các kiến thức cần ghi nhớ trong tài liệu ôn hè. - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập. Thứ sáu ngày 15 tháng 7 năm 2016 Tiết 1: Toán ôn tập chương 2 Bốn phép tính với số tự nhiên. Hình học I. Mục tiêu * Giúp HS ôn tập củng cố về: - Biểu thức chứa chữ; tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, phép nhân; nhân nhẩm với 10, 100, 1000, ... và dạng toán Tổng – Hiệu. - Củng cố kiến thức về hình học: các góc, đường thẳng, ... - Rèn kĩ năng tư duy cho HS. II. Đồ dùng dạy học: Tài liệu ôn hè III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hệ thống lại kiến thức đã học: 2.1. Biểu thức chứa chữ: - GV gọi vài HS nêu một số ví dụ về biểu thức chứa 2 chữ hoặc 3 chữ. - GV ghi bảng. Một số HS nêu cách hiểu vè biểu thức chứa chữ. - GV chốt: Biểu thức chứa 2 chữ là biểu thức trong đó chứa đúng 2 chữ. + Biểu thức chứa 3 chữ là biểu thức trong đó chứa đúng 3 chữ. - Hỏi: Làm thế nào để tính được giá trị của biểu thức chứa chữ? - HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung. - GV chốt: ... thay chữ bằng số .... - Gọi một số HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ. 2.2. Các tính chất của phép tính. - HS nhắc lại các tính chất đã được học. - Lớp nhận xét, bổ sung, GV chốt ý đúng và ghi bảng: + Tính chất giao hoán của phép cộng. + Tính chất kết của phép cộng. + Tính chất giao hoán của phép nhân. + Tính chất kết của phép nhân. + Nhân với 10, 100, 1000, ... + Chia cho 10, 100, 1000, ... + Nhân một số với một tổng. + Nhân một số với một hiệu. + Chia một tổng cho một số + Chia một số cho một tích. + Chia một tích cho một số. - Gọi HS nêu từng tính chất, lấy ví dụ minh họa. - GV phân tích thêm, chốt kiến thức. *Lưu ý cho HS những tính chất nay thường hay vận dụng để tính nhanh, tính bằng nhiều cách. 2.3. Dạng toán Tổng – Hiệu. - Cho HS nêu lại 2 cách giải của dạng toán Tổng – Hiệu. - GV ra một đề toán cho HS vận dụng làm. *Bài toán: Tổng của 2 số là 135, số lớn hơn số bé 63. Tìm 2 số đó. Hỏi: Bài toán thuộc dạng toán gì? (Tổng – hiệu) - HS vận dụng kiến thức vừa nêu để giải theo 2 cách. - GV nhận xét, chữa bài: Cách 1: Số bé là: (135 – 63) : 2 = 36 Cách 2: Số lớn là: (135 + 63) : 2 = 99 Số lớn là: 36 + 63 = 99 Số bé là: 99 - 63 = 36 - HS nêu lại các bước giải của bài toán Tổng – hiệu. 2.4. Hình học: - GV vẽ góc vuông, góc tù, góc bẹt lên bảng. - Gọi HS nhận xét, so sánh các góc. GV kết luận (như tài liệu ôn tập hè). - Vài HS nêu lại. - GV vẽ tiếp 2 đường thẳng vuông góc và 2 đường thẳng sông song. - Cho HS nhận xét, phân biệt 2 đường thẳng vuông góc, 2 đường thẳng sông song. - HS thực hành vẽ vào vở các góc, các đừng thẳng. - HS mở tài liệu ôn hè, đọc lại kiến thức cần ghi nhớ. 3. Củng cố dặn dò GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 2: Tiếng Việt ôn bài luyện tập số 1 luyện Đọc hiểu – luyện chính tả I. Mục tiêu - Hướng dẫn HS đọc và trả lời câu hỏi trong bài: Sự tích hoa thủy tiên (tài liệu ôn hè trang 38). - Hiểu nội dung: Câu chuyện khuyên ta ở hiền thì gặp lành, chăm chỉ siêng năng làm việc sẽ thành đạt, ... - Rèn kĩ năng viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Sự tích hoa thủy tiên. - Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn s/x; l/n. (tr39) II. Đồ dùng dạy học: Tài liệu ôn hè. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài đọc: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn luyện đọc. BT1: HS nêu yêu cầu của bài. a) GV đọc mẫu toàn bài một lượt. HS nghe. b) GV hướng dẫn luyện đọc. - 1 HS đọc bài: Sự tích hoa thủy tiên. - Cả lớp đọc thầm bài. - GV nhắc HS nghỉ hơi sau dấu câu, cụm từ, thể hiện cách nói của nhân vật. - HS tiếp nối nhau đọc lại bài. - GV và lớp theo dõi nhận xét. - Hỏi: Em có nhận xét gì về tính cách của 3 người anh và người em út? - HS trả lời, GV nhận xét bổ sung. - Hỏi: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (... ở hiền thì gặp lành, chăm chỉ, siêng năng làm việc sẽ thành đạt....) - HS trả lời, GV nhận xét bổ sung. - HS làm bài vào vở. 3. Luyện chính tả - GV đọc bài chính tả, HS theo dõi SGK. Viết từ đầu đến xử tệ với mình (tr38). - HS đọc thầm lại bài chính tả. - Cho HS nắm nội dung bài viết: + Trước khi qua đời người cha dặn các con như thế nào? + Các con có thực hiện theo lời cha dặn không? + HS tự phát hiện những chữ khó viết luyện ra nháp. * HS viết bài: - HS gấp SGK. GV đọc cho HS viết bài và đọc lại cho HS soát bài, tự sửa lỗi chính tả. * GV nhận xét, chữa bài cho HS: Kiểm tra 5 – 7 bài nhận xét và chữa những lỗi phổ biến trong bài viết của học sinh. * Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả (tr39) - HS đọc yêu cầu: Điền vào chỗ chấm s/x; l/n. - GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở sau đó chữa bài. - HS nối tiếp nhau đọc lại bài sau khi đã điền đủ. Chẳng hạn: cá sấu, quả sấu, xấu tính; ngày sinh, xinh đẹp, sinh sự; chim sẻ, chia sẻ, xẻ làm đôi. + chồi non, lon ton, non nớt, nóng bức, làng xóm, .... - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ học hướng dặn chuẩn bị bài sau. Tiết 3 + 4: Tiếng Anh GV chuyên dạy ký duyệt: ........................................................................................................... ............................................................................................................ ........................................................................................................... ..........................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGA HE TUAN1.doc
Tài liệu liên quan