Giáo án Lớp 4 Tuần 15 - GV: Nguyễn Viết Lợi - Tiểu học Đức Trí

Lịch sử: NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ

(Tiết 15)

I/ Mục tiêu:

- Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp.

- Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt,: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển; khi có lụt, tât cả mọi người phait tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê.

* Liên hệ GDMT: Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa màu mỡ, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lũ lụt đe doạ sản xuất và đời sống). Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo vệ đê điều - những công trình nhân tạo phục vụ đời sống.

 

doc47 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 608 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 15 - GV: Nguyễn Viết Lợi - Tiểu học Đức Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
câu mà chúng ta không nên hỏi? KL: Để giữ phép lịch sự, khi hỏi chúng ta cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác, những câu hỏi chạm vào lòng tự ái hay nỗi đau của người khác. (?): Để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác thì cần chú ý những gì? 2.3 Ghi nhớ: - Gọi HS đọc ghi nhớ. - Y/c HS lấy một số VD minh hoạ. 2.4 Luyện tập: Bài 1: - Gọi 2HS nối tiếp nhau đọc từng phần. - Y/c HS ngồi cùng bàn trao đổi và làm bài. - Gọi HS phát biểu, bổ sung. KL: a) Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thầy trò. b) Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thù địch. Bài 2: - Gọi HS đọc y/c và nội dung. - Y/c HS tìm câu hỏi trong truyện. - Gọi HS đọc câu hỏi. (?): Các em cần so sánh để thấy câu các bạn nhỏ với cụ già có thích hợp hơn câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau không? Vì sao? - Gọi HS phát biểu ý kiến. (?): Nếu chuyển những câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau để hỏi cụ già thì hỏi ntn? Hỏi như vậy đã được chưa? 3. Củng cố - dặn dò: - Y/c 2HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ của bài. - Nhận xét tiết học. Dặn HS luôn có ý thức lịch sự khi nói, hỏi người khác và chuẩn bị bài sau. - 3HS lên bảng đặt câu. - 2HS đứng tại chỗ trả lời. - Nhận xét. - Lắng nghe. - 1HS đọc. - 2HS ngồi cùng bàn trao đổi, dùng bút chì gạch chân dưới các từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép. - Lời gọi: Mẹ ơi - Lắng nghe. - 1HS đọc. - Tiếp nối đặt câu hỏi. + Cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác. + Cậu không có áo mới hay sao mà toàn mặc áo quá cũ vậy? + Lắng nghe. + Thưa gửi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ của mình và người được hỏi. Tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác. - 2HS đọc thành tiếng. - HS lấy VD minh hoạ. - 2HS đọc. - 2HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi. - Tiếp nối nhau phát biểu. - Lắng nghe. - 1HS đọc. - Dùng bút chì gạch chân vào câu hỏi trong SGK. + Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ? Chắc là cụ bị ốm? Hay cụ đánh mất cái gì? Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cho cụ không ạ? - HS thảo luận nhóm 2. + Các câu hỏi các bạn tự hỏi nhau mà hỏi cụ già thì chưa thật tế nhị, hơi tò mò. + Thưa cụ, cụ đánh mất gì ạ? Thưa cụ, cụ bị ốm hay sao? + Những câu hỏi này vẫn chưa hợp lí với người lớn lắm, chưa tế nhị. - 2HS nhắc lại. Thứ sáu ngày 3 tháng 12 năm 2010. Ä Ä { Ã Ã Tập làm văn: QUAN SÁT ĐỒ VẬT (Tiết 30) I/ Mục tiêu: - Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau; phát hiện được đặc điểm phân biệt đồ vật này với đồ vật khác. - Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc. II/ Đồ dùng dạy học: + Tranh minh hoạ một số đồ chơi trong SGK. + Một số đồ chơi: gấu bông; thỏ bông; bày trên bàn để HS chọn đồ chơi quan sát. III/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc dàn ý: tả chiếc áo của em. Khuyến khích cho HS đọc đoạn văn, bài văn miêu tả cái áo của em. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2.2 Tìm hiểu ví dụ: Bài 1: - Gọi HS nối tiếp nhau đọc y/c và gợi ý. - Gọi HS giới thiệu đồ chơi của mình. - Y/c HS tự làm bài. - Gọi HS trình bày. Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, cách diễn đạt. Bài 2: (?): Theo em, khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì? KL: Khi quan sát đồ vật, cần chú ý quan sát từ bao quát đến bộ phận. Khi quan sát cần sử dụng kết hợp nhiều giác quan để tìm ra nhiều đặc điểm độc đáo, riêng biệt mà chỉ có đồ vật này mới có. Cần tập trung miêu tả những đặc điểm độc đáo, khác biệt đó, không cần quá chi tiết, tỉ mỉ, lan man. - Y/c HS đọc phần ghi nhớ. 2.3 Luyện tập: - Gọi HS đọc y/c và nội dung. GV viết đề bài trên bảng lớp. - Y/c HS tự làm bài. GV đi giúp đỡ các HS gặp khó khăn. - Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS. - Khen ngợi những HS lập dàn ý chi tiết đúng. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà hoàn thành dàn ý, viết thành bài văn và tìm hiểu một trò chơi, một lễ hội ở quê em để chuẩn bị cho bài sau. - 2HS đọc dàn ý, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Lắng nghe. - 3HS nối tiếp nhau đọc. - Một số HS giới thiệu đồ chơi của mình. - Tự làm bài. - 3HS trình bày kết quả quan sát. + Quan sát theo một trình tự hợp lí từ bao quát đến bộ phận. + Quan sát bằng nhiều giác quan: tay, mắt, tai + Tìm ra những đặc điểm riêng để phân biệt nó với đồ vật cùng loại. - Lắng nghe. - 3HS đọc thành tiếng. - 1HS đọc. - Tự làm vào vở. - Một số HS trình bày dàn ý. Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010. Ä Ä { Ã Ã Toán: CHIA HAI SỐ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0 (Tiết 71) I/ Mục tiêu: - Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. II/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 70. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy. 2.2 Giới thiệu trường hợp số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng: - GV viết lên bảng phép chia 320 : 40 và y/c HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên. (?): Em có nhận xét gì về kết quả 320 : 40 và 32 : 4 ? (?): Em có nhận xét gì về các chữ số của 320 và 32, của 40 và 4? KL: Vậy để thực hiện 320 : 40 ta chỉ việc xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 rồi thực hiện phép chia. - Y/c HS đặt tính và tính 320 : 40 có sử dụng tính chất vừa nêu. - GV nhận xét và kl về cách đặt tính đúng. 2.3 Giới thiệu trường hợp chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia: - GV viết lên bảng phép chia 32000 : 400 và y/c HS suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên. (?): Em có nhận xét gì về kết quả 32000 : 400 và 320 : 4? (?): Em có nhận xét gì về các chữ số của 32000 và 320, của 400 và 4? KL: Vậy để thực hiện 32000 : 400 ta chỉ việc xoá đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 rồi thực hiện phép chia. - Y/c HS đặt tính và tính 32000 : 400 có sử dụng tính chất vừa nêu trên. - Nhận xét và kl cách đặt tính đúng. (?): Khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 thì chúng ta làm thế nào? - Y/c HS đọc kl trong SGK. 2.4 Luyện tập: Bài 1: (?): BT y/c chúng ta làm gì? - Y/c HS làm bài vào bảng con. - Nhận xét và chữa bài. Bài 2a: (?): BT y/c chúng ta làm gì? - GV viết lên bảng: x x 40 = 25600. (?): x là gì? (?): Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào? - Y/c HS tự làm bài. - Nhận xét và chữa bài. Bài 3a: - Y/c HS đọc đề bài. - Y/c HS tự làm bài. - Nhận xét và chữa bài. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Chia cho số có hai chữ số. - 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - Suy nghĩ sau đó nêu cách tính của mình: 320 : 40 = 320 : (10 x 4) = 320 : 10 : 4 = 32 : 4 = 8 + Kết quả đều bằng 8. + Nếu cùng xoá đi chữ số 0 ở tận cùng của số 320 và 40 thì ta được 32 và 4. - HS nêu lại kết luận. - Đặt tính và tính. - Suy nghĩ sau đó nêu cách tính của mình: 32000 : 400 = 32000 : (100 x 4) = 32000 : 100 : 4 = 320 : 4 = 80. + Đều bằng 80. + Nếu xoá đi hai chữ số 0 ở tận cùng của 32000 và 400 thì ta được 320 và 4. - HS nêu lại kết luận. - Đặt tính và tính. + Ta có thể xoá đi một, hai, ba chữ số 0 ở tận cùng số chia và số bị chia rồi chia như thường. - 2HS nhắc lại. + Tính. - 4HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con. - Nhận xét. + Tìm x. + x là thừa số. + Lấy tích chia cho thừa số đã biết. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. - Nhận xét. - 1HS đọc đề. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy Thứ ba ngày 30 tháng 12 năm 2010. Ä Ä { Ã Ã Toán: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Tiết 72) I/ Mục tiêu: - Biết đặt tính và thực hiện phép chi số có ba chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư). II/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 71. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài. 2.2 H/d thực hiện phép chia cho số có hai chữ số: a)Trường hợp chia hết - Viết lên bảng phép chia 672 : 21 và y/c HS đọc phép chia. - Y/c HS sử dụng tính chất một số chia cho một tích để tìm kết quả. (?): Vậy 671 : 21 bằng bao nhiêu? - Y/c HS dựa vào cách đặt tính chia cho số có một chữ số để đặt tính 671 : 21. (?): Chúng ta thực hiện chia theo thứ tự nào? (?): Số chia trong phép chia này là bao nhiêu? ð Vậy khi thực hiện phép chia chúng ta nhớ lấy 672 chia cho 21, chứ không phải chia cho 2 rồi chia cho 1 vì 2 và 1 chỉ là các chữ số của số 21. - Y/c 1HS thực hiện phép chia. - Nhận xét, sau đó thống nhất với HS cách chia đúng như SGK đã nêu. (?): Phép chia này là phép chia hết hay phép chia có dư? Vì sao? b) Trường hợp chia có dư - Viết lên bảng phép chia 779 : 18 và tiến hành tương tự như phép chia 672 : 21. (?): Phép chia 779 : 18 là phép chia hết hay phép chia có dư? (?): Trong phép chia có dư, chúng ta phải chú ý đến điều gì? c) Tập ước lượng thương GV: Để ước lượng thương của phép chia chúng ta lấy hàng chục chia cho hàng chục. VD: Tính phép chia 75 : 17 - Y/c HS nhẩm 75 : 17. Khi đó chúng ta giảm dần thương xuống còn 6, 5, 4 và tiến hành nhân và trừ nhẩm. Để tránh phải thử nhiều thì ta nên làm các số trong phép chia thành số tròn chục gần nhất. - GV cho cả lớp ước lượng với các phép chia khác. 2.3 Luyện tập: Bài 1: - Y/c HS tự đặt tính rồi tính. - Y/c HS nêu cách thực hiện. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2: - Gọi 1HS đọc y/c của bài. - Yc HS tự tóm tắt bài toán và làm bài. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3: - GV viết lên bảng: x x 34 = 714. (?): x là gì? (?): Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào? - Tiến hành tương tự với câu b. - Y/c HS tự làm bài. - Nhận xét và chữa bài. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm bài tập hướng dẫn làm tập thêm và chuẩn bị bài Chia cho số có hai chữ số (TT). - 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - 1HS đọc. - HS thực hiện theo y/c của GV. + 32 - 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp. + Thực hiện chia từ trái sang phải. + 21 - Lắng nghe. - 1HS làm trên bảng, cả lớp làm vào vở nháp. + Phép chia hết vì số dư bằng 0. - Đặt tính và tính. + Phép chia có dư. + Số dư phải luôn luôn nhỏ hơn số chia. - Lắng nghe. - 4HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính, cả lớp làm vào bảng con. - HS nêu cách thực hiện. - Nhận xét. - 1HS đọc đề. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. + x là thừa số. + Lấy tích chia cho thừa số đã biết. - 2HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, cả lớp làm toán chạy. - Nhận xét. Thứ tư ngày 1 tháng 12 năm 2010. Ä Ä { Ã Ã Toán: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TT) (Tiết 73) I/ Mục tiêu: - Thực hiện được phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư). II/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 72. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài. 2.2 H/d thực hiện phép chia: a) Trường hợp chia hết - Viết lên bảng phép chia 8192 : 64 và y/c HS đặt tính và tính. - GV theo dõi HS làm bài. Nếu thấy HS làm đúng thì cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp, nếu sai GV hỏi HS khác trong lớp xem ai có cách thực hiện khác không? - H/d lại HS đặt tính và tính như nd SGK. (?): Phép chia 8192 : 64 là phép chia hết hay phép chia có dư? - H/d ước lượng thương. b) Trường hợp chia có dư - Viết lên bảng phép chia 1154 : 62 và y/c HS đặt tính và tính. - GV theo dõi HS làm bài. Nếu HS làm đúng thì y/c HS nêu cách thực hiện. Nếu sai gọi HS khác bổ sung. - H/d lại HS đặt tính và tính như nd SGK. (?): Phép chia 1154 : 62 là phép chia hết hay phép chia có dư? - H/d ước lượng thương. 2.3 Luyện tập: Bài 1: - Y/c HS làm bài vào bảng con. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2: - Gọi 1HS đọc y/c của bài. - Y/c HS tự tóm tắt bài toán và làm bài. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3: - Y/c HS tự làm bài. - Y/c HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết và tìm số chia. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm bài tập hướng dẫn làm tập thêm và chuẩn bị bài Luyện tập. - 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở nháp. - Nêu cách tính của mình. - Lắng nghe và theo dõi. + Phép chia hết. - Lắng nghe. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở nháp. - HS nêu cách tính của mình. - Lắng nghe và theo dõi. + Là phép chia có dư. - Lắng nghe. - 4HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính, cả lớp làm bài vào bảng con. - Nhận xét. - 1HS đọc. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy. - 2HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, cả lớp làm bài vào vở. + Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương. - Nhận xét. Thứ năm ngày 2 tháng 12 năm 2010. Ä Ä { Ã Ã Toán: LUYỆN TẬP (Tiết 74) I/ Mục tiêu: - Thực hiện được phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư). II/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 73. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài. 2.2 Luyện tập: (?): BT y/c chúng ta làm gì? - Y/c HS làm bài. - Y/c HS vừa lên bảng nêu cách thực hiện phép tính của mình. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2: (?): BT y/c chúng ta làm gì? (?): Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức có cả các dấu tính nhân, chia, cộng, trừ chúng ta làm theo thứ tự nào? - Y/c HS làm bài. - Y/c HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3: - Gọi HS đọc đề toán. - H/d HS làm bài. (?): Mỗi chiếc xe đạp có mấy bánh? (?): Để lắp một chiếc xe đạp thì cần có bao nhiêu chiếc nan? (?): Muốn biết 5260 chiếc nan hoa lắp được nhiều nhất bao nhiêu chiếc xe đạp và thừa ra mấy nan hoa chúng ta làm phép tính gì? - Y/c HS trình bày lời giải của bài toán. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Chia cho số có hai chữ số (TT). - 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. + Đặt tính rồi tính. - 4HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, cả lớp làm bài vào bảng con. - 4HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn. + Tính giá trị của biểu thức. + Nhân chia trước, cộng trừ sau. - 4HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phép tính, cả lớp làm bài vào VBT. - 4HS lần lượt nhận xét, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. - 1HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK. + 2 bánh. + 36 x 2 = 72 nan hoa. + 5260 : 72 - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy. Thứ sáu ngày 3 tháng 12 năm 2010. Ä Ä { Ã Ã Toán: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TT) (Tiết 75) I/ Mục tiêu: - Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư). II/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 74. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài. 2.2 H/d thực hiện phép chia: a) Trường hợp chia hết - Viết lên bảng phép chia 10150 : 43 và y/c HS đặt tính và tính. - GV theo dõi HS làm bài. Nếu HS thực hiện đúng thì y/c HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp, nếu sai GV hỏi HS còn cách làm nào khác không? - H/d lại HS đặt tính và tính như nd SGK. (?): Phép chia 10150 : 43 là phép chia hết hay phép chia có dư? - H/d cho HS cách ước lượng thương. b) Trường hợp chia có dư - Viết lên bảng phép chia 26345 : 35 và y/c HS đặt tính và tính. - GV theo dõi HS làm bài. Nếu HS làm đúng thì y/c hS nêu cách làm của mình trước lớp. Nếu sai GV hỏi HS khác có cách làm nào khác không? - GV h/d lại HS đặt tính và tính như nd SGK. (?): Phép chia 26345 : 35 là phép chia hết hay phép chia có dư ? - H/d cho HS cách ước lượng thương. 2.3 Luyện tập: Bài 1: - Y/c HS tự đặt tính rồi tính. - Nhận xét, chữa bài. Bài 2: - Gọi 1HS đọc y/c của bài. (?): Bài toán y/c chúng ta làm gì? (?): VĐV đi được quãng đường dài bao nhiêu m? (?): Thời gian VĐV đi hết quãng đường đó? (?): Muốn tính trung bình mỗi phút VĐV đi được bao nhiêu m ta làm phép tính gì? - Yc HS tự tóm tắt bài toán và làm bài. - Nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài Luyện tập. - 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở nháp. - HS nêu cách tính của mình. - Lắng nghe và theo dõi. + Là phép chia hết. - Lắng nghe. - 1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở nháp. - HS nêu cách tính của mình. - Lắng nghe. + Là phép chia có dư. - Lắng nghe. - 4HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính, cả lớp làm bài vào bảng con. - Nhận xét. - 1HS đọc. + Tính trung bình mỗi phút vận động viên đi được bao nhiêu mét. + 38 km 400m = 38400 m + 1 giờ 15 phút = 75 phút. + 38400 : 75 - 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT. Thứ ba ngày 30 tháng 12 năm 2010. Ä Ä { Ã Ã Lịch sử: NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ (Tiết 15) I/ Mục tiêu: - Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp. - Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt,: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển; khi có lụt, tât cả mọi người phait tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê. * Liên hệ GDMT: Vai trò, ảnh hưởng to lớn của sông ngòi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa màu mỡ, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lũ lụt đe doạ sản xuất và đời sống). Qua đó thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo vệ đê điều - những công trình nhân tạo phục vụ đời sống. II/ Đồ dùng dạy học: Cảnh đắp đê dưới thời Trần (phóng to). III/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2HS lên bảng, y/c trả lời 2 câu hỏi cuối bài Nhà Trần thành lập. - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài. 2. Các hoạt động: HĐ1: Điều kiện nước ta và truyền thống chống lụt của nhân dân ta - Y/c HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: (?): Nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần là nghề gì? (?): Hệ thống sông ngòi ở nước ta thế nào? Hãy chỉ trên bản đồ và nêu tên một số con sông. (?): Sông ngòi tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây ra những khó khăn gì? (?): Em có được chứng kiến hoặc biết câu chuyện nào về cảnh lụt lội không? Hãy kể tóm tắt về cảnh lụt lội đó. KL + GDMT: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển, đem lại phù sa màu mỡ song cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, đắp đê phòng chống lũ lụt đã trở thành truyền thống của ông cha ta. GD HS ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo vệ đê điều - những công trình nhân tạo phục vụ đời sống của con người. HĐ2: Nhà Trần tổ chức đắp đê chống lụt - Y/c HS đọc SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Nhà Trần đã tổ chức đắp đê chống lụt ntn? - Y/c 2 nhóm tiếp nối nhau lên bảng ghi lại những việc mà nhà Trần đã làm để đắp đê phòng chống lụt bão. - Y/c HS nhận xét phần trình bày của 2 nhóm. KL: Nhà Trần rất quan tâm đến việc đắp đê phòng chống lụt bão: + Đặt chức quan Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê. + Đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê. + Hằng năm, con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia việc đắp đê. + Có lúc, các vua Trần cũng tự mình trông nom việc đắp đê. HĐ3: Kết quả công cuộc đắp đê của nhà Trần - Y/c HS đọc SGK và hỏi: (?): Nhà Trần đã thu được kết quả ntn trong công cuộc đắp đê? (?): Hệ thống đê điều đó đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta? KL: Dưới thời Trần, hệ thống đê điều được hình thành giúp cho sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân thêm no ấm, tạo nên tình đoàn kết dân tộc. (?): Ở địa phương em nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt? - Y/c HS đọc phần ghi nhớ. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài, làm các bài tập tự đánh giá và chuẩn bị bài sau. - 2HS lên bảng thực hiện y/c, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: + Nông nghiệp. + Hệ thống sông ngòi nước ta chằng chịt. Các các con sông lớn là sông Hồng, sông Đà, sông Đuống + Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển, song cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản suất nông nghiệp. - Một vài HS kể. - Lắng nghe. - HS chia thành 4 nhóm, đọc SGK và trả lời câu hỏi. - 2 nhóm cùng viết lên bảng. Mỗi HS chỉ viết 1 ý kiến. - Các nhóm còn lại nhận xét. - Lắng nghe. - HS đọc SGK và trả lời câu hỏi. + Hệ thống đê điều được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở ĐBBB và BTB. + Góp phần cho nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm no ấm, thiên tai lũ lụt giảm nhẹ - Lắng nghe. - Một số HS trả lời trước lớp. - 2HS đọc. Thứ năm ngày 2 tháng 12 năm 2010. Ä Ä { Ã Ã Đạo đức: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (T2) (Tiết 15) I/ Mục tiêu: - Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo. - Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. - Lễ phép, vâng lưòi thầy giáo, cô giáo. - Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình. II/ Đồ dùng dạy học: Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho (HĐ2, T2). III/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi: Hãy nêu những việc làm thể hiện sự biết ơn kính trọng thầy giáo, cô giáo. - Nhận xét việc học bài ở nhà của HS. 2. Bài mới: 2.2 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài. 2.2 Các hoạt động: HĐ1: Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được (BT4 – 5, SGK) - Y/c HS thảo luận nhóm 5 và phát cho mỗi nhóm 3 tờ giấy. - Y/c nhóm HS trình bày và giới thiệu về tư liệu nhóm mình sưu tầm được. (Viết lại các câu ca dao, tục ngữ hoặc các câu thơ đã sưu tầm được vào 1 tờ giấy; tên các câu chuyện kể sưu tầm được vào 1 tờ giấy khác và tờ giấy còn lại ghi lại kỉ niệm khó quên của mình đối với thầy, cô giáo). - Gọi các nhóm trình bày. - Y/c các nhóm khác nhận xét và bình luận. - Nhận xét. HĐ2: Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ - GV nêu y/c. - Y/c HS làm việc theo tổ. - GV nhắc các HS nhớ gửi tặng các thầy giáo, cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mình đã làm. KL: + Cần phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo. + Chăm ngoan học tốt là biểu hiện của lòng biết ơn. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị tiết sau. - 2HS trả lời, cả lớp theo dõi để nhận xét. - Lắng nghe. - Hoạt động trong nhóm. - Nhóm cử đại diện lên trình bày tư liệu về nhóm mình sưu tầm. VD: Không thầy đó mày làm nên. Muốn sang thì bắt cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. Dốt kia thì phải cậy thầy Vụng kia cậy thợ thì mày mới nên. - Bổ sung và nhận xét. - Lắng nghe - HS làm việc theo tổ. - Lắng nghe. Thứ ba ngày 30 tháng 12 năm 2010. Ä Ä { Ã Ã Khoa học: TIẾT KIỆM NƯỚC (Tiết 29) I/ Mục tiêu: - Thực hiện tiết kiệm nước. * Liên hệ GDMT: GD HS có ý thức tiết kiệm nước vì nước là nguồn TNTT vô cùng quý hiế vì giống như không khí, nước duy trì sự sống cho con người. II/ Đồ dùng dạy học: Hình trang 60, 61 SGK. Giấy A0 đủ cho các nhóm, bút màu đủ cho HS. III/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Y/c 2HS lên bảng trả lời câu hỏi: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước? - Nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học. 2.2 Các hoạt động: HĐ1: Những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước - Y/c HS làm việc theo nhóm 4, quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi trang 60, 61 SGK. 1. Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ? 2. Theo em, việc làm đó nên hay không nên làm? Vì sao? - Gọi các nhóm khác bổ sung. KL + GDMT: Nước sạch không phải là tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo việc làm đúng và phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước. HĐ2: Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nước - Y/c HS quan sát hình 7, 8 trả lời câu hỏi: (?): Em có nhận xét gì về hình vẽ b trong 2 hình? (?): Bạn nam ở hình 7a nên làm gì? Vì sao? (?): Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước? KL + GDMT: Để có được nguồn nước sạch thì nhà nước đã phải chi phí nhiều công sức, tiền của Không phải địa phương nào cũng có nguồn nước sạch đồng thời nguồn nước trong tự nhiên có thể dùng được là có giới hạn. Do đó, tiết kiệm nước là vừa tiết kiệm tiền cho bản thân vừa để có nước cho người khác dùng vừa góp phần bảo vệ nguồn nước. - Gọi HS đọc mục Bạn cần biết. HĐ3: Vẽ tranh c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuan 15.doc
Tài liệu liên quan