Giáo án Lớp 4 Tuần 7 - Buổi 2

BUỔI 2:

Tiếng Việt (TC):

Tiết 9: EM TỰ ÔN LUYỆN ( Tiết 2)

I. Mục tiêu:

- Đọc và hiểu câu chuyện Cây bút thần. Biết kể về những giấc mơ thể hiện niềm ao ước của con người trong cuộc sống.

- Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch ( ươn/ương) .

- Viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam.

- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian để phát triển thành một câu chuyện hoàn chỉnh.

II. Đồ dùng dạy học:

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc4 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 Tuần 7 - Buổi 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7: Ngày soạn: 15/10 /2017 Ngày giảng: Thứ ba ngày 17/10 /2017 BUỔI 2: Địa lí: Tiết 7 : MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN ( Bảo vệ môi trường) I. Mục tiêu: - Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống (Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Kinh,) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta. - Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên: Trang phục truyền thống: nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy. - HS nhận thức tốt: Quan sát tranh, ảnh mô tả nhà rông. - Thấy được sự cải tạo môi trường bằng cách trồng cây công nghiệp trên đất ba dan của đồng bào Tây Nguyên. II. Đồ dùng dạy học: - Hình (SGK). III. Các hoạt động dạy học : A. Ổn định: - Lớp hát một bài. B. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm của Tây Nguyên (địa hình, khí hậu) ? ( 2 HS) - GV nhận xét, đánh giá. C. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Các hoạt động cơ bản. Hoạt động 1: Tây Nguyên nơi có nhiều dân tộc chung sống. + Mục tiêu: HS nêu được Tây Nguyên là vùng kinh tế mới có nhiều dân tộc chung sống. + Cách tiến hành: - Theo em dân cư tập trung ở Tây Nguyên có đông không? Và đó thường là người dân tộc nào? - Cho HS chỉ trên bản đồ, vị trí các dân tộc Tây Nguyên. - Khi nhắc đến Tây Nguyên người ta thường gọi đó là vùng gì? + Kết luận: GV chốt ý. Hoạt động 2: Nhà rông ở Tây nguyên. + Mục tiêu : HS nêu được tác dụng cuả nhà rông. + Cách tiến hành: - Nhà Rông dùng để làm gì? + Kết luận: GV chốt ý. Hoạt động 3: Lễ hội, trang phục. + Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên. + Cách tiến hành: - Cho HS thảo luận nhóm. - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. + Lễ hội của người dân Tây Nguyên tổ chức vào thời gian nào? + Ở Tây Nguyên có những lễ hội nào? Trong lễ hội có các hoạt động nào? + Người dân Tây Nguyên có trang phục thế nào ? * Kết luận: GV nhận xét chốt ý. - Gọi HS đọc bài học. D. Củng cố, dặn dò: - Tây Nguyên có những dân tộc nào sinh sống? -** Người dân Tây Nguyên đã làm gì trên đất ba dan nhằm cải tạo môi trường? - GV nhận xét chung giờ học. - Dặn HS tìm hiểu thêm về người dân ở Tây Nguyên, chuẩn bị bài sau. - HS đọc thông tin trong SGK – TLCH.. - Do khí hậu và địa hình tương đối khắc nghiệt nên dân cư tập trung ở Tây Nguyên không đông, thường là các dân tộc: Ê-đê; Gia -rai; Ba-na; Xơ-đăng... - Lớp theo dõi - nhận xét. - Thường gọi là vùng kinh tế mới vì nơi đây là vùng mới phát triển đang cần nhiều người đến khai hoang, mở rộng và phát triển thêm. - HS đọc thông tin trao đổi nhóm đôi. - HS trình bày – HS bổ sung. + Là nơi sinh hoạt tập trung của cả buôn làng như hội họp, tiếp khách của buôn. - HS nhận thức tốt mô tả nhà rông. - HS thảo luận nhóm 4. - HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - Lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mùa thu hoạch, có các lễ hội như: Hội đua voi; lễ hội Kồng Chiêng; hội đâm trâu. Các hoạt động trong lễ hội thường là nhảy múa, uống rượu cần. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS phát biểu. - Vài HS đọc bài học. - Trồng cây công nghiệp như chè, cà phê, cao su... ________________________________ Mĩ thuật: ( Cô Ngân soạn giảng) ________________________________ Hoạt động giáo dục NGLL: ( Cô Trang soạn giảng) _________________________________________________________________ Ngày soạn: 17/10 /2017 Ngày giảng: Thứ năm ngày 19/10/2017 BUỔI 2: Tiếng Việt (TC): Tiết 9: EM TỰ ÔN LUYỆN ( Tiết 2) I. Mục tiêu: - Đọc và hiểu câu chuyện Cây bút thần. Biết kể về những giấc mơ thể hiện niềm ao ước của con người trong cuộc sống. - Viết đúng từ chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch ( ươn/ương) . - Viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam. - Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian để phát triển thành một câu chuyện hoàn chỉnh. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: A. Ổn định: B. Kiểm tra bài cũ. - Viết tên của 2 bạn trong lớp ( đầy đủ họ, tên lót, tên) ? ( 2 HS). - GV nhận xét, đánh giá. C. Bài mới. 1. Giới thiệu bài. - Cho HS nêu mục tiêu tiết học. 2. Thực hành. Bài 4 b (VBT-43) - HDHS thực hành . - Tổ chức cho HS làm bài cá nhân. Bài 5(VBT-43) - Tổ chức cho HS làm bài. - GV nhận xét chốt kết quả . - GV nhận xét, đánh giá. Bài 6( 44)**: ( Vận dụng) - Tổ chức cho HS thực hiện theo yêu cầu. - Theo dõi nhắc nhở. D. Củng cố, dặn dò: - Tên địa lí Việt Nam viết thế nào? - Vận dụng viết đúng tên riêng địa lí VN trong khi viết. - GV nhận xét giờ học. - Dặn chuẩn bị bài sau. - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài vào VBT theo yêu cầu. - 1HS điền từ trên bảng. - HS nhận xét, bổ sung. b) cột 1 dòng 1; cột 2 dòng 2. - HS đọc yêu cầu. - HS làm bài vào VBT . - 2 HS lên bảng thi viết lại đúng tên riêng. + Thê Húc, Ngọc Sơn, Nghiên, Bút. - HS nhận xét, bổ sung. - HS HTT làm bài. - 1 HS trình bày. _________________________________ Toán (TC): Tiết 8: EM TỰ ÔN LUYỆN TUẦN 7 (Tiết 1) I. Mục tiêu: - Thực hiện được phép cộng, trừ và biết cách thử lại. - Tính được biểu thức có hai chữ, ba chữ. - Sử dụng được tích chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng trong thực hành tính (tính theo cách thuận tiện) II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Khởi động: - Tổ chức cho 2 HS cùng bàn thực hiện khởi động theo SGKtr 36+37. - GV nhận xét 2. Ôn luyện: Bài 2(VBT-37) - HD HS làm bài cá nhân và trao đổi kết quả theo nhóm 2. - GV nhận xét, sửa sai. Bài 4(VBT-38) - HD làm bài. - Theo dõi giúp đỡ. - GV nhận xét- sửa sai. Bài 5(VBT-39) - GV HD HS làm bài theo cặp. - GV theo dõi, nhận xét sửa sai. Bài 8**(VBT-39) - Bài toán cho biết gi, hỏi gì? - GV HD thực hiện. - GV theo dõi giúp đỡ. 4. Củng cố dặn dò: - Nêu cách thử lại phép cộng hoặc trừ? - GV nhận xét giờ học, dặn HS về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau. - HS thực hiện phần khởi động có thể tính bảng con. - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài theo cặp và kiểm tra kết quả. thử lại ; - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài theo cặp và kiểm tra kết quả. a 30 46 80 b 10 54 100 c 24 35 72 (a+b)+c 64 135 252 a+(b+c) 64 135 252 - HS nêu yêu cầu. - HS làm bài theo cặp và kiểm tra kết quả. a. x + 354 = 2162 x = 2162 – 354 x = 1808 b. KQ: 4951 - Nêu đầu bài. - HS làm bài. Giải: Hai ngày cửa hàng thu được: 44700000+35500000= 80200000(đồng) Cả ba ngày cửa hàng thu được: 80200000+42300000= 122500000(đồng) Đáp số: 122500000đồng ________________________________ Hoạt động giáo dục NGLL: ( Cô Trang soạn giảng) __________________________________________________________________

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 7- B2(4B).doc