Giáo án lớp 5 môn Địa lý - Tiết 11 - Bài: Lâm nghiệp và thuỷ sản

Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp.

a) Lâm nghiệp

GV hướng dẫn HS quan sát màn hình và giúp HS trả lời câu hỏi.

- Em hãy quan sát các hình sau và cho biết :

Hình nào thuộc hoạt động trồng và bảo vệ rừng? Hình nào thuộc hoạt động khai thác gỗ?

- Quan sát hình 1 SGK kể các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp ?

- GV : Như vậy, Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động chính :

+ Trồng và bảo vệ rừng.

+ Khai thác gỗ và lâm sản khác.

- GV : Giới thiệu thêm một số hình ảnh về trồng và bảo vệ rừng; khai thác gỗ và các lâm sản khác.

*Hình 1: ươm cây để trồng rừng; H2: mọi người đang trồng rừng; H3: chăm sóc rừng; H4: tuần tra, bảo vệ rừng.

*H5, 7 : khai thác gỗ; H6: thu hoạch thảo quả; H8: thu hoạch cánh hồi.

- GV giới thiệu bảng số liệu về diện tích rừng nước ta từ năm 1980-2004.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 2949 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 5 môn Địa lý - Tiết 11 - Bài: Lâm nghiệp và thuỷ sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN : ĐỊA LÍ Tiết 11 Người soạn : Hà Mạnh Cường Đơn vị : Trường Tiểu học Yên Trạch Ngày dạy : Thứ ba ngày 06 tháng 11 năm 2018 Bài : LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN I - MỤC TIÊU Giúp HS : - Biết dựa vào sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh để tìm hiểu về các ngành lâm nghiệp, thuỷ sản của nước ta. - Biết được các hoạt động chính trong lâm nghiệp, thuỷ sản. - Nêu được tình hình phát triển và phân bố của lâm nghiệp, thuỷ sản. * GDBVMT: Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và trồng rừng, không đồng tình với những hành vi phá hoại cây xanh, phá hoại rừng và nguồn lợi thuỷ sản. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Máy chiếu, máy tính xách tay, loa . Video clip, tranh, ảnh về trồng và bảo vệ rừng, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ : kiểm tra 1 h/s Em hãy nêu đặc điểm của ngành nông nghiệp nước ta. * Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. * Lúa gạo được trồng nhiều nhất ở các đồng bằng; cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở vùng núi và cao nguyên. * Trâu, bò được nuôi nhiều ở vùng núi; lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng. HS nhận xét, GV nhận xét. GV nhận xét chung bài cũ . Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH * Giới thiệu bài: * GV : Để hiểu rõ hơn về hoạt động trồng, khai thác, bảo vệ rừng và hoạt động nuôi trồng, đánh bắt hải sản của nước ta như thế nào? Thầy cùng các em đi tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay. * GV giải nghĩa từ : - Lâm nghiệp: Ngành kinh tế quốc dân chuyên gây và khai thác rừng. - Thủy sản: Sản vật lấy ở dưới nước như cá, tôm, sò, hến, cua... Chuyển ý : Lâm nghiệp và thuỷ sản là hai thế mạnh của nước ta. Ông cha ta thường nói: “Rừng vàng, biển bạc” đấy các em ạ! Để thấy được hoạt động trồng, khai thác và bảo vệ rừng như thế nào? Tình hình thực tế hiện nay ra sao? Chúng ta đi tìm hiểu phần 1 * Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp. a) Lâm nghiệp GV hướng dẫn HS quan sát màn hình và giúp HS trả lời câu hỏi. - Em hãy quan sát các hình sau và cho biết : Hình nào thuộc hoạt động trồng và bảo vệ rừng? Hình nào thuộc hoạt động khai thác gỗ? - Quan sát hình 1 SGK kể các hoạt động chính của ngành lâm nghiệp ? - GV : Như vậy, Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động chính : + Trồng và bảo vệ rừng. + Khai thác gỗ và lâm sản khác. - GV : Giới thiệu thêm một số hình ảnh về trồng và bảo vệ rừng; khai thác gỗ và các lâm sản khác. *Hình 1: ươm cây để trồng rừng; H2: mọi người đang trồng rừng; H3: chăm sóc rừng; H4: tuần tra, bảo vệ rừng. *H5, 7 : khai thác gỗ; H6: thu hoạch thảo quả; H8: thu hoạch cánh hồi. - GV giới thiệu bảng số liệu về diện tích rừng nước ta từ năm 1980-2004. *GV: trong sách giáo khoa yêu cầu các em dựa vào bảng số liệu, nêu nhận xét về sự thay đổi rừng nước ta. Nhưng theo Hướng dẫn điều chỉnh Nội dung dạy học mới đây của BGD đã giảm tải bớt, chỉ yêu cầu các em dựa vào bảng số liệu để nhận biết, không yêu cầu nhận xét. - Em hãy đọc bảng số liệu. * GV: Qua bảng số liệu cho chúng ta thấy: - Từ năm 1980 đến năm 1995(sau 15 năm), diện tích rừng nước ta giảm 1,3 triệu héc-ta, do khai thác bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy. - Từ năm 1995 đến năm 2004(sau 9 năm), diện tích rừng nước ta tăng 2,9 triệu héc-ta, do Nhà nước, nhân dân tích cực trồng và bảo vệ rừng. * GV giới thiệu thêm một số hình ảnh đốt phá rừng, trồng và bảo vệ rừng. *GV chốt : Rừng là “lá phổi xanh của trái đất”, chúng ta tích cực trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống chúng ta. *Chuyển ý: Để biết hoạt động trồng rừng và khai thác rừng chủ yếu diẽn ra ở vùng nào, các em trao đổi với bạn bên cạnh trong khoảng 1 phút. * Hoạt động 2: Làm việc theo cặp. - Hoạt động trồng rừng, khai thác rừng chủ yếu diễn ra ở vùng nào ? * Chuyển ý: Các em đã biết ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động chính : Trồng và bảo vệ rừng; Khai thác gỗ và lâm sản khác. Vậy ngành Thuỷ sản gồm những hoạt động gì? Chúng ta tìm hiểu tiếp sang phần 2 b) Ngành thuỷ sản * Hoạt động 3 : Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - Em hãy quan sát các hình và cho biết họ đang làm gì? - Vậy ngành thuỷ sản gồm những hoạt động nào? * Chuyển ý : Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu xem nước ta có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành thuỷ sản? Để thực hiện nội dung này, chúng ta thảo luận nhóm đôi. * Hoạt động 4 : - GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Nước ta có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành thuỷ sản? - Ngành thuỷ sản nước ta phát triển mạnh ở những vùng nào? - GV giới thiệu thêm một số hình ảnh. * Hoạt động 5 : Quan sát và trả lời câu hỏi. - Dựa vào biểu đồ, em hãy so sánh sản lượng thuỷ sản năm 1990 và năm 2003. - Vì sao sản lượng thuỷ sản của nước ta ngày càng tăng như vậy? Kể tên một số loài thuỷ sản được nuôi nhiều ở nước ta. GV giới thiệu thêm hình ảnh. * GV hướng dẫn h/s rút ra bài học. - Bên cạnh việc khai thác gỗ và lâm sản, trồng rừng của nước ta đang ngày càng phát triển. Ngành lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở đâu? - Ngành thuỷ sản đang phát triển mạnh ở những vùng nào? - Đây chính là nội dung cần ghi nhớ của bài học hôm nay. - GV giới thiệu một số tư liệu nói về nuôi trồng thuỷ sản và trồng rừng ở Lạng Sơn. - Theo em những việc làm sau, việc nào nên làm và việc nào không nên làm ? Vì sao ? *GV : chúng ta cần tích cực trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng; tích cực nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường; không nên : đốt rừng, chặt phá rừng bừa bãi, đánh bắt cá bằng mìn, bằng điện, bằng thuốc độc để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường và không gây nguy hiểm đến tính mạng của mọi người. - Nếu thấy người đốt phá rừng, đánh bắt cá bằng mìn hoặc làm những việc nguy hại đến rừng, đến các loài thuỷ sản, nguồn nước, môi trường thì em sẽ làm gì? HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. *Hình A: ươm cây để trồng rừng; *Hình B: mọi người đang trồng rừng; *Hình C,D: khai thác gỗ. - Trồng và bảo vệ rừng. - Khai thác gỗ và lâm sản khác. HS quan sát, theo dõi. HS quan sát, theo dõi. 2 h/s đọc bảng số liệu. HS quan sát, theo dõi. HS làm việc theo cặp. - Hoạt động trồng rừng, khai thác rừng chủ yếu diễn ra ở miền núi, trung du và một phần ở ven biển. Hình A : đánh bắt cá ngoài khơi. Hình B : đánh bắt tôm. Hình C : nuôi cá lồng. Hình D : đánh bắt cá. - Ngành thuỷ sản gồm hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. - HS làm việc theo nhóm 2. - Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển ngành thủy sản như : + Vùng biển rộng có nhiều hải sản, biển không bao giờ đóng băng. + Mạng lưới sông ngòi dày đặc. + Người dân giàu kinh nghiệm, nhu cầu về thủy sản ngày càng tăng. * Ngành thủy sản của nước ta phát triển mạnh ở vùng ven biển và nơi có nhiều sông, hồ. * Sản lượng thủy sản năm 2003 nhiều hơn sản lượng năm 1990; sản lượng đánh bắt nhiều hơn nuôi trồng. + Có nhiều điều kiện để phát triển. + Đầu tư máy móc, phương tiện hiện đại để đánh bắt. + Áp dụng khoa học kĩ thuật trong việc nuôi trồng thuỷ sản. * Một số thủy sản được nuôi nhiều: Các loại cá nước ngọt ( cá tra, cá ba sa, cá trắm, cá chép, cá mè, cá trôi, ...) cá nước lợ và nước mặn (cá song, cá tai tượng, cá trình,), các loại tôm (tôm sú, tôm hùm, ), trai, ốc, ... HS quan sát, theo dõi. GHI NHỚ Bên cạnh việc khai thác gỗ và lâm sản, trồng rừng của nước ta đang ngày càng phát triển. Ngành lâm nghiệp phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du. Ngành thuỷ sản đang phát triển mạnh ở vùng ven biển và những nơi có nhiều sông hồ ở các đồng bằng. - 2 h/s nhắc lại. - 2 h/s đọc. * HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi. - Nên : Nuôi cá, trồng rừng. - Không nên: Đốt rừng, đánh cá bằng mìn. Khuyên ngăn hoặc báo cho các cơ quan chức năng để xử lí. Củng cố dặn dò : Cùng với việc khai thác lâm sản, đánh bắt thuỷ sản thì chúng ta phải tích cực nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường nước, bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường sống. + Liên hệ : Tuyên truyền mọi người tích cực trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản để đem lại nguồn lợi cho mọi nhà, cho đất nước; tích cực bảo vệ chăm sóc cây xanh ở trường cũng như ở gia đình. GV hướng dẫn h/s chuẩn bị bài sau : Công nghiệp. GV nhận xét giờ học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 11 Lam nghiep va thuy san_12467919.doc
Tài liệu liên quan