Giáo án lớp Lá - Làm quen Tiếng Việt - Làm quen các từ “Con gà”, “Con lợn”, “Con Trâu”

Cô, hỏi trẻ:

+ Trong đoạn video có tiếng gì?

+ Cô kiểm tra kết quả và cho trẻ xem hình ảnh con gà và nói từ “Con gà” 3 lần.

Cô nhấn mạnh với trẻ khi nói cần nói đúng từ.

- Mời cả lớp nói từ: “Con gà”

- Cô mời cá nhân trẻ nói từ

- Cô giới thiệu: đây là con gà là con vật nuôi trong gia đình và con gà thuộc nhóm gia xúc vì là con vật có 2 chân và đẻ trứng và cho trẻ nói: “Con gà trống gáy” (cả lớp, tổ, cá nhân)

- Vậy ngoài con gà trống ra con còn biết nhưng con vật nào cũng thuộc nhóm gia cầm?

- Cô cho trẻ bắt trước tiếng kêu của con gà trống, gà mái, gà con

- Cô nhận xét và khen động viên chơi.

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp Lá - Làm quen Tiếng Việt - Làm quen các từ “Con gà”, “Con lợn”, “Con Trâu”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TIẾNG VIỆT Tên hoạt động: Làm quen các từ “Con gà”, “Con lợn”, “Con Trâu” Ngày dạy: 27/11/2018 Giáo viên: Vi Thị Hồng Nhung I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trẻ nghe hiểu và phát âm đúng các từ: “Con gà”, “con lợn”, “con trâu” - Trẻ thực hiện hỏi và trả lời được câu hỏi: “Đây là con gì?”; “Là con vật nuôi ở đâu?” 2. Kỹ năng: - Mạnh dạn trả lời các câu hỏi của cô - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ - Trẻ chú ý, ghi nhớ có chủ định 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ ngoan, chú ý vào giờ học, yêu quý các con vât nuôi trong gia đình. 4. Kết quả mong đợi: Đa số trẻ đạt kiến thức, kỹ năng của bài II. Chuẩn bị - Tiếng kêu con gà, Hình ảnh con lợn, Hình ảnh về con trâu. Ghế đủ cho số trẻ, lô tô các hình ảnh về một số con vật nuôi trong gia đình. - Nhạc chơi trò chơi. III. Nội dung tích hợp: LVPTTM ( âm nhạc); LVPTNN (Văn học; câu đố); GDBVMT. IV. Cách tiến hành Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú Cho trẻ xúm xít quanh cô, giới thiệu hôm nay có rất nhiều cô giáo đến thăm lớp. - Cô mời trẻ múa hát bài “gà trống, mèo con và cún con” - Chúng mình vừa hát bài hát gì? - Bài hát nhắc về những con vật sống ở đâu? Ngoài các con vật đó con còn biết những con vật gì? -> Cô chốt và dẫn dắt trẻ vào bài. Hoạt động 2: Bài mới a. Làm quen từ “Con gà” - Các con ơi hôm nay có những món quà muốn gửi tặng cho lớp mh đấy các con có muốn cùng cô đi khám phá những món quà đó không nào. - Trên đây cô gửi tặng lớp mình một đoạn video chúng mình cùng lắng nghe thật tinh xem đó là điều gì nhé. - Cô, hỏi trẻ: + Trong đoạn video có tiếng gì? + Cô kiểm tra kết quả và cho trẻ xem hình ảnh con gà và nói từ “Con gà” 3 lần. Cô nhấn mạnh với trẻ khi nói cần nói đúng từ. - Mời cả lớp nói từ: “Con gà” - Cô mời cá nhân trẻ nói từ - Cô giới thiệu: đây là con gà là con vật nuôi trong gia đình và con gà thuộc nhóm gia xúc vì là con vật có 2 chân và đẻ trứng và cho trẻ nói: “Con gà trống gáy” (cả lớp, tổ, cá nhân) - Vậy ngoài con gà trống ra con còn biết nhưng con vật nào cũng thuộc nhóm gia cầm? - Cô cho trẻ bắt trước tiếng kêu của con gà trống, gà mái, gà con - Cô nhận xét và khen động viên chơi. * Làm quen từ “Con lợn” Chúng mình hãy cùng nhẹ nhàng về chỗ ngồi của mình cùng nghe nhé. Chúng mình cùng mở ô cửa thứ 2 xem đó là điều gì nhé.   Con gì ăn no Bụng to mắt híp Mồm kêu ụt ịt Nằm thở phì phò (Đáp án: Con lợn) - À, chúng mình đoán rất là đúng đấy đó là “con lợn” đấy. Chúng mình cùng nói từ “con lợn” thật chính xác nhé. - Cả lớp, tổ, nhóm nói từ. - Trong quá trình trẻ phát âm cô chú ý sửa sai và khen động viên trẻ kịp thời. - Cho cá nhân nói lên những hiểu biết của mình về con lợn. ví dụ: Đây là con lợn là vật nuôi trong gia đình. Con lợn thuộc nhóm gia xúc. - Cô cho trẻ chơi trò chơi tạo dáng các con vật. - Cô nhận xét và khen động viên trẻ. * Làm quen từ “Con Trâu” Chúng mình vừa học rất là giỏi và bây giờ cô còn một ô cửa nữa đấy chúng mình cùng hướng mắt lên trên và nhìn xem cô có điều gì nhé. - Cô có hình ảnh gì đây? - Lắng nghe cô nói từ “Con trâu” 3 lần (Cô nhắc nhở trẻ khi nói từ “con trâu” phải đọc uốn lưỡi thì đọc mới chính xác) - Mời cả lớp, các tổ, cá nhân nói từ “con trâu ” - Cô hỏi nâng cao 1 số trẻ: Con trâu còn giúp con người làm gì? - Mời cả lớp, các tổ, cá nhân nói từ “con trâu kéo cày” => GD nhanh: Con trâu là con vật nuôi trong gia đình thuộc nhóm gia xúc. Con trâu đẻ con và con trâu được con người nuôi để lấy sức kéo để cày, bừa ruộng làm nương rẫy đấy. Vì vậy các con phải yêu quý, chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình mình nhé. - Cô hướng trẻ đọc bài đồng dao “Trâu ơi ta bảo trâu này” * Trò chơi: Tìm bạn thân - Cô nói cách chơi: Các bạn nhận những lô tô có hình ảnh theo ý thích vừa đi vừa hát xung quanh lớp khi cô nói “tìm bạn, tìm bạn” các bạn có những hình ảnh giống nhau sẽ tìm và đứng thành nhóm với nhau. - Luật chơi: Bạn nào tìm nhầm sẽ nhảy lò cò 1 vòng quanh lớp. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần. Cô nhận xét kết quả, yêu cầu trẻ từng nhóm nói về hình ảnh trẻ cầm. Cho trẻ đổi hình ảnh giữa các lần chơi. - sau mỗi lần chơi cô nhận xét kết quả và khen động viên trẻ. Hoạt động 3: Kết thúc Nhận xét khen trẻ, cho trẻ chào cô, ra chơi. - Trẻ lắng nghe và vỗ tay - Trẻ hát vui tươi. - Bài “gà trống, mèo con và cún con” - Trẻ trả lời theo ý hiểu. - Trẻ nghe cô chốt và dẫn dắt trẻ vào bài. - Có ạ. - Trẻ lắng nghe. - Tiếng gà gáy ạ. - Cả lớp nói từ - Trẻ nói theo yêu cầu của cô. - Cá nhân trẻ nói từ. - Trẻ nghe cô giới thiệu. - Trẻ nói từ theo gợi ý của cô. - Con vịt, con ngan.. - Trẻ hứng thú chơi cùng cô. - Có ạ - Lắng nghe cô nói. - Con lợn ạ. - Trẻ nói từ “con lợn” - Trẻ nói từ theo yêu cầu của cô. - Trẻ sửa sai theo yêu cầu của cô. - Trẻ nói lên hiểu biết của mình. - Trẻ chơi cùng cô. - Trẻ nghe cô nhận xét. - Hình ảnh con trâu kéo cày ạ. - Nghe cô nói từ - Trẻ nói từ - Trẻ nói từ “Con trâu” - Giúp con người kéo cày ạ. - Trẻ trả lời “Con trâu kéo cày” - Trẻ lắng nghe cô chốt và giáo dục. - Trẻ cùng cô đọc bài đồng dao. - Lắng nghe cô nói cách chơi, luật chơi. - Trẻ chơi trò chơi. - Nghe cô nhận xét. - Nghe cô nói, chào cô và ra chơi. * Nhận xét sau tiết học: 1.Kiến thức, kỹ năng: 2.Trạng thái cám xúc, hành vi:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclop 5 LAM QUEN TIENG VIET_12495892.doc