Giáo án lớp lá - Tổ chức hoạt động âm nhạc - Chủ đề: Thế giới động vật

Cho trẻ hát và vận động cùng cô 2 lần

2.3. Giao lưu cùng bé

Hôm trước cô đã hướng dẫn chúng mình vận động theo nhạc bài “ Gà trống, mèo con và cún con” rồi đấy! Bây giờ chúng mình cùng cô biểu diễn lại nhé!

- Cho cả lớp biểu diễn cùng cô (xếp thành hàng)

“Cô thấy lớp mình biểu diễn rất đẹp rồi đấy. Cô khen cả lớp nào”

- Bây giờ cô mời từng tổ lên biểu diễn nhé!

( Cô mời từng tổ lên biểu diễn, các tổ khác ngồi quan sát và nhận xét)

- Cô mời 3 bạn lên biểu diễn nào, bạn nào giỏi nào?

- Cô mời 1 bạn lên biểu diễn nào, bạn nào giỏi nào?

“ Cô thấy chúng mình biểu diễn giỏi và hay nữa, cô khen chúng mình nào!” “ Chúng mình về nhà nhớ tập thêm để có thể biểu diễn tốt hơn, đẹp hơn nhé”

 

docx4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 4950 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp lá - Tổ chức hoạt động âm nhạc - Chủ đề: Thế giới động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC Chủ đề: Thế giới Động vật Lứa tuổi: MGL (5-6 tuổi) Thời gian: 30 - 35 phút Số lượng trẻ: Cả lớp Ngày soạn: 3/1/2019 Ngày dạy: 9/1/2019 Người thực hiện: Vi Thị Hương Giang Nội dung: Giờ rèn luyện kỹ năng Hoạt động chính: Nghe hát “Chú voi con ở bản Đôn” _ Phạm Tuyên Hoạt động kết hợp: vận động theo nhạc – bài ôn: “Gà trống, mèo con và cún con” Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu đoán tên bài hát I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức - Qua bài hát “Chú voi con ở bản Đôn” của nhạc sỹ Phạm Tuyên nói về các chú voi con ở bản Đôn, các chú voi con ở trong rừng sâu được con người bắt về huấn luyện để giúp con người chở gỗ xây dựng buôn làng. Vì voi con còn nhỏ nên chưa có ngà mà lại rất ham ăn và ham chơi nữa, nhưng mọi người ai cũng yêu quý chú voi con và mong chú mau lớn để giúp dân làng kéo gỗ ở khắp các miền gần xa. - Trẻ cảm nhận được tính chất của bài hát: nhẹ nhàng, vui tươi - Trẻ biết được tên bài hát và tên tác giả 2. Kỹ năng - Rèn luyện và phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ - Phát triển khả năng nghe, tập trung, nhận xét và khả năng múa đúng nhạc, đúng động tác - Trẻ biết cách chơi, chơi đúng luật 3. Thái độ: - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động - Trẻ tự tin, vui vẻ khi tham gia hoạt động II. Chuẩn bị - Tranh ảnh - Chuẩn bị nhạc bài hát: “chú voi con ở bản Đôn”, “Gà trống, mèo con và cún con” III. Tiến trình chi tiết HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1.Ổn định tổ chức 2. Nội dung 2.1 Thử tài giải đố - Chúng mình ơi! Xúm xít, xúm xít Bây giờ các con hãy giải câu đố này của cô nhé: “Bốn chân như bốn cột nhà Hai tai ve vẩy, hai ngà trắng phau Vòi dài vắt vẻo trên đầu Trong rừng thích sống với nhau từng đàn” Là con gì? - À! Đó là con voi đấy, con voi sống ở trong rừng, voi là loài động vật không hung dữ nên chúng mình có thể đến gần và chơi với voi. Cô cũng biết một bài hát nói về các chú voi, đó là bài hát Chú voi con ở bản Đôn do chú Phạm Tuyên sáng tác. Các con cùng lắng nghe cô hát để xem các chú voi ở bản Đôn như thế nào nhé? 2.2 Tài năng âm nhạc * Cô hát lần 1 hát kèm theo cử chỉ nét mặt ? Cô vừa hát cho chúng mình nghe bài gì các con nhỉ? Của tác giả nào? 2 bạn trả lời rất là đúng rồi đấy. -À! cô vừa hát cho chúng mình nghe bài hát “Chú voi con ở bản Đôn” của tác giả Phạm Tuyên đấy các con ạ! ? Trong bài hát có nói về con vật gì? Ở đâu đấy nhỉ? - Trong bài hát nói về chú voi con ở bản Đôn. Các chú voi con rất dễ thương như chúng mình ý. Bây giờ cô mời các con lắng nghe cô hát lại bài hát một lần nữa nhé! * Cô hát lần 2 hát kèm theo cử chỉ điệu bộ minh họa - À! Khi các chú voi con mới được đưa về từ rừng sâu còn nhỏ nên chưa có ngà và còn ham ăn ham chơi, mọi người mong các chú voi con mau lớn để có đôi ngà to và khỏe để kéo gỗ cho mọi người trong buôn làng đấy ? Trong bài hát mọi người mong chú voi con mau lớn để giúp những công việc gì? Họ rất yêu quý những chú voi và chú voi cũng rất yêu quý mọi người. ? Các con có yêu quý chú voi không? * Cho trẻ hát và vận động cùng cô 2 lần 2.3. Giao lưu cùng bé Hôm trước cô đã hướng dẫn chúng mình vận động theo nhạc bài “ Gà trống, mèo con và cún con” rồi đấy! Bây giờ chúng mình cùng cô biểu diễn lại nhé! - Cho cả lớp biểu diễn cùng cô (xếp thành hàng) “Cô thấy lớp mình biểu diễn rất đẹp rồi đấy. Cô khen cả lớp nào” - Bây giờ cô mời từng tổ lên biểu diễn nhé! ( Cô mời từng tổ lên biểu diễn, các tổ khác ngồi quan sát và nhận xét) - Cô mời 3 bạn lên biểu diễn nào, bạn nào giỏi nào? - Cô mời 1 bạn lên biểu diễn nào, bạn nào giỏi nào? “ Cô thấy chúng mình biểu diễn giỏi và hay nữa, cô khen chúng mình nào!” “ Chúng mình về nhà nhớ tập thêm để có thể biểu diễn tốt hơn, đẹp hơn nhé” 2.4. Trò chơi âm nhạc “Nghe giai điệu đoán tên bài hát” - Cô thấy lớp mình hôm nay rất là ngoan, trả lời câu hỏi của cô rất là giỏi - Bây giờ chúng mình sẽ cùng nhau chơi “Nghe giai điệu đoán tên bài hát” - Để bắt đầu trò chơi chúng mình cùng lắng nghe cô phổ biến cách chơi nhé - Các con sẽ nghe các giai điệu của từng bài hát sau khi hết nhạc từng đội sẽ lắc sắc xô để trả lời tên bài hát vừa được nghe, đôi nào lắc nhanh nhất sẽ được trả lời và đội nào lắc sắc xô trước khi hết nhạc sẽ mất lượt. - Cô sẽ chia lớp mình thành 3 đội để thi đấu với nhau. Sau khi tất cả các ô nhạc được mở ra đội nào đoán được nhiều bài hát nhạc hơn thì đội đó sẽ chiến thắng - Cô thấy lớp mình chơi rất là giỏi, các bạn hát rất là hay. Cô khen lớp mình nào * Kết thúc: - Các con đi vệ sinh rồi vào lớp nhé - Trẻ lắng nghe - 2-3 trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Có ạ - Trẻ lắng nghe - Cả lớp cùng cô biểu diễn - Vỗ tay - Từng tổ lên biểu diễn - 3 bạn lên biểu diễn - 1 bạn lên biểu diễn - Cả lớp vỗ tay - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ hào hứng tham gia theo sự hướng dẫn của cô - Cả lớp chơi - Cả lớp vỗ tay Ngày 7 tháng 1 năm 2019 GV hướng dẫn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgiao an am nhac lop MGL de tai nghe hat chu voi con o ban Don_12520619.docx
Tài liệu liên quan