Giáo án lớp nhà trẻ - Chủ đề: Gia đình

Các bạn nhìn xem cô có gì?

- Trong gia đình bạn gấu gồm có những ai?

- Trong gia đình bạn gấu có bao nhiêu người?

- Các bạn cùng đếm với cô nha.

- Hãy nhìn xem trong nhà của bạn gấu có những gì nè.

- Các bạn nhìn xem cô có gì đây?

- Cô có bao nhiêu cái chén?

- Cô đếm cho trẻ “ Cô có tất cả 7cái chén”

- Cô và trẻ cùng đếm lại 3 lần

- Cô mời 1 vài trẻ đếm lại

- Cô cho trẻ thực hành

- Các bạn hãy xếp những cái chén ra thành hàng ngang.

- Cho trẻ vừa xếp vừa đếm

- Có bao nhiêu cái chén?

- Để chỉ số lượng chén ta cần gắn thẻ số mấy?

- Cô cho trẻ quan sát thẻ số 7

- Hãy nhìn xem chúng ta còn có gì nữa đây?

- Hãy đếm xem chúng ta có bao nhiêu cái ca?

- Cô cho trẻ đếm

- Để chỉ số lượng của ca ta cần gắn thẻ số mấy?

- Đây là số 7

- Cho trẻ nhắc lại số 7

- Mỗi cái ca cô sẽ gắn 1 cái muỗng

- Vậy cô cần bao nhiêu cái muỗng cho 7 cái ca?

- Vậy các bạn cùng lấy ra và đếm với cô nào

 

doc69 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp nhà trẻ - Chủ đề: Gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u gối hơi khuỵu + Đứng thẳng lên * Bật: bật đưa chân sang ngang TTCB: đúng khép chân tay thả xuôi Nhịp 1: bật lên, đưa 2 chân sang ngang, kết hợp đưa 2 tay dang ngang Nhịp 2: Bật lên thu chân về, 2 tay xuôi theo người Nhịp 3,4,5,6,7,8 Thực hiện như trên 3. Hồi tĩnh: hít thở nhẹ nhàng. Điểm danh theo tổ. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - TCHT: Dọn về nhà mới - TCVĐ: Gia đình gấu - Trò chuyện về những người thân trong gia đình I: Mục tiêu - Ôn luyện chữ cái và chữ số đã học - Rèn luyện phản xạ nhanh và khéo léo II: Chuẩn bị - Thẻ số và thẻ chữ cái đã học - Vẽ 3 vòng tròn rộng ở giữa lớp làm nhà của Gấu; mũ theo 3 màu (trắng, đen, vàng); cổng III: Tổ chức thực hiện * Trò chơi học tập: dọn về nhà mới - Cách chơi: chơi theo nhóm, 2 trẻ ngồi cùng chiều: mỗi trẻ xếp 2 nhà - Cô giới thiệu cho trẻ biết 1 khu nhà mới xây xong các cháu hãy giúp đỡ mọi người sắp xếp đồ dùng vào nhà mới. Vd: xếp cái tủ vào tàn a, cái đèn vào tầng ă - Cô cho trẻ xếp lần lượt sai là mất lượt chơi - Cho trẻ chơi vài lần - Nhận xét sau mỗi lần chơi * Trò chơi vận động: Gia đình gấu - Cách chơi: Cô quy định vòng tròn 1 là nhà của Gấu trắng, vòng tròn 2 là nhà của Gấu đen và vòng tròn 3 là nhà của Gấu vàng. - Chia trẻ làm 3 nhóm. Mỗi nhóm đội 1 loại mũ khác nhau để phân biệt Gấu trắng, Gấu đen và Gấu vàng. - Theo nhạc, các chú gấu đi chơi, bò chui qua cổng, cùng hát vui vẻ. Khi nghe hiệu lệnh "Trời mưa" thì các chú Gấu phải nhanh chân về đúng nhà của mình - Cho trẻ chơi thử - Cho trẻ chơi 3 – 4 lần - Nhận xét sau mỗi lần chơi * Trò chuyện về những người thân trong gia đình - Hát “ Cả nhà thương nhau” - Các bạn vừa hát bài hát gì? - Bài hát nói về những ai trong gia đình? - Ở nhà của các bạn có những ai? - Ai có cùng sống chung với ông bà của mình? - Ở nhà ông bà các bạn làm gì? - Ba của các bạn làm gì? - Ở nhà mẹ của các bạn làm gì? - Ở nhà các bạn làm gì? - Các bạn có giúp đỡ cha mẹ mình không? [[[ HOẠT ĐỘNG GÓC XD/ xếp hình: Nhà của bé NT: Tô màu những nggười thân trong gia đình PV: Gia đình, Bác sĩ AN: Múa hát và vận động các bài hát theo chủ để HT: phân loại đồ dùng theo công dụng, so sánh 3 đối tượng, tô chữ cái KPKH: Quan sát cây xanh, chăm sóc cây, tưới cây I: Mục tiêu - Thể hiện được vai chơi - Trẻ thỏa thuận trong vai chơi - Trẻ biết dùng khối gỗ khi xây dựng nhà, đường, công viên - Giáo dục trẻ hòa thuận khi chơi với nhau, không tranh giành đồ chơi với bạn II: Chuẩn bị - Đồ chơi các góc - Địa điểm lớp lá 6 - Thời gian 9h20 – 10h III: Tổ chức thực hiện 1/ Ổn định - Cho cả lớp hát bài “ cả nhà thương nhau” 2/ Giới thiệu - Hôm nay cô tổ chức cho lớp mình các góc chơi - Góc XD: xây trường nhà - Góc NT: Tô màu những nggười thân trong gia đình - Góc PV: Gia đình, Bác sĩ - Góc AN: Múa hát và vận động các bài hát theo chủ để - Góc HT: phân loại đồ dùng theo công dụng, so sánh 3 đối tượng, tô chữ cái - Góc KPKH: Quan sát cây xanh, chăm sóc cây, tưới cây 3/ Thỏa thuận trước khi chơi - Góc xây dựng: Cô hỏi trẻ đây là góc gì? Hôm nay góc xây dựng sẽ xây nhà Vậy các bạn cho cô biết phải xây cái gì? Góc này có những ai? Làm những công việc gì? Chúng ta cần xây dựng những gì? Để cho nhà chúng ta được đẹp chúng ta làm gì? - Góc NT: Cô giới thiệu góc chơi và hỏi trẻ góc này phải làm gì? Hôm nay cô tô màu nhwunxg người thân trong gia đình bạn. Vậy chúng ta cần những vật liệu gì? Các bạn tô như thế nào? Khi ngồi tô chúng ta ngồi như thế nào? Chúng ta chơi như thế nào? Khi chơi xong các bạn làm gì? - Góc Phân vai: Hôm nay cô sẽ cho các bạn chơi của hàng thực phẩm? trong cửa hàng có những gì? Người bán có nhiệm vụ gì? Người đến mua sẽ có nhiệm vụ như thế nào? - Góc Âm nhạc: Trong góc này các bạn sẽ đóng vai gì? Các bạn sẽ hát những bài hát gì? - Góc Ht: Các bạn sẽ xem những hình ảnh tranh truyện, các bạn xem như thế nào? Các bạn có thể kể truyện cho nhau nghe về những câu truyện mà bạn biết? Khi xem xong các bạn làm gì? - Góc KPKH: Quan sát cây xanh, chăm sóc cây, tưới cây: các bạn làm gì để cây luôn được tốt tươi? tưới nước như thế nào? 4/ Quá trình chơi - Cô quan sát trẻ chơi hoặc đóng 1 vai nào đó cùng chơi với trẻ, tạo tình huống cho trẻ liên kết các góc chơi. - Khen và động viên trẻ khi trẻ có những hành vi tốt thể hiện vai chơi giống thật 5/ Kết thúc - Khi hết giờ chơi cho trẻ ngồi xung quanh góc chơi của mình gợi ý cho trẻ nhân xét rút kinh nghiệm - Cho trẻ thu dọn đồ chơi Thứ 2 ngày 18 tháng 11 năm 2013 * Đón trẻ: - Trò chuyện cùng trẻ về những người thân của bé - Quan sát trẻ: cho trẻ chơi đò chơi - Cho trẻ chơi tự do * Thể dục sáng: 1. Khởi động: kết hợp với nhạc bài “ Trường chúng cháu là trường mầm non” - Cô vỗ tróng lắc hướng dẫn trẻ đi vòng tròn kết hợp các tư thế đi thường, kiễng chân, chạy nhanh, chạm dần. 2. Trọng động: * Hô hấp: thổi bóng * Tay: tay đưa ra phía trước lên cao * Bụng: Quay người sang bên *Chân: Khuỵu gối * Bật: bật tách khép chân 3. Hồi tĩnh: hít thở nhẹ nhàng. Điểm danh theo tổ * Điểm danh – khám tay – vệ sinh KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Nhánh 2: Những thành viên trong gia đình Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Đề tài: Truyện Ba cô gái I :Mục đích - Trẻ biết hiểu nội dung truyện + Biết trả lời trọn vẹn các câu hỏi của cô. - Biết được tên nhân vật trong truyện - Giáo dục trẻ biết yêu thương kính trọng những người thân trong gia đình - Tích hợp âm nhạc II: Chuẩn bị - Tranh truyện “ Ba cô gái” - Chỗ ngồi theo hình chữ U, giáo án - Địa điểm: trong lớp - Thời gian: 25 – 30 phút III: Tổ chức thực hiện STT Cấu trúc – thời gian Hoạt động cô và trẻ 1 Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu bài 4-5’ - Nghe hát “ Bàn tay mẹ” - Các bạn vừa nghe hát bài gì? - Trong bài hát người mẹ đã làm gì cho người con của mình? - Vậy các bạn đã làm những việc gì để giúp đỡ cho người mẹ của mình? - Cô cũng có 1 câu truyện kể về 1 người mẹ có 3 cô con gái, và tình cảm của 3 người con này dành cho mẹ của mình như thế nào để biết được các bạn chú ý lắng nghe cô kể chuyện “ Ba cô gái” nha 2 Hoạt động 2: Cô kể truyện 8-10’ - Lần 1: kể truyện diễn cảm - Lần 2: kể qua tranh. * Nội dung: Câu chuyện nói về người mẹ có 3 cô con gái, 3 cô lớn lên xinh đẹp và lần lượt có chồng xa, người mẹ sống mình ngày càng già yếu, một hôm bà viết 3 lá thư nhờ sóc gửi cho 3 cô con gái, sóc đưa cho người chị cả người chị lo cọ chậu cho xong mới về thì trở thành con rùa, đến người chị thứ hai thì đang xe chỉ chị nói xe chỉ xong chị mới về liền trở thành nhện, đến cô út đang nhồi bột thấy sóc nói cô út liền vội vả về ngay và về sau người út được sống rất lâu và hạnh phúc. 3 Hoạt động 3: Trích dẫn giảng nội dung 10-15’ * Đoạn đầu: một bà mẹ..các con về với ta nghe - Đoạn nói về người mẹ có 3 cô con gái đẹp như trăng rằm, lần lượt các con đi lấy chồng, người mẹ ở nhà một mình, 1 hôm người mẹ bị bệnh và bà đã viết thư đưa cho sóc nhờ sóc gửi cho các con mình - Trong truyện có những ai? - Ba cô gái như thế nào? - Bà mẹ ở nhà một mình bị gì? - Bà đã nhờ ai gọi các con mình về? * Đoạn: Sóc đến thành con rùa - Đoạn nói sóc đến nhà chị cả nhưng người cả nhưng vì cọ chậu mà chị cả không về, chị cả đã biến thành rùa + Cọ : là chùi rửa - Sóc đến nhà của ai? - Người chị cả đang làm gì? - Khi sóc đưa thư thì người chị như thế nào? - Người chị nói như thế nào? - Người chị có về liền không? - Lúc đó sóc nói như thế nào? - Người chị biến thành gì? * Đoạn: Sóc đến thành con nhện - Đoạn nói sóc đến nhà chị hai nhưng người chị hai nhưng vì xe chỉ mà chị không về, chị hai đã biến thành con nhện - Sóc đến nhà của ai? - Người chị hai đang làm gì? - Khi sóc đưa thư thì người chị như thế nào? - Người chị nói như thế nào? - Người chị có về liền không? - Lúc đó sóc nói như thế nào? - Người chị biến thành gì? * Đoạn: Sóc đến yêu mến - Đoạn nói sóc đến nhà chị út , nghe tin chị út đi về thăm mẹ ngay - Sóc đến nhà của ai? - Người cô út đang làm gì? - Khi sóc đưa thư thì người chị như thế nào? - Người chị nói như thế nào? - Người chị có về liền không? - Lúc đó sóc nói như thế nào? - Mọi người đối với cô út như thế nào? 4 Hoạt động 4: Tóm tắt truyện Thời gian: 5 phút - Tóm tắt: Truyện kể về 1 người mẹ có 3 cô con gái đẹp như trăng rằm, các cô lần lượt đi lấy chồng, bà mẹ ở nhà 1 mình, một hôm bệnh nặng mẹ viết thư nhờ sóc gửi cho 3 người con của mình, sóc đến nhà từng người, chị cả vì cọ chậu nên không về được và biến thành con rùa, người chị thứ 2 vì xe chỉ cũng không về và đã biến thành con nhện, đến cô út nghe sóc bảo cô vội chạy về nhà, người cô út hiếu thảo được mọi người yêu mến sống rất thọ và hạnh phúc. - Qua câu chuyện các bạn học được điều gì? - Nếu là các bạn các bạn sẽ làm gì? - GD: các bạn ơi mẹ của chúng đã vất vả nuôi nấng chúng ta, khi chúng ta bệnh hay chúng ta làm gì điều có mẹ ở bên cạnh chăm sóc nên các bạn phải biết yêu thương giúp đỡ mẹ của mình nha * Nhận xét – tuyên dương HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - TCHT: Dọn về nhà mới - TCVĐ: Gia đình gấu Tăng cường tiếng việt Làm quen với các từ : Ông ngoại, bà ngoại, dì I:Mục đích - Trẻ biết nói đúng các từ: ông ngoại, bà ngoại, dì - Trẻ biết dùng đúng các từ: ông ngoại, bà ngoại, dì II:Chuẩn bị + Tranh gia đình III: Tổ chức thực hiện STT Cấu trúc Hoạt đông của cô và 1 Hoạt động 1 : Ổn định giới thiệu bài - Hát cả nhà thương nhau - Các bạn vừa hát bài hát gì? - Trong gia đình của các bạn có những ai? 2 Hoạt động 2: Dạy trẻ - Hãy nhìn xem cô có gì đây? - Trong tranh có những ai? - Đây là ai? - Cha của mẹ mình gọi là gì nè? - Cha của mẹ mình thì mình gọi là ông ngoại - Cô nhắc lại từ ông ngoại 3 lần - Cô chỉ vào tranh cho trẻ nhắc lại 3 lần - Cô gọi 1 vài trẻ nhắc lại - Còn mẹ của mẹ mình gọi là gì? - Cô chỉ lên tranh cho trẻ nhìn và nói bà ngoại 3 lần - Cô cho cả lớp nhắc lại 3 lần - Cô gọi trẻ lên chỉ và hỏi đây là ai vậy? - Còn chị hay em của mẹ mình sẽ gọi bằng dì - Cô nhắc lại từ dì 3 lần - Cô cho trẻ nhắc lại 3 lần - Cô hỏi 1 vài trẻ để trẻ nhắc lại từ dì 3 Hoạt động 3: Kết thúc nhận xét - Cô cho 1 trẻ hỏi và 1 trẻ trả lời - Nhận xét tuyên dương HOẠT ĐỘNG GÓC XD/ xếp hình: Nhà của bé NT: Tô màu những nggười thân trong gia đình PV: Gia đình AN: Múa hát và vận động các bài hát theo chủ để HT: phân loại đồ dùng theo công dụng, so sánh 3 đối tượng, tô chữ cái KPKH: Quan sát cây xanh, chăm sóc cây, tưới cây Vệ sinh – nêu gương - trả trẻ HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Nặn chữ cái e ê - Ôn từ tiếng việt đã học Vệ sinh – nêu gương - trả trẻ [[[ Thứ 3 ngày 19 tháng 11 năm 2013 * Đón trẻ: - Trò chuyện cùng trẻ về những thành viên trong gia đình - Quan sát trẻ: cho trẻ chơi đò chơi - Cho trẻ chơi tự do * Thể dục sáng: 1. Khởi động: kết hợp với nhạc bài “ Trường chúng cháu là trường mầm non” - Cô vỗ tróng lắc hướng dẫn trẻ đi vòng tròn kết hợp các tư thế đi thường, kiễng chân, chạy nhanh, chạm dần. 2. Trọng động: * Hô hấp: thổi bóng * Tay: tay đưa ra trước lên cao * Bụng: đứng quay người sang bên *Chân: Khuỵu gối * Bật: bật tách khép chân 3. Hồi tĩnh: hít thở nhẹ nhàng. Điểm danh theo tổ * Điểm danh – khám tay – vệ sinh KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Nhánh 2: Những thành viên trong gia đình Đề tài:Bật xa 45cm TC: Tạo dáng I: Mục đích - Trẻ biết cách bật xa 45cm - Phát triển cơ chân, sức bật của chân - Trẻ nhận biết 1 số dáng khi chơi trò chơi tạo dáng II: Chuẩn bị - Bóng cho cô và trẻ - Địa điểm: Sân trường - Thời gian: 30 – 35 phút phút III: Tổ chức thực hiện STT Cấu trúc Hoạt động cô và trẻ 1 Hoạt động 1: Khởi động - Cho trẻ đi vòng tròn và kết hợp các kiểu đi “ mũi bàn chân, gót bàn chân, mép bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh” có thể cho trẻ kết hợp vừa đi vừa hát “Cả nhà thương nhau”. * Bài tập phát triển chung: + Tay: Đánh xoay tròn 2 cánh tay ( 2l/8n) + Bụng: đứng cúi về trước( 2l/8n) + Chân: Khuỵu gối( 4l/8n) - Đứng thẳng, 2 gót chân chụm vào nhau, 2 tay chống hông + Nhún xuống, đầu gối hơi khuỵu + Đứng thẳng lên + Bật: Bật về các phía ( 2l/8n) 2 Hoạt động 2: Trọng động *Vận động cơ bản: Bạt xa 45cm - Cô thúc hiện mẫu 2 lần + Lần 1: không giải thích + Lần 2: giải thích - Các bạn đứng trước vạch mức mũi bàn chân sát mép vạch, 2 tay thả xuôi, khi có hiệu lệnh các bạn dẽ đưa tay ra trước đánh lăng nhẹ xuống dưới ra sau, đồng thời gói hơi khuỵu, người hơi cúi về phía trước nhún hai chân, bật qua vạch đối diện, tay hất đưa ra trước, khi chạm đất gối hơi khuỵu. - Lần lượt mời 2 trẻ lên thực hiện - Mời trẻ yếu thực hiện cô chú ý sửa sai cho trẻ 3 Hoạt động 3: Hồi tĩnh * Trò chơi Tạo dáng - Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn, cô yêu cầu trẻ tạo dáng gì thì trẻ phải thực hiện đúng với yêu cầu của cô Vd: Cô nói ông thì các bé tay giả vờ chống gậy tay vuốt cằm như vuốt râu Ai không thay đổi nhanh hoặc không làm đúng theo yêu cầu sẽ bị phạt nhảy lò cò. - Hôm nay cô dạy cho các bạn vận động gì? - Giáo dục trẻ nhặt lá ngoài sân cho sân trường sạch đẹp - Nhận xét lớp - Cho trẻ đi vòng tròn vun tay hít thở nhẹ nhàng HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Trò chuyện về những người thân trong gia đình - Chơi tự do Tăng cường tiếng việt Làm quen với các từ : Ông nội, nội, bác I:Mục đích - Trẻ biết nói đúng các từ: Ông nội, nội, bác - Trẻ biết dùng đúng các từ: Ông nội, nội, bác II:Chuẩn bị + Tranh gia đình III: Tổ chức thực hiện STT Cấu trúc Hoạt đông của cô và 1 Hoạt động 1 : Ổn định giới thiệu bài - Hát cả nhà thương nhau - Các bạn vừa hát bài hát gì? - Trong gia đình của các bạn có những ai? 2 Hoạt động 2: Dạy trẻ - Hãy nhìn xem cô có gì đây? - Trong tranh có những ai? - Đây là ai? - Cha của cha mình gọi là gì nè? - Cha của cha mình thì mình gọi là ông nội - Cô nhắc lại từ ông nội 3 lần - Cô chỉ vào tranh cho trẻ nhắc lại 3 lần - Cô gọi 1 vài trẻ nhắc lại - Còn mẹ của cha mình gọi là gì? - Cô chỉ lên tranh cho trẻ nhìn và nói bà nội 3 lần - Cô cho cả lớp nhắc lại 3 lần - Cô gọi trẻ lên chỉ và hỏi đây là ai vậy? - Còn chị hay em của cha mình sẽ gọi bằng cô - Cô nhắc lại từ cô 3 lần - Cô cho trẻ nhắc lại 3 lần - Cô hỏi 1 vài trẻ để trẻ nhắc lại từ cô - Vậy nếu anh của cha các bạn gọi là gì? 3 Hoạt động 3: Kết thúc nhận xét - Cô cho 1 trẻ hỏi và 1 trẻ trả lời - Nhận xét tuyên dương HOẠT ĐỘNG GÓC XD/ xếp hình: Nhà của bé NT: Tô màu những người thân trong gia đình PV: Gia đình, Bác sĩ AN: Múa hát và vận động các bài hát theo chủ để HT: phân loại đồ dùng theo công dụng, so sánh 3 đối tượng, tô chữ cái KPKH: Quan sát cây xanh, chăm sóc cây, tưới cây Vệ sinh – nêu gương - trả trẻ HOẠT ĐỘNG CHIỀU Nhánh 2: Những thành viên trong gia đình Lĩnh vực phát triển Nhận Thức Đề Tài: Đếm đến 7, nhận biết số lượng trong phạm vi 7. Nhận biết chữ số 7 I: Mục đích - Ôn thẻ số 4,5,6 - Trẻ đếm đến 7, nhận biết nhóm 7 đối tượng, nhận biết được chữ số 7. - Phát huy tính tích cực, tư duy cho trẻ. - Biết yêu quý những người thân trong gia đình II: Chuẩn bị - Thẻ chữ số 7 - Địa điểm: lớp lá 6 - Thời gian: 30 – 35 phút III: Tổ chức thực hiện STT Cấu trúc Hoạt động cô và trẻ 1 Hoạt động 1: Ôn định gây hứng thú - Hát bài cả nhà thương nhau - Các bạn vừa hát bài hát gì? - Trong bài hát có bao nhiêu người các bạn cùng kể và đếm xem nào? - Vậy gia đình của các bạn có những ai? - Hãy đếm xem có bao nhiêu người nha 2 Hoạt động 2: Ôn thẻ số 4,5,6 - Cô và các bạn cùng chơi trò chơi lật thẻ bài. - Cách chơi như sau: Cô có những thẻ bài úp, cô sẽ mời bạn lên đây lật thẻ bài, nhiệm vụ của bạn là đọc số trên thẻ bài . 3 Hoạt động 3: Đếm và nhận biết số lượng trong phạm vi 7, Nhận biết chữ số 7 - Các bạn nhìn xem cô có gì? - Trong gia đình bạn gấu gồm có những ai? - Trong gia đình bạn gấu có bao nhiêu người? - Các bạn cùng đếm với cô nha. - Hãy nhìn xem trong nhà của bạn gấu có những gì nè. - Các bạn nhìn xem cô có gì đây? - Cô có bao nhiêu cái chén? - Cô đếm cho trẻ “ Cô có tất cả 7cái chén” - Cô và trẻ cùng đếm lại 3 lần - Cô mời 1 vài trẻ đếm lại - Cô cho trẻ thực hành - Các bạn hãy xếp những cái chén ra thành hàng ngang. - Cho trẻ vừa xếp vừa đếm - Có bao nhiêu cái chén? - Để chỉ số lượng chén ta cần gắn thẻ số mấy? - Cô cho trẻ quan sát thẻ số 7 - Hãy nhìn xem chúng ta còn có gì nữa đây? - Hãy đếm xem chúng ta có bao nhiêu cái ca? - Cô cho trẻ đếm - Để chỉ số lượng của ca ta cần gắn thẻ số mấy? - Đây là số 7 - Cho trẻ nhắc lại số 7 - Mỗi cái ca cô sẽ gắn 1 cái muỗng - Vậy cô cần bao nhiêu cái muỗng cho 7 cái ca? - Vậy các bạn cùng lấy ra và đếm với cô nào - Giáo dục: 4 Hoạt động 4:Luyện tập * Trò chơi đội nào nhanh - Ở trên bàn cô có các chữ số khác nhau, mỗi đội của chúng ta sẽ nhanh chóng chọn ra những thẻ số 7 và gắn lên bảng, đội nào gắn đúng và nhiều chữ số 7 sẽ thắng * Ai khéo hơn ai - Hướng dẫn cho bé chơi với vở toán Vệ sinh – nêu gương - trả trẻ Thứ 4 ngày 20 tháng 11 năm 2013 * Đón trẻ: - Trò chuyện cùng trẻ về gia đình của bé - Quan sát trẻ: cho trẻ chơi đò chơi - Cho trẻ chơi tự do * Thể dục sáng: 1. Khởi động: kết hợp với nhạc bài “ Trường chúng cháu là trường mầm non” - Cô vỗ tróng lắc hướng dẫn trẻ đi vòng tròn kết hợp các tư thế đi thường, kiễng chân, chạy nhanh, chạm dần. 2. Trọng động: * Hô hấp: thổi bóng * Tay: tay đưa ra trước lên cao * Bụng: đứng quay người sang bên *Chân: Khuỵu gối * Bật: bật tách khép chân 3. Hồi tĩnh: hít thở nhẹ nhàng. Điểm danh theo tổ * Điểm danh – khám tay – vệ sinh KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Nhánh 2: Những thành viên trong gia đình Lĩnh vực phát triển nhận thức Đề tài: Trò chuyện về gia đình của bé I: Mục đích - Biết dùng lời nói diễn đạt ý của mình. - Biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình ngăn nắp gọn gàng. - Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trong yêu quí những ngươi thân trong gia đình II: Chuẩn bị - Tranh ảnh về 1 số người thân trong gia đình - Địa điểm: lớp lá 6 - Thời gian: 30 – 35 phút phút III: Tổ chức thực hiện STT Cấu trúc Hoạt động cô và trẻ 1 Hoạt động1: Ổn đinh đàm thoại giới thiệu bài 4- 5’ - Đọc thơ “ Làm anh”. - Các bạn vừa đọc bài thơ gì? - Bài thơ nói gì? - Ở nhà ai có em? - Các bạn phải đối với em của mình như thế nào? - Ba mẹ của các bạn làm gì? - Trong gia đình của các bạn ai cũng làm việc riêng? - Ai có thể đứng lên kể cho cô và các bạn cùng nghe về gia đình của mình nào? 2 Hoạt động 2: 10-17’ Trò chuyện về gia đình của bé - Trong nhà của các bạn có những ai? - Gồm có bao nhiêu người? - Gia đình của bạn là gia đình bao nhiêu thế hệ? - Những người thân trong gia đình của các bạn làm những công việc gì? - Trong nhà của các bạn có những gì? - Trong nhà các bạn làm những công việc gì? - Ở nhà bạn có thường xuyên giúp đỡ ba mẹ của các bạn không? - Bạn giúp đỡ bằng những công việc gì? - Trong nhà bạn có những đồ dùng nào? - Khi sử dụng xong bạn làm gì với chúng? - Khi các con sử dụng vật dụng gì trong nhà các bạ phải biết sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi. - Bạn có biết sở thích của những người thân trong gia đình của bạn hay không? - Sở thích của bạn có giống người trong gia đình của bạn hay không? - Bạn có yêu quý gia đình của mình hay không? - Tại sao chúng ta lại yêu mến gia đình của mình? - Cho 1 vài trẻ nói về gia đình của bản thân mình. - Gia đình của chúng ta rất quan trọng, ba mẹ là người sinh ra ta, ông bà là người dạy dỗ ta còn rất nhiều người thân khác trong gia dình luôn yêu thương ta, chúng ta phải biết yêu mến, kính trọng hiếu thảo với cha mẹ, ông bà. 3 Hoạt động: củng cố 8-10’ * Trò chơi “ Ai nhanh” - Cô gắn tranh những người thân ở vị trí khác nhau, cô cho lớp đi vòng xung quanh lớp, vừa đi vừa hát, cô ra hiệu lệnh và yêu cầu trẻ về tranh nào thì trẻ sẽ nhanh chóng chạy về tranh người đó. * Cho bé tô tranh những người thân trong gia đình 3 Hoạt động 3: Kết thúc 2-3’ - Vừa rồi cô cùng trò chuyện về gì? - Qua bài học hôm nay chúng ta rút học được những gì? - Cô cho 1 vài trẻ trả lời - Nhận xét tuyên dương HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - TCHT: Dọn về nhà mới - Chơi tự do Tăng cường tiếng việt Làm quen với các từ: Con mời ông ăn (uống), con mời bà ăn (uống), Con mời ông ( bà) ngồi I:Mục đích - Trẻ biết các câu : Con mời ông ăn (uống), con mời bà ăn (uống), Con mời ông ( bà) ngồi - Trẻ nghe hiểu và nói được câu: Con mời ông ăn (uống), con mời bà ăn (uống), Con mời ông ( bà) ngồi II:Chuẩn bị + Tranh gia đình III: Tổ chức thực hiện STT Cấu trúc Hoạt đông của cô và 1 Hoạt động 1 : Ổn định giới thiệu bài 2-3’ - Hát bài cháu yêu bà - Trong gia đình của các bạn có ai sống với ông bà? - Ở nhà ông bà hay làm những việc gì? - Các bạn có giúp cho ông bà mình không? - Các bạn thường thường giúp những công việc gì? 2 Hoạt động 2: Dạy trẻ 10-12’ - Khi ông ( bà) đến nhà mình chơi thì các bạn sẽ làm gì? - Đâu tiên các bạn sẽ lấy ghế và mời ông bà mình - Các bạn sẽ nói “ Con mời ông (bà) ngồi - Cô nhắc lại câu “Con mời ông (bà) ngồi” 3 lần - Cô cho trẻ nhắc lại 3 lần - Cô mời trẻ nhắc lại vài lần - Mời 1 số trẻ yếu nhắc lại - Khi ông bà khác nước thì các bạn sẽ lấy nước cho ông bà mình uống nhưng các bạn phải biết mời thật là lễ phép nha - Các bạn sẽ nói như thế nào? - À chúng mình sẽ nói là “ Con mời ông (bà) uống nước” - Cô nhắc lại câu “ Con mời ông (bà) uống nước” 3 lần - Cô cho trẻ nhắc lại 3 lần - Cô mời trẻ nhắc lại vài lần - Mời 1 số trẻ yếu nhắc lại - Khi chúng ta có món ngon thì chúng ta phải mời ông bà trước và phải mời đưa bằng hai tay - Các bạn nói như thế nào? - À chúng mình sẽ nói là “ Con mời ông (bà) ăn” - Cô nhắc lại câu “ Con mời ông (bà) ăn” 3 lần - Cô cho trẻ nhắc lại 3 lần - Cô mời trẻ nhắc lại vài lần - Mời 1 số trẻ yếu nhắc lại 3 Hoạt động 3: Kết thúc nhận xét 2-3’ - Cho 1 vài trẻ hỏi và 1 vài trẻ trả lời những từ vừa học - Hỏi trẻ lại 3 từ vừa học - Nhận xét tuyên dương HOẠT ĐỘNG GÓC XD/ xếp hình: Nhà của bé NT: Tô màu những người thân trong gia đình PV: Gia đình, Bác sĩ AN: Múa hát và vận động các bài hát theo chủ để HT: tô chữ cái KPKH: Quan sát cây xanh, chăm sóc cây, tưới cây Vệ sinh – nêu gương - trả trẻ HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Ôn số 7 - Chơi tự do Vệ sinh – nêu gương - trả trẻ Thứ 5 ngày 21 tháng 11 năm 2013 * Đón trẻ: - Trò chuyện cùng trẻ về việc vệ sinh buổi sáng - Quan sát trẻ: cho trẻ chơi đò chơi - Cho trẻ chơi tự do * Thể dục sáng: 1. Khởi động: kết hợp với nhạc bài “ Trường chúng cháu là trường mầm non” - Cô vỗ tróng lắc hướng dẫn trẻ đi vòng tròn kết hợp các tư thế đi thường, kiễng chân, chạy nhanh, chạm dần. 2. Trọng động: * Hô hấp: thổi bóng * Tay: tay đưa ra phía trước lên cao * Bụng: Quay người sang bên *Chân: khuỵu gối * Bật: bật tách khép chân 3. Hồi tĩnh: hít thở nhẹ nhàng. Điểm danh theo tổ * Điểm danh – khám tay – vệ sinh KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC Nhánh 2: Những người thân trong gia đình Lĩnh vực phát triển Thẩm Mỹ Đề Tài: Trang trí khung ảnh gia đình I: Mục đích - Trẻ biết sử dụng kỹ năng đã học để trang trí khung ảnh - Phát triển khả năng tưởng tượng sáng tạo - Giáo dục cho trẻ biết yêu quí gia đình của mình II: Chuẩn bị - Khung ảnh trang trí - Địa điểm: lớp lá 6 - Thời gian: 30 – 35 phút III: Tổ chức thực hiện STT Cấu trúc Hoạt động cô và trẻ 1 Hoạt động 1: Ôn định gây hứng thú 3-5’ - Hát cả nhà thương nhau - Các bạn vừa hát bài hát gì? - Bài hát nhắc đến những ai trong gia đình? - Các bạn có được gia đình mình chở đi đâu chơi không nè? - Các bạn được đi những đâu? - Mỗi lần đi chơi các bạn có được chụp hình không? - Gia đình của bạn nhỏ được chụp ảnh và bạn nhỏ của chúng ta trang trí rất đẹp, hôm nay chúng ta cũng cùng các bạn trang trí nha 2 Hoạt động 2: Bé quan sát 4-7’ - Hãy nhìn xem cô có gì đây? - Đây là khung ảnh gia đình được trang trí các bạn hãy nhìn xem khung ảnh được trang trí như thế nào nha - Đây là gì? - Khung được trang trí bằng những hình vẽ gì? - Những bông hoa và những chiếc lá được vẽ như thế nào? - Ngoài ra các bạn còn có thể trang trí bằng những gì? - Từ những hình vẽ như hình gì đây? - Hãy nhìn xem đây là hình tròn? - Tiếp theo là đến hình gì? - Hai hình được vẽ như thế nào với nhau? - Ngoài ra các bạn còn biết vẽ hình gì nữa? - Các bạn thích vẽ gì để trang trí cho khung ảnh của mình? - Chúng ta dùng kỹ năng gì để vẽ? - Các bạn thích tô màu gì cho trang trí thêm đẹp? 4 Hoạt động 4: trẻ thực hiện 10-15’’ - Cô cho trẻ thực hiện - Quan sát trẻ khuyến khích động viên trẻ thực hiện - Cô thực hiện cùng trẻ tạo hứng thú cho trẻ thực hiện 5 Hoạt động 5:Đánh giá sản phẩm 3-8’ - Hôm nay cô cho các bạn làm gì? - Các bạn hãy nhìn xem sản phẩm nào đẹp? - Cô cho vài trẻ nhận xét sản phẩm của bạn - Cô tóm ý rút kinh nghiệm cho trẻ - Giáo dục: Các bạn biết không gia đình rất quan trọng đối vơi chúng ta, ai cũng cần phải có 1 gia đình cho nên các bạn phải biết yêu thương kính trọng những người trong gia đình nha - Kết thúc nhận xét tuyên dương HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Trò chuyện về những người thân trong gia đình - TCVĐ: Gia đình gấu Tăng cường tiếng việt Làm quen với các từ: Mẹ tắm cho bé, mẹ bế bé, mẹ chăm sóc cho bé I:Mục đích - Trẻ biết các câu : Mẹ tắm cho bé, mẹ bế bé, mẹ chăm sóc cho bé - Trẻ nghe hiểu và nói được câu: Mẹ tắm cho bé, mẹ bế bé, mẹ chăm sóc cho bé II:Chuẩn bị + Tranh Mẹ tắm cho bé, mẹ bế bé, mẹ chăm sóc cho bé

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmam non_12480331.doc
Tài liệu liên quan