Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề nhánh: Trường mầm non dầu khí

- Đón trẻ vào lớp: Hướng dẫn trẻ cất nón dép.

- Cô đón trẻ với thái độ niềm nở, ân cần tạo trẻ cảm giác vui vẻ khi đến lớp

- Trò chuyện về trường mầm non.

* Tập theo cô từng động tác thể dục buổi sáng.

- Khởi động kết hợp với các kiểu chân theo hiệu lệnh của cô

- Trọng động: Đội hình 4 hàng ngang

+ Động tác cổ: Hai tay để phía trước đầu cúi, thẳng, nghiên trái, nghiên phải

+ Tay vai : Hai tay đưa lên cao đưa ra phía trước. ( 4 lần 8 nhịp)

+ Chân 1: Hai tay để phía trước chân sang 2 bên , nghiên bằng góc chân ( 4 lần 8 nhịp)

+ Bụng lườn 3: Hai tay đưa sang 2 bên và kết hợp nhún bật 2 chân. ( 4 lần 8 nhịp)

+ Bật 1 : Bật tay chổ kết hợp với tay đưa cao ( 4 lần 8 nhịp)

- Hồi tỉnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, hít thở sâu.

 

doc23 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề nhánh: Trường mầm non dầu khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nào có số lượng 2. + Cho trẻ sờ chữ số1, 2 *Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê -Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi tự do. Cô giáo *Quan sát : Tranh cô giáo và các bé * Yêu cầu : +Trẻ được làm quen với bài thơ Nghe lời cô giáo +Cảm nhận được tình cảm giữa cô và bé * Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê -Yêu cầu: trẻ biết cách chơi và luật chơi. - Cho trẻ chơi tự do Bé đến trường như thế nào ? * Quan sát : Cô cho trẻ quan sát tranh bé đến trường * Yêu cầu : + Trẻ được làm quen bài hát Vui đến trường +Cảm thấy vui vẻ, hào hứng khi đến trường * Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH 8h40 ->9h10 THỂ DỤC THỂ DỤC - VĐCB: Đi trên ghế thể dục KPXH: - Trường mầm non của bé. TẠO HÌNH Tô màu tranh cô giáo và các bạn LQVT - Ôn số lượng 1,2 nhận biết số lượng trong phạm vi 2. LQVH - Truyện “Gà Tơ đi học’. ÂM NHẠC - Hát: “ Vui đến trường” - Vận động: Minh họa. - NH: Ngày đầu tiên đi học - TCVĐ: Bạn ở đâu? HOẠT ĐỘNG GÓC 9h20-> 10h10 *Góc xây dựng: Xây Trường mầm non. *Góc phân vai: Cô giáo, bán hàng. *Góc Nghệ thuật: Tô màu tranh ảnh về trường mầm non . *Góc học tập: Làm album về trường mầm non.( Ôn số lượng 1,2). *Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh. HOẠT ĐỘNG CHIỀU 15h30 ->17h30 Ôn kỹ năng: “ Đi trên ghế thể dục” - Làm quen: “Trường mầm non của bé”. - Nhận xét, tuyên dương. - Cho trẻ cắm cờ. - Vệ sinh trả trẻ Ôn:“Trường mầm non của bé.” - Nhận xét, tuyên dương. - Cho trẻ cắm cờ. - Vệ sinh trả trẻ - Ôn: “Ôn số lượng 1, 2 nhận biết số lượng trong phạm vi 2.” - Làm quen “ Gà tơ đi học”. - Nhận xét, tuyên dương. - Vệ sinh trả trẻ. - Ôn : Truyện “Gà Tơ đi học ” - Nhận xét, tuyên dương. - Cho trẻ cắm cờ. - Vệ sinh trả trẻ - Ôn các bài thơ, bài hát đã học trong tuần. - Nhận xét nêu gương cuối tuần. - Vệ sinh trả trẻ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC Chủ đề nhánh: TRƯỜNG MẦM NON DẦU KHÍ Thời gian: Từ ngày 05/09/2016 – 09/09/2016 I /YÊU CẦU CHUNG : - Trẻ biết thể hiện vai chơi qua các trò chơi - Biết cất dọn đồ chơi ngăn nắp gọn gàng sau khi chơi - Trẻ tự nguyện chọn góc chơi phù hợp với chủ đề trường mầm non. - Biết thể hiện vai chơi và hành động chơi phù hợp. - Trẻ biết sử dụng đồ chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn. - Giáo dục trẻ tính đoàn kết, phối hợp với bạn trong quá trình chơi. 1. Góc phân vai: Cô giáo, Bán hàng. * Nhóm cô giáo. - Cô giáo: Dạy trẻ múa, hát, dẫn trẻ đi tham quan các công trình xây trường mầm non. - Học trò: Biết nghe lời cô. * Nhóm bán hàng. - Chủ cửa hàng: Biết chuẩn bị và bố trí đồ dùng và công việc cho nhân viên bán hàng. - Nhân viên bán háng: Biết bài trí đồ dùng, trông coi cửa hàng, biết mời khách biết cám ơn khi khách gửi tiền. - Khách hàng: Biết lựa chọn mặt hàng mình mua 2. Góc xây dựng: Xây trường mầm non. - Cháu thể hiện các vai chơi chủ công trình, các chú thợ xây. - Biết cách bố trí, hợp lí các công trình trong khu trường hợp lý. - Qua buổi chơi giáo dục cho cháu lòng yêu lao động, sự sẽ chia, thái độ yêu quý mọi người, sự cộng tác của các thành viên trong nhóm chơi để tạo lên công trình đẹp 3. Góc nghệ thuật: Tô màu tranh về trường mầm non - Trẻ biết cách lựa chọn màu tô cho phù hợp với bức tranh . - Biết giữ gìn vệ sinh khi tô màu. 4. Góc học tập: Làm album về trường mầm non. - Trẻ biết chọn album. - Trẻ biết đặc điểm của trường mầm non - Trẻ biết chọn hình ảnh đúng số lượng trong khung album. 5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh - Các cháu thích chơi với nước từ chai này sang chai khác không làm nước ướt quần áo - Trẻ biết tưới cây, cắt lá vàng II/ CHUẨN BỊ: 1. Góc phân vai: Cô giáo, Bán hàng * Nhóm cô giáo: - Tranh ảnh , tập vở, bút màu, bảng con. - Đồ dùng đồ chơi cho cô giáo dạy học * Nhóm bán hàng: - Gian hàng bán dụng cụ học tập - Gian hàng bán đồ dùng đồ chơi. 2. Góc xây dựng: Xây trường mầm non - Hàng rào, gạch các loại, ghế đá, hoa cỏ, cây xanh, - Đồ chơi ngoài trời 3. Góc nghệ thuật: Tô màu tranh trường mầm non - Tranh về trường mầm non, tranh về các loại đồ chơi ngoài trời, bút màu, khăn lau tay. 4. Góc học tập: Làm album về trường mầm non( ôn số lượng 1, 2) - Sách, tranh ảnh về trường mầm non - Sách về đồ dùng đồ chơi và hình ảnh những người làm việc trong trường 5. Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh - Nước và dụng cụ đựng nước như chai nhựa, bình tưới cây, ca múc nước - Tạp dề, khăn lau - Cây cảnh, bồn hoa III / HƯỚNG DẪN: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ - Cô và các bạn cùng hát bài : « Trường chúng cháu là trường mầm non » + Sau giờ học thì đến giờ gì ? + Lớp con có mấy góc chơi ? + Nếu bây giờ được tham gia hoạt động góc thì các bạn chọn những góc chơi nào ? => Dự kiến tổ chức hoạt động góc cho trẻ : I/ Thỏa thuận trước khi chơi : 1.Góc phân vai: Cô giáo, Bán hàng. Trước khi cho trẻ về góc chơi, cô và trẻ cùng nhau thảo luận và phân công từng vai cụ thể. - Trò chơi cô giáo cần có những ai? - Cô giáo làm những công việc gì? - Các bé học và chơi trong lớp với cô phải như thế nào? - Nhóm chơi bán hàng cần những vai chơi nào? - Công việc của chủ cửa hàng là gì? - Các bạn nhỏ phải như thế nào khi đi mua hàng? - Cho trẻ về góc chơi 2. Góc xây dựng: Xây trường mầm non - Ở góc xây dựng các con chơi gì ? - Để xây được công trình Trường mầm non cần có những ai ? - Chủ công trình làm nhiệm vụ gì? Còn các chú công nhân xây dựng? - Khi xây dựng thì các chú công nhân làm việc như thế nào ? - Để công trình hoàn thành đúng thời gian quy định thì phải làm sao ? - Cho trẻ đăng ký chơi ở góc xây dựng. 3. Góc nghệ thuật: Tô màu tranh trường mầm non - Các con chơi gì ? - Dự định tổ chức như thế nào - Khi chơi các con như thế nào? - Sau khi làm ra sản phẩm các con phải làm gì? 4. Góc học tập: Làm album về trường mầm non( ôn số lượng 1, 2) - Hôm nay góc học tập chơi gì? - Các con dự định chơi như thế nào? II/ Quá trình chơi: - Cho trẻ chơi, trẻ tự nhận vai chơi và thỏa thuận cách chơi với nhau trong nhóm. - Cô theo dõi các góc chơi. Chú ý bao quát, gợi ý để trẻ nhập vai chơi. Cô nhập vai chơi để trò chuyện bằng ngôn ngữ trò chơi cùng trẻ. Dùng ngôn ngữ của vai chơi để gợi ý giúp trẻ phản ánh đúng hành động và thái độ của vai chơi. - Cô chú ý xử lý tình huống xảy ra trong quá trình chơi, ví dụ: + Góc xây dựng: Khi góc mất trật tự, cô nhập vai và hỏi thăm khi nào công trình hoàn thành để bàn giao? Vậy chúng ta phải làm việc như thế nào? + Góc nghệ thuật: Nếu trẻ không tập trung thể hiện vai chơi thì cô đóng vai khách hỏi mua tranh, thu hút để trẻ hoàn thành những bức tranh. + Góc học tập: Khi trẻ chơi chưa đúng luật chơi cô vào cùng chơi với trẻ bạn ơi cho tôi chơi với nhé. + Góc đóng vai: Nhắc nhỡ trẻ nếu bàn ghế trong quán không ngay ngắn hay cửa hàng để đồ dùng không ngăn nấp,nên sắp xếp lại... - Gợi ý để trẻ phát triển trò chơi theo ý tưởng sáng tạo của trẻ. - Biết liên kết giữa các góc chơi. - Trẻ sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp. III/ Nhận xét sau khi chơi: * Nhận xét hành động qua vai chơi: - Cô gợi ý cho trẻ nhận xét các vai chơi trong nhóm. - Cô đến từng góc chơi nhập vai chơi đàm thoại với trẻ về kết quả chơi, lưu ý trẻ cần bổ sung gì cho lần chơi sau. * Nhận xét buổi chơi: - Trẻ tập trung về một góc chơi tốt nhất. Dùng ngôn ngữ trò chơi nhận xét về cách chơi của trẻ, những gì cầm bổ sung cho lần chơi sau. - Nhận xét cả lớp. - Cho trẻ thu dọn đồ chơi. - Nhắc trẻ vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi để giữ vệ sinh cơ thể - Trẻ hát cùng cô. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời theo ý tưởng của mình - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ nêu ý tưởng -Trẻ nêu ý tưởng -Trẻ nêu ý tưởng -Trẻ nêu ý tưởng -Trẻ nêu ý tưởng -Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ lắng nghe. - Trẻ thực hiện. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Thứ hai , ngày 05 tháng 09 năm 2016 Đề tài : ĐI TRÊN GHẾ THỂ DỤC TCVĐ: Tàu hỏa. I .YÊU CẦU 1. Kiến thức: - Rèn kỹ năng đi trên ghế thể dục. 2. Kỹ năng: - Tập cho trẻ kĩ năng đi nhẹ nhàng trên ghế. - Giúp trẻ phát triển cơ tay, cơ chân, khả năng chú ý, tư duy.. - Giúp trẻ phát triển sự khéo léo, nhanh nhẹn, bền bỉ khi thực hiện các vận động và khi chơi. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ tính đoàn kết, phối hợp cùng bạn khi chơi. II .CHUẨN BỊ - Ghế thể dục - Mũ trò chơi tàu hỏa. - Nhạc . - Sân tập rộng, sạch sẽ và an toàn. III.HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ DỰ KIẾN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Hoạt động gây hứng thú. - Để chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt bước vào năm học mới với bao hoạt động lý thú và bổ ích, cô và các bạn hãy cùng nhau siêng năng tập thể dục nhé. - Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Trẻ đi thường – đi kiễng gót – đi thường – đi bằng gót chân – đi khom lưng - chạy chậm - chạy nhanh – đi thường. -Trẻ dàn thành 3 hàng ngang cách đều nhau. 2.Hoạt động 2: Bé thể hiện mình. a. Bài tập phát triển chung: - Động tác Tay 1: Hai tay đưa ra trước, lên cao . (4lần 4 nhịp) - Động tác chân 1: Ngồi xổm, đứng lên ngồi xuống liên tục. ( tập 8 lần 4 nhịp).- Động tác nhận mạnh. - Động tác lưng - bụng 1: Trẻ đứng quay thân sang bên 90 độ. ( tập 4 lần 4 nhịp). - Động tác bật 1: Bật tại chỗ theo nhịp. ( tập 4 lần 4 nhịp). - Về đội hình 2 hàng ngang chuẩn bị bài tập: “Đi trên ghế thể dục” b.Vận động cơ bản: Đi trên ghế thể dục. - Nhìn xem phía trước các con có gì nè?( ghế thể dục) - Mình sẽ chơi gì với chiếc ghế thể dục này? - Cô làm mẫu lần 1. - Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích: + TTCB: Chân phải bước lên ghế sau đó đưa chân trái lên hai chân đứng hình chữ V, hai tay thẳng. +TH: Khi có hiệu lệnh cô bước một chân đi bình thường mắt nhìn thẳng phía trước, giữ vai thẳng, cứ đi như vậy cho đến hết ghế thì bước từng chân xuống và đi về cuối hàng . - Mời trẻ lên thực hiện đi trên ghế thể dục – cho trẻ nói tên vận động và nhận xét bạn thực hiện. - Cô nhấn mạnh lại: Đi bình thường mắt nhìn thẳng phía trước, giữ vai thẳng, cứ đi như vậy cho đến hết ghế thì bước từng chân xuống và đi về cuối hàng . - Mời trẻ khá lên thực hiện. - Yêu cầu trẻ nói lại tên bài vận động, cách thực hiện như thế nào? - Cô mời lần lượt từng trẻ lên thực hiện. - Trong khi trẻ thực hiện cô chú ý quan sát, sửa sai cho trẻ 3.Hoạt động 3: Trò chơi “Tàu hỏa”. Để thưởng cho lớp mình vận động giỏi bây giờ cô sẽ cho lớp mình chơi một trò chơi , trò chơi “ Tàu hỏa”. - Cách chơi :Cô cho trẻ đứng thành một hàng nối đuôi nhau, một trẻ đứng đầu đội mũ làm bác lái tàu. Cô mở nhạc, trẻ cùng tham gia trẻ cùng giậm chân đi vòng tròn theo nhạc. - Số lần chơi tùy theo hứng thú của trẻ. * Giáo dục: trẻ mạnh dạn cùng tham gia hoạt động với bạn để có sức khỏe tốt. 4.Hồi tĩnh Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng, hít thở sâu. -Trẻ tập hợp thành 3 tổ đứng 3 hàng dọc. -Lần lượt từng tổ nối với nhau đi thành vòng tròn và thực hiện các kiểu đi theo cô. - Trẻ tập theo cô. -Trẻ tập theo cô. -Trẻ tập theo cô - Trẻ đứng thẳng, tay chống hông, bật tại chỗ theo nhịp. -Trẻ quan sát rổ bóng. -Trẻ trả lời tự do. -Trẻ quan sát cô thực hiện. -Lắng nghe cô nói cách thực hiện. -Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô. -Trẻ còn yếu lên thực hiện. -Trẻ lên thực hiện. - Trẻ chơi theo cách chơi. - Cố gắng không làm rơi bóng. -Trẻ đi lại nhẹ nhàng. Nhận xét tiết dạy: . ... KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Thứ ba, ngày 06 tháng 09 năm 2016 Đề tài : TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ I . YÊU CẦU : 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên trường, tên lớp trẻ đang học, tên các cô, các bạn trong lớp. - Trẻ biết công việc của các cô trong trường mầm non: Cô giáo dạy học, cô cấp dưỡng nấu ăn, cô phục vụ quét dọn. - Trẻ biết một số đồ dùng, đồ chơi trong trường mầm non. 2. Kỹ năng: - Tập cho trẻ kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc, làm giàu vốn từ cho trẻ. - Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng, vâng lời, lễ phép với các thầy cô. II. CHUẨN BỊ: - Đoạn phim: Em bé đến trường có lồng tiếng. - Hình ảnh: Ngôi trường có các lớp học, các đồ chơi trên sân trường, các phòng chức năng, hoạt động 1 ngày của bé ( Hình ảnh ăn sáng, hoạt động ngoài trời, hoạt động có chủ đích) - Hoa và hình ảnh trò chơi trên máy vi tính III. HƯỚNG DẪN : HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ *Hoạt động gây hứng thú Cô cho trẻ xem 1 đoạn phim về trường mầm non. - Các bạn vừa được xem đoạn phim gì? - Các bạn thấy được những gì trong đoạn phim? -> Lớp mình vừa được xem một đoạn phim nói về trường mầm non, có cô giáo, bạn bè, có đồ chơi Bây giờ chúng ta cùng kể về trường của mình nhé!h 1. Hoạt động 1: Trường mầm non của bé a. Trường của bé có những gì? - Trường của chúng ta là trường gì? - Trường ta có mấy lớp? Đó là những lớp nào? - Các bạn đang học lớp gì ? - Sân trường chúng ta có rất nhiều đồ chơi , bạn nào kể cho cô biết đó là những đồ chơi gì ? b. Những công việc của các cô, bác trong trường mầm non. - Trường mình có rất nhiều cô, mỗi cô đều làm một công việc riêng. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé. - Cô hiệu trưởng, cô hiệu phó của trường mình là ai ? - Những cô nào dạy lớp Chồi? Ở lớp cô thường làm công việc gì ? - Cô cấp dưỡng làm công việc gì ?Ở đâu ? Kể tên các cô cấp dưỡng của trường chúng ta. - Cô tạp vụ là ai ? Cô thường làm công việc gì ? c. Hoạt động một ngày của bé. - Chúng ta cùng xem một ngày ở trường các bạn được tham gia những hoạt động gì nhé - Cô cho trẻ xem đoạn phim hoạt động một ngày của trẻ. - Bạn nào nhớ lại và kể cho lớp mình cùng nghe ? => GD : Mỗi bạn nhỏ ở tuổi các con đều phải đến trường Mầm non. Ở đây các con có nhiều bạn bè, nhiều đồ chơi.Các cô yêu thương, dạy dỗ và chăm sóc các con.Vì thế các con phải ngoan ngoãn đi học không khóc nhè, vâng lời, tôn trọng và yêu thương tất cả các cô ở trường. 2. Hoạt động 2: Ô cửa bí mật *Cách chơi: Chia trẻ thành 4 nhóm. Mỗi nhóm được quyền tự chọn 1 ô cửa và cùng nhau thảo luận về câu hỏi trong ô cửa đó - Nếu hết thời gian suy nghĩ mà chưa trả lời được câu hỏi thì nhóm khác có quyền trả lời. - Các câu hỏi tương ứng với 4 ô cửa như sau: + Ô cửa 1: Trường mầm non của bé có những ai? + Ô cửa 2: Ở lớp bé có những hoạt động gì? + Ô cửa 3: Có mấy lớp học là những lớp nào? + Ô cửa 4: Kể tên các loại đồ chơi ngoài trời bé thấy ở trường bé? * Luật chơi: Mỗi câu trả lời đúng trẻ sẽ nhận được một bông hoa, nhóm nào đạt được nhiều hoa hơn là nhóm chiến thắng. 3. Hoạt động 3: Bé yêu thi tài * Cách chơi: Cô có 2 tấm bảng dành cho 2 đội, trên mỗi tấm bảng có các ô vuông là các phòng: Phòng học, nhà bếp, phòng y tế, phòng âm nhạc, sân trường... - Nhiệm vụ của mỗi đội là đưa hình ảnh mỗi người về trương ứng với các phòng đó Ví dụ: Ảnh em bé – với phòng học Ảnh cô cấp dưỡng – với nhà bếp... * Luật chơi: Khi hết 1 bài hát, đội nào có ít hình ảnh sai hơn là đội chiến thắng - Kết thúc : Cho trẻ vệ sinh chuẩn bị hoạt động góc. - Trẻ quan sát. - Trường MN Dầu Khí - Có 4 lớp. Nhóm, mầm, chồi, lá. - Lớp Chồi - Thuyền rồng, cầu trượt, bập bênh , thú nhúng , xích đu. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát và kể lại theo suy nghĩ. - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện Nhận xét tiết dạy: . KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN THẪM MỸ Thứ ba, ngày 06 tháng 09 năm 2016 Đề tài : TÔ MÀU TRANH CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN I.YÊU CẦU : 1/Kiến thức: - Cháu biết chọn màu và tô màu tranh cô giáo và các bạn. 2/ Kỹ năng : - Luyện kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay để tô được một bức tranh đẹp. - Phát triển khả năng sáng tạo khi tô màu tranh. 3/ Thái độ - Trẻ biết yêu quý và giữ gìn sản phẩm của mình - Trẻ biết yêu quý cái đẹp, biết tạo ra cái đẹp, biết giữ gìn sản phẩm mình và bạn II. CHUẨN BỊ: - Tranh mẫu của cô. - Tập tạo hình, Bút màu - Nhạc không lời - Góc trưng bài sản phẩm - Bàn ghế. III. HƯỚNG DẪN : HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động gây hứng thú - Cô cùng trẻ hát bài: “ Em đi nẫu giáo” - Các bạn vừa hát bài gì? - Con thích đến trường mẫu giáo không? -> Đến trường mẫu giáo các con được cô chăm sóc và dạy các con bao điều hay, vì vậy các con phải yêu thương và vâng lời cô giáo nhé! * Hoạt động 1: Bé khám phá. - Sắp đến khai giảng năm học mới cô và các con cùng nhau tô màu tranh về cô giáo và các bạn của mình về cho ba mẹ xem nhé! - Cô cho trẻ xem tranh cô giáo và các bạn. + Các bạn nhìn xem cô có tranh gì đây ?( Tranh cô giáo và các bạn) + Trong tranh cô có gì?( Có các bạn đang xúm xít bên cô giáo) + Áo của cô giáo và tóc của cô giáo màu gì?(Tóc màu đen, áo màu đỏ) + Còn các bạn? Áo các bạn có màu gì và tóc các bạn màu gì?(Có bạn áo xanh, có bạn áo vàng, có bạn áo đỏ, và tóc của các bạn có màu nâu) -> Đây là tranh tô màu cô giáo và các bạn *Hoạt động 2: Bé cùng quan sát. * Quan sát tranh mẫu. - Nhìn xem cô có tranh gì nữa đây? - Trong tranh có những ai? - Cô giáo và các bạn trong tranh được tô màu như thế nào? - Cô dùng kỹ năng gì để tô? -> Đây là tranh các bạn đang quay quầng bên cô giáo được tô màu rất đẹp * Hỏi ý định của trẻ. Theo các con, các con sẽ tô màu tranh này như thế nào? - Con sẽ sử dụng màu gì để tô áo cô giáo? - Tóc của cô và các bạn con sẽ tô màu gì? - Còn áo của các bạn thì tô màu gì? - Để biết các con hãy quan sát cô thực hiện nhé ! * Quan sát cô làm mẫu. - Cô thực hiện : vừa làm vừa giải thích - Trước khi tô màu các con phải ngồi như thế nào? -> Các con phải ngồi ngày ngắn, cầm bút bằng tay phải và 3 đầu ngón tay, các con phải di màu đều tay, tô trùng khít, tô từ trái qua phải và tô không lem ra ngoài. - Cô đã tô xong rồi các con thấy thế nào? - Vậy để tô màu tranh cô và các bạn đẹp thì các bạn làm như thế nào? - Cô đã chuẩn bị mỗi bạn một bức tranh, bây giờ lớp chúng mình cùng giúp cô tạo nên những bức tranh thật đẹp nhé! * Hoạt động 3 : Bé tô màu tranh. *Trẻ thực hiện  + Cô hướng dẫn trẻ cách tô màu, chọn màu cho phù hợp. (Cô bao quát, gợi cho trẻ còn lúng túng). + Cô quan sát, gợi ý hướng dẫn trẻ thực hiện các thao tác dán. + Củng cố cho trẻ kỹ năng tô, kỹ năng cầm viết cho trẻ. + Trao đổi về ý tưởng của trẻ khi thực hiện . + Cô hướng dẫn và sửa sai cách ngồi và cách cầm bút màu cho trẻ. - Cô động viên trẻ tô màu cho thật đẹp và hoàn thành sản phẩm nhanh * Hoạt động 3 : Bức tranh nào đẹp. Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm. - Bây giờ lớp mình cùng lên trưng bày bài sản phẩm của mình nào.( Gọi 1-2 đặt tên bức tranh của mình) - Các con quan sát xem thích bức tranh nào nhất? - Vì sao con lại thích bức tranh này nhất? - Mời tác giả lên giới thiệu bài của mình? - Cô nhận xét bài của trẻ: nhận xét riêng => GD: Khi tô thì ngồi ngay ngắn, tô màu không lem ra ngoài.. - Kết thúc: Cho trẻ đi vệ sinh chuẩn bị hoạt động góc - Trẻ hát - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiên - Trẻ chọn và nhận xét Nhận xét tiết dạy: . KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Thứ tư, ngày 07 tháng 09 năm 2016 Đề tài : ÔN SỐ LƯỢNG 1, 2 NHẬN BIẾT SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 2. I.YÊU CẦU : 1. Kiến thức: - Trẻ biết đếm từ 1 đến 2. - Nhận biết các nhóm đối tượng có số lượng 1, 2. Nhận biết chữ sô 1,2 - Tạo nhóm 2 đồ dùng đồ chơi. 2. Kỹ năng: - Luyện kỹ năng đếm, quan sát, so sánh và nêu kết quả của đồ dùng đồ chơi - Rèn cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin, kỹ năng trả lời các câu hỏi. 3. Thái độ. - Trẻ biết lắng nghe, chú ý và biết nhường nhịn nhau khi chơi - Trẻ ngoan, có ý thức học và thích học môn toán. II. CHUẨN BỊ : - Hình ảnh: Cầu trượt, ghế đá, xích đu, thuyền rồng, thìa, đĩa, bát.. - Chữ số 1,2 - Đồ chơi: Cây xanh, hàng rào. - Hình ảnh thuyền rồng 1 hình vuông và 2 hình vuông - Nhạc bài hát “Trường chúng cháu là trường Mầm non’. III. HƯỚNG DẪN : HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Hoạt động1: Gây hứng thú - Câu chuyện “ Chiếc cầu trượt bướng bỉnh” “ Có một chiếc cầu trượt màu xanh, cầu trượt đang ở dưới sân trường.( Cô vừa kể vừa dán hình cầu trượt lên bảng) - Nhìn xem cô có mấy cầu trượt?( Có 1) - Cô gắn thẻ chữ số 1 lên bảng cạnh cầu trượt. ( Cô cho trẻ phát âm – chữ số 1) - Các con xem cấu tạo chữ số 1 : Là một nét xiên và một nét thẳng đứng nghe một tiếng reo cầu trượt nhìn xa xa thì thấy có một cái cầu trượt màu vàng trong hành lang ( Cô dán hình cầu trượt lên bảng) - Có một chiếc cầu trượt rồi giờ thêm một chiếc nữa, vậy có mấy chiếc cầu trượt?( Có 2) - Cô cho trẻ đếm 2 cầu trượt. - Cô gắn thẻ chữ số 2 bên cạnh hình. ( Cô cho trẻ phát âm – chữ số 2) - Các con xem cấu tạo chữ số 2 : Là một nét móc và một nét nằm ngang. Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ số 2 và phát âm. Cầu trượt màu vàng bảo cầu trượt màu xanh vào đây mau, mưa sắp đến rồi Cầu trượt nhìn lên trời, các chị mây đang đua nhau kéo đến làm cho bầu tời tối hơn., Cầu trượt màu vàng cứ reo, reo mãi, rồi bầu trời đỗ mưa.” * Hoạt động 2: Ai giỏi ai nhanh. - Cô sẽ tặng các bạn những đồ chơi cô đã để xung quanh lớp. Các bạn nhận và mang về chổ cho mình. Chúng ta cùng chơi trò chơi “Ai giỏi ai nhanh” nhé! Ví dụ: - Các bạn xếp cho cô nhóm cây xanh. + Nhóm cây xanh có mấy cây xanh?(1 cây xanh) Hãy đặt chữ số tương ướng với số cây xanh. + Cô kiểm tra kêt quả. - Các bạn xếp cho cô nhóm đồ chơi hàng rào. + Nhóm hàng rào có số lượng mấy?(2 hàng rào). Hãy đặt chữ số tương ứng với số hàng rào. + Cô kiểm tra kết quả Hoạt động 3: Cùng lên thuyền rồng. - Chúng ta cùng tham gia trò chơi “ Cùng lên thuyền rồng”. Mổi bạn giữ lại chữ số ở rổ mà mình thích. Cô có chuẩn bị 2 thuyền rồng. 1 thuyền rồng có kí hiệu 1 hình vuông, thuyền rồng kia có kí hiệu 2 hình vuông. - Cách chơi: Các bạn phải tìm và lên đúng thuyền rồng có số hình vuông tương ứng với chữ số của mình. - Luật chơi: Bạn nào lên sai thuyền rồng thì phải ra ngoài một lần chơi. - Cô cho trẻ chơi 1,2 lần - Cô nhận xét kết quả Kết thúc: Cho trẻ đi vệ sinh chuẩn bị hoạt động góc. - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời. - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện. Nhận xét tiết dạy: .................................... . KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Thứ năm, ngày 08 tháng09 năm 2016 Đề tài : Truyện “ GÀ TƠ ĐI HỌC” I . YÊU CẦU. 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên câu truyện và tên tác giả. - Trẻ hiểu được nội dung cau truyện. 2. Kỹ năng: -Trẻ biết trả lời các câu hỏi cô đặt ra. - Trả lời câu hỏi to rõ, mạch lạc, tròn câu. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 3. Thái độ. - Trẻ biết lễ phép, lịch sự trong khi ăn, biết thương yêu nhường nhịn em nhỏ, biết vâng lời cô giáo. II. CHUẨN BỊ : - Trò chơi trên máy vi tính - Hình ảnh minh họa bài thơ. - Các mảnh ghép các bức tranh tương ứng với các câu thơ trong bài thơ “ Nghe lời cô giáo” III. HƯỚNG DẪN : HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ * Gây hứng thú: - Cô cho trẻ hát bài hát “Con gà trống”. - Cô vừa cho các bạn hát bài hát gì? - Bài hát nhắc đến con gì? Cô cũng có 1 câu truyện nói về 1 chú gà, các bạn có muốn biết đó là câu truyện gì không? Để biết đó là câu truyện gì thì cô mời các bạn cùng lắng nghe nhé! * Hoạt động 1: Nghe cô kể truyện - Cô kể diễn cảm lần 1 - Cô kể lần 2 với tranh minh họa. - Cô vừa kể cho các bạn nghe câu truyện gì? - Câu chuyện nhắc đến đều g? “ Câu chuyện nhác đến 1 chú gà tơ ham chơi ham ngủ mà không chịu đi học nên khi bị lạc đường chú không biết chữ để nhìn bảng chỉ dẫn tên đường may gặp được các bạn đi cắm trại nên từ đó gà tơ dậy thật sớm để đi học nên gáy ò ó o. ” * Hoạt động 2: Bé cùng tìm hiểu - Đàm thoại kết hợp cho trẻ xem tranh +Các bạn vừa được nghe câu truyện gì? + Trong truyện có những nhân vật nào? + Buổi sáng mẹ gọi gà tơ nhue thế nào? Gà tơ trả lời mẹ ra sao? + Cả lớp đả tìm được ai bên bời hồ? Tại sao gà tơ khóc? + Cô giáo gà mái mơ đã nói gì với gà tơ? + Gà tơ đã làm gì sau lần đi lạc đó? => GD: Các con phải học hành chăm chỉ không được lười biếng và phải biết nghe lời cô giáo nhé.. * Hoạt động 3: Bé tập ướm vai. - Hôm nay các bạn lớp chồi của chúng ta được nhà văn hóa thiếu nhi mời vào sân khấu nhí để tái diễn lại câu truyện gà tơ đi học, mời các bạn cùng thưởng thức nhé. - Cho trẻ tập ướm vai. - Cô nhận xét. - Kết thúc : Cô nhận xét kết quả và trao phần thưởng. - Trẻ trả lời theo suy nghĩ. - Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời theo suy nghĩ của mình. - Bài thơ “Nghe lời cô giáo” - Bằng những câu thơ: Khi về hát rất ngoan Rửa tay trước khi ăn Ăn thì mời cha mẹ Nhường em bé phần hơn Không để vãi rơi cơm - Bạn nhỏ đi học rất ngoan. - Có - Trẻ đọc thơ - Trẻ thực hiện Nhận xét tiết dạy: .................................... . . KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHUNG PHÁT TRIỄN THẪM MỸ Thứ sáu, ngày 09 tháng 09 năm 2016 Đề tài: “VUI ĐẾN TRƯỜNG” Vận động: Vận động minh họa. NH: Ngày đầu tiên đi học I . YÊU CẦU 1. Kiến thức: -Trẻ thuộc bài hát nhớ tên bài hát và tên tác giả. -Trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu bài hát -Trẻ biết trả lời một số câu hỏi 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng: Hát đúng cao độ, trường độ, phát âm rõ lời bài hát. - Phát triển tai nghe, khả năng ghi nhớ và hứng thú cảm thụ âm nhạc. 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ yêu t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAN 01.doc
Tài liệu liên quan