Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Hoạt động: Tạo hình - Đề tài: Gấp chú gấu teddy từ chiếc khăn mặt

+ Các con hãy lấy cho cô khối chữ nhật.

+ Bạn nào có nhận xét gì về khối chữ nhật?

+ Khối chữ nhật có mặt bao như thế nào?

+ Các con cùng sờ thử mặt bao khối chữ nhật nhé!

+ Ai có ý kiến về mặt bao khối chữ nhật?

+ Khối chữ nhật có bao nhiêu mặt bao xung quanh?

+ Các con đếm cùng cô nhé!

+ Các mặt bao của khối chữ nhật là hình gì?

- Khối chữ nhật có 2 loại.

+ Một là tất cả các mặt bao là hình chữ nhật.

+ Một loại 4 mặt là hình chữ nhật, 2 mặt là hình vuông.

- Khối chữ nhật có chồng được lên nhau không?( Cô cho 2 bạn ngồi gần nhau chồng 2 khối lên nhau).

 Cô tóm lại: Khối chữ nhật tất cả mặt bao đều phẳng, có 6 mặt. Có hai loại khối chữ nhật: Một loại có tất cả các mặt bao là hình chữ nhật, một loại có 4 mặt là hình chữ nhật, 2 măt là hình vuông.

• So sánh

+ Vậy khối chữ nhật và khối vuông có đặc điểm gì giống và khác nhau?

 Điểm giống nhau: Tất cả các mặt bao 2 khối đều phẳng, cả 2 khối đều có 6 mặt và không lăn được.

 

doc6 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp nhà trẻ - Hoạt động: Tạo hình - Đề tài: Gấp chú gấu teddy từ chiếc khăn mặt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HOẠT ĐỘNG: TẠO HÌNH ĐỀ TÀI: Gấp chú gấu Teddy từ chiếc khăn mặt I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ biết sử dụng khăn mặt để gấp chú gấu Teddy xinh xắn từ chiếc khăn - Rèn kỹ năng cuộn và gấp khăn và phát triển kỹ năng vận động tinh cho trẻ, - Giáo dục trẻ yêu quý sản phẩm tạo ra, thích thú với cái đẹp. II. CHUẨN BỊ - Slide các cách gấp gấu - Phụ liệu: mắt, mũi, miệng, chun buộc và dây ruy băng. - Một số mẫu con gấu làm từ khăn mặt. - Mỗi trẻ 1 chiếc khăn mặt hình chữ nhật. - Mô hình rối - Bàn tiệc trang trí sinh nhật - Bàn, khay đựng vật liệu đủ cho trẻ thực hiện - Nhạc bài hát “Gấu và rừng xanh, Happy birthday to you, nhạc hòa tấu” III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động mở đầu - Cho cả lớp hát bài “ Gấu và rừng xanh” 2. Hoạt động trọng tâm a) Hoạt động 1: Giới thiệu - đàm thoại - Các con ơi! Hôm nay có 1 bạn đến thăm lớp chúng mình đấy! Các con nhìn xem là ai nào? - Xin chào tất cả các bạn! Mình là gấu Teddy. Hôm nay mình đến thăm các bạn nè! + Đố các bạn. Mình được làm từ vật liệu gì? Những chiếc khăn mặt + Mình gồm có những phần nào? Đầu, mình và tay chân + Các bạn thấy mình như thế nào? Hôm nay mình có nhiều việc phải làm nên mình hẹn gặp lại các bạn sau nhé! Chào tạm biệt các bạn!!! Chào tạm biệt gấu Teddy!!!! + Ngoài những chú gấu thật, hay những chú gấu được làm bằng đất nặn, bằng thủy tinh giống như trong nhà sách, tivi các con đã từng thấy, thì chú gấu bằng khăn này cũng không kém phần dễ thương. Vậy các con có thích làm một chú gấu thật đẹp như thế này không? b) Hoạt động 2: Hướng dẫn – Làm mẫu - Lần 1: Cô mở slide cho trẻ xem các bước gấp gấu. Trẻ vừa xem cô vừa đàm thoại với trẻ - Lần 2: Cô vừa hướng dẫn vừa thực hiện cho trẻ quan sát + Bước 1: Đặt chiếc khăn hình chữ nhật trước mặt, Gấp 1 mép cỡ 1/3 chiếc khăn lại. + Bước 2: Dùng các ngón tay của hai bàn tay cuộn tròn chiến khăn từ dưới lên trên của 1 nửa chiếc khăn. Sau đó để 1 vật đè lên để giữ nếp cuộn lại và làm tương tự với bên còn lại. + Bước 3: Sau khi cuộn xong, một tay giữ ở đoạn 1/3 của khăn, phần còn lại bắt đầu xoắn khăn, nhưng đoạn đầu nhớ nhẹ một chút. + Bước 4: Lộn ngược phần xoắn về phía sau để lại một đoạn, sau đó dùng chun buộc lại để tạo phần đầu của Gấu. Kéo hai bên phía đầu tạo thành tai của gấu Teddy, sau đó dùng chun để cố định. + Bước 5: Tiếp đến dùng dây ruy băng cột nơ lên cổ gấu Teddy. Và dùng tay vuốt các chi tiết tay, chân gấu cho đẹp. - Để chú gấu hoàn thiện xinh xắn hơn tiếp theo mình sẽ làm gì? ( dán mắt, miệng) - Cho trẻ nhắc lại các bước gấp gấu c) Hoạt động 3: Trẻ thực hiện - Cho trẻ về bàn ngồi và xem cô vừa hướng dẫn vừa làm cùng với trẻ. - Cô bao quát trẻ thực hiện. - Cô mở nhạc nền không lời nhẹ nhàng cho trẻ thực hiện. d) Hoạt động 4: Trưng bày và nhận xét sản phẩm - Khi trẻ thực hiện, cô quan sát và gợi ý để giúp trẻ hoàn thành sản phẩm. Sau đó tập trung trẻ lại và nhận xét + Con thích sản phẩm của bạn nào? Vì sao? - Cô mời một số trẻ giới thiệu sản phẩm của mình: + Con đã làm chú gấu teddy từ vật liệu gì? + Con thích chú gấu của mình không? Tại sao? + Con sẽ đặt tên cho chú gấu của mình là gì? (Teddy dễ thương, Teddy háu hỉnh. Teddy ngộ nghĩnh, Teddy tinh nghịch, Teddy Cute) - Giáo dục: Con sẽ định làm gì với những chú gấu này? (trang trí cho phòng ngủ, phòng tắm, hay góc học tập ). À! Từ hôm nay các con có thể tận dụng những chiếc khăn cũ không dùng đến trong gia đình để tạo ra những chú gấu xinh xắn mà sẽ không tốn tiền đi mua gấu ở nhà sách hay siêu thị về ngắm nữa phải không nào? 3. Kết thúc hoạt động - Các con ơi! Hôm nay cũng là ngày đặc biệt của Teddy nữa đấy. Con biết đó là ngày gì không? - Cho cả lớp đứng xung quanh bàn tiệc sinh nhật của Teddy và hát bài “Happy birthday to you” KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ ngày tháng năm 2016 Hoạt động : Toán Chủ đề : Bản thân Tên đề tài : Nhận biết, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật I. Mục đích – Yêu cầu: - Trẻ nhận biết đặc điểm cấu tạo và phân biệt được khối vuông, khối chữ nhật. - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh và phát triển tư duy có chủ định cho trẻ. - Giáo dục trẻ tập trung, chú ý trong giờ học. II. Chuẩn bị: - khối vuông, khối chữ nhật cho trẻ. - 3 hộp quà có dạng khối vuông, 3 hộp quà có dạng khối chữ nhật. - Nhạc trò chơi. - Bánh hình vuông và hình chữ nhật. - Nhạc bài hát “Nhà của tôi” - Các đồ dùng từ nhiều hình khối. III. Tiến trình hoạt động: a) Hoạt động mở đầu: - Hát “Nhà của tôi” - Trò chuyện về bài hát. b) Hoạt động trọng tâm: * Hoạt động 1: Ôn hình vuông, hình chữ nhật. - Các con nhìn xem, trong siêu thị có những chiếc bánh dạng hình gì? + Hình vuông là hình như thế nào? + Hình chữ nhật là hình như thế nào? - Cho trẻ chơi trò chơi kể tên các vật dụng có dạng hình vuông, hình chữ nhật. * Hoạt động 2: Nhận biết, phân biệt khối vuông, khối chữ nhật. - Nhận biết, phân biệt các khối theo đặc điểm đường bao: Khối vuông: + Bạn nào có thể nhận xét gì về khối vuông? + Các con hãy sờ mặt bao của khối vuông và nhận xét mặt bao của khối vuông? + Khối vuông có mặt bao như thế nào? + Tất cả mặt bao khối vuông đều phẳng. + Đây chính là các mặt bao của khối vuông đấy. + Khối vuông có bao nhiêu mặt? + Các mặt của khối vuông là hình gì? + Ai có nhận xét gì về đặc điểm của khối vuông? - Cho trẻ chồng 2 khối vuông lên nhau và nhận xét. => Cô tóm lại: Khối vuông là khối có tất cả mặt bao đều phẳng, có 6 mặt đều là hình vuông. Khối chữ nhật. + Các con hãy lấy cho cô khối chữ nhật. + Bạn nào có nhận xét gì về khối chữ nhật? + Khối chữ nhật có mặt bao như thế nào? + Các con cùng sờ thử mặt bao khối chữ nhật nhé! + Ai có ý kiến về mặt bao khối chữ nhật? + Khối chữ nhật có bao nhiêu mặt bao xung quanh? + Các con đếm cùng cô nhé! + Các mặt bao của khối chữ nhật là hình gì? Khối chữ nhật có 2 loại. + Một là tất cả các mặt bao là hình chữ nhật. + Một loại 4 mặt là hình chữ nhật, 2 mặt là hình vuông. - Khối chữ nhật có chồng được lên nhau không?( Cô cho 2 bạn ngồi gần nhau chồng 2 khối lên nhau). Cô tóm lại: Khối chữ nhật tất cả mặt bao đều phẳng, có 6 mặt. Có hai loại khối chữ nhật: Một loại có tất cả các mặt bao là hình chữ nhật, một loại có 4 mặt là hình chữ nhật, 2 măt là hình vuông. So sánh + Vậy khối chữ nhật và khối vuông có đặc điểm gì giống và khác nhau? Điểm giống nhau: Tất cả các mặt bao 2 khối đều phẳng, cả 2 khối đều có 6 mặt và không lăn được. Khác nhau: + Khối vuông có 6 mặt đều là hình vuông. + Khối chữ nhật : Có 2 loại: Một loại tất cả các mặt bao đều là hình chữ nhật. Một loại 4 mặt là hình chữ nhật, 2 mặt là hình vuông. * Hoạt động 3 : Luyện tập và trò chơi Cô đưa ra 1 khối hình. Nhiệm vụ của trẻ sẽ chọn đúng mặt bao tương ứng, số mặt tương ứng của khối hình đó. + Trò chơi 1: Bé hãy chọn nhanh Cách chơi: Cô có nhiều đồ vật từ nhiều hình khối khác nhau, nhiệm vụ của trẻ là chọn cho đúng khối mà cô yêu cầu. Nếu chọn đúng sẽ được tặng 1 mặt cười, chọn sai sẽ là mặt buồn. + Trò chơi 2: Đố bạn biết Cách chơi: Cô đưa ra một hình ảnh có nhiều hình khối. Yêu cầu trẻ phải đếm được số các khối vuông hoặc số các khối chữ nhật có trong hình. c) Kết thúc hoạt động: - Cô nhận xét, tuyên dương. IV.Nhận xét cuối ngày: KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Thứ ngày tháng năm 2016 Hoạt động: Khám phá khoa học Tên đề tài: Bé yêu răng miệng I. Mục đích – Yêu cầu: - Trẻ biết cấu tạo của hàm răng, chăm sóc răng miệng đúng cách. - Rèn cho trẻ trả lời trọn câu, diễn đạt mạch lạc. - Giáo dục trẻ biết bảo vệ và giữ gìn vệ sinh răng miệng, biết dũng cảm đi Bác sĩ khám và chăm sóc răng miệng. II. Chuẩn bị: - Video đoạn phim về đánh răng. - Thực phẩm các loại - Mô hình hàm răng giả và bàn chải đánh răng cho cô. III. Tiến trình hoạt động: a. Hoạt động mở đầu: - Cho trẻ hát và vận động theo bài hát “Nụ cười của bé” - Chúng ta vừa hát và vận động theo bài hát gì? - Bài hát nói về cái gì? b. Hoạt động trọng tâm: * Hoạt động 1: Trò chuyện về hàm răng của bé + Trò chuyện về cấu tạo của hàm răng - Các con vừa xem đoạn phim nói về điều gì? - Trong đoạn phim, bạn thỏ làm gì? - Răng của chúng ta gồm có mấy mặt? Mấy hàm? (mặt ngoài hàm trên, mặt ngoài hàm dưới, mặt trong hàm trên, mặt trong hàm dưới, mặt nhai) - Hàm răng gồm có những loại răng nào? + Trò chuyện về lợi ích của răng? - Răng giúp chúng ta làm gì? - Nếu không có răng thì việc nhai nghiền thức ăn của chúng ta sẽ ra sao? * Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách chăm sóc răng miệng. - Vì sao chúng ta phải đánh răng? - Một ngày như vậy chúng ta sẽ đánh răng mấy lần? Đó là những lần nào? - Bạn nào có thể lên thực hiện lại thao tác đánh răng cho cả lớp cùng xem nào! - Cô hướng dẫn trẻ thao tác đánh răng: Đầu tiên các con cầm bàn chải bằng tay thuận, sau đó cho một lượng kem đánh răng vừa đủ lên bàn chải, chúng ta sẽ đánh mặt ngoài, sau đó đánh mặt trong rồi mặt nhai và cuối cùng là mặt lưỡi. Khi đánh chúng ta chú ý khi di chuyển bàn chải chúng ta phải xoay tròn bàn chải để chải răng được sạch nhất. + Lựa chọn thực phẩm cho răng: - Con hãy kể tên những loại thức ăn nào tốt cho răng miệng chúng ta? - Những thực phẩm nào gây hại cho răng? * Giáo dục trẻ: Trẻ biết bảo vệ và giữ gìn vệ sinh răng miệng, biết dũng cảm đi Bác sĩ khám và chăm sóc răng miệng. * Hoạt động 3: Trò chơi “Bé đi siêu thị” - Cách chơi: Ở siêu thị có rất nhiều loại thực phẩm khác nhau. Nhiệm vụ của trẻ là chọn mua những loại thực phẩm tốt cho răng miệng mang về bỏ vào giỏ của mình. Nếu chọn đúng thì sẽ được 1 mặt cười, nếu chọn sai sẽlà mặt buồn. c. Hoạt động kết thúc: - Cho trẻ hát và vận động theo bài hát “Vui đến trường” * Nhận xét cuối ngày:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5 6 tuoi_12425308.doc
Tài liệu liên quan