Giáo án Mĩ thuật 7 - Bài 1 đến bài 4

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Học sinh hiểu tranh phong cảnh là tranh diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua cảm thụ và sáng tạo của người vẽ. Hiểu được cách thể hiện nội dung đề tài.

 2. Kĩ năng: Học sinh biết chọn góc cảnh đẹp để thực hiện bài vẽ tranh phong cảnh đơn giản có bố cục hợp lí, phản ánh được nội dung đề tài.

 3. Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu mến cảnh đẹp quê hương đất nước.

II. CHUẨN BỊ:

 1.Giáo viên: - Một một số tranh của hoạ sĩ và một số bài vẽ phong cảnh của học sinh năm trước.

 - Minh họa cách vẽ tranh.

 

doc12 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật 7 - Bài 1 đến bài 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: Lớp 7a: ................................. Sĩ số:............Vắng: ................ Lớp 7b: ................................. Sĩ số: ...........Vắng: ................ Lớp 7c: ................................. Sĩ số: ............Vắng:................ TUẦN 1 - BÀI 1 Thường thức mĩ thuật Tiết 1. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SGK, TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BỘ MÔN SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI TRẦN (1226-1400) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh biết được khái quát về quá trình phát triển, xây dựng nền mĩ thuật thời Trần. Thấy được giá trị nghệ thuật kiến trúc, trang trí, điêu khắc thời Trần. Biết cách sử dụng SGK và phương pháp học tập phù hợp với bộ môn. 2. Kĩ năng: Học sinh nhớ được một số công trình mĩ thuật tiêu biểu (kiến trúc, điêu khắc), nêu được vài nét khái quát về đặc điểm mĩ thuật thời Trần. 3. Thái độ: Học sinh nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, biết trân trọng, yêu quý vốn cổ của cha ông để lại. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: - Sách giáo khoa, sách giáo viên. - Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về mĩ thuật thời Trần 2.Học sinh: - Sách giáo khoa, vở viết. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 1. Kiểm tra: 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Hướng dẫn sử dụng SGK, tài liệu và phương pháp học tập bộ môn: (05 phút) - Trong trương trình mĩ thuật 7: Cả năm có 35 tiết; học kì I có 18 tiết; học kì II có 17 tiết, trong 35 tiết đó có 6 tiết thường thức MT; 9 tiết vẽ theo mẫu; 7 tiết vẽ trang trí; 8 tiết vẽ tranh. Để chuẩn bị tốt cho các bài học, HS nên đọc trước bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, sưu tầm các hình ảnh bài viết liên quan đến bài học. HĐ2. Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về bối cảnh xã hội thời Trần:(05 phút) - Ở chương trình Mỹ thuật lớp 6 các em đã được học sơ lược về Mỹ thuật thời Lý. Tiếp theo sau thời Lý là thời Trần. Vậy Mỹ thuật thời Lý và thời Trần khác nhau và giống nhau như thế nào? Có những nét gì mới trong Mỹ thuật thời Trần. Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. - Gọi học sinh đọc phần nội dung sách giáo khoa. + Em biết gì về bối cảnh xã hội thời Trần? - Học sinh trả lời, giáo viên tổng hợp các ý kiến và kết luận. HĐ3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét về mĩ thuật thời Trần: (27 phút) - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm. Phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận. Nhóm 1: + Em biết những gì về kiến trúc cung đình thời nhà Trần? + Kể tên một số công trình kiến trúc thuộc kiến trúc cung đình nhà Trần mà em biết? Nhóm 2 : + Em biết những gì về kiến trúc phật giáo thời nhà Trần? + Kể tên một số công trình kiến trúc phật giáo thời nhà Trần mà em biết? Nhóm 3: + Em biết những gì về điêu khắc thời nhà Trần? +Kể tên một số tác phẩm điêu khắc tiêu biểu thời nhà Trần mà em biết? +Em biết những gì về chạm khắc trang trí thời nhà Trần? Rồng thời Nguyễn Rồng thời Lê + Kể tên một số tác phẩm chạm khắc trang trí thời nhà Trần mà em biết? Rồng thời Lý Nhóm 4 : + Gốm thời nhà Trần có những đặc điểm gì? - Gọi lần lượt từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận, các cá nhân có thể bổ sung thêm. - Giáo viên tổng hợp các ý kiến và kết luận. HĐ4. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần: (03 phút) + Mĩ thuật Trần có những đặc điểm gì? I. Vài nét về bối cảnh xã hội: - Đầu thế kỉ XIII quyền trị vì đất nước từ nhà Lý chuyển sang nhà Trần. Chế độ trung ương tập quyền được củng cố và tăng cường. Với ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên, tinh thần tự cường, tự chủ dân tộc ngày càng nâng cao, đất nước giầu mạnh. Đó cũng là nguyên nhân và điều kiện cho nền nghệ thuật phát triển. II. Vài nét về mĩ thuật thời Trần: Mĩ thuật thời Trần là sự nối tiếp của mĩ thuật thời Lý nhưng cách tạo hình hiện thực khoáng đạt, khỏe khoắn hơn. 1. Kiến trúc: Kiến trúc cung đình. - Nhà Trần cho tu bổ lại kinh thành Thăng Long và xây dựng khu điện Thiên Trường (Tức Mặc, Nam Định- Quê hương của các vua Trần). Ngoài ra còn xây các khu lăng mộ nổi tiếng như: Lăng mộ Trần Thủ Độ (Thái Bình), khu lăng mộ An Sinh (Quảng Ninh). Kiến trúc Phật giáo - Nhà Trần đã xây dựng những ngôi chùa, tháp nổi tiếng như các chùa ở núi Yên Tử (Quảng Ninh), chùa Bối Khê (Hà Tây), tháp chùa Phổ Minh (Nam Định), .... 2. Điêu Khắc và trang trí: Điêu khắc - Tượng Phật được tạo nhiều để thờ cúng. Ngoài ra còn có tượng quan hầu và tượng các con thú ở các khu lăng mộ như tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ, tượng Trâu, Ngựa ở lăng Trần Hiến Tông, .... Chạm Khắc - Chủ yếu để trang trí, làm đẹp làm tôn vẻ đẹp cho các công trình kiến trúc. Tuy nhiên, nhiều bức chạm có chủ đề và bố cục độc lập được coi như những tác phẩm độc lập. VD: Cảnh dâng hoa - tấu nhạc (bệ đá chùa Hoa Long - Thanh Hóa), Vũ nữ múa (chùa Dâu - Bắc Ninh), Rồng (chùa Dâu -Bắc Ninh), .... - Rồng thời Trần có thân hình mập mạp, uấn khúc mạnh mẽ hơn Rồng thời Lý. 3. Đồ gốm: - Gốm thời Trần có xương dày, thô và nặng hơn gốm thời Lý. - Đề tài trang trí trên gốm chủ yếu là hoa sen, hoa cúc cách điệu. Nét vẽ khoáng đạt không gò bó. III. Đặc điểm mĩ thuật thời Trần: - Mĩ thuật thời Trần có vẻ đẹp khỏe khoắn, phóng khoáng, biểu hiện được sức mạnh, lòng tự hào và tự tôn dân tộc. - Mĩ thuật thời Trần kế thừa tinh hoa của mĩ thuật thời Lý nhưng dung dị, đôn hậu và chất phác hơn. - Mĩ thuật thời Trần tiếp nhận được một số yếu tố nghệ thuật của các nước láng giềng nên đã bổ sung, làm giầu hơn cho nền nghệ thuật dân tộc. 3. Củng cố: (04 phút) - Kiến trúc thời Trần được thể hiện ở những loại hình nào? - Em hãy kể tên một số tác phẩm điêu khắc và chạm khắc trang trí thời Trần? - Em hãy kể một vài đặc điểm của gốm thời Trần? 4. Hướng dẫn học ở nhà: (01 phút) - Đọc và ôn bài theo hướng dẫn sách giáo khoa. - Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về mĩ thuật thời Trần. Ngày dạy: Lớp 7a: ................................. Sĩ số:............Vắng: ................ Lớp 7b: ................................. Sĩ số: ...........Vắng: ................ Lớp 7c: ................................. Sĩ số: ............Vắng:................ TUẦN 2 - BÀI 8 Thường thức mĩ thuật Tiết 2 MỘT SỐ CÔNG TRÌNH MĨ THUẬT THỜI TRẦN (1226-1400) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố và cung cấp thêm một số kiến thức về mĩ thuật thời Trần. 2. Kĩ năng: Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của một số công trình mĩ thuật thời Trần. 3. Thái độ: Học sinh biết trân trọng và gìn giữ nền mĩ thuật đặc sắc của dân tộc nói chung, Mĩ thuật thời Trần nói riêng. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Sưu tầm tranh ảnh, bài viết liên quan đến mĩ thuật thời Trần. - Tranh ảnh sách giáo khoa, sách giáo viên. 2. Học sinh: - Sách giáo khoa, vở viết. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 1. Kiểm tra: (05 phút) - Kiến trúc thời Trần được thể hiện ở những loại hình nào? - Em hãy kể tên một số tác phẩm điêu khắc và chạm khắc trang trí thời Trần? - Em hãy kể một vài đặc điểm của gốm thời Trần? 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Tìm hiểu một số công trình kiến trúc thời Trần: (17 phút) - Gọi một học sinh đọc sách giáo khoa. Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận. + Em biết gì về tháp Bình Sơn - Vĩnh Phúc? (về vị trí, chất liệu, kích thước, cấu trúc, trang trí) - Đại diện một nhóm trình bầy, các nhóm còn lại có thể bổ sung. - Giáo viên dùng bảng phụ kết luận lại. Phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận. + Em biết gì về khu lăng mộ An Sinh ở Quảng Ninh? - Đại diện một nhóm trình bày, các nhóm còn lại có thể bổ sung. - Giáo viên tổng hợp các ý kiến và kết luận lại. HĐ2. Tìm hiểu về nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc trang trí: (18 phút) - Gọi học sinh đọc nội dung sách giáo khoa. Phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận: + Em có nhận xét gì về tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ - Thái Bình? + Em có nhận xét gì về chạm khắc ở chùa Thái Lạc - Hưng Yên? - Đại diện một nhóm trình bày, các nhóm còn lại có thể bổ sung. - Giáo viên tổng hợp các ý kiến và kết luận lại I. Kiến trúc: 1. Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc ): - Vị trí: Ngay sân trước chùa Vĩnh Khánh. - Chất liệu bằng đất nung. - Kích thước: Cao hơn 15m, gồm 11 tầng. - Cấu trúc: Mặt bằng hình vuông, càng lên cao càng thu nhỏ lại. - Trang trí : Trạm khắc công phu, Khéo léo, hoa văn phong phú. 2. Khu lăng mộ An Sinh (Quảng Ninh) - Đây là khu lăng mộ lớn của vua Trần. - Vị trí: Ngay chân núi thuộc Đông Chiều - Quảng Ninh. Các lăng mộ đều quay về một hướng đó là khu đền An Sinh. II. Điêu Khắc: 1. Tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ-Thái Bình: - Kích thước: Dài 1,43m, cao 0,75m, rộng 0,64m. - Hình dáng: Có khối đơn giản, dứt khoát, miêu tả sự oai phong của một vị chúa sơn lâm. - Tư thế: Nằm xoải chân, hai chân thu về phía trước, đầu ngửng cao. 2. Chạm khắc ở chùa Thái Lạc (Hưng Yên). - Chủ đề: Cảnh dâng hoa tấu nhạc của các vũ nữ, nhạc công, chim thần thoại Ki-na-ri, .... - Chạm khắc có sự nông sâu khác nhau tạo nên được độ đậm nhạt, lung linh, huyền ảo. - Bố cục gọn gàng, cân đối. 3. Củng cố: (04 phút) - Nêu vài nét khái quát về kiến trúc tháp Bình Sơn-Vĩnh Phúc? Khu lăng mộ An Sinh - Quảng Ninh? Đặc điểm của điêu khắc và chạm khắc trang trí? 4. Hướng dẫn học ở nhà: (01 phút) - Đọc bài và ôn lại bài theo hướng dẫn sách giáo khoa. - Chuẩn bị đồ dùng học tập (mẫu vẽ của nhóm cái cốc và quả). Ngày dạy: Lớp 7a: ................................. Sĩ số:............Vắng: ................ Lớp 7b: ................................. Sĩ số: ...........Vắng: ................ Lớp 7c: ................................. Sĩ số: ............Vắng:................ TUẦN 3 - BÀI 2 Vẽ theo mẫu: Tiết 3 CÁI CỐC VÀ QUẢ (Vẽ bằng bút chì đen) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh nhận biết hình dáng, tỉ lệ, đậm nhạt và đặc điểm ở mẫu. Nhận biết được vẻ đẹp của mẫu. 2. Kĩ năng: Học sinh phân biệt được đặc điểm, tỉ lệ, cấu trúc của mẫu và mô tả được mẫu vẽ. 3.Thái độ: Học sinh nghiêm túc tìm hiểu đặc điểm, tỉ lệ, cấu trúc của mẫu. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: - Mẫu cái cốc và quả hình cầu. - Một số bài vẽ theo mẫu cái cốc và quả của học sinh năm trước và một số bài vẽ có cách sắp xếp bố cục khác nhau. - Minh họa cách vẽ. 2. Học sinh: - Mẫu cái cốc và quả của các nhóm. - Đủ đồ dùng học tập. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra: (04 phút) + Nêu vài nét khái quát về kiến trúc tháp Bình Sơn - Vĩnh Phúc? + Khu lăng mộ An Sinh - Quảng Ninh? + Đặc điểm của điêu khắc và chạm khắc trang trí? 2. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét:(10 phút) - Giáo viên bày mẫu, gợi ý để học sinh quan sát, nhận xét. + Mẫu vẽ gồm những vật nào? + So sánh tương quan tỉ lệ giữa hai vật mẫu? + Nhận xét đặc điểm của từng vật mẫu? + Nhận xét vị trí của hai vật? + Hướng ánh sáng chiếu vào mẫu? + So sánh độ đậm nhat giữa hai vật? + Nhận xét các mức độ đậm nhạt ở mẫu? - Giáo viên giới thiệu một số bài vẽ có cách sắp xếp bố cục khác nhau. + Trong các bài vẽ trên, em thấy bài vẽ nào có bố cục hợp lí hơn cả? - Học sinh trả lời, giáo viên giải thích thêm để học sinh hiểu kĩ hơn cách bố cục hợp lí. HĐ2. Hướng dẫn học sinh cách vẽ: (05 phút) - Giáo viên sử dụng minh họa hướng dẫn học sinh cách thực hiện bài vẽ theo trình tự từng bước vẽ. - Cho học sinh xem thêm một số bài vẽ cái cốc và quả của học sinh năm trước. HĐ3. Hướng dẫn học sinh vẽ bài tập: (21 phút) - Yêu cầu các nhóm trao đổi, bày mẫu sao cho phù hợp với các thành viên trong nhóm, giáo viên chỉnh sửa thêm cho các nhóm. - Nhắc học sinh nghiêm túc vẽ bài, gợi ý thêm cho những học sinh còn lúng túng. I. Quan sát, nhận xét: II. Cách vẽ: 1. Ước lượng tỉ lệ của toàn mẫu vẽ phác khung hình chung. 2. Ước lượng tỉ lệ của cái cốc và quả rồi vẽ phác khung hình riêng của từng vật. 3. Đánh dấu vị trí tỉ lệ miệng, thân, đáy cốc và vẽ phác hình. 4. Vẽ hình chi tiết. 5. Vẽ đậm nhạt. III. Bài tập: - Vẽ theo mẫu cái cốc và quả dạng hình cầu bằng bút chì đen. 3. Củng cố: (04 phút) - Treo một số bài hoc sinh vừa vẽ lên bảng, gợi ý để học tự so sánh, nhận xét bài. - Giáo viên nhận xét góp ý thêm cho các bài. 4. Hướng dẫn học ở nhà: (01 phút) - Về nhà tự bày mẫu cái cốc và quả, vẽ bài - Xem trước và chuẩn bị đồ dùng học tập giờ học sau (tạo họa tiết trang trí) Ngày dạy: Lớp 7a: .................................. Sĩ số:............Vắng: ................ Lớp 7b: ................................. Sĩ số: ...........Vắng: ................ Lớp 7c: ................................ Sĩ số: ............Vắng:................ TUẦN 4 - BÀI 3 Vẽ trang trí Tiết 4 TẠO HỌA TIẾT TRANG TRÍ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là họa tiết trang trí và họa tiết là yếu tố cơ bản của nghệ thuật trang trí. 2. Kĩ năng: Học sinh biết tạo họa tiết đơn giản và áp dụng vào các bài tập trang trí. 3. Thái độ : Học sinh yêu thích nghệ thuật trang trí dân tộc. II. CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: - Mẫu chép một số hoa lá, một số hình đã được đơn giản và cách điệu thành họa tiết trang trí. - Một số bài tạo họa tiết trang trí của học sinh năm trước. - Một số bài trang trí (vuông, tròn, hình chữ nhật, ...). - Minh họa cách tạo họa tiết trang trí. 2. Học sinh: - Đủ đồ dùng học tập. II. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Kiểm tra:(03 phút) - Bài vẽ cái cốc và quả bằng bút chì đen 2. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét: (10 phút) - Giáo viên giới thiệu một số hình trang trí (vuông, tròn, chữ nhật, ...), bài đơn giản và cách điệu họa tiết trang trí. Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận. + Họa tiết thường là những hình gì? + Hình họa tiết có giống nguyên những hình có ngoài thực tế không? + So sánh hình chép mẫu và hình cách điệu thành họa tiết trang trí? + Nhận xét đường nét của các họa tiết? - Gọi đại diện một nhóm trình bày, các nhóm còn lại có thể bổ sung thêm. - Giáo viên tổng hợp các ý kiến và phân tích thêm. HĐ2. Hướng dẫn học sinh các vẽ: (05 phút) - Giáo viên gợi ý để học sinh lựa chọn những loại hoa, lá, chim, thú, ....có hình dáng đẹp, đường nét rõ ràng, cân đối. - Dùng minh họa hướng dẫn học sinh cách đơn giản và cách điệu thành họa tiết trang trí. - Cho học sinh xem thêm một số bài đơn giản và cách điệu họa tiết trang trí của học sinh năm trước. HĐ3. Hướng dẫn học sinh vẽ bài tập: (22 phút) - Nhắc học sinh nghiêm túc vẽ bài, gợi ý thêm cho những học sinh còn lúng túng. I. Quan sát, nhận xét: II. Cách tạo họa tiết trang trí: 1. Lựa chọn nội dung họa tiết: - Chọn những loại hoa, lá, chim, thú, ... có hình dáng đẹp, đường nét rõ ràng, cân đối. 2. Quan sát mẫu thật: - Quan sát chọn những mẫu ưng ý rồi chép lại. 3. Tạo họa tiết trang trí: - Đơn giản: Lược bỏ những chi tiết thừa, không cần thiết. - Cách điệu: Sắp xếp lại các chi tiết hình và nét sao cho hài hòa, cân đối hơn (cũng có thể thêm hoặc bớt một số nét nhưng vẫn phải giữ được đặc trưng của mẫu). III. Bài tập: - Chép một mẫu hoa, lá sau đó đơn giản và cách điệu thành họa tiết trang trí. 3. Củng cố:(04 phút) - Treo một số bài hoc sinh vừa vẽ lên bảng, gợi ý để học tự so sánh nhận xét bài. - Giáo viên nhận xét, góp ý thêm cho các bài. 4. Hướng dẫn học ở nhà: (01 phút) - Về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ nếu chưa xong. - Xem trước và chuẩn bị đồ dùng học tập giờ học sau (Đề tài tranh phong cảnh). Ngày dạy: Lớp 7a: ................................. Sĩ số:............Vắng: ................ Lớp 7b: ................................. Sĩ số: ...........Vắng: ................ Lớp 7c: ................................. Sĩ số: ............Vắng:................ TUẦN 5 - BÀI 4 vẽ tranh Tiết 5 ĐỀ TÀI TRANH PHONG CẢNH I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh hiểu tranh phong cảnh là tranh diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên thông qua cảm thụ và sáng tạo của người vẽ. Hiểu được cách thể hiện nội dung đề tài. 2. Kĩ năng: Học sinh biết chọn góc cảnh đẹp để thực hiện bài vẽ tranh phong cảnh đơn giản có bố cục hợp lí, phản ánh được nội dung đề tài. 3. Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu mến cảnh đẹp quê hương đất nước. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: - Một một số tranh của hoạ sĩ và một số bài vẽ phong cảnh của học sinh năm trước. - Minh họa cách vẽ tranh. 2. Học sinh: - Đủ đồ dùng học tập. III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY : 1. Kiểm tra:(03 phút) - Bài vẽ tạo họa tiết trang trí. 2. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung đề tài: (10 phút) - Giáo viên giới thiệu một số tranh của hoạ sĩ và một số bài vẽ của học sinh năm trước. Chia lớp và thành 4 nhóm, phát phiếu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận. + Tranh vẽ những cảnh gì? + Nhận xét về bố cục và hình vẽ trong các bức tranh ? + Màu trong tranh được thể hiện như thế nào? - Đại diện 1 nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác có thể bổ sung. - Giáo viên tổng hợp các ý kiến và gợi ý thêm. HĐ2. Hướng dẫn học sinh các vẽ: (05 phút) - Giáo viên dùng minh hoạ hướng dẫn học sinh cách vẽ. + Để có bức tranh về đề tài tranh phong cảnh, ta cần thực hiện theo trình tự mấy bước vẽ? Đó là nhữnh bước vẽ nào? - Dựa trên câu trả lời của học sinh, giáo dùng minh hoạ hướng dẫn học sinh cách vẽ bài theo trình tự từng bước vẽ. - Cho học sinh xem thêm một số bài vẽ của học sinh năm trước. HĐ3. Hướng dẫn học sinh vẽ bài tập: (22 phút) - Nhắc học sinh nghiêm túc vẽ bài, gợi ý thêm cho học sinh còn lúng túng. I. Tìm và chọn nội dung đề tài: II. Cách vẽ: 1. Tìm và chọn nội dung đề tài. 2. Bố cục. 3. Vẽ hình. 4. Vẽ màu. III. Bài tập: -Vẽ 1 bức tranh đề tài tranh phong cảnh trên khổ giấy A4. 3. Củng cố: (04 phút) - Treo một số bài học sinh vừa vẽ lên bảng, gợi ý để học tự so sánh, nhận xét bài. - Giáo viên nhận xét góp ý thêm cho các bài. 4. Hướng dẫn học ở nhà: (01 phút) - Về nhà tiếp tục hoàn thành bài vẽ nếu chưa xong. - Xem trước và chuẩn bị đồ dùng học tập giờ học sau (Đề tài tranh phong cảnh - Tiếp).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12324787.doc
Tài liệu liên quan