Giáo án Ngữ văn 10 tiết 85: Nỗi thương mình

III. Tìm hiểu văn bản

1. Cuộc sống ở lầu xanh

+ Bướm lả ong lơi

-> Hình ảnh ước lệ chỉ người hiếu sắc

+ cuộc say đầy tháng

+ trận cười suốt đêm

-> Chỉ cuộc sống lạc thú chốn lầu xanh

+ lá gió cành chim

-> Điển tích điển cố chỉ người phụ nữ tiếp khách 4 phương

+ sớm đưa Tống Ngọc

+ tối tìm Trường Khanh

-> Điển cố điển tích chỉ chung loại khách làng chơi

 Nghệ thuật: Ẩn dụ, sử dụng điển tích điển cố, ước lệ tượng trưng Diễn tả cuộc sống nhục nhã ê chề kéo dài của Kiều trong cảnh sống tấp nập lả lơi trăng gió nơi lầu xanh.

 

docx5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10 tiết 85: Nỗi thương mình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 85: Nỗi thương mình Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Lan Sinh viên thực hiện: Dương Thị Quỳnh Lan Ngày soạn: 07/ 03/2018 A.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh Kiến thức Hiểu được tâm trạng của Kiều trong cảnh ngộ từ một thiếu nữ tài sắc, tâm hồn trong trắng bị đẩy vào chốn lầu xanh dơ bẩn Cảm nhận được sự đồng cảm mạnh mẽ, sâu sắc của Nguyễn Du đối với cảnh đau khổ và phẩm chất cao quý của Kiều Phân tích được những đặc sắc nghệ thuật mà Nguyễn Du sử dụng. Kĩ năng Đọc – hiểu một đoạn thơ trữ tình Cảm thụ, phân tích những hình ảnh những câu thơ hay Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Thái độ Trân trọng ý nghĩa, giá trị của những tác phẩm nghệ thuật. Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của Thúy Kiều. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên. - Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 2 - ban cơ bản. - Giáo án giảng dạy. - Bút lông, nam châm 2. Học sinh. - Sách giáo khoa, vở soạn, bút, vở ghi - Các tài liệu sưu tầm liên quan tới tác giả và tác phẩm. C. Phương pháp, phương tiện dạy học 1. Phương pháp dạy học: sử dụng kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm, nêu vấn đề, tái tạo 2. Phương tiện dạy học: bảng đen, phấn D. Tiến trình bài học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Vào bài mới GV hỏi: Hãy tìm cho cô một câu ca dao viết về nội dung cái đẹp, cái thiện dù sống trong môi trường đầy rẫy cái xấu, cái ác nhưng vẫn không bị ảnh hưởng bởi những điều đó? GV dẫn: Cũng giống như bông hoa sen dù phải sống giữa bùn lầy nhơ nhớp nhưng vẫn không bị ‘hôi tanh mùi bùn”, Thúy Kiều cũng vậy, dù phải sống trong cảnh lầu xanh nhưng nàng vẫn luôn giữ được tâm hồn trong trắng. Để làm rõ điều đó, hôm nay cô và các bạn sẽ cùng đi tìm hiểu đoạn trích “Nỗi thương mình”. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tiểu dẫn -GV kể tóm tắt từ đầu đến đoạn trích GV hỏi: Đoạn trích nằm trong phần nào?Từ câu bao nhiêu đến câu bao nhiêu? Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản -Mời một học sinh đọc văn bản GV hỏi: Theo em, đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nêu bố cục của đoạn trích? Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản Chia lớp làm 4 nhóm. Mỗi nhóm thảo luận trong vòng 3 phút: +Nhóm 1 phân tích nội dung và nghệ thuật của câu thơ số 1. +Nhóm 2 phân tích nội dung và nghệ thuật của câu thơ số 2. +Nhóm 3 phân tích nội dung và nghệ thuật của câu thơ số 3. +Nhóm 4 phân tích nội dung và nghệ thuật của câu thơ số 4. GV hỏi:Tâm trạng của Kiều nảy sinh trong hoàn cảnh không gian và thời gian như thế nào? GV hỏi: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở hai câu trên? Nêu tác dụng của biện pháp đó? GV hỏi: Từ nỗi xót xa cho số phận mình Kiều nghĩ đến sự khác biệt quá khứ và hiện tại .Điều đó thể hiện ở những câu nào? GV hỏi: Em hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 6 câu thơ trên? Nêu tác dụng của biện pháp đó? GV hỏi : Khung cảnh được tác giả miêu tả trong lầu xanh bao gồm những gì?Cảnh đó được hiện lên qua những chi tiết như thế nào? GV hỏi: Tâm trạng của Thúy Kiều trước cảnh sống thực tại ra sao? GV hỏi : Qua đoạn trích,em thấy tác giả có thái độ như thế nào? Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tổng kết - GV hỏi: Em hãy khái quát vài nét về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích này. Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh luyện tập GV hỏi: Em hãy lên hệ với số phận của Kiều và số phận của những người phụ nữ qua các tác phẩm văn học trung đại mà em biết? I. Tiểu dẫn 1. Vị trí đoạn trích: - Thuộc phần: Gia biến và lưu lạc. - Từ câu 1229 đến câu 1248. II. Đọc văn bản Bố cục: 3 phần + Phần 1: 4 câu đầu: Cuộc sống ở lầu xanh. + Phần 2: 8 câu tiếp theo: Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều. + Phần 3: 8 câu cuối: Bi kịch tâm trạng của Kiều thể hiện qua cảnh vật III. Tìm hiểu văn bản 1. Cuộc sống ở lầu xanh + Bướm lả ong lơi -> Hình ảnh ước lệ chỉ người hiếu sắc + cuộc say đầy tháng + trận cười suốt đêm -> Chỉ cuộc sống lạc thú chốn lầu xanh + lá gió cành chim -> Điển tích điển cố chỉ người phụ nữ tiếp khách 4 phương + sớm đưa Tống Ngọc + tối tìm Trường Khanh -> Điển cố điển tích chỉ chung loại khách làng chơi àNghệ thuật: Ẩn dụ, sử dụng điển tích điển cố, ước lệ tượng trưng Diễn tả cuộc sống nhục nhã ê chề kéo dài của Kiều trong cảnh sống tấp nập lả lơi trăng gió nơi lầu xanh. 2. Tám câu tiếp: Tâm trạng, nỗi niềm của Kiều a. Hai câu đầu: Hoàn cảnh: + Thời gian: “khi tỉnh rượu” khi con người tỉnh táo trong nhận thức “Lúc tàn canh” là khi đêm muộn + Không gian: Lầu xanh lúc vắng vẻ, tĩnh lặng cô đơn => Hoàn cảnh rất phù hợp cho con người nảy sinh cảm xúc => Kiều nhận ra sự cô đơn nhục nhã của mình, nàng đau đớn khi ý thức sâu sắc thân phận của mình. + Điệp từ: “mình” được lặp lại 3 lần -> nhấn mạnh, hằn sâu nỗi đau đớn xót xa của Kiều b.6 câu tiếp theo:Đối lập quá khứ và hiện tai: +Quá khứ : “Khi sao phong gấm rủ là” cuộc sống tươi đẹp, no đủ êm đềm, sống hạnh phúc. +Hiện tại nói liên tiếp ở 3 câu “giờ saobấy thân => hiện tại thay đổi chóng măt không nơi nương tựa Kiều nặng nề chán chường àBằng các thủ pháp nghệ thuật: điệp từ, phép đối xứng, đối lập đã diễn tả sự giày vò, đau đớn trong tâm hồn Thuý Kiều, nàng thờ ơ, tủi nhục, buồn bã 3. Tám câu cuối: Bi kịch tâm trạng của Kiều thể hiện qua cảnh vật. a. Cảnh thiên nhiên: “gió tựa” “hoa kề” “tuyết ngâm” “trăng thâu” ->Cảnh đẹp,tao nhã,mang tính chất ước lệ. - Thú vui: “nét vẽ”, “câu thơ”, “cung cầm”, “nước cờ” -> Cầm, kì,thi,họa. àBằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh nhưng chất chứa nỗi buồn của con người. b. Tâm trạng : -Thúy Kiều không vui,phó mặc cho khách làng chơi. -Nàng thờ ơ với cả thiên nhiên - Niềm khao khát có cuộc sống tự do của Kiều. àBằng các bút pháp nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình, sử dụng câu hỏi từ Tác giả đã cất lên tiếng kêu cứu của một con người có tài sắc,có tình cảm,có ý thức khi nhân phẩm bị đẩy lùi trong hoàn cảnh trớ trêu,bất hạnh. *Thái độ của tác giả : -Tác giả cảm thông với hoàn cảnh sống của Thúy Kiều,trân trọng những phẩm giá cao đẹp của nàng. -Tố cáo,phê phán chế độ phong kiến và xã hội đồng tiền đã khiến con người đau khổ. -Đòi quyền sống tự do,chính đáng cho con người. III. Tổng kết 1.Nội dung Cảm thương cho số phận Thúy Kiều, ngợi ca phẩm chất của người con gái tài hoa bạc mệnh. Giá trị nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du: Ý thức thương thân xót phận lần đầu tiên được xuất hiện trong văn học. 2. Nghệ thuật Từ ngữ, hình ảnh ước lệ, phép đối, câu hỏi tu từ, điển tích, điển cố. V. Luyện tập Số phận bất hạnh của người phụ nữ qua: Chuyện người con gái Nam Xương, Chinh phụ ngâm, Độc Tiểu Thanh kí D. CỦNG CỐ, DẶN DÒ. - GV tổng kết lại các ý chính của bài học. - Soạn bài đoạn trích Chí khí anh hùng và Thề nguyền (Truyện Kiều) E. Rút kinh nghiệm: ..

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 29 Noi thuong minh_12329117.docx
Tài liệu liên quan