Giáo án Ngữ văn 11: Tôi yêu em - A.S. Pushkin

GV: Ngay câu đầu của bài thơ, tác giả đã khẳng định điều cốt yếu là “Tôi yêu em”, điều đó có ý nghĩa gì?

- HS trả lời.

- GV giảng bổ sung: Bài thơ mở ra ngay lập tức đi thẳng vào điều cốt yếu: Tôi yêu em vừa như lời thú nhận lại vừa như lời tự nhủ trực tiếp, ngắn gọn, giản dị.

GV: Trong nguyên tác, tác giả đã dùng ngôi thứ hai số nhiều (dạng thức kính ngữ trong tiếng Nga) thay cho ngôi thứ hai số ít (dạng thức xưng hô bình thường). Dù bản dịch tôi-em chưa thể hiện hết sắc thái biểu cảm của nguyên tác nhưng trong tiếng Việt thì đây có lẽ đã là cách lựa chọn từ ngữ tốt nhất. Vậy cách xưng hô đó gợi cho em điều gì?

 

docx8 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 11: Tôi yêu em - A.S. Pushkin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÔI YÊU EM A.S. Pushkin - Mục tiêu bài học: Về kiến thức: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn trong tình yêu chân thành, say đắm, vị tha của Pu-skin; Thấy được vẻ đẹp thơ trữ tình Pu-skin: giản dị, trong sáng, tinh tế cả hình thức lẫn ngôn từ. Về kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tác phẩm trữ tình; Làm quen và rèn luyện kỹ năng phân tích tác phẩm trữ tình nước ngoài. Về thái độ: Trân trọng tình yêu thuỷ chung, chân thành, cao thượng; Hình thành quan niệm tốt đẹp, ứng xử đúng đắn, nhân văn trong tình yêu. Phương pháp, phương tiện dạy học Phương pháp: Phương pháp đọc – hiểu; Phương pháp đàm thoại; Phương pháp giảng bình. Phương tiện: Sách giáo khoa Ngữ Văn 11 (tập 2), sách giáo viên, giáo án, các tài liệu liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp Tố Hữu và bài thơ “Từ ấy”, máy chiếu, giáo án điện tử, các file hình và nhạc liên quan đến bài học, phấn, bảng viết và các thiết bị dạy học khác. Tiến trình bài dạy: Ổn định tổ chức lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (5’) Câu hỏi kiểm tra bài cũ: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu, cho biết nội dung chính của bài thơ. Dạy bài mới (30’) Giới thiệu bài mới: (1’) GV cho HS nghe một đoạn nhạc trong bài hát “Điều buồn nhất” (Kai Đinh sáng tác và thể hiện). GV hỏi: bài hát gợi cho em điều gì? HS trả lời (dự đoán trả lời: bài hát gợi cảm xúc về một tình yêu đơn phương buồn) GV dẫn dắt vào bài học: Tình yêu là một trong những thứ tình cảm đẹp nhất trong cuộc sống. Tình yêu đến với mỗi người chúng ta một các rất đỗi nhẹ nhàng như trong thơ Xuân Diệu: Đố ai định nghĩa được tình yêu Có nghĩa gì đâu một buổi chiều Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu. Tình yêu đến thì nhẹ nhàng thế thôi nhưng nó mang lại cho hồn người những cảm xúc rất đỗi dạt dào. Đặc biệt trong tình đơn phương, những cảm xúc ấy lại càng phong phú và mãnh liệt. Tình đơn phương ở giai đoạn đầu có những mâu thuẫn nho nhỏ (như trong bài hát) nhưng càng về sau những mâu thuẫn đó càng lớn. Đặc biệt là với những mối tình bị từ chối, dù phải chịu nhiều khổ đau nhưng tình cảm vẫn phát triển ngày càng đẹp hơn và cao thượng hơn. Điều quan trọng không phải là bằng mọi giá có được tình yêu của đối phương mà quan trọng là người trong cuộc phải ứng xử thế nào để mối tình đó có thể là một tình cảm buồn nhưng vẫn đẹp. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem Pu-skin, một nhà thơ vĩ đại của thi ca Nga, đã yêu đơn phương một cách chân thành và cao thượng như thế nào. Tiến trình dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS KIẾN THỨC CẦN ĐẠT v Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm: GV: Dựa vào tiểu dẫn, em hãy trình bày đôi nét về tác giả Tố Hữu. HS dựa vào SGK trả lời. GV bổ sung: GV: Dựa vào phần tiểu dẫn trong SGK, em hãy cho biết xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. HS dựa vào SGK trả lời. GV chốt ý và giảng thêm về chuyện tình của Pushkin GV cho HS xem đoạn clip đọc bài thơ bằng tiếng Nga. GV gọi HS đọc diễn cảm bài thơ như lời giải bày, bọc bạch day dứt, u buồn và thể hiện mong ước tha thiết của nhà thơ HS đọc bài thơ theo sự hướng dẫn của GV. GV: Theo em, bài thơ có thể chia làm mấy phần, nội dung chính từng phần là gì? HS trả lời. GV chốt ý. v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản: GV mời 1 HS đọc lại khổ thơ 1. HS đọc văn bản. GV: Em cảm nhận được điều gì khi đọc khổ thơ đầu tiên? HS trả lời. GV: Ngay câu đầu của bài thơ, tác giả đã khẳng định điều cốt yếu là “Tôi yêu em”, điều đó có ý nghĩa gì? HS trả lời. GV giảng bổ sung: Bài thơ mở ra ngay lập tức đi thẳng vào điều cốt yếu: Tôi yêu em vừa như lời thú nhận lại vừa như lời tự nhủ trực tiếp, ngắn gọn, giản dị. GV: Trong nguyên tác, tác giả đã dùng ngôi thứ hai số nhiều (dạng thức kính ngữ trong tiếng Nga) thay cho ngôi thứ hai số ít (dạng thức xưng hô bình thường). Dù bản dịch tôi-em chưa thể hiện hết sắc thái biểu cảm của nguyên tác nhưng trong tiếng Việt thì đây có lẽ đã là cách lựa chọn từ ngữ tốt nhất. Vậy cách xưng hô đó gợi cho em điều gì? HS trả lời. GV giảng thêm và chốt ý: Cách sử dụng đại từ nhân xưng quyết định rất nhiều đến cách hiểu của người đọc về mối quan hệ giữ hai nhân vật trữ tình. Pushkin là nhà thơ đã khai thác các đại từ ấy rất nhiều trong những tác phẩm trữ tình của mình (liên hệ bài thơ “Ngài và anh, cô và em”). Ở đây, cách Pushkin dùng từ trong nguyên bản và cách dịch tôi-em đã thể hiện mối quan hệ đúng mực, vừa gần vừa xa, vừa rụt rè vừa đằm thắm. GV giảng: Trong nguyên tác, câu đầu có 2 vế là “tôi đã yêu em” và “tình yêu vẫn, có lẽ”. Như vậy, ta thấy hai vế có hai chủ thể riêng biệt là “tôi” và “tình yêu”. Điều đó thể hiện tình yêu đã nảy sinh trong tâm hồn “tôi”, thuộc về “tôi” nhưng đồng thời nó cũng có sinh mệnh riêng, có sự vận động và tự chủ của riêng mình. Nhân vật trữ tình đã cảm nghiệm, suy ngẫm về tình yêu vừa là một phần trong anh, vừa là một cái gì đó độc lập tương đối. GV: Em có suy nghĩ gì về hình ảnh “ngọn lửa tình”? HS trả lời GV giảng và chốt ý: Hình ảnh “ngọn lửa tình” không có trong nguyên tác vì thơ Pushkin vốn giản dị, ít sử dụng các biện pháp tu từ (ẩn dụ, so sánh). Có thể dịch giả đã được gợi từ động từ “tắt” và tạo nên hình ảnh ngọn lửa tình một cách ấm áp và mãnh liệt như tình yêu rạo rực, cháy bỏng. Hơn nữa ngọn lửa ấy còn “chưa hẳn đã tàn phai”. Đây là lối nói dùng phủ định để khẳng định rằng tình yêu vẫn còn da diết, day dẳng trong “tôi” GV: Sang câu thơ thứ 3, mạch cảm xúc của nhân vật đột ngột chuyển đổi qua từ ngữ nào? HS trả lời. GV chốt ý. GV: Trong tâm hồn “tôi” bây giờ đang xảy ra một mâu thuẫn, theo em đó là mâu thuẫn giữ điều gì với điều gì? HS trả lời. Nhưng lí trí (câu 3, 4) Tình cảm (câu 1, 2) “Tôi” chỉ được chọn 1 Sự thanh thản của “em” Tình yêu của “tôi” GV giảng và chốt ý GV: Đứng trước mâu thuẫn ấy, nhân vật trữ tình đã quyết định như thế nào? Sự lựa chọn ấy cho thấy ông là người thế nào? HS trả lời. GV chốt ý và giảng thêm: Sự lựa chọn của nhân vật trữ tình đã cho thấy quan niệm tình yêu của Pushkin. Tình yêu là sự kết hợp giữa cảm xúc và lí trí. Trong tình yêu không có chỗ cho sự chiếm hữu mà nó phải xuất phát từ tình cảm chân thành ở hai phía. Với tâm hồn yêu đơn phương nhưng không được đáp trả, một cuộc đấu tranh giằng xé đã xảy ra giữ tình cảm và lí trí. Để rồi tâm hồn ấy vươn lên hướng về tình yêu đích thực, xem yêu như hành vi trao tặng, mong người mình yêu được hạnh phúc quan trọng hơn là được yêu với nghĩa đón nhận, sở hữu, hưởng thụ cho phần mình. Thế nên ở đây, “tôi” đã giữ nỗi buồn cho riêng mình để hồn em chẳng gợn bóng u hoài. GV giảng: Nếu câu 3-4 đi trôi chảy, liền mạch như lời thề hứa dứt khoát thì câu 5-6 lại có nhiều ngắt cách, rối bời. Mở đầu câu 5, tác giả lại một lần nữa giải bày “Tôi yêu em” và lặp lại lần nữa ở câu 7 như lời khẳng định tình yêu chân thành mãnh liệt. GV:. Hai từ “lúc” và “khi” bộc lô điều gì ở tình cảm của nhân vật trữ tình? HS trả lời. GV chốt. GV: Em hãy tìm những từ ngữ thể hiện tâm trạng hay những cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ? Em có suy nghĩ gì về những trạng thái tình cảm đó? HS trả lời. GV chốt ý và giảng: Tình yêu là thứ tình cảm khiến người ta trải qua nhiều cung bậc cảm xúc nhất (liên hệ một số bài thơ tình). Đặc biệt là trong tình yêu đơn phương, những cảm xúc ấy còn phong phú và đa sắc hơn. Tâm trạng của nhân vật “tôi” luôn bị giày vò, đau khổ khi bởi sự rụt rè, khi bởi lòng ghen tuông. Ghen là thứ gia vị cần có trong tình yêu. Nhưng với người yêu đơn phương, đó là cảm giác bị giày vò bởi những mâu thuẫn trong chính tình cảm của mình. Yêu đơn phương vừa rụt rè không dám thể hiện tình cảm lại vừa đau khổ khi thấy người ta kề bên kẻ khác. Cuối cùng chỉ có bản thân mình tự giằng xé, tự ôm hết về mình nỗi khổ đau của mối tình vô vọng. Nếu câu 5-6 đậm đặc những từ ngữ chỉ trạng thái tiêu cực thì đến câu 7, tình cảm được mở ra theo hướng tích cực hơn. Có thể nói câu 7 đã khái quát được toàn bộ tấm chân tình được diễn tả trong 6 câu trước “Tôi đã yêu em chân thành như thế đó, dịu dàng như thế đó” Và cuối cùng, tôi “cầu em được người tình như tôi đã yêu em” GV : Em cảm nhận như thế nào về câu thơ cuối cùng này? HS trả lời. GV giảng : Trong tình yêu, mong muốn chiếm hữ người mình yêu là rất lớn, không ai muốn san sẻ người yêu của mình cho bất cứ ai. Như Nguyễn Bính từng viết : Cô nhân tình bé nhỏ của tôi ơi Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười Những lúc có tôi và mắt chỉ Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi Tôi muốn cô đừng nghĩ đến ái Đừng hôn dù thấy cánh hoa tươi Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ Đừng tắm chiều nay, biển lắm người Đó là trạng thái cảm xúc rất bình thường trong tình yêu, mong muốn người mình yêu chỉ thuộc về riêng bản thân mình. Nhưng ở đây, sau khi nhận hết những giày vò đau khổ về phía mình, nhân vật « tôi » đã vượt lên cả những ích kỉ đời thường mà gửi gắm cho một người thứ ba tất cả tình cảm nâng niu anh dành cho cô gái với ước mong nàng được hạnh phúc. Chỉ khi thật sự yêu chân thành đằm thắm thì người ta mới vượt lên được « cái tôi » của bản thân và hoàn toàn nghĩ cho người mình yêu. Trong tình yêu thật sự, việc yêu lúc nào cũng quan trọng hơn được yêu nghĩa là cho đi cũng là một thứ hạnh phúc dẫu phần nhận lại thì chẳng được bao nhiêu. Đồng thời ở câu cuối cùng, ta cũng cảm nhận được chút nuối tiếc, xót xa, có cả một chút tự tin, kiêu hãnh. Cầu chúc là thế đấy nhưng có thế sẽ chẳng ai khác trên đời này ngoài tôi yêu em chân thành như thế, đằm thắm như thế. Và có thể em, có thể chúng ta đang để mất một tình yêu quý giá chẳng còn tìm kiếm được ở bất kì nơi đâu. v Hoạt động 3 : Tổng kết : GV : Em hãy nêu lại một số nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. HS trả lời. GV : Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ. HS trả lời. Tìm hiểu chung: Tác giả : A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pu-skin (1799 - 1873), là người đặt nền móng cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX, được mệnh danh là ''Mặt trời của thi ca Nga''. Văn chương của Pu-skin là tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống một cách giản dị, chân thực, chứa đựng tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu. Ông thành công trên nhiều thể loại văn chương nhưng cống hiến vĩ đại nhất vẫn ở thể loại thơ trữ tình. Các tác phẩm nổi tiếng: Tác phẩm : a. Xuất xứ - Hoàn cảnh sáng tác - Tôi yêu em sáng tác năm 1829, một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Pu-skin. - Bài thơ xuất phát từ mối tình của nhà thơ với A.A. Ô-lê-nhi-na - người mà mùa hè năm 1829, Pu-skin cầu hôn nhưng không được chấp nhận. - Bài thơ vốn không tên, nhan đề Tôi yêu em do người biên soạn đặt. b. Bố cục: 2 phần - Bốn câu đầu: Lời giã từ cho một tình yêu khó nguôi. - Bốn câu sau: Tình yêu đơn phương và lời giãi bày cao thượng. Đọc hiểu văn bản : Tình yêu say đắm, mãnh liệt nhưng luôn biết tự kiềm chế: â Hai câu đầu : « tôi yêu em : đến nay chừng có thế Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai » « Tôi yêu em » : + Lời thú nhận, lời tự nhủ ngắn gọn ; + Tôi – em: mối quan hệ đúng mực, vừa gần vừa xa, vừa rụt rè vừa đằm thắm. Tình yêu như một của thể khác, vừa là một phần trong “tôi”, vừa có sự vận động riêng, tự chủ riêng. “ngọn lửa tình” : sự sáng tạo của người dịch → Tình yêu vẫn rạo rựa, cháy bỏng như thuở ban đầu → Giọng thơ dè dặt, thể hiện tình yêu một cách tự nhiên, bền vững, chân thành. â Câu 3-4: “Nhưng”: Cảm xúc chuyển biến đột ngột. → Đấu tranh mâu thuẫn giữ tình cảm và lí trí. Quyết định: không để em bận lòng, hồn em u hoài → Từ bỏ tình yêu trong nỗi đau giằng xé. → Quyết định dứt khoát đầy lý trí. Tình yêu không phải sự chiếm hữu mà là sự trao tặng. Tình yêu chân thành và cao thượng: “Tôi yêu em” → tình yêu chân thành, mãnh liệt. “lúc khi”: trạng thái cảm xúc thay đổi liên tục → tình cảm đa sắc, mãnh liệt, dồn dập. Từ ngữ biểu cảm: + Âm thầm, không hy vọng → tình cảm đơn phương âm thầm. + Rụt rè, hậm hực lòng ghen → trạng thái u ám, nặng nề, có phần tiêu cực, ích kỉ. + Chân thành, đằm thắm → cảm xúc dạt dào, tươi sáng, tích cực. → Sự chuyển biến liên tục của tâm trạng → Tâm trạng luôn bị dày vò bởi những cảm xúc mãnh liệt nhưng chân thực → Nhìn thẳng vào cảm xúc, thừa nhận tình cảm, khẳng định tình yêu. Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em: + Lời cầu chúc chân thành và cao thượng; + Lời khẳng định tình yêu mãnh liệt; + Lời giã biệt, khép lại mối tình buồn. → Thông điệp của một trái tim cao cả. →Vượt lên nỗi đau u ám và sự ích kỉ thường tình, vươn đến sự cao cả trong tư tưởng và tình cảm. Sự thăng hoa của tình yêu. Tổng kết: Nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, hàm súc. Giọng điệu thơ chân thực, sinh động, lúc phân vân, ngập ngừng, khi kiên quyếtm day dứt. Nội dung: Bài thơ thấm đượm nỗi buồn về một tình yêu đơn phương nhưng nỗi buồn đó xuất phát từ tâm hồn trong sáng với một tình yêu chân thành và cao thượng. Củng cố, luyện tập: Hoàn thành bảng dưới đây để thấy được sự vận động của hình tượng thơ trong bài thơ “Chiều tối”- Hồ Chí Minh Nhắt nhở: Học bài “Từ ấy” Soạn bài “Đặc điểm loại hình tiếng Việt”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 26 Toi yeu em_12307016.docx
Tài liệu liên quan