Giáo án Ngữ văn 12 tiết 27 đến 37

Tiếng Việt: THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP

I.Xác định vấn đề cần giải quyết

1.Tên bài học: Thực hành một số phép tu từ cú pháp

2. Hình thức dạy: trên lớp

3. Chuẩn bị GV và HS

- GV:

+ SGK, SGV, thiết kế bài học, ngữ liệu, phiếu học tập

+ Kĩ thuật DH: công não, đặt câu hỏi, chia nhóm

-HS:

+ Đọc kĩ bài học

II. Nội dung, chủ đề bài học:

- Thực hành một số phép tu từ cú pháp

III. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức

- Phép lặp cú pháp: .

- Phép liệt kê: .

- Phép chêm xen: .

2. Kĩ năng

- Nhận biết và phân tích các phép lặp cú pháp, phép liệt kê, phép chêm xen trong văn bản.

- Cảm nhận và phân tích tác dụng tu từ của các phép tu từ kể trên.

- Bước đầu sự dụng các phép tu từ cú pháp trong bài làm văn.

3. Thái độ

Trình bày, trao đổi về hiệu quả biểu đạt của các phép tu từ cú pháp.

 

docx27 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 12 tiết 27 đến 37, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HẦN II. Tự luận ( 7 điểm ) Câu 1. ( 2 điểm ) Trình bày suy nghĩ của anh (chị) trong một đoạn văn ( khoảng 150 chữ ) về ý nghĩa được gợi ra từ ngữ liệu trên. Câu 2. ( 5 điểm ) Phân tích phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh. . HẾT ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Biện pháp tu từ: Nhân hóa hoặc ẩn dụ 0,5 2 Chiếc là vàng rời khỏi cành: tự nguyện bứt khỏi cành sớm hơn thời gian mà nó có thể tồn tại để nhường chỗ cho lộc non đâm chồi 0,5 3 Đó là sự thanh thản khi chiếc lá đã tìm thấy được ý nghĩa cho cuộc đời của mình: tự nguyện hi sinh để nhường chỗ cho 1 thế hệ mới ra đời. 1,0 4 Câu chuyện cho ta một bài học về lẽ sống ở đời: Phải biết sống vì người khác, dám chấp nhận cả những thiệt thòi, hi sinh về phía bản thân mình. Đó cũng chính là một trong những cách sống của mỗi con người cần hướng đến trong cuộc đời 1,0 II TẠO LẬP VĂN BẢN 7,0 1 1. Yêu cầu về kĩ năng - Biết kết hợp các thao tác nghị luận để viết đoạn văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí với lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, lưu loát. - Đảm bảo thể thức của một đoạn văn có độ dài khoảng 150 chữ 2,0 2. Yêu cầu về kiến thức b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn theo định hướng sau: Hs có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng trong đoạn văn cần đảm bảo được các ý: a. Giải thích ý nghĩa câu chuyện: → Câu chuyện cho ta một bài học về lẽ sống ở đời: Phải biết sống vì người khác, dám chấp nhận cả những thiệt thòi, hi sinh về phía bản thân mình. Đó cũng chính là một trong những cách sống của mỗi con người cần hướng đến trong cuộc đời. b. Phân tích - chứng minh: Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc đối với mọi người: - Từ mối quan hệ giữa “lá vàng” và “lộc non” câu chuyện cũng đưa ra một quy luật của sự sống: Cuộc sống là một sự phát triển liên tục mà ở đó cái mới thay thế cái cũ là điều tất yếu. - Hình ảnh chiếc lá vàng rơi là quy luật của thiên nhiên, lá lìa cành là quy luật tất yếu của đời sống. Lá rơi để bắt đầu, có bắt đầu thì có kết thúc để bắt đầu một đời sống khác; lá rơi vì đã đi hết một quãng đường đời, đã hoàn thành sứ mệnh của đời mình.  - Mỗi chúng ta cần phải nhận thức rõ quy luật đó, để tránh trở thành những vật cản của bánh xe lịch sử; đồng thời phải biết đặt niềm tin và tạo điều kiện cho thế hệ trẻ được tiếp tục cống hiến và sáng tạo.  - Mỗi phút giây được sống trên cõi đời này là niềm hạnh phúc nhưng giá trị sự sống không phải chúng ta sống được bao lâu mà là chúng ta đã sống như thế nào để có ý nghĩa. c. Bài học nhận thức và hành động: - Phê phán lối sống vị kỷ, chỉ biết đến lợi ích của bản thân. - Thế hệ trẻ phải biết sống, phấn đấu và cống hiến sao cho xứng đáng với những gì được “trao nhận”. - Khẳng định lối sống tích cực: động viên cổ vũ con người nổ lực vươn lên khẳng định mình trong cuộc đời. 0,5 1,0 0,5 d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng, sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ. 2 Phân tích phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh 5.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề. 0,5 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nội dung và nghệ thuật phần mở đầu Tuyên ngôn Độc lập c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận. * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích 0,5 * Phân tích nội dung cần nghị luận. * Phần mở đầu: (cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn)  * Nội dung: Mọi người, mọi dân tộc trên thế giới đều bình đẳng, có quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do. – Trích dẫn “Tuyên ngôn độc lập của Mỹ” năm 1776 và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp” năm 1791, làm cơ sở pháp lí. _ Cách trích dẫn vừa khéo léo vừa kiên quyết: + Thể hiện sự tôn trọng của Bác đối với những tư tưởng tiến bộ của nhân loại + Đặt 3 bản tuyên ngôn, 3 dân tộc trong vị thế ngang hàng. + Ngầm nhắc nhở Pháp và Mĩ không được tiến quân xâm lược Việt Nam – Tiếp theo đó là phép suy luận tương đồng “Suy rộng ra” Từ quyền bình đẳng tự do, mưu cầu hạnh phúc của con người, Bác suy rộng, nâng lên thành quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc trên thế giới. Đó là những suy luận hợp lý, sáng tạo. – Khép lại phần mở đầu là câu văn khẳng định : “Đó là những lẽ phải không ai chối cải được”. 3,0 * nghệ thuật– Cách viết ngắn gọn, súc tích, khôn khéo, thông minh, sáng tạo và đầy sức thuyết phục. 0,5 d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mạch lạc, Phân tích rõ sâu sắc về vấn đề nghị luận 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25 ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II = 10,00 điểm Tuần: Tiết: 32 Đọc thêm: DỌN VỀ LÀNG Nông Quốc Chấn TIẾNG HÁT CON TÀU Chế Lan Viên I.Xác định vấn đề cần giải quyết 1.Tên bài học: Đò Lèn, Tiếng hát con tàu 2. Hình thức dạy: trên lớp 3. Chuẩn bị GV và HS - GV: + SGK, SGV, thiết kế bài học, ngữ liệu, phiếu học tập + Kĩ thuật DH: công não, đặt câu hỏi, chia nhóm -HS: + Đọc kĩ bài học + Chuẩn bị bài theo câu hỏi phần hướng dẫn ôn tập II. Nội dung, chủ đề bài học: - Nội dung và nghệ thuật qua 2 bài thơ: Đò Lèn, Tiếng hát con tàu III. Mục tiêu bài học: * Bài: Dọn về làng(Nông Quốc Chấn) 1. Kiến thức - Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của giặc Pháp; niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng. - Ngôn ngữ, hình ảnh thơ có những đặc sắc riêng, vừa sinh động vừa cụ thể, thể hiện cách cảm nhận riêng của người dân miền núi. 2. Kĩ năng Đọc - hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ Đồng cảm với nỗi thống khổ của nhân dân, lên án quân xâm lược. 4. Năng lực Phát triển năng lực cho HS như: Giao tiếp Tiếng Việt, tiếp nhận văn bản, cảm thụ thẩm mĩ, tự học và thực hành ứng dụng. 5. Phẩm chất Hình thành cho HS những phẩm chất như: Có tinh thần yêu nước, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại. * Bài: Tiếng hát con tàu(Chế Lan Viên) 1. Kiến thức - Sự trăn trở, mời gọi lên đường; những kỉ niệm kháng chiến đầy nghĩa tình thắm thiết và khúc hát lên đường sôi nổi, say mê. - Từ ngữ, hình ảnh thơ giàu chất triết lí, suy tưởng. 2. Kĩ năng Đọc - hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ Có tình cảm trong sáng, nghĩa tình, gắn bó với nhân dân, đất nước. 4. Năng lực Phát triển năng lực cho HS như: Giao tiếp Tiếng Việt, tiếp nhận văn bản, cảm thụ thẩm mĩ, tự học và thực hành ứng dụng. 5. Phẩm chất Hình thành cho HS những phẩm chất như: Có tinh thần yêu nước, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC 1. Hoạt động khởi động a. Ổn định lớp b. Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. c. Bài mới 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (35’) Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * GV giúp HS tìm hiểu tác phẩm “Dọn về làng” * Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: - GV yêu cầu HS khái quát về tác giả, tác phẩm - GV yêu cầu HS tìm hiểu văn bản theo hệ thống câu hỏi SGK - GV yêu cầu HS đánh quá tác phẩm * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy nghĩ, thảo luận và trả lời các câu hỏi * Bước 3: Thảo luận, nhận xét Giáo viên cho học sinh thảo luận, sau đó nhận xét. * Bước 4: Kết luận và hình thành kiến thức * GV giúp HS tìm hiểu tác phẩm “Tiếng hát con tàu” * Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: - GV yêu cầu HS khái quát về tác giả, tác phẩm - GV yêu cầu HS tìm hiểu văn bản theo hệ thống câu hỏi SGK - GV yêu cầu HS đánh quá tác phẩm * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy nghĩ, thảo luận và trả lời các câu hỏi * Bước 3: Thảo luận, nhận xét Giáo viên cho học sinh thảo luận, sau đó nhận xét. * Bước 4: Kết luận và hình thành kiến thức * DỌN VỀ LÀNG I. Tìm hiểu chung Vài nét về tác giả và hoàn cảnh, mục đích sáng tác bài thơ (SGK). II. Đọc - hiểu văn bản 1. Cuộc sống khổ nhục của nhân dân Cao - Bắc - Lạng, tội ác của giặc: Phân tích nỗi khổ của nhân dân do tội ác của kẻ thù gây ra. Chú ý những chi tiết giặc cướp phá, bắn giết, cuộc sống li tán. 2. Niềm vui khi được giải phóng: Chú ý những câu thơ diễn tả niềm vui, những hình ảnh so sánh, tâm trạng của nhân vật trữ tình. ----------------------------- * TIẾNG HÁT CON TÀU I. Tìm hiểu chung Vài nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác bài thơ (SGK). II. Đọc - hiểu văn bản 1. Bốn câu thơ đề từ: Hình ảnh con tàu là biểu tượng của khát vọng lên đường. Tây Bắc - một địa danh cụ thể - cũng là biểu tượng cho những miền xa xôi của Tổ quốc, cho nhân dân, đất nước và ngọn nguồn của cảm hứng sáng tạo thi ca. Tiếng hát con tàu là tiếng hát của một hồn thơ đã tìm thấy chân trời nghệ thuật của mình trong đời sống của nhân dân, đất nước. 2. Sự trăn trở, mời gọi lên đường Nhân vật trữ tình tự phân thân. Chú ý câu hỏi (hỏi người cũng là hỏi mình), hướng lòng mình đến với Tây Bắc, tạo ra hàng loạt sự đôi lập càng làm cho lời mời gọi trở nên thôi thúc. 3. Niềm vui của người nghệ sĩ khi được trở về với nhân dân Sử dụng phép tu từ so sánh để diễn tả niềm vui. Chú ý mỗi đối tượng gợi một ý nghĩa. Con nai, cây cỏ, chim én khao khát trở về với cuộc sống quen thuộc, bộc lộ niềm vui và hạnh phúc. “Trẻ thơ đói lòng gặp sữa” là mong mỏi trở về với ngọn nguồn thiết yếu của sự sống, của hạnh phúc trong sự nuôi dưỡng, cưu mang. Giọng thơ trầm lắng, kết hợp với nhiều hình ảnh giàu liên tưởng đã nâng cảm xúc thơ thành suy nghĩ, triết lí. Về với nhân dân là về với những kỉ niệm một thời chiến đấu, về với ngọn nguồn sự sống, nơi nuôi dưỡng những sáng tạo nghệ thuật. 4. Khúc hát lên đường: con tàu mộng tưởng đã đi vào thực tế đời sống. Nó đến với nơi mà chính con người đã được tôi luyện, thử thách; nhịp thơ tạo âm hưởng thôi thúc, giục giã như khúc hát lên đường. 3. Hoạt động luyện tập (5’) Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp làm 2 nhóm Nhóm 1: Khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ Đò Lèn Nhóm 2: Khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ Tiếng hát con tàu * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ * Bước 3: Thảo luận, nhận xét * Bước 4: Kết luận và hình thành kiến thức 1. Nội dung Hình ảnh quê hương Cao - Bắc - Lạng trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp đau thương mà anh dũng. 2. Nghệ thuật Lựa chọn từ ngữ, cách nói của đồng bào các dân tộc. 1. Nội dung Bài thơ đã làm sống lại không khí những ngày xây dựng đất nước những năm sáu mươi của thế kỉ XX 2. Nghệ thuật - Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm xúc và suy tưởng. - Sáng tạo trong lựa chọn từ ngữ, hình ảnh, sử dụng biện pháp tu từ; thơ ông giàu chất triết lí. 4. Hoạt động vận dụng - Niềm vui của nhân dân Cao-Bắc-Lạng khi quê hương được giải phóng? - Hình tượng con tàu lên Tây Bắc? 5. Hoạt động tìm tòi, sáng tạo * Chuẩn bị bài: Đò Lèn (Nguyễn Duy) * RÚT KINH NGHIỆM Tiết 33 Tuần : Tiếng Việt: THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP I.Xác định vấn đề cần giải quyết 1.Tên bài học: Thực hành một số phép tu từ cú pháp 2. Hình thức dạy: trên lớp 3. Chuẩn bị GV và HS - GV: + SGK, SGV, thiết kế bài học, ngữ liệu, phiếu học tập + Kĩ thuật DH: công não, đặt câu hỏi, chia nhóm -HS: + Đọc kĩ bài học II. Nội dung, chủ đề bài học: - Thực hành một số phép tu từ cú pháp III. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức - Phép lặp cú pháp: ... - Phép liệt kê: ... - Phép chêm xen: ... 2. Kĩ năng - Nhận biết và phân tích các phép lặp cú pháp, phép liệt kê, phép chêm xen trong văn bản. - Cảm nhận và phân tích tác dụng tu từ của các phép tu từ kể trên. - Bước đầu sự dụng các phép tu từ cú pháp trong bài làm văn. 3. Thái độ Trình bày, trao đổi về hiệu quả biểu đạt của các phép tu từ cú pháp. 4. Năng lực Phát triển năng lực cho HS như: Giao tiếp Tiếng Việt, tiếp nhận văn bản, cảm thụ thẩm mĩ, tự học và thực hành ứng dụng. 5. Phẩm chất Hình thành cho HS những phẩm chất như: Có tinh thần yêu nước, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC 1. Hoạt động khởi động (5’) a. Ổn định lớp b. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà. c. Bài mới 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (35’) Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Hướng dẫn HS thực hiện các bài tập ở phép lặp cú pháp * Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: - GV chia nhóm để thảo luận: + Nhóm 1: Bài 1 + Nhóm 2: bài 2 + Nhóm 3: Bài 3 * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy nghĩ, thảo luận và cử đại diện trả lời các câu hỏi * Bước 3: Thảo luận, nhận xét Giáo viên cho học sinh thảo luận, sau đó nhận xét. * Bước 4: Kết luận và hình thành kiến thức * Hướng dẫn HS thực hành về phép liệt kê. * Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: Yêu cầu học sinh đọc văn bản trong SGK và thực hiện yêu cầu * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy nghĩ, thảo luận và trả lời các câu hỏi * Bước 3: Thảo luận, nhận xét Giáo viên cho học sinh thảo luận, sau đó nhận xét. * Bước 4: Kết luận và hình thành kiến thức * Hướng dẫn HS thực hành về phép chêm xen. * Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: Yêu cầu học sinh đọc văn bản trong SGK và thực hiện yêu cầu: - Nhóm 1: Bài 1 - Nhóm 2: Bài 2 * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy nghĩ, thảo luận và trả lời các câu hỏi * Bước 3: Thảo luận, nhận xét Giáo viên cho học sinh thảo luận, sau đó nhận xét. * Bước 4: Kết luận và hình thành kiến thức I . Phép lặp cú pháp 1. Bài tập 1 a. - Câu có hiện tượng lặp kết cấu ngữ pháp (lặp cú pháp) : + Hai câu bắt đầu từ “Sự thật là ”. + Hai câu bắt đầu từ “Dân ta”. - Phân tích kết cấu cú pháp đó : + Kết cấu lặp ở hai câu bắt đầu từ “Sự thật là”: o P (thành phần phụ tình thái) – C (chủ ngữ) – V1 (vị ngữ 1) – V2 (vị ngữ 2). o Kết cấu khẳng định ở vế đầu và bác bỏ ở vế sau : Sự thật là + nước ta / dân ta + đã + chứ không phải + Kết cấu lặp ở hai câu bắt đầu từ Dân ta: o C – V + [Phụ ngữ chỉ đối tượng] – Tr (Trạng ngữ). o Trong đó : C : dân ta, V : đã / lại đánh đổ [Các xiềng xích / chế độ quân chủ ] chỉ mục đích (để gây dựng / mà lập nên) - Tác dụng: Tạo cho lời tuyên ngôn âm hưởng đanh thép, hùng hồn, thích hợp với việc khẳng định nền độc lập, đồng thời khẳng định thắng lợi của CMT8 là đánh đổ chế độ thực dân và chế độ phong kiến. b. - Các câu có lặp kết cấu cú pháp: + Câu 1 và câu 2 + Câu 3,4,5 - Tác dụng: Khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của chúng ta và bộc lộ cảm xúc sung sướng, tự hào, sảng khoái đối với thiên nhiên, đất nước khi giành được quyền làm chủ đất nước. c. - Đoạn thơ vừa lặp từ ngữ, vừa lặp cú pháp: Ba cặp câu lục bát lặp các từ nhớ sao và lặp kết cấu ngữ pháp của kiểu câu cảm thán. - Tác dụng : Biểu hiện nỗi nhớ da diết của người ra đi đối với những cảnh sinh hoạt và cảnh vật thiên nhiên ở Việt Bắc. 2. Bài tập 2 a. Ở mỗi câu tục ngữ, hai vế lặp cú pháp đối nhau chặt chẽ về số tiếng, từ loại, kết cấu ngữ pháp của từng vế. b. Ở câu đối, phép lặp cú pháp đòi hỏi mức độ chặt chẽ cao: số tiếng ở hai câu bằng nhau. Hơn nữa, phép lặp còn phối hợp với phép đối (đối ứng từng tiếng trong hai vế về từ loại, về nghĩa; trong mỗi vế còn dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa tương ứng). Chủ ngữ (danh từ) Vị ngữ (động từ) Thành tố phụ của vị ngữ Vế 1 Cụ già ăn củ ấu non Vế 2 Chú bé trèo Cây đại lớn - “ấu” vừa chỉ loài cây, vừa có nghĩa là “non”. - “đại” vừa chỉ loài cây, vừa có nghĩa là “lớn”. c. Ở thơ Đường luật: phép lặp cú pháp cũng đòi hỏi mức độ chặt chẽ cao: kết cấu ngữ pháp giống nhau, số lượng tiếng bằng nhau, các tiếng đối nhau về từ loại và nghĩa (đặc biệt giữa hai câu thực và hai câu luận của bài thất ngôn bát cú) d. Ở văn biền ngẫu: phép lặp cú pháp cũng thường phối hợp với phép đối. Điều đó thường tồn tại trong một cặp câu (câu trong văn biền ngẫu không cố định về số tiếng) 3. Bài tập 3  - Tìm trong các văn bản ở Ngữ văn 12 (tập một) ba câu văn (hoặc thơ) có dùng phép lặp cú pháp : + Nhớ gì như nhớ người yêu ... Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. (Việt Bắc – Tố Hữu) + Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu (Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh) + Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước. (Sóng – Xuân Quỳnh) - Phân tích tác dụng: HS tự làm. II. Phép liệt kê a. Trong đoạn trích Hịch tướng sĩ, phép liệt kê đã phối hợp với phép lặp cú pháp. Nhiều đoạn, câu (vế câu) liên tiếp theo cùng một kết cấu gồm hai vế như mô hình khái quát sau : Kết cấu Hoàn cảnh thì Giải pháp Ví dụ : Không có mặc thì ta cho ăn - Tác dụng: nhấn mạnh và khẳng định sự đối đãi chu đáo, đầy tình nghĩa của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ trong mọi hoàn cảnh khó khăn. b. Phép lặp cú pháp (các câu có kết cấu ngữ pháp giống nhau : C - V [+ phụ ngữ chỉ đối tượng] phối hợp với phép liệt kê để vạch tội ác của thực dân Pháp, chỉ mặt tên kẻ thù dân tộc. III. Phép chêm xen 1. Bài tập 1 - Tất cả các bộ phận in đậm trong các bài tập a, b, c, d đều ở vị trí giữa câu hoặc cuối câu. Chúng chen vào trong câu để ghi chú thêm thông tin nào đó. - Các bộ phận đó đều được tách bằng ngữ điệu khi nói, khi đọc. Còn khi viết thì chúng được tách ra bằng dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu gạch ngang. - Chúng có tác dụng ghi chú hoặc giải thích cho từ ngữ đi trước, bổ sung thông tin thêm sắc thái về tình cảm, cảm xúc của người viết. 2. Bài tập 2 - Nhà thơ Tố Hữu, lá cờ đầu của văn học cách mạng Việt Nam hiện đại, đã viết bài thơ Việt Bắc vào những ngày rời chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội. Bài thơ thấm đượm cảm xúc lưu luyến và tình cảm sâu nặng của tác giả đối với Việt Bắc, nơi đã nuôi dưỡng cán bộ và quân đội cách mạng trong suốt chín năm trường kì kháng chiến. Bài thơ là một thi phẩm đặc sắc của thơ ca cách mạng Việt Nam. - Tác dụng: cung cấp thêm thông tin cần thiết về nhà thơ và điạ danh Việt Bắc. 3. Hoạt động luyện tập (5’) - Tìm thêm ngữ liệu về các phép tu từ cú pháp trong các văn bản văn học trong SGK Ngữ văn 12. 4. Hoạt động vận dụng - So sánh phép lặp cú pháp với phép điệp âm, vần, thanh hay điệp từ ngữ để thấy sự giống nhau và khác nhau giữa chúng. 5. Hoạt động tìm tòi, sáng tạo * Chuẩn bị bài: Sóng của Xuân Quỳnh. * RÚT KINH NGHIỆM Tuần: Tiết 34 Đọc văn: SÓNG Xuân Quỳnh I.Xác định vấn đề cần giải quyết 1.Tên bài học: Sóng 2. Hình thức dạy: trên lớp 3. Chuẩn bị GV và HS - GV: + SGK, SGV, thiết kế bài học, ngữ liệu, phiếu học tập + Kĩ thuật DH: công não, đặt câu hỏi, chia nhóm -HS: + Đọc kĩ bài học + Chuẩn bị bài theo câu hỏi phần hướng dẫn ôn tập II. Nội dung, chủ đề bài học: - Nội dung và nghệ thuật qua bài thơ Sóng III. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức - Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng “sóng”. - Đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng hình tượng ẩn dụ, giọng thơ tha thiết, sôi nổi nồng nàn, nhiều suy tư, trăn trở. 2. Kĩ năng - Đọc- hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Rèn kĩ năng cảm thụ thơ. 3. Thái độ Nhận thức về vẻ đẹp tình yêu trong cuộc sống. 4. Năng lực Phát triển năng lực cho HS như: Giao tiếp Tiếng Việt, tiếp nhận văn bản, cảm thụ thẩm mĩ, tự học và thực hành ứng dụng. 5. Phẩm chất Hình thành cho HS những phẩm chất như: Có tinh thần yêu nước, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC 1. Hoạt động khởi động (5’) a. Ổn định lớp b. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà. c. Bài mới 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (35’) Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Hướng dẫn HS tìm hiểu chung * Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: - GV yêu cầu HS đọc phần Tiểu dẫn và trả lời câu hỏi. + Nêu vài nét về tác giả? + Bài thơ ra đời vào thời gian nào? (Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ). + Đọc và xác định bố cục bài thơ. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy nghĩ, thảo luận và trả lời các câu hỏi * Bước 3: Thảo luận, nhận xét Giáo viên cho học sinh thảo luận, sau đó nhận xét. * Bước 4: Kết luận và hình thành kiến thức * Hướng dẫn HS tìm hiểu hình tượng sóng và em. * Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: GV yêu cầu HS đọc phần văn bản và trả lời câu hỏi. - Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng sóng? - Giữa sóng và em trong bài thơ có mối quan hệ như thế nào? Nhận xét về nghệ thuật kết cấu của bài thơ? + Nhóm 1: Khổ 1 và khổ 2: - Hình tượng sóng được tác giả miêu tả như thế nào trong khổ 1? - Từ những trạng thái của sóng tác giả liên tưởng đến điều gì? Sự liên tưởng đó có phù hợp? - Em hiểu 2 câu thơ “Sông không hiểu .tận bể” như thế nào? - Nhà thơ đã phát hiện ra điều gì tương đồng giữa sóng và tình yêu? + Nhóm 3: Khổ 3 và khổ 4 - Khổ 3 và 4, tác giả bộc lộ điều gì? Cách thể hiện như thế nào? * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy nghĩ, thảo luận và trả lời các câu hỏi * Bước 3: Thảo luận, nhận xét Giáo viên cho học sinh thảo luận, sau đó nhận xét. * Bước 4: Kết luận và hình thành kiến thức I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Xuân Quỳnh (1942 - 1988) - Là nhà thơ trẻ trưởng thành trong những năm kháng chiến chống Mỹ - Tác phẩm: SGK - Phong cách thơ: Tiếng lòng của người phụ nữ nhiều trắc ẩn, chân thành, luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác - Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). - Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. - In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968). b. Bố cục - Phần 1: Sóng và em – những nét tương đồng. + Những cảm xúc, suy nghĩ về sóng biển và tình yêu (2 khổ đầu). + Nghĩ về sóng và cội nguồn của tình yêu đôi lứa (khổ 3, 4). + Nghĩ về sóng và nỗi nhớ, lòng chung thuỷ, bến bờ hạnh phúc của người con gái khi yêu (khổ 5, 6, 7). - Phần 2: Những suy tư, lo âu, trăn trở trước cuộc đời và khát vọng tình yêu (2 khổ cuối). II. Đọc - hiểu văn bản 1. Sóng và em - những nét tương đồng * Cấu trúc bài thơ: - Bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Sóng là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng cho tâm hồn người con gái đang yêu. “Sóng” và “em” tuy hai mà một, có lúc phân chia, có lúc lại hoà nhập để nói lên những nét, những phương diện phong phú, phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn nhưng thống nhất trong tâm hồn người con gái đang yêu. - Bài thơ được kết cấu trên cơ sở nhận thức sự tương đồng, hoà hợp giữa hai hình tượng trữ tình: sóng và em (cấu trúc song hành). Sóng biển xôn xao, triền miên vô tận gợi liên tưởng đến sóng lòng dào dạt, tràn đầy khát khao tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. a. Những cảm xúc, suy nghĩ về sóng biển và tình yêu - Khổ 1: + Tiểu đối: Dữ dội - dịu êm; ồn ào - lặng lẽ à Mở đầu bằng bốn tính từ miêu tả trạng thái đối lập của sóng và liên tưởng đến tâm lí phức tạp của người con gái khi yêu (khi sôi nổi, mãnh liệt khi dịu dàng, sâu lắng). + Phép nhân hoá: “Sông - không hiểu mình” “Sóng - tìm ra bể” à Con sóng mang khát vọng lớn lao: nếu “sông không hiểu nổi mình” thì sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp để “tìm ra tận bể”, tìm đến nơi cao rộng, bao dung. * Hành trình “tìm ra tận bể” của sóng cũng chính là quá trình tự khám phá, tự nhận thức, khát khao sự đồng cảm, đồng điệu trong tình yêu... - Khổ 2 + Quy luật của sóng: “Sóng: ngày xưa, ngày sau: vẫn thế” à Sự trường tồn của sóng trước thời gian: vẫn dạt dào, sôi nổi. + Quy luật của tình cảm: “Khát vọng tình yêu - bồi hồi trong ngực trẻ” à Nỗi khát vọng tình yêu xôn xao, rạo rực trong trái tim. Trong quan niệm của Xuân Quỳnh là khát vọng muôn đời của nhân loại mà mãnh liệt nhất là của tuổi trẻ. * Xuân Quỳnh đã liên hệ tình yêu tuổi trẻ với con sóng đại dương. Cũng như sóng, con người đã đến và mãi mãi đến với tình yêu. Đó là quy luật muôn đời. b. Nghĩ về sóng và cội nguồn của tình yêu đôi lứa. - Khổ 3: Điệp từ: “em nghĩ” và câu hỏi: “Từ nơi nào sóng lên?” à Quay về lòng mình, nhu cầu tìm hiểu, phân tích, khám phá tình yêu. - Khổ 4: Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau à Xuân Quỳnh dựa vào quy luật tự nhiên để truy tìm khởi nguồn của tình yêu nhưng nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu đều bất ngờ, đầy bí ẩn, không thể lí giải. Đây là cách cắt nghĩa tình yêu rất Xuân Quỳnh – một cách cắt nghĩa nữ tính và trực cảm. 3. Hoạt động luyện tập (5’) - Hình tượng sóng và em trong 4 khổ đầu 4. Hoạt động vận dụng Đọc và tìm hiểu bài thơ Tự hát của Xuân Quỳnh 5. Hoạt động tìm tòi, sáng tạo * Chuẩn bị bài: Sóng của Xuân Quỳnh (tiếp theo) * RÚT KINH NGHIỆM Tuần : Tiết : 35 Đọc văn: SÓNG (tiếp) Xuân Quỳnh I.Xác định vấn đề cần giải quyết 1.Tên bài học: Sóng 2. Hình thức dạy: trên lớp 3. Chuẩn bị GV và HS - GV: + SGK, SGV, thiết kế bài học, ngữ liệu, phiếu học tập + Kĩ thuật DH: công não, đặt câu hỏi, chia nhóm -HS: + Đọc kĩ bài học + Chuẩn bị bài theo câu hỏi phần hướng dẫn ôn tập II. Nội dung, chủ đề bài học: - Nội dung và nghệ thuật qua bài thơ Sóng III. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức - Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng “sóng”. - Đặc sắc trong nghệ t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTuan 8 Luat tho_12472916.docx
Tài liệu liên quan