Giáo án Ngữ văn 7 kì 1 - Trường THCS Chu Văn An

 Bài 7 - QUAN HỆ TỪ

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

 1. Kiến thức: Khái niệm quan hệ từ.

 - Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản.

 2. Kĩ năng: Nhận biết quan hệ từ trong câu.

 - Phân tích được tác dụng của quan hệ từ.

 3. Thái độ: Biết cách sử dụng quan hệ từ phù hợp trong giao tiếp.

 4. Định hướng phát triển năng lực

 - Năng lực chung: Tự nhận thức, tự học, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ

 - Năng lực chuyên biệt: Phân tích ngữ liệu, sử dụng ngôn từ để tạo lập câu, đoạn văn

B. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:

 - Phân tích tình huống.

 - Động não.

 - Học theo nhóm.

 - Thực hành có hướng dẫn.

C.Chuẩn bị:

 - GV: Bảng phu, giáo án, tham khảo tài liệu.

 - HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

 

doc305 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 kì 1 - Trường THCS Chu Văn An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm. 2. Kĩ năng: Biết vận dụng các cách lập ý hợp lí đối với các vấn đề cụ thể. 3. Thái độ: Tiếp xúc với nhiều dạng văn biểu cảm, nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Tự nhận thức, tự học, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ văn học. B. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: - Động não. - Học theo nhóm. - Giao nhiệm vụ. - Thực hành có hướng dẫn. C. Chuẩn bị: - GV: sgk, sgv, giáo án, bảng phụ. - HS: chuẩn bị bài. D. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp:(1ph) 2. Bài cũ: (2ph) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Họat động 1:(26ph) GV hướng dẫn HS tìm hiểu những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm. - Gọi HS đọc đoạn văn sgk/117-118 ? Đoạn văn cho thấy cây tre gắn bó với người Việt Nam như thế nào? ? Để thể hiện sự gắn bó “còn mãi” của cây tre, đoạn văn đã nhắc đến những điều gì ở tương lai? ? Người viết đã liên tưởng, tưởng tượng cây tre trong tương lai như thế nào? ? Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hóa đã khơi gợi cho tác giả những cảm xúc gì về cây tre? - HS: Gợi nhắc quan hệ với cây tre, liên hệ với cây tre. ? Tình cảm đó được biểu cảm như thế nào? ? Tác giả đã biểu cảm trực tiếp bằng các biện pháp nào? (Nhắc đến quan hệ với cây tre, liên hệ đến tương lai: so sánh, ẩn dụ, nhân hố) ? Đoạn văn trên, tác giả lập ý bằng cách nào? - GV khái quát, chuyển ý - GV treo bảng phụ đoạn văn. - HS đọc đoạn văn. ? Hồi tưởng lại quá khứ, tác giả say mê con gà đất như thế nào? ? Về hiện tại, tác giả suy ngẫm gì về con gà đất? ? Tình cảm được bộc lộ bằng cách nào? (Bộc lộ gián tiếp, trực tiếp) ?Đoạn văn được lập ý theo cách nào? - GV: khái quát, chuyển ý - HS đọc đoạn văn SGK/119. ? Nội dung của đoạn văn là gì? ? Đoạn văn gợi những kỉ niệm nào về cô giáo? ? Để thể hiện tình cảm với cô giáo tác giả đã bày tỏ tình cảm như thế nào? - HS: Dùng những từ ngữ biểu cảm. ? Xuất phát từ những tình cảm đó, tác giả đã tưởng tượng ra điều gì? (Trò chuyện cùng cô, hứa hẹn...Đi qua trường -> gợi lại kỉ niệm với cô...) ? Em có nhận xét gì về cách lập ý trong đoạn văn trên? ? Tác giả biểu cảm bằng cách nào? - Đọc đoạn văn 2 - sgk/119-120 ? Tác giả biểu lộ bằng cách nào? ? Tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn văn là gì? ? Tác giả bộc lộ tình cảm bằng cách nào? - HS đọc đoạn văn sgk. ? Đoạn văn đã nhắc đến hình ảnh gì về u tôi? ? Hình bóng và nét mặt của mẹ được miêu tả như thế nào? ? Tác giả bộc lộ suy ngẫm gì? ? Từ đó bộc lộ cảm xúc gì? - HS: Sự thương cảm và hối hận vì mình chưa quan tâm đến mẹ. ? Để thể hiện tình cảm đối với mẹ, tác giả đã làm gì? ? Biểu cảm theo cách nào? ? Qua các ví dụ đã phân tích, em hãy cho biết: để lập ý cho bài văn biểu cảm ta có thể làm như thế nào? ? Tình cảm trong bài văn phải thể hiện ra sao? - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. Hoạt động 2: (11ph) Hướng dẫn HS luyện tập. - HS đọc yêu cầu bài tập 1. ? Lập dàn ý bài văn biểu cảm cho đề: Cảm xúc về vườn nhà? ? Nêu các bước tiến hành một bài văn? ? Đề thuộc thể loại nào? Yêu cầu gì? ? Bước 2 là bước nào? Đối với đề bài này cần tìm những ý nào? ? Bố cục văn biểu cảm gồm mấy phần? Đó là những phần nào? - HS cùng suy nghĩ, lập dàn ý theo nhóm ( 3 phút) vào bảng phụ theo đúng thời gian . - Các nhóm treo bảng phụ lên bảng. - GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung những ý còn thiếu và hoàn chỉnh dàn ý. - HS viết một số đoạn. - HS đọc và nhận xét, sửa bài. I. Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm: Liên hệ hiện tại với tương lai: * Ví dụ: sgk/117-118 - Cây tre: che bóng mát, khúc nhạc, cổng chào, - Chia ngọt sẻ bùi. - Thuỷ chung, can đảm, ngay thẳng -> Tình cảm trân trọng, yêu quý cây tre. -> Biểu cảm trực tiếp. => Gợi nhắc quan hệ với sự vật, liên hệ hiện tại với tương lai là cách bày tỏ tình cảm với sự vật. 2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại: * Đoạn văn: sgk/118 * Quá khứ: Say mê, gắn bó với con gà đất: Chú gà trống đẹp...; niềm vui kì diệu... * Hiện tại: Đồ chơi trẻ con thời ấy: hấp dẫn -> mong manh, vui mừng khi có được... => Hồi tưởng quá khứ, thể hiện tình cảm yêu quý con gà đất và mở rộng với đồ chơi con trẻ. 3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước: * Đoạn văn 1: Kỉ niệm về cô giáo. - Thể hiện cảm xúc yêu thương. - Tưởng tượng cuộc đối thoại với cô. -> Gợi lại kỉ niệm, tưởng tượng tình huống là một cách bày tỏ tình cảm với một con người. -> Biểu cảm trực tiếp. * Đoạn văn 2: + Cách biểu lộ: Liên tưởng. - Ở cực bắc nghĩ về cực nam - Ở trên núi nghĩ về biển ->Tình yêu Tổ quốc, khát vọng thống nhất đất nước. -> Biểu cảm trực tiếp. 4. Quan sát, suy ngẫm: * Đoạn văn: (sgk) + Cách biểu lộ: - Quan sát: hình bóng, nét mặt của người mẹ. - Suy ngẫm: giật mình, ngờ ngợ “u tôi... hay” Không biết “u già lúc nào” -> Tình yêu thương đối với mẹ. => Khắc hoạ hình ảnh con người và nêu nhận xét. => Biểu cảm gián tiếp. * Ghi nhớ: sgk/121 II. Luyện tập: Bài 1: Tập lập ý cho bài văn biểu cảm. Đề bài: Cảm xúc về vườn nhà. 1. Tìm hiểu đề, tìm ý: - Biểu cảm về vườn nhà. - Cảm xúc vườn nhà Tìm ý: Cảm xúc của người viết về khu vườn nhà mình... 2. Lập dàn ý: a) Mở bài: Giới thiệu vườn và tình cảm đối với vườn nhà. b) Thân bài: Giới thiệu lai lịch khu vườn và miêu tả khu vườn. - Vườn và cuộc sống vui buồn của gia đình. - Vườn và lao động của cha mẹ. - Vườn qua bốn mùa. c) Kết bài: Cảm xúc về vườn nhà. 3. Viết một số đoạn: 4. Đọc và sửa chữa: 4. Củng cố: (3ph) ? Nêu các cách lập ý của bài văn biểu cảm? ? Để cho người đọc tin và đồng cảm thì bài văn phải đạt các yêu cầu gì? 5. Hướng dẫn học bài:(2ph) - Học thuộc ghi nhớ, lập ý cho những đề còn lại. - Viết thành bài văn đề: Cảm xúc vườn nhà. - Tìm ví dụ chứng tỏ cách lập ý đa dạng trong các bài văn biểu cảm. - Đọc và soạn văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh theo câu hỏi sgk. ************************************ Tuần: 10 Ngày soạn: 25/10/2015 Tiết: 37 Ngày dạy: 27/10/2015 Văn bản: CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM TĨNH (Tĩnh dạ tứ) Lí Bạch A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu tình quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch. - Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ. - Hình ảnh ánh trăng- vầng trăng tác động đến tâm tình nhà thơ. 2. Kĩ năng: Đọc-hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt. - Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ. - Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Tự nhận thức, tự học, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ văn học. B. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: - Đặt câu hỏi. - Hỏi và trả lời. - Động não. - Thảo luận nhóm. - Viết tích cực. B. Chuẩn bị: - GV: Đọc tài liệu, bảng phụ, giáo án. - HS: Soạn bài mới, học bài cũ. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1ph) 2. Bài cũ: (4ph) ? Đọc thuộc lòng phần phiên âm của bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” và cho biết vị trí đứng ngắm thác nước của nhà thơ? Vị trí đó có lợi thế như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước? ? Nêu ý nghĩa của văn bản đó? Đáp án - Mức đầy đủ: 10điểm. Trả lời đầy đủ các ý * Phần phiên âm: (4 điểm) Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên, Dao khan bộc bố quải tiền xuyên. Phi lưu trực há tam thiên xích, Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên. * Vị trí đứng ngắm thác nước của nhà thơ: (3điểm) Vọng, daoÒNhìn, trông từ xa. Cảnh vật được nhìn từ xa, dễ phát hiện vẻ đẹp toàn cảnh của dãy núi Lư và thác nước ->Để làm nổi bật sắc thái hùng vĩ của thác nước. * Ý nghĩa văn bản: (3 điểm) Xa ngắm thác núi Lư là bài thơ khắc hoạ được vẻ đẹp kì vĩ, mạnh mẽ của thiên nhiên và tâm hồn phóng khoáng, bay bổng của nhà thơ Lí Bạch. -Mức chưa đầy đủ: trả lời thiếu một trong các ý trên - Mức không đạt: trả lời sai hoặc lạc đề 3. Bài mới: (1ph) Tình yêu thiên nhiên, quê hương ,đất nước của tác giả thể hiện trong bài thơ như thế nào? Nội dung bài thơ nêu lên vấn đề gì? Hôm nay, ta vào tìm hiểu bài để nắm rõ điều đó. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1:(4ph) HDHS đọc, tìm hiểu chung. ? Nhắc lại đôi nét về nhà thơ - HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời - GV: treo bảng phụ văn bản. - GVHD học sinh đọc văn bản: Giọng diễn cảm, thể hiện nỗi buồn mênh mang. - GV đọc mẫu, gọi HS đọc-Nhận xét bạn đọc. - Gọi học sinh đọc chú thích * sgk/133. ? Em hiểu thế nào về hình ảnh trăng trong thơ Lí Bạch? ? Chủ đề của bài thơ là gì? ? Tại sao trong thơ Lí Bạch nhắc nhiều đến hình ảnh trăng? ? Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào? (xa quê trong cơn li loạn nên trông trăng nhớ về quê hương) ? Quan sát phần phiên âm và bản dịch thơ, so sánh thể thơ trong hai phần đó? (Cả hai đều là ngũ ngôn tứ tuyệt, song ở bản dịch thơ, câu đầu không gieo vần) ? Thể thơ và cách gieo vần giống bài thơ nào đã học? (Phò giá về kinh) Họat động 2: (24ph) HDHS tìm hiểu văn bản. ? Bài thơ có nhan đề là “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”. Em hiểu thế nào là: đêm thanh tĩnh? (Bầu trời đêm trong xanh, mát mẻ, không có tiếng động, cảnh vật vắng lặng, êm ái, thơ mộng, trữ tình) - HS đọc hai câu đầu –Giải nghĩa. ? Chủ thể trong hai câu thơ này là ai? (Con người) ? Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong bài thơ? (Là phương tiện bộc lộ cảm xúc của chủ thể) ? Chữ “sàng” cho biết nhà thơ ngắm trăng dưới cách thức nào?(Nằm trên giường) ? Dùng chữ “sàng” trong câu thơ có tác dụng gì? - Dùng chữ “ Sàng” cho thấy nằm trên giường mà không ngủ được mới nhìn thấy ánh trăng qua cửa. – GV liên hệ, so sánh với câu thơ nổi tiếng của Án Thù (991-1055) đời Tống: “ Minh nguyệt bất am li hận khổ Tà quang đáo hiểu xuyên chu lộ” ->Trăng sáng chẳng đủ để hiểu nỗi khổ hận của cảnh biệt li, vẫn cứ chiếu mãi vào phòng cho đến sáng => Hai bài này đều có cùng một nỗi niềm như nhau: Trong một đêm trăng sáng ở chốn tha hương trằn trọc không ngủ được, có thể ngủ song tỉnh dậy không ngủ lại được.Hai tác giả, hai tâm trạng không ngủ được ở chốn tha hương. ? Hai câu đầu chủ yếu tả cảnh gì? ? Trong tâm trạng ấy, tác giả cảm nhận ánh trăng như thế nào? (GV:Trong tâm trạng mơ màng ấy, chữ “nghi” và “sương” xuất hiện một cách hợp lí. Trăng sáng quá chuyển thành màu trắng giống như sương). ? Qua đó em cảm nhận gì về tâm trạng tác giả? (GV bình:.. Đêm thanh tĩnh, nhà thơ có biết bao nỗi niềm hoài cảm đến với ôngánh trăng cho ông gửi gắm tâm tư trĩu nặng, ánh trăng dù đẹp nhưng vẫn chỉ là đối tượng nhận xét, cảm nghĩ của chủ thể) ? Nhận xét nghệ thuật ở hai câu thơ đầu? - HS đọc hai câu cuối. - Đọc phần dịch nghĩa, dịch thơ. ? Nhận xét nghệ thuật miêu tả ở hai câu sau? ? Hai câu cuối nghiêng về tả gì? ( tả tình) ? Tâm trạng đó được thể hiện như thế nào? ? Cách tả cảnh ở đây có gì đặc sắc? (Tả cảnh nhưng bộc lộ cảm xúc cụ thể) ? Những từ ngữ nào thể hiện nét đặc sắc đó? (ngẩng đầu, cúi đầu) ? Qua những hành động đối lập đó, em hiểu gì về tâm tư, tình cảm của tác giả? (Ngẩng đầu là hướng ra ngoại cảnh, cúi đầu là hoạt động hướng nội nặng trĩu tâm tư => Nhớ quê, thao thức không ngủ, nhìn trăng; nhìn trăng lại càng nhớ quê). ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong hai câu thơ này? ? Hãy chỉ ra nghệ thuật đối trong câu 3,4? ? Nhận xét về số lượng chữ, cấu trúc đối ngữ pháp, từ loại? - GV: Số lượng chữ tham gia đối bằng nhau.Cấu trúc ngữ pháp giống nhau: lược bỏ CN. Từ loại của các chữ tương ứng ở hai vế giống nhau. ? Sử dụng phép đối có tác dụng gì trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả? Hoạt động 3: (3ph) HDHS tổng kết văn bản. ? Nhận xét của em về xây dựng hình ảnh, ngôn ngữ trong bài? ? Ngoài ra còn nét đặc sắc nghệ thuật nào? ? Văn bản này có ý nghĩa gì? - HS: nêu ý nghĩa văn bản. - GV: liên hệ, giáo dục học sinh thông qua bài học. Hoạt động 5 – (3ph) HDHS luyện tập. - HS: đọc yêu cầu bài tập phần luyên tập. - HS thảo luận nhanh theo cặp - trình bày trước lớp. - GV nhận xét, bổ sung. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả 2. Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác: Xa quê ( li hương) -Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể. II. Tìm hiểu văn bản: 1. Hai câu thơ đầu: “Sàng tiền minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương”. - Nhà thơ nằm trên giường “trằn trọc” không ngủ được mới nhìn thấy ánh trăng xuyên qua cửa sổ. -> Cảnh đêm trăng thanh tĩnh, ánh trăng như sương mờ ảo, tràn ngập khắp phòng. -> Trăng sáng quá chuyển thành màu trắng giống như sương trên mặt đất. - Nghệ thuật: Từ ngữ chọn lọc, tả cảnh: rọi, phủ. 2. Hai câu cuối: Cử đầu /vọng minh nguyệt, Đê đầu/ tư cố hương. - Tả tình trực tiếp: tư cố hương -> Tâm trạng “nhớ cố hương” được thể hiện qua tư thế, cử chỉ. - Tả cảnh: Minh nguyệt. - Phép đối hoàn chỉnh: Động từ (cử, đê, vọng) và cụm động từ. - Bố cục chặt chẽ tạo nên tính thống nhất liền mạch cảm xúc của bài thơ. =>Tình yêu quê hương thường trực, sâu nặng trong lòng tác giả. Nhìn trăng lại càng nhớ quê hơn. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: Xây dựng hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị. - Sử dụng biện pháp đối ở câu 3,4 (số lượng các tiếng bằng nhau, cấu trúc cú pháp, từ loại của các chữ ở các vế tương ứng với nhau). 2. Ý nghĩa văn bản: Nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm người xa quê. V. Luyện tập: Nhận xét hai câu thơ dịch: hai câu thơ dịch nêu tương đối đủ ý, thể hiện tình cảm bài thơ. - Khác: Lí Bạch không dùng phép so sánh, “sương”chỉ xuất hiện trong cảm nghĩ của nhà thơ + Bài thơ ẩn chủ ngữ. 4. Củng cố: (3ph) ? Bốn câu thơ trong bài thơ này liên kết với nhau bởi động từ nào? ? Tình cảm của em qua bài thơ này với quê hương như thế nào? ? Qua bài thơ : “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” , em hiểu gì về tâm hồn và tính cách của nhà thơ Lí Bạch? 5. Hướng dẫn học bài: (2ph) - Học thuộc bài thơ theo bản dịch nghĩa, dịch thơ. - Dựa vào phần dịch nghĩa, tập so sánh để thấy được sự khác nhau giữa bản dịch thơ và nguyên tác.. - Nắm vững nội dung,nghệ thuật và ý nghĩa được sử dụng trong bài thơ trên - Đọc và soạn văn bản: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê theo hệ thống câu hỏi sgk. ************************************* Tuần:10 Ngày soạn: 26/10/2015 Tiết : 38 Ngày dạy: 27/10/2015 Văn bản: NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ (Hồi hương ngẫu thư) Hạ Tri Chương A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: Sơ giản về tác giả Hạ Tri Chương. - Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ. - Nét độc đáo về tứ của bài thơ. - Tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng, bền chặt suốt cả cuộc đời. 2. Kĩ năng: Đọc- hiểu bài thơ tuyệt cú qua bản dịch tiếng Việt. - Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ Đường. - Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh tình yêu quê hương sâu nặng. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Tự nhận thức, tự học, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ văn học. B. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: - Hỏi và trả lời. - Động não. - Đặt câu hỏi. C. Chuẩn bị: - GV:Bảng phụ, soạn giảng, tham khảo tài liệu. - HS: soạn bài mới, học bài cũ. D. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp:(1ph) 2. Bài cũ: (4ph) ? Đọc thuộc lòng phần dịch thơ của bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh? Nêu giá trị nghệ thuật và ý nghĩa bài thơ? Đáp án - Mức đầy đủ: trả lời hoàn chỉnh các ý * Phần dịch thơ của bài thơ : Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (4 điểm) Đầu giường ánh trăng rọi, Ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương. * Giá trị nghệ thuật và ý nghĩa: (6 điểm) - Nghệ thuật: + Xây dựng hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị. + Sử dụng biện pháp đối ở câu 3,4 (số lượng các tiếng bằng nhau, cấu trúc cú pháp, từ loại của các chữ ở các vế tương ứng với nhau). - Ý nghĩa văn bản: Nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm người xa quê. - Mức chưa đầy đủ: trả lời thiếu một vài ý trên - Mức chưa đạt: trả lời sai hoặc lạc đề 3. Bài mới: (1ph) Tác giả Hạ Tri Chương đã xa quê từ nhỏNhân một lần về thăm quê ông đã sáng tác bài thơ. Bài thơ thể hiện tình cảm như thế nào? Hôm nay, ta vào tìm hiểu bài để nắm rõ điều đó. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: (5ph) Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm - Gọi học sinh đọc chú thích* sgk. - Giao viên chuyển giao nhiệm vụ: Giới thiệu vài nét về tác giả? - GV: Hạ Tri Chương là nhà thơ lớn của Trung Quốc thời Đường. Hạ Tri Chương là bạn vong niên của thi hào Lí Bạch. - Văn bản là một trong hai bài Hồi hương ngẫu thư rất nổi tiếng của Hạ Tri Chương. - GV: treo bảng phụ bài thơ. - GV hướng dẫn học sinh đọc. - GV: đọc mẫu – Gọi học sinh đọc - Nhận xét. ? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? ? Quan sát số câu, số chữ, vần phần phiên âm cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào? Các bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San đều chuyển sang thể lục bát; có sự khác nhau về vần, nhịp giữa thơ thất ngôn tứ tuyệt và thơ lục bát. Hoạt động 2: (25ph)HDHS tìm hiểu văn bản. ? Nhân vật trữ tình trong bài thơ này là ai? ? Hãy giải thích từng yếu tố trong nhan đề “Hồi hương ngẫu thư” Ngẫu thư: Ngẫu nhiên chép chứ không phải tình cảm bộc lộ một cách ngẫu nhiên. ? Khi đặt chân đến quê nhà tác giả đã có ý định viết ngay chưa? ? Không chủ định viết nhưng vì sao lại viết? ? Đằng sau duyên cớ ngẫu nhiên ấy là tình cảm gì đối với quê hương? ( Tình cảm quê hương sâu nặng, thường trực) ? Em hãy so sánh với tình huống thể hiện tình yêu quê hương trong bài Tĩnh dạ tứ? - GV: Lí Bạch tức cảnh sinh tình, nhìn trăng Ò nhớ quê nhà. Hạ Tri Trương: ngẫu nhiên chép. ? Có gì đặc biệt trong lần về quê này của tác giả? (Tác giả về quê năm 86 tuổi. Sau 50 năm làm việc xa quê. Lần về quê cuối cùng trong đời) - HS đọc hai câu thơ đầu –Giải nghĩa. ? Hai câu đầu diễn tả sự việc gì? ? Biện pháp nghệ thuật sử dụng chính trong hai câu này? Tìm những từ ngữ đối ngược nhau? (Thiếu - lão; tiểu - đại; li gia – hồi; hương âm - mấn mao; vô cải - tồi) ? Các kiểu câu sử dụng trong hai câu này là gì? ? Sử dụng phép đối, câu tả, câu kể có tác dụng gì? ? Tiếng nói quê hương có ý nghĩa như thế nào? (Giọng nói mang bản sắc của một vùng quê, là chất quê, là hồn quê không thay đổi) - GV: Hai câu đầu là lời kể của tác giả về quãng đời dài xa quê ( từ lúc còn trẻ đến lúc về già) Lời tự nhận xét: đi suốt cả cuộc đời vẫn nhớ về quê hương, giọng nói không hề thay đổi dù tóc mai đã bạc. ? Giọng điệu của hai câu thơ đầu? - GV khái quát, chuyển ý. - HS đọc- giải nghĩa hai câu còn lại. ? So sánh nguyên tác và dịch thơ. ? Khi về quê tác giả gặp ai? Vì sao chẳng ai nhận ra ông nữa? - GV: Quê hương có sự thay đổi người già đã chết hết, người cùng tuổi không còn ai, trẻ con thì không biết. ? Hai câu thơ đưa ra tình huống nào bất ngờ? Tình huống đó cho thấy cảm giác của tác giả như thế nào? (Trở về quê hương nơi chôn rau cắt rốn mà lại bị xem là khách lạ. Trẻ nhỏ tưởng ông là khách lạ. Sự thực ấy là nghịch lí) ? Sự xuất hiện của nhi đồng và tiếng cười đó có làm tác giả vui lên không? (Niềm vui hớn hở đón tiếp của các em làm tác giả chạnh lòng buồn, nỗi buồn man mác) ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật, giọng điệu của hai câu thơ cuối? ? Cảnh ngộ hiện tại của tác giả như thế nào? Thái độ của tác giả như thế nào trước tình huống này? ? Tình yêu quê hương được bộc lộ như thế nào? ? Hai câu thơ cuối có quan hệ như thế nào với hai câu đầu (Tạo sự bất ngờ -> Điều bất ngờ đó khiến cho tác giả ngẫu nhiên sáng tác bài thơ ngay sau khi mới đặt chân về quê, điều đó thể hiện ngay ở tiêu đề của bài) Hoạt động 4:(4ph)Tổng kết văn bản. ? Nêu những biện pháp pháp nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong bài thơ? - HS: nêu giá trị nghệ thuật. - Nhận xét, bổ sung. ? Bài thơ bộc lộ tình cảm gì của tác giả? ? Tình quê hương là một trong những tình cảm như thế nào? - GV: liên hệ, giáo dục học sinh tình yêu quê hương... - GV: HDHS phần luyện tập về nhà làm: Tìm ra các điểm giống và khác nhau của hai bản dịch? I. Đọc, tìm hiểu chung: 1. Tác giả: 2. Tác phẩm: a. Đọc: (Bảng phụ) - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt. II. Tìm hiểu văn bản: 1. Nhan đề: - Tác giả không chủ định làm thơ ngay lúc mới đặt chân đến quê nhà. - Tác giả bị coi là khách: là cú sốc, là duyên cớ, mà duyên cớ thì bao giờ cũng có tính ngẫu nhiên Ò khiến tác giả viết bài thơ. 2. Hai câu thơ đầu: Thiếu tiểu li gia>< lão đại hồi, Hương âm vô cải>< mấn mao tồi. * Câu 1: -> Phép đối: thiếu tiểu >< hồi. -> đối cả ý lẫn lời. * Câu 2: Phép đối: Hương âm> đối chỉnh về lời và ý. Vô cải > đối ý. => Nhấn mạnh sự thay đổi về tuổi tác, vóc dáng, mái tóc, con người lúc ra đi và trở về. => Gián tiếp bộc lộ tình yêu quê hương chân thành, sâu sắc qua việc giữ gìn tiếng nói quê hương. - Giọng điệu: bình thản, khách quan nhưng phảng phất buồn. 3. Hai câu thơ cuối: Nhi đồng tương kiến, bất tương thức, Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai? - Quê hương đã thay đổi, bạn bè chẳng còn ai. Làng quê chỉ còn nhi đồng ra đón. + Trẻ nhỏ tưởng ông là khách lạ. + Cảm giác thấm thía của tác giả khi chợt thấy mình thành người xa lạ ngay trên mảnh đất quê hương. -> Câu kể, câu hỏi tu từ. Giọng điệu bi hài, hóm hỉnh. => Cảnh ngộ thật trớ trêu.Thái độ đau xót, sự ngỡ ngàng, xót xa, ngậm ngùi mà kín đáo trước những thay đổi của quê cũ. =>Tình yêu quê hương bộc lộ cao độ. IV. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: Sử dụng các yếu tố tự sự. - Cấu tứ độc đáo. - Sử dụng biện pháp tiểu đối hiệu quả. - Có giọng điệu bi hài thể hiện ở hai câu cuối. 2. Ý nghĩa văn bản: Tình quê hương là một trong những tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất của con người. 4. Củng cố: (3ph) ? Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ? ? Tâm trạng của tác giả trong bài thơ như thế nào? ? Em rút ra được bài học gì cho mình qua văn bản này? 5. Hướng dẫn học bài: (2ph) Học thuộc lòng một trong hai bản dịch thơ. - Phân tích tâm trạng của tác giả trong bài thơ. - Hoàn thành bài tập phần luyện tập. Chuẩn bị trước bài: Từ trái nghĩa theo câu hỏi sgk. Tuần 10 Ngày soạn: 27/10/2015 Tiết: 39 Ngày dạy : 29/10/2015 Bài 10:Tiếng việt: TỪ TRÁI NGHĨA A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: Khái niệm từ trái nghĩa. - Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa trong văn bản. 2. Kĩ năng: Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản. - Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết sử dụng từ trái nghĩa phù hợp trong học tập và trong giao tiếp. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Tự nhận thức, tự học, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp Tiếng Việt, năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ văn học. B. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: - Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách dùng các từ trái nghĩa. - Thực hành có hướng dẫn: sử dụng từ trái nghĩa theo những tình huống cụ thể. - Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về dùng từ tiếng Việt đúng nghĩa và trong sáng. C. Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ, tham khảo sách, soạn bài. - HS: Soạn bài mới, học bài cũ. D. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1ph) 2. Bài cũ: (5ph) Kiểm tra vở soạn bài của 3 học sinh 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: (8ph) Tìm hiểu thế nào là từ trái nghĩa. - GV: treo bảng phụ ví dụ. - HS đọc lại hai bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (bảng phụ) GV chuyển giao nhiệm vụ, HS dựa vào nội dung sgk để trả lời các câu hỏi ? Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học, tìm các cặp từ trái nghĩa trong hai bản dịch thơ đó? ? Các cặp từ trái nghĩa trên thuộc từ loại gì? ? Nghĩa của các cặp từ đó trái ngược như thế nào? Dựa trên cơ sở nào? Cơ sở ấy có giống nhau không? ? Vì sao em xác định được các cặp từ trên trái nghĩa với nhau? - GV: Sự trái ngược về nghĩa dựa vào một cơ sở, một tiêu chí nhất định... - GV: Dựa vào hoạt động, tuổi tác, sự chuyển rời để căn cứ: kích thước : to >< bé. Tính nết: xấu-tốt. Hình dáng: xấu-đẹp. - GV: Ở ví dụ trên đó là các cặp từ trái nghĩa. ? Thế nào là từ trái nghĩa? - HS: đọc ghi nhớ 1 sgk/128 ? Cho ví dụ về cặp từ trái nghĩa? Chỉ ra phương diện nghĩa của chúng? HS: Rộng và hẹp -> Trái nghĩa nhau về chiều rộng. Sâu và nông->Trái nghĩa nhau về chiều sâu. HS làm việc cặp đôi ? Tìm từ trái nghĩa với từ già trong các trường hợp: Cau già, rau già? ? Già, non thuộc từ loại gì? ? Cặp từ trái nghĩa này dựa trên phương diện nghĩa nào? - HS: nói lên tính chất, hiện tượng của sự vật đang ở độ non, già. - GV: cho thêm ví dụ: Người già >< người trẻ. - Cùng một từ “già” nhưng lại có các cặp từ trái nghĩa là: gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12432662.doc
Tài liệu liên quan