Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 99 đến 102

Bài 24 - Tiết 101

CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG

(Tiếp theo)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Quy tắc chuyển câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động.

2. Kĩ năng

- HS thực hành được thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng đúng kiểu câu trong khi nói và viết.

4. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vấn đáp, phân tích, sử dụng ngôn ngữ.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

1. Giáo viên: nghiên cứu SGK, SGV, Ngữ văn 7 nâng cao, kế hoạch dạy học.

2. Học sinh: đọc trước bài, soạn bài

 

doc17 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 99 đến 102, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/02/2018 Ngày giảng: 7B 22/02/2018 7A 26/02/2018 Bài 24 - Tiết 99 Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG (Hoài Thanh) 1. Kiến thức - Quan niệm của tác giả về nguồn gốc, ý nghĩa, công dụng của văn chương. - Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh. 2. Kĩ năng - Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận. - Vận dụng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận. 3. Thái độ - Tích cực học, tìm hiểu về văn nghị luận chứng minh. 4. Năng lực - Năng lực giải thích, giải quyết vấn đề, năng lực vấn đáp, phân tích, chứng minh. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên: nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, tài liệu tham khảo, kế hoạch dạy học. 2. Học sinh: đọc trước bài, soạn bài theo câu hỏi đọc - hiểu sách giáo khoa C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ: ? Hãy nêu vài nét về tác giả Hoài Thanh. Văn bản “Ý nghĩa văn chương” có thể chia làm mấy phần, nêu nội dung từng phần? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình. - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Em hiểu thế nào là Văn chương? GV gợi đẫn vào bài: Khái niệm văn học đôi khi có nghĩa tương tự như khái niệm văn chương và thường bị dùng lẫn lộn. Tuy nhiên, về mặt tổng quát, khái niệm văn học thường có nghĩa rộng hơn khái niệm văn chương, văn chương thường chỉ nhấn mạnh vào tính thẩm mĩ, sự sáng tạo của văn học về phương diện ngôn ngữ, nghệ thuật ngôn từ. Văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu hiện đời sống. Nhà văn M. Gorki đã có câu: Văn học là nhân học... Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng... Văn chương còn sáng tạo ra sự sống *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Mục tiêu: HS hiểu được quan niệm của tác giả về ý nghĩa, công dụng của văn chương. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, chứng minh. - Thời gian: 20 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT - HS đọc đoạn 2. ? Theo Hoài Thanh công dụng của văn chương là gì? ? Em hiểu câu văn “ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống.sáng tạo ra sự sống” đề cập đến vấn đề gì? Em có thể lấy ví dụ chứng minh? - Văn chương là hình ảnh cuộc sống muôn hình vạn trạng. -> Nghĩa là văn chương phản ánh cuộc sống vô cùng đa dạng, phong phú. - Văn chương sáng tạo ra thế giới khác, dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại còn chưa có để mọi người phấn đấu biến chúng thành hiện thực. - VD: Qua văn chương, ta biết thế giới cổ tích, truyền thuyết, ta biết cuộc sống của nhân dân trong ca dao - Những truyện cổ tích bao giờ cái thiện cũng thắng cái ác. Những cái xấu, cái ác bị trừng phạt, người chân chính chiến thắng và được ban thưởng ? Để nêu lên công dụng của văn chương, tác giả đã lập luận như thế nào? - Tác giả đã nhắc lại nguồn gốc của văn chương ? Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là gì? ? Qua vb, em cảm nhận được điều gì về thái độ, t/c của Hoài Thanh với v.c? ? Em có nhận xét cách nghị luận trong bài của tác giả Hoài Thanh có những gì nổi bật? * Nghệ thuật: - Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, chắc chắn.Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh. Giọng văn uyển chuyển, mềm mại-> Tác giả nêu ra những nhận định trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực mình bàn bạc. ? Qua tìm hiểu văn bản, em rút ra kết luận gì? - HS đọc ghi nhớ SGK. I. Tìm hiểu chung II. Đọc - hiểu văn bản 1. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương. 2. Công dụng và ý nghĩa của văn chương. - Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. -> có nhiệm vụ phản ánh c/s trong mọi lĩnh vực. - Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. -> sáng tạo ra những ý tưởng, những ước mơ mà c/s hiện tại chứ có hoặc có mà chưa đủ để XD - Văn chương giúp cho người đọc có tình cảm, có lòng vị tha. -> Biết rung cảm trước đau khổ bất hạnh, căm ghét giả dối, độc ác.. - Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những t/c ta sẵn có. -> Giúp ta cảm nhận sâu sắc cảnh đẹp th/nh, con nưgời, bồi đắp bổ sung thêm t/y gđ, qh, đn.... => Văn chương làm cho con người có t/c và lòng vị tha. Văn chương làm cho tâm hồn con người trở nên phong phú và sống tốt đẹp hơn. - Vì nó đến với con người theo lối đồng cảm, đồng điệu về tâm hồn. * Cảm nhận về Hoài Thanh: - Am hiểu về văn chương. - Có q.đ rõ ràng, xác đáng về v.c. - Trân trọng, đề cao v.c. * Cách lập luận: Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh: VD: Đoạn văn mở đầu, hai đ.v cuối. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Văn bản nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc - Giọng văn uyển chuyển, mềm mại 2. Nội dung - Khẳng định nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn. * Ghi nhớ: sgk (63). *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT - Hoài Thanh viết : “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Hãy dựa vào kiến thức văn học đã có, giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh cho câu nói đó. Luyện tập Bài tập *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học lấy ví dụ chứng minh ý nghĩa và công dụng của văn chương - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ?Tìm thêm các dẫn chứng thơ văn đã học và đã đọc để chứng minh ý nghĩa và công dụng của văn chương theo luận điểm của Hoài Thanh. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS đọc hiểu đọc thêm - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT Yêu cầu HS đọc phần đọc thêm SGK T.63 Bài tập *Điều chỉnh, bổ sung: 4. Củng cố ? Công dụng của văn chương đối với con người và xã hội. 5. Hướng dẫn học tập - Ôn tập kiến thức văn học, chuẩn bị Tiết 100: Kiểm tra Văn Ngày soạn: 10/02/2018 Ngày giảng: 7B 22/02/2018 7A 26/02/2018 Bài 24 - Tiết 100 KIỂM TRA VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Qua tiết kiểm tra đánh giá khả năng tự học, tiếp thu bài của học sinh. - Khả năng vận dụng kiến thức lý thuyết văn về tục ngữ, văn nghị luận. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kỹ năng viết của học sinh. - Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp, vận dụng những kiến thức đã học vào làm bài. 3. Thái độ - Có ý thức làm bài kiểm tra độc lập, trung thực, sáng tạo, khách quan. 4. Năng lực - Năng lực tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu, đề kiểm tra, kế hoạch dạy học. 2. Học sinh: - Ôn tập phần văn bản đã học C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra 3. Khung ma trận đề kiểm tra Hình thức: Tự luận Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng 1. Chủ đề 1 Tục ngữ Nêu khái niệm tục ngữ? Cho ví dụ? Phân tích câu tục ngữ : “Đói cho sạch rách cho thơm Nêu một số trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ Số câu: 2 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50 % 2. Chủ đề 2 Văn Nghị luận Tác giả Phạm Văn Đồng đã nêu bật sự giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh trên những phương diện nào? Qua văn bản này, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50 % Tổng số câu T. số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20 % Số câu: 0.5 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20 % Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50 % Số câu: 0.5 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10 % Số câu: 3 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100 % * Đề kiểm tra Câu 1: (2 điểm) Nêu khái niệm tục ngữ? Cho ví dụ? Câu 2: (3 điểm) Phân tích câu tục ngữ : “Đói cho sạch rách cho thơm” theo những nội dung sau: a. Nghĩa của câu tục ngữ b. Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện c. Nêu một số trường hợp cụ thể có thể ứng dụng câu tục ngữ Câu 3: (5 điểm) Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả Phạm Văn Đồng đã nêu bật sự giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh trên những phương diện nào? Qua văn bản này, em rút ra được bài học gì cho bản thân? * Đáp án, biểu điểm Câu Đáp án Biểu điểm Câu 1 - Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (Tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, vào lời ăn tiếng nói hàng ngày. - Cho VD đúng 1.5 0.5 Câu 2 a) + Nghĩa đen: Dù đói vẫn phải ăn ở sạch sẽ, dù rách vẫn phải giữ quần áo thơm tho. + Nghĩa bóng: Dù đói rách, nghèo khổ vẫn phải sống trong sạch, không làm điều xấu xa tội lỗi. - Nghệ thuật: Nhịp 3/ 3,đối vế, vần lưng. b. Câu tục ngữ nhắc nhở mọi người phải giữ gìn cái sạch, cái thơm của nhân phẩm. Giáo dục con người có lòng tự trọng. c. HS lấy dẫn chứng trong thực tế 0.5 1.0 1.0 0.5 Câu 3 a.Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ đã nêu bật sự giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh trên các phương diện: trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. * Giản dị trong lối sống: - Bữa ăn chỉ có vài ba món giản đơn - Nơi ở: cái nhà sàn chỉ có vài ba phòng hoà cùng thiên nhiên. - Làm việc: Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc từ việc rất lớn (cứu dân, cứu nước) đến việc rất nhỏ (trồng cây) * Quan hệ với mọi người: viết thư, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân * Giản dị trong lời nói và bài viết: Những câu nói nổi tiếng của Bác (ngắn gọn cho quần chúng dễ hiểu, dễ nhớ) đã trở thành chân lí của thời đại: + “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do” + “ Nước Việt Nam là một không bao giờ thay đổi” * Bài học rút ra: -Trong đời sống: ăn uống theo kiểu “mùa nào thức ấy”; trang phục hợp với tuổi tác, công việc và kinh tế gia đình; đồ dùng đủ đáp ứng cho sinh hoạt, không chạy theo “mốt” hoặc theo “trào lưu”... -Trong quan hệ với mọi người: hòa nhã, thân thiện, đoàn kết, tương trợ với mọi người xung quanh,... -Trong lời nói, bài viết: dùng từ ngữ diễn đạt ý rõ ràng, lời văn trong sáng, chuẩn mực,... 1.0 1.0 1.0 1.0 1.0 4. Củng cố - GV Thu bài, nhận xét ý thức làm bài của HS. 5. Hướng dẫn tự học - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài Tiết 101: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) Ký duyệt, ngày 21 tháng 02 năm 2018 Tổ trưởng Hoàng Thúy Vinh Ngày soạn: 10/02/2018 Ngày giảng: 7AB 28/02/2018 Bài 24 - Tiết 101 CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (Tiếp theo) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Quy tắc chuyển câu chủ động thành mỗi kiểu câu bị động. 2. Kĩ năng - HS thực hành được thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. 3. Thái độ - Có ý thức sử dụng đúng kiểu câu trong khi nói và viết. 4. Năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vấn đáp, phân tích, sử dụng ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên: nghiên cứu SGK, SGV, Ngữ văn 7 nâng cao, kế hoạch dạy học. 2. Học sinh: đọc trước bài, soạn bài C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là câu chủ động và câu bị động? Người ta chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình. - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Chuyển đổi câu CĐ sau thành câu BĐ: - Nhân dịp năm mới, mẹ lì xì cho hai chị em. GV gợi dẫn vào bài: Câu chủ động là câu chủ ngữ chỉ chủ thể của hoạt động. Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người khác hướng vào. Vậy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nó có tác dụng gì? Hôm nay, ta vào tìm hiểu bài để nắm rõ điều đó. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Mục tiêu: HS nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 18 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Hai câu a, b là câu chủ động hay câu bị động? - Là câu bị động ? Đối tượng của hành động và chủ thể của hành động ở đây là gì? - Đối tượng của hành động là: Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải. Chủ thể của hành động: “Người ta” bị tỉnh lược ? Người ta thực hiện hành động gì với “Cánh màn điều.vải”? - Hành động “hạ” ? Qua đó em hãy cho biết hai câu a,b có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau? - Giống nhau: Đều là câu bị động, đối tượng của hành động là “cánh màn điều...”. Chủ thể của hành động hạ là: “Người ta” đều vắng mặt. Khác nhau: Câu a có sử dụng từ “được. Câu b không sử dụng từ “được”. ? Việc sử dụng từ “được” và không sử dụng từ “được” khiến cho ý nghĩa của hai câu khác nhau như thế nào? - Sắc thái ý nghĩa của hai câu cũng khác nhau. Câu b có cách miêu tả thông thường, khách quan. Câu a có sắc thái nhấn mạnh làm cho người đọc chú ý đến thời gian đối tượng “cánh màn điều bị hạ xuống” qua từ “được”. ? Em hãy suy nghĩ xem ở câu a ngoài cách diễn đạt đó ra còn các cách diễn đạt nào khác không?Hãy nêu cụ thể. - Ngoài ra còn có cách diễn đạt khác là: + Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã bị hạ xuống từ hôm “hóa vàng”. - Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải bị hạ xuống từ hôm “hóa vàng”). ? Việc sử dụng từ “được” ở câu a và từ “bị” ở các ví dụ mà bạn vừa tìm được có sắc thái ý nghĩa khác nhau như thế nào? ( Cả hai câu đều có sắc thái nhấn mạnh thể hiện sự tiếc nuối ) ? Từ việc xác định chủ thể của hành động và đối tượng của hành động ở trên, em hãy đặt một câu chủ động tương ứng có cùng nội dung miêu tả với các câu bị động mà chúng ta vừa tìm hiểu? ( Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm “hóa vàng”). GV: Như vậy câu chủ động: Người ta đã hạ cánh màn điều ... từ hôm “hóa vàng”. Khi chuyển đổi sang câu bị động có nhiều cách diễn đạt khác nhau như cách diễn đạt theo cách a,b và cả cách diễn đạt mà các em vừa tìm không dùng từ “được” mà dùng từ “bị”. Ở mỗi cách diễn đạt đều có thể vận dụng trong các hoàn cảnh khác nhau. ? Vậy em hãy cho biết các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?. Bài tập nhanh: Chuyển các câu chủ động sau thành các câu bị động: Câu 1: Trong các câu sau đây, câu nào là câu chủ động. - Nước cuốn chiếc thuyền trôi đi. -> Chiếc thuyền bị nước cuốn trôi đi. - Người ta phá ngôi chùa ấy đi rồi. -> Ngôi chùa ấy bị người ta phá đi rồi. - Gió đưa mùi hương ổi lan xa. -> Mùi hương ổi được gió đưa lan xa. - Người ta chuyển hết bàn ghế cũ lên xe tải. -> Bàn ghế cũ được người ta chuyển hết lên xe tải. ? Đọc ví dụ 2 trong SGK em hãy cho biết các câu: - Bạn em được giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi. - Tay em bị đau. Có phải là câu bị động hay không? Vì sao? (Không phải là câu bị động.Vì không thể tìm thấy câu chủ động tương ứng. Vì không xác định được chủ thể). ? Từ ví dụ trên em rút ra nhận xét gì? Bài tập nhanh: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động: a. Hương tràm được nắng bốc thơm ngây ngất. b. Lớp 7B được nhà trường biểu dương. ? Các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Khi xác định câu bị động cần lưu ý những gì?. I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 1. Ví dụ 1: SGK/ T64 * Nhận xét: * Giống nhau: Đều là câu bị động, đối tượng của hành động là “cánh màn điều...”. Chủ thể của hành động “hạ” là: “Người ta” đều vắng mặt. * Khác nhau: - Câu a có dùng từ được. - Câu b không dùng. -> Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: - Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị được vào sau từ (cụm từ) ấy. - Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. * Ghi nhớ: (SgkT64) 2. Ví dụ 2: SGK/64 * Nhận xét: - Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động * Ghi nhớ: SGK/64 *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT HD học sinh làm bài tập 1. ? Em hãy xác định yêu cầu của bài tập 1. ? Muốn chuyển câu chủ động thành câu bị động người ta làm như thế nào? - Chuyển câu chủ động thành hai câu bị động theo 2 kiểu khác nhau. HD học sinh làm bài tập 2. ? Em hãy cho biết bài tập này có mấy yêu cầu? ? Ứng với yêu cầu đó ta phải thực hiện các thao tác nào?. - Chuyển câu chủ động thành 2 câu bị động (dùng bị/được). ? Sắc thái ý nghĩa của các câu em vừa đặt khác nhau như thế nào?. GV: Cho HS làm mẫu câu a -> Hướng dẫn học sinh tìm ra nét khác nhau về nghĩa. III. Luyện tập Bài tập 1: a. Ngôi chùa ấy được (một nhà sư vô danh) xây từ thế kỷ XIII. a. Ngôi chùa ấy xây từ thế kỷ XIII. b. Tất cả các cánh cửa chùa được (người ta) làm bằng gỗ lim. b. Tất cả các cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim. c. Con ngựa bạch được (chàng kị sĩ) buộc bên gốc đào. c. Con ngựa bạch buộc bên gốc đào. d. Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân. d. Một lá cờ đại được dựng ở giữa sân. Bài tập 2: a1. Em bị thầy giáo phê bình. a2.Em được thầy giáo phê bình. a1.Ngôi nhà ấy bị phá đi. b2.Ngôi nhà ấy được phá đi. c1. Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã bị trào lưu đô thị hoá thu hẹp. c2. Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã được trào lưu đô thị hoá thu hẹp. - Câu bị động dùng được có hàm ý đánh giá tích cực sự việc nói trong câu. - Câu bị động dùng bị có hàm ý đánh giá tiêu cực sự việc nói trong câu. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiế thức đã học viết đoạn văn - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT Viết một đoạn văn ngắn nói về lòng say mê văn học của em hoặc ảnh hưởng của tác phẩm văn học đối với em, trong đó có dùng ít nhất một câu bị động. Bài tập *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS lấy VD về câu CĐ, BĐ - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân làm ở nhà - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT Vận dụng kiến thức đã học, em hãy lấy VD về câu CĐ, BĐ ? Hãy trình bày quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động Bài tập 1. Bạn ấy cho tôi một quyển sách văn rất hay 2. Công an đến niêm phong nhà của ông ấy. *Điều chỉnh, bổ sung: 4. Củng cố ? Nêu hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại? Khi xác định câu bị động cần lưu ý những gì? 5. Hướng dẫn học tập - Học kĩ bài, hoàn thiện các bài tập vào vở. - Chuẩn bị Tiết 102: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh * Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 10/02/2018 Ngày giảng: 7B 29/02/2018 7A 03/03/2018 Bài 24 - Tiết 102 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Giúp HS củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh. 2. Kĩ năng - Viết một đoạn văn chứng minh cụ thể.. 3. Thái độ - HS có ý thức luyện tập viết đoạn văn chứng minh. 4. Năng lực - Năng lực tự học, giải thích, giải quyết vấn đề, năng lực chứng minh, sử dụng ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên: nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, đoạn văn mẫu, kế hoạch dạy học. 2. Học sinh: Chuẩn bị theo hướng dẫn SGK T.65 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình. - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Em hiểu thế nào là đoạn văn? Về hình thức: Đoạn văn là tập hợp của nhiều câu văn.Bắt đầu bằng chữ viết hoa đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm. Về nội dung:Là một thành phần của bài văn.Các câu trong đoạn phải liên kết với nhau, thống nhất về chủ đề,có câu chủ đề. Nội dung đoạn phải thống nhất với chủ đề bài văn. GV gợi dẫn vào bài: Mỗi đoạn văn nghị luận diễn đạt một ý cơ bản, ý này thường được đặt đầu đoạn văn, cũng có khi đặt cuối đoạn văn. Các câu trong đoạn phải hướng vào ý cơ bản đó. Nhằm rèn luyện xây dựng một đoạn văn chứng minh được tốt. Hôm nay, ta vào luyện tập. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hoạt động cơ bản - Mục tiêu: HS biết cách viết đoạn văn lập luận chứng minh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 20 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Với đề bài trên, hãy xác định đề yêu cầu của đề? ? Hãy xác vấn đề cần CM? GV: Có nhiều cách mở bài; gián tiếp, trực tiếp, phản đề ? Theo em sẽ mở bài như thế nào? ? Phần TB chúng ta đi chứng minh những vấn đề gì ? Để viết được một kết bài hay ta cần thể hiện những gì? như thế nào? I. Chuẩn bị ở nhà Đề bài : Chứng minh rằng cần phải chọn sách mà đọc. 1.Tìm hiểu đề, tìm ý: - Thể loại: Nghị luận chứng minh. - Nội dung: Chứng minh cần chọn sách mà đọc. + Đọc sách phù hợp với lứa tuổi. + Sách nhiều, cần chọn àbồi dưỡng tình cảm, nâng cao trình độ. 2. Lập dàn ý a) Mở bài: Đọc sách là việc làm tốt cần duy trì nhưng phải chọn sách để đọc cho có hiệu quả. b)Thân bài: - Đọc sách để bồi dưỡng và vun đắp tình cảm tốt đẹp của con ngườiàNhững tri thức và tình cảm ấy phải phù hợp với lứa tuổi cần chọn sách để đọc. - Sách nhiều có loại: có sách không phù hợp với lứa tuổi nên cần lựa chọn sách để đọc. c)Kết bài: Rút ra cho mình bài học lựa chọn sách để đọc có hiệu quả. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học thực hành viết đoạn văn - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT - Gv cho HS thực hành viết từng phần của bài. ? Hãy viết phần MB? ? Phần thân bài em sẽ viết như thế nào? ? Viết phần kết bài cho đề bài này? II.Thực hành trên lớp. a)Mở bài: *Gợi ý Sách có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người nên đọc sách là một thói quen tốt cần duy trì và phát huy. Nhưng có phải sách nào cũng nên đọc không? Thực tế cho thấy việc đọc sách cũng cần có sự lựa chọn kĩ càng. b)Thân bài: - Chọn sách phù hợp với lứa tuổi +Tiểu họcTHPT +Câu chuyện vui toán, hoá, lý - Chọn sách có nội dung lành mạnh c)Kết bài: *Gợi ý Đọc sách không đơn giản là một vật dụng bình thường, đó còn là một người thầy, một người bạn thân thiết. Trong cuộc sống, ta phải chọn thầy mà học, chọn bạn mà chơi vậy nên cũng cần chọn sách mà đọc. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học viết phần mở bài cho đề văn - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT Yêu cầu HS viết phần mở bài cho đề văn trên Bài tập *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học viết phần kết bài cho đề văn - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân làm ở nhà - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT Yêu cầu HS viết phần kết bài cho đề văn trên Bài tập *Điều chỉnh, bổ sung: 4. Củng cố - Nhận xét, đánh giá sự chuẩn bị và viết đoạn văn của HS trên lớp. 5. Hướng dẫn học tập - Hoàn thiện bài tập viết thành bài văn hoàn chỉnh. - Chuẩn bị Tiết 103: Ôn tập văn nghị luận * Rút kinh nghiệm Ký duyệt, ngày 21 tháng 02 năm 2018 Tổ trưởng Hoàng Thúy Vinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV7 Tiet 99~102.doc
Tài liệu liên quan