Giáo án Ngữ văn 9 tiết 41: Kiểm tra truyện Trung đại

2. Câu hỏi thông hiểu (5 câu):

 Câu 6: Đọc kĩ đoạn văn:“ Nhà ta ở phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, trước nhà tiền đường có trồng một cây lê, cao vài mươi trượng, lúc nở hoa, trắng xóa thơm lừng; trước nhà trung đường cũng trồng hai cây lựu trắng, lựu đỏ, lúc ra hoa trông rất đẹp, bà cung nhân ta sai chặt đi cũng vì cớ ấy.”

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Đoạn văn kể lại sự việc từng xảy ra ở đâu ?

b) Đoạn văn trên thể hiện cảm xúc gì của tác giả?

c) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

*Đáp án:

a)Trích trong văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”. Kể lại sự việc từng xảy ra ở nhà của tác giả Phạm Đình Hổ.

b)Thể hiện thái độ bất bình, phê phán của tác giả trước một triều đại thối nát.

c)Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là tự sự.

Câu 7: Em biết gì về bút pháp ước lệ của Nguyễn Du khi xây dựng nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều? Hãy dẫn một vài câu thơ có sử dụng bút pháp ấy.

*Đáp án:

 -Bút pháp ước lệ là lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người.

 -Dẫn đúng câu thơ có sử dụng bút pháp ước lệ.

 

doc9 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tiết 41: Kiểm tra truyện Trung đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngaøy soaïn: Ngaøy daïy: Tuaàn 9 Tieát 41 Kieåm tra truyeän Trung ñaïi I. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các mức độ yêu cầu năng lực HS 1. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ a. Kiến thức: - Nắm lại những kiến thức về truyện Trung đại Việt Nam: nắm những thể loại chủ yếu (Tiểu thuyết chương hồi, truyện thơ Nôm), nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, ý nghĩa của từng đoạn trích ( hoặc từng tác phẩm). - Bước đầu hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của một số trích đoạn truyện thơ trung đại Việt Nam: tinh thần nhân văn, số phận và khát vọng hạnh phúc của con người, ước mơ tự do, công lí, sự phê phán những thế lực hắc ám trong xã hội phong kiến; nghệ thuật tự sự. b. Kĩ năng: - Biết cách đọc – hiểu truyện hiện đại. - Biết khái quát, vận dụng kiến thức để viết đoạn văn, bài văn nghị luận. - Biết tự đánh giá được trình độ của mình về các mặt kiến thức và năng lực diễn đạt. c. Thái độ: - Giáo dục lòng tự hào về nền văn hoá dân tộc (tự hào về đại thi hào Nguyễn Du,về di sản văn hoá quý giá của ông, đặc biệt là truyện Kiều; truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu). - Cảm thương số phận số phận người phụ nữ thời dưới thời phong kiến. - Có thái độ đúng đắn trong học tập và kiểm tra; nâng cao ý thức, tinh thần tự học. 2.Mô tả các mức độ phát triển năng lực cho HS Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao - Nhận biết các thông tin về tác giả, về các giá trị của tác phẩm, thể loại, phương thức biểu đạt. - Nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự kiện - Thuộc lòng các đoạn trích được học trong các tác phẩm truyện thơ. - Chỉ ra được ý nghĩa và nét đặc sắc của từng trích đoạn - Chỉ ra được tác dụng của các phép tu từ được sử dụng trong các đoạn trích. Chỉ ra được giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của từng đoạn trích. -Vận dụng kiến thức và kĩ năng để phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. - Từ cuộc đời, tính cách số phận của nhận vật khái quát ý nghĩa tư tưởng mà tác giả gởi gắm đến bạn đọc. - Vận dụng kiến thức đã học để trình bày những kiến giải riêng, những phát hiện sáng tạo về một tác phẩm truyện. II. Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực 1. Câu hỏi nhận biết (5câu): Câu 1: a) Đoạn thơ sau đây không chính xác (còn thiếu 2 câu). Hãy chép lại cho đúng: Vân Tiên tả đột hữu xông Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang. Phong Lai trở chẳng kịp tay Bị Tiên một gậy thác rày thân vong. b) Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào, của ai ? *Đáp án: a) Chép lại đoạn thơ cho đúng: Vân Tiên tả đột hữu xông Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang. Lâu la bốn phía vỡ tan Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay. Phong Lai trở chẳng kịp tay Bị Tiên một gậy thác rày thân vong. b) Trích trong văn bản “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” – Nguyễn Đình Chiểu. Câu 2: Trình bày những nét chính về nhà thơ Nguyễn Du. *Đáp án: -Nguyễn Du (1765- 1820), hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tình Hà Tĩnh. Xuất thân trong gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan, có truyền thống về văn học. -Thời đại có nhiều biến động cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX -Cuộc đời phiêu bạt, sống nhiều năm nơi đất Bắc -Ông có vốn sống phong phú, sâu rộng -Các tác phẩm chính gồm chữ Hán và chữ Nôm. -Nguyễn Du là thiên tài văn học, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Câu 3: Nêu tóm tắt các giá trị của Truyện Kiều. *Đáp án: -Giá trị nội dung: +Giá trị hiện thực:Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo.+Gia trị nhân đạo: Là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người ; Là tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa ; Tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người. –Giá trị nghệ thuật: +Với Truyện Kiều, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. +Với Truyện kiều, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người. Câu 4: Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ được xây dựng kết hợp giữa yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo. Hãy cho biết yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo đó được thể hiện qua những tình tiết, chi tiết nào của truyện ? *Đáp án: -Yếu tố hiện thực: các tình tiết, chi tiết từ phần đầu câu chuyện đến việc Vũ Nương gieo mình xuống sông tự vẫn và sau đó Trương Sing biết rõ vì mình mà vợ chết oan.- Yếu tố kì ảo: các tình tiết, chi tiết phần sau câu chuyện, từ việc Vũ Nương đuôc Linh Phi cứu sống đến việc Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ. Câu 5: Câu thơ: “ Nhớ câu kiến nghĩa bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”. Hai câu thơ trên có trong văn bản nào? Câu này ai nói ? Nói với ai ? Nội dung của câu nói này ? *Đáp án: - Có trong văn bản “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. - Lục Vân Tiên nói với Kiều Nguyệt Nga. - Nội dung: Thấy việc nghĩa mà bỏ qua không làm, không cứu giúp thì không phải là người anh hùng. 2. Câu hỏi thông hiểu (5 câu): Câu 6: Đọc kĩ đoạn văn:“ Nhà ta ở phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, trước nhà tiền đường có trồng một cây lê, cao vài mươi trượng, lúc nở hoa, trắng xóa thơm lừng; trước nhà trung đường cũng trồng hai cây lựu trắng, lựu đỏ, lúc ra hoa trông rất đẹp, bà cung nhân ta sai chặt đi cũng vì cớ ấy.” Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Đoạn văn kể lại sự việc từng xảy ra ở đâu ? Đoạn văn trên thể hiện cảm xúc gì của tác giả? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? *Đáp án: a)Trích trong văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”. Kể lại sự việc từng xảy ra ở nhà của tác giả Phạm Đình Hổ. b)Thể hiện thái độ bất bình, phê phán của tác giả trước một triều đại thối nát. c)Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là tự sự. Câu 7: Em biết gì về bút pháp ước lệ của Nguyễn Du khi xây dựng nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều? Hãy dẫn một vài câu thơ có sử dụng bút pháp ấy. *Đáp án: -Bút pháp ước lệ là lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người. -Dẫn đúng câu thơ có sử dụng bút pháp ước lệ. Câu 8: Khi miêu tả Thúy Vân, Nguyễn Du viết : “Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn miêu tả Thúy Kiều ông lại viết “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là sự dự báo số phận của hai người. Theo em có đúng không ? Tại sao lại như vậy ? *Đáp án: Đúng, vì: Vẻ đẹp của Thúy Vân tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh -mây phải thua, tuyết phải nhường- nên nàng sẽ có cuộc đời bình lặng, suôn sẻ. Còn vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hóa phải ghen ghét, đố kị “hoa ghen”, “liễu hờn” nên số phận nàng gặp nhiều sóng gió, tai ương. Câu 9: Các chi tiết kì ảo trong “Chuyện người con gái Nam Xương” có ý nghĩa gì? Đáp án: -Hoàn chình nét đẹp tính cách của Vũ Nương. -Thể hiện ước mơ của nhân dân ta về sự công bằng, làm cho tác phẩm kết thúc có hậu. - Thể hiện niềm thương cảm của tác giả về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Câu 10: Đọc đoạn văn: “Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa ? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị (). Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.” (Trích Ngữ văn 9 – tập 1) a) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai ? b) Nhà vua nói “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì ? c) Hãy chép 2 câu thơ có trong bài thơ “Sông núi nước Nam” có nội dung tương tự. *Đáp án: a)Trích trong tác phẩm “Hoàng lê nhất thống chí”. Tác giả là nhóm Ngô Gia Văn Phái, gồm có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du. b) Lời nói của nhà vua () nhằm khẳng định chủ quyền của đất nước và sự bình đẳng giữa phương Nam và phương Bắc. c) Hai câu thơ có nội dung tương tự: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” 3. Câu hỏi vận dụng thấp (3 câu) Câu 11: Tả cảnh ngụ tình là một trong những nét đặc sắc về nghệ thuật của Nguyễn Du trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Hãy phân tích tám câu thơ cuối của đoạn trích để làm sáng tỏ nhận định trên. * Đáp án: -Về hình thức: HS viết được đoạn văn, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. -Về nội dung: Có thể trình bày bằng nhiều cách, miễn sao làm nổi bật được: +Tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gấm tâm trạng nhân vật. +Qua cảnh vật trong đoạn trích làm nổi bật nỗi buồn của Kiều: nỗi buồn không vơi, cảnh nào cũng buồn, cũng gợi lên thân phận con người trong cuộc đời vô định. Câu 12: Qua văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 đến 20 dòng) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương. *Đáp án: -Về hình thức: HS viết được đoạn văn có độ dài quy định, diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc. -Về nội dung: HS trình bày được các ý sau: + Khi sống ở trần gian,Vũ Nương hết lòng vì gia đình, hiếu thảo với mẹ chồng, chung thủy với chồng, rất mực yêu thương con. + Khi chết ở thủy cung, Vũ Nương là người bao dung, vị tha, nặng lòng với gia đình. Câu 13: Viết đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dòng) trình bày cảm nhận của em về người anh hùng Nguyễn Huệ (hồi thứ 14) trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789). *Đáp án: -Về hình thức: HS viết được đoạn văn có độ dài quy định, diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc. -Về nội dung: HS trình bày được những nét đẹp về người anh hùng Nguyễn Huệ: +Người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán. +Người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén. +Người có ý chí quyết thắng và có tầm nhìn xa, trông rộng. +Người có tài dụng binh như thần. + Là hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận. 4. Câu hỏi vận dụng cao (2câu): Câu 14: Sau khi học xong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, hãy trình bày cảm nhận của em về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến *Đáp án: -Về hình thức: Bài viết đảm bảo các ý mạch lạc, câu văn rõ ràng, không mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu -Về nội dung: Bài làm có thể bằng nhiều cách, miễn sao nổi bật được các ý sau: +Phẩm chất tốt đẹp: thùy mị, nết na, hiếu thảo, thủy chung (2đ) +Số phận bi kịch, oan trái, phải dùng cái chết để kết thúc (1.5đ) +Nêu suy nghĩ theo hướng: Người phụ nữ VN dưới thời phong kiến đẹp người, đẹp nết...lại chịu nhiều bất công, gánh lấy quá nhiều đau khổ (1.5đ) Câu 15: Phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều: ’’Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một tài đành họa hai Thông minh vốn sẵn tính trời Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm Cung thương làu bậc ngũ âm Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương Khúc nhà tay lựa nên chương Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.” *Đáp án: -Về hình thức: Bài viết đảm bảo các ý mạch lạc, câu văn rõ ràng, không mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu -Về nội dung: Bài làm có thể bằng nhiều cách, miễn sao nổi bật được các ý sau: +Thái độ trân trọng, đề cao vẻ đẹp Thúy Kiều (có so sánh với Thúy Vân) +Thái độ trân trọng, đề cao tài năng Thúy Kiều + Đằng sau đó là thái độ trân trọng, ca ngợi người phụ nữ dưới chế độ phong kiến III. Xây dựng đề kiểm tra (theo định hướng phát triển năng lực) 1. MA TRẬN ĐỀ MỨC ĐỘ CHỦ ĐỀ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU TN TL VẬN DỤNG THẤP VẬN DỤNG CAO TỔNG SỐ CÂU TN TL Chuyện người con gái Nam Xương Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Vũ Nương Vận dụng kiến thức đã học để nêu suy nghĩ về số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến Số câu Số điểm ½ 3.5 ½ 1.5 1 5 Hoàng Lê nhất thống chí Hiểu được nội dung đoạn trích, có liên hệ so sánh với các tác phẩm khác Số câu Số điểm 1 1.5 1 1.5 Truyện Kiều Nhớ được giá trị nội dung của Truyện Kiều Hiểu được tài năng nghệ thuật tả người của Nguyễn Du Số câu Số điểm 1 1 1 1.5 2 2.5 Truyện Lục Vân Tiên Học thuộc đoạn trích Số câu Số điểm 1 1 1 1 Tổng số câu 2c 2c 1/2c 1/2c 5c Tổng số điểm 2 3 3.5 1.5 10 Tỉ lệ 20% 30% 35% 15% 100% 2. ĐỀ KIỂM TRA Câu 1: a) Đoạn thơ sau đây không chính xác (còn thiếu 2 câu). Hãy chép lại cho đúng: Vân Tiên tả đột hữu xông Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang. Phong Lai trở chẳng kịp tay Bị Tiên một gậy thác rày thân vong. b) Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào, của ai ? Câu 2: Nêu tóm tắt các giá trị của Truyện Kiều. Câu 3: Đọc đoạn văn: “Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa ? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị (). Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.” (Trích Ngữ văn 9 – tập 1) a) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai ? b) Nhà vua nói “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì ? c) Hãy chép 2 câu thơ có trong bài thơ “Sông núi nước Nam” có nội dung tương tự. Câu 4: Em biết gì về bút pháp ước lệ của Nguyễn Du khi xây dựng nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều? Hãy dẫn một vài câu thơ có sử dụng bút pháp ấy. Câu 5: Sau khi học xong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, hãy trình bày cảm nhận của em về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến 3. ĐÁP ÁN Câu 1: a) Chép lại đoạn thơ cho đúng: Vân Tiên tả đột hữu xông Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang. Lâu la bốn phía vỡ tan Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay. Phong Lai trở chẳng kịp tay Bị Tiên một gậy thác rày thân vong. b) Trích trong văn bản “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” – Nguyễn Đình Chiểu Câu 2: -Giá trị nội dung: +Giá trị hiện thực:Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo.+Gia trị nhân đạo: Là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người ; Là tiếng nói lên án, tố cáo những thế lực xấu xa ; Tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người. –Giá trị nghệ thuật: +Với Truyện Kiều, ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. +Với Truyện kiều, nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người Câu 3: a)Trích trong tác phẩm “Hoàng lê nhất thống chí”. Tác giả là nhóm Ngô Gia Văn Phái, gồm có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du. b) Lời nói của nhà vua () nhằm khẳng định chủ quyền của đất nước và sự bình đẳng giữa phương Nam và phương Bắc. c) Hai câu thơ có nội dung tương tự: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” Câu 4: -Bút pháp ước lệ là lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người. -Dẫn đúng câu thơ có sử dụng bút pháp ước lệ. Câu 5: -Về hình thức: Bài viết đảm bảo các ý mạch lạc, câu văn rõ ràng, không mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu -Về nội dung: Bài làm có thể bằng nhiều cách, miễn sao nổi bật được các ý sau: +Phẩm chất tốt đẹp: thùy mị, nết na, hiếu thảo, thủy chung (2đ) +Số phận bi kịch, oan trái, phải dùng cái chết để kết thúc (1.5đ) +Nêu suy nghĩ theo hướng: Người phụ nữ VN dưới thời phong kiến đẹp người, đẹp nết...lại chịu nhiều bất công, gánh lấy quá nhiều đau khổ (1.5đ)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 10 Kiem tra ve truyen trung dai_12441918.doc