Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 92: Phương pháp tả người

I/ Tìm hiểu chung

1/ Phương pháp viết 1 đoạn văn, bài văn tả người.

a. Các đoạn văn (SGK)

* Đoạn 1: Tả DHT đang chèo thuyền vượt thác.

- Đặc điểm: thân thể vạm vỡ, khỏe mạnh, thái độ quả cảm

- Từ ngữ, hình ảnh:

+ Bắp thịt cuồn cuộn

+ Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào.

* Đoạn 3: Tả 2 người trong keo vật.

- Đặc điểm:

+ Quắm Đen: trẻ, háo thắng

+ Cản Ngũ: điềm tĩnh, khôn khéo.

- Từ ngữ, hình ảnh

+ Quắm Đen: lăn xả, đánh ráo riết, thế lắt bó, hiểm hóc, thoắt biến

+ Cản Ngũ: lờ ngờ, chậm chạp đứng như cây trồng, thò tay nắm khố Quắm Đen nhấc bổng nhẹ nhàng.

* Đoạn 2: Tả chân dung Cai - Tứ

- Đặc điểm: gian xảo, xấu xí

 

docx4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 835 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 92: Phương pháp tả người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 NS: 15.1.15 Tiết 92 ND: PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI œ {  I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức Cách làm bài văn tả cảnh, bố cục, thứ tự miêu tả; cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người. 2/ Kĩ năng Quan sát và lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả. Trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một trình tự hợp lí. Viết một đoạn văn, bài văn tả người. Bứơc đầu có thể trình bày miệng một đoạn hoặc một bài văn tả người truớc tập thể lớp. II/ Chuẩn bị: GV: - Phương pháp:: Thảo luận, sinh hoạt nhóm, đàm thoại. - Phương tiện: Giáo án, sgk, bảng phụ. HS: SGK, tập ghi, tập soạn. III/ Tiến trình lên lớp Ổn định Bài cũ: - Muốn viết bài văn tả cảnh, người viết cần phải làm gì ? Bài mới: * Giới thiệu: Bên cạnh những bài văn tả cảnh TN, loài vật chúng ta còn gặp không ít những bài, đoạn tả người. Nhưng làm thế nào để tả người cho đúng cho hay ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu điều đó. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Bổ sung ? Đoạn (a) tả ai ? DHT có đặc điểm gì nổi bật ? ? Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ hình ảnh nào ? - Chia lớp làm 6 nhóm, 2 nhóm 1 đoạn văn thảo luận với bạn bên cạnh, chuẩn bị câu trả lời ra vở nháp theo yêu cầu: + Đ2 nổi bật. + Từ ngữ, hình ảnh. - Đại diện nhóm trình bày, lớp góp ý kiến, bổ sung, GV chốt. - Yêu cầu HS đọc. ? Đoạn văn tả ai ? Có đặc điểm gì nổi bật ? ? Đặc điểm đó được miêu tả ở những từ ngữ hình ảnh nào ? - Yêu cầu HS đọc ? Đoạn văn tả đối tượng nào ? Có đ2 gì nổi bật ? ? Đ2 đó được thể hiện = những từ ngữ, hình ảnh nào ? ? Trong 3 đoạn văn trên, đoạn nào tập trung khắc họa chân dung n/vật, đoạn nào tả người gắn với công việc ? ? Em có nhận xét gì về cách dùng từ miêu tả ? ? Đoạn (c) gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh, hãy chỉ ra 3 phần, nêu nội dung chính của từng phần ? ? Nếu phải đặt tên cho bài văn này em sẽ đặt tên ntn ? VD: Quắm Đen thảm bại + Một keo vật ở Đền Đô + Quắm Đen và Cản Ngũ ? Muốn làm một bài văn tả người, người viết cần phải làm gì ? ? Bố cục của bài văn tả người gồm có những phần nào ? Nêu nhiệm vụ từng phần ? - GV chốt, gọi HS đọc ghi nhớ. Củng cố: GV hướng dẫn HS làm bài tập theo nhóm Hs thực hiện Xong lên bảng trình bày Hs khác nhận xét Gv chốt. I/ Tìm hiểu chung 1/ Phương pháp viết 1 đoạn văn, bài văn tả người. a. Các đoạn văn (SGK) * Đoạn 1: Tả DHT đang chèo thuyền vượt thác. - Đặc điểm: thân thể vạm vỡ, khỏe mạnh, thái độ quả cảm - Từ ngữ, hình ảnh: + Bắp thịt cuồn cuộn + Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào. * Đoạn 3: Tả 2 người trong keo vật. - Đặc điểm: + Quắm Đen: trẻ, háo thắng + Cản Ngũ: điềm tĩnh, khôn khéo. - Từ ngữ, hình ảnh + Quắm Đen: lăn xả, đánh ráo riết, thế lắt bó, hiểm hóc, thoắt biến + Cản Ngũ: lờ ngờ, chậm chạp đứng như cây trồng, thò tay nắm khố Quắm Đen nhấc bổng nhẹ nhàng. * Đoạn 2: Tả chân dung Cai - Tứ - Đặc điểm: gian xảo, xấu xí - Từ ngữ, hình ảnh: thấp gầy, lông mày lổm chổm, mặt vuông, má hóp, đôi mắt gian hung, mũi gồ, mồm toe toét, tối om, răng vàng hợm của. b. Nhận xét - Đoạn 1 + 3: tả người kết hợp với công việc -> dùng nhiều ĐT, TT. - Đoạn 2: tập trung khắc họa chân dung n/vật -> dùng nhiều DT, TT c. Bố cục văn bản (c): 3 phần - MB: Từ đầu -> ầm2: Giới thiệu quang cảnh diễn ra keo vật. - TB: Tiếp -> ngang bụng vậy: miêu tả chi tiết keo vật. - KB: Còn lại -> nêu cảm nghĩ và nhận xét về keo vật. 2/ Ghi nhớ SGK/61 II/ Luyện tập Bài 1/62: Các chi tiết tiêu biểu khi miêu tả các đối tượng. * Em bé chừng 4.5 tuổi - Thân hình mũm mĩm. - Da trắng hồng, mịn màng - Tay chân no tròn, ngấn sâu - Răng sữa nhỏ đều, trắng - Mắt đen lóng lánh - Nói ngọng - Tóc tơ vàng, xoăn (đen mượt) - Thích chơi * Cụ già - Dáng gầy gò (ốm yếu, cao dong dỏng) - Mái tóc trắng như cước hay đã rụng chỉ còn lơ thơ - Mặc đồ bà ba - Da nhăn nheo (đỏ au) điểm chấm đồi mồi - Rất yêu trẻ - Mắt vẫn tinh tường hoặc mờ đi - Kĩ lưỡng, luôn chân, luôn tay. * Cô giáo đang say sưa giảng bài - Giọng nói (truyền cảm, nhẹ nhàng) - Đôi mắt (hiền từ nhìn trìu mến..) - Thái độ dịu dàng (nghiêm khắc, cởi mở) - Hành động, cử chỉ: vừa nói, vừa viết. + Quan sát, kiểm tra thái độ học tập của HS. 2. Lập dàn ý cho một bài văn miêu tả em bé chừng 4 - 5 tuổi a/ Mở bài: Giới thiệu tên, tuổi, quan hệ với em b/ Thân bài - Ngoại hình: + Thân hình bụ bẫm, nước da trắng hồng, mịn màng. + Mặc đồ thun ngắn, khuôn mặt bầu bĩnh dễ thương. + Chân tay no tròn, có ngấn sâu + Má phúng phính + Miệng cười toe toét, răng sữa trắng đều như hàng bắp non. - Tính tình: + Hay bắt chước, biết nghe lời, thích chơi. c/ Kết bài - Yêu bé, nhớ bé khi vắng nhà - Mong bé khỏe mạnh, mau lớn Bài 3: Có thể viết vào chỗ trống. - Đỏ au: đồng tụ (mặt trời, người say rượu) - Trông không khác gì: thiên tướng, hộ pháp trong chùa. Dặn dò: - Nhắc HS học bài, làm bt 3 - Soạn bài: “Đêm nay Bác không ngủ” + Đọc kĩ văn bản, chú thích, xác định bố cục. + Tóm tắt diễn biến câu chuyện + Trả lời câu hỏi phần Đọc - hiểu văn bản - Học kiến thức cũ + Tác giả, xuất xứ văn bản BHCC + Kể tóm tắt truyện + Nội dung, ghi nhớ + Làm bài tập luyện tập.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtiet 92.docx
Tài liệu liên quan