Giáo án ôn hè lớp 5 - Tuần 1 năm 2016

1. Giới thiệu bài:

 GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học.

 2. Luyện tập.

 GV phát phiếu học tập, hướng dẫn học sinh làm.

 Bài 1: Tính nhẩm:

34 x 11 11 x 95 82 x 11 25 x 11 78 x 11

 - HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.

 Hỏi: Muốn nhân nhẩm một số với 11 ta làm thế nào?

- HS tự làm bài vở.

- Gọi HS nối tiếp nêu kết quả.

- GV chốt cách nhẩm: . cộng 2 chữ số được bao nhiêu viết vào giữa 2 chữ số của số đó.

 Bài 2: Đặt tính rồi tính:

 a) 254 300 785 62 803 126

 b) 4250 x 57 398 x 105 1376 x 340

 - HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài.

 - GV gọi học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm phiếu học tập.

 - GV chữa bài và củng cố cách đặt tính và tính.

 * Lưu ý HS cách viết từng tích riêng.

 

doc26 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 938 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án ôn hè lớp 5 - Tuần 1 năm 2016, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
màn khép cả ngày, ruộng vườn vắng mẹ, ... Hỏi: Những hình ảnh, chi tiết đó giúp em cảm nhận được những gì về mẹ và tình yêu mẹ của Trần Đăng Khoa? Gọi vài HS trả lời. GV nhận xét chốt ý: Những hình ảnh, chi tiết đó giúp em cảm nhận được những ngày mẹ không ốm, mẹ sẽ têm trầu, không để cho lá trầu khô và mẹ còn kể chuyện khiều cho tác giả nghe, hôm nay mẹ ốm truyện Kiều phải gấp lại. + Tình yêu mẹ của Trần Đăng khoa rất hồn nhiên, trong sáng, giản dị mà dạt dào cảm xúc. - GV yêu cầu HS làm bài (cá nhân) vào vở. - HS đọc bài làm, cả lớp nhận xét và chữa bài. - HS có bài đúng đọc lại bài. 3. Củng cố, dặn dò - Giáo viên nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Thứ ba ngày 12 tháng 7 năm 2016 Tiết 1: Tiếng Việt ôn bài tập đọc: Vẽ về cuộc sống an toàn I. Mục tiêu : - Rèn kĩ năng đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng tên viết tắt của tổ chức UNICEF (u-ni-xép ). - Biết đọc đúng một bản tin (thông báo tin vui) - giọng rõ ràng rành mạch, vui, tốc độ khá nhanh. - Củng cố lại nghĩa một số từ mới trong bài. - Nắm lại được nội dung chính của bản tin: Cuộc thi vẽ “Em muốn sống an toàn’’ được thiếu nhi cả nước hưởng ứng. Tranh dự thi cho thấy các em có nhận thức đúng về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông và biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội hoạ. * Kĩ năng sống: - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân. - Tư duy sáng tạo. - Đảm nhận trách nhiệm. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ, sách Tiếng Việt 4 – Tập 2 (tr54). III. Hoạt động dạy - học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn luyện đọc - HS mở SGK (tr54). GV ghi bảng: UNICEF đọc u-ni-xép. Cả lớp đọc đồng thanh. GV cho HS nhắc lại UNICEF là tên viết tắt của quỹ bảo trợ nhi đồng của liên hợp quốc. GV đọc mẫu bản tin với giọng thông báo tin vui, rõ ràng rành mạch tốc độ khá nhanh. Nhấn giọng những từ ngữ (nâng cao, đông đảo, phong phú, tươi tắn, rõ ràng, hồn nhiên, trong sáng, sâu sắc, bất ngờ ). GV gọi 1 HS đọc sáu dòng mở đầu. GV nêu: 6 dòng mở đầu bài đọc là 6 dòng tóm tắt những nội dung đáng chú ý của bảng tin. Vì vậy, sau khi đọc tên bài các em phải đọc nội dung tóm tắt này rồi mới đọc vào bảng tin. Từng nhóm 4 HS nối nhau đọc 4 đoạn trong bản tin (Xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn.) GV hướng dẫn học sinh xem các bức tranh thiếu nhi vẽ minh hoạ bản tin trong SGK ; HS nhắc lại nghĩa các mới trong bài. HS luyện đọc theo cặp, HS đọc trước lớp, GV kết hợp hỏi các câu hỏi cuối SGK. GV gợi ý trả lời các câu hỏi: Chủ đề của cuộc thi vẽ là gì? (Em muốn sống an toàn). Thiếu nhi hưởng ứng cuộc thi như thế nào? (Chỉ trong vòng 4 tháng đã có một số tác phẩm cũng thấy kiến thức của các em: 50 000 bức tranh của thiếu nhi từ khắp mọi miền đất nước gửi về ban tổ chức). Điều gì cho thấy các em có nhận thức tốt về chủ đề cuộc thi? (Chỉ điểm tên một số tác phẩm cũng thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông rất phong phú ) Những nhận xét nào đánh giá cao khả năng thẩm mỹ của các em? - Những dòng in đậm của bản tin có tác dụng gì? HS phát biểu ý kiến. GV chốt lại: Những dòng in đậm trên bản tin có tác dụng: + Gây ấn tượng nhằm hấp dẫn người đọc. + Tóm tắt thật gọn gàng bằng số liệu và những từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin. 3. Củng cố dặn dò - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Chính tả ( nghe - viết ) Lừa đội lốt Sư tử I. Mục tiêu : - Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả Lừa đội lốt sư tử. - Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn: tr/ch, l/n; d/r/gi. - Bài tập cần làm: bài tập 3 mục 1,2 sách ôn hè tr 13. II. Đồ dùng dạy học Vở ghi, sách ôn tập hè. III.Các hoạt động dạy – học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh nghe viết - GV đọc bài chính tả, HS theo dõi SGK. - HS đọc thầm lại bài chính tả. - Cho HS nắm nội dung bài viết: + Đoạn văn nói lên điềugì? (Không nên huênh hoang, vì lời nói sẽ bộc lộ sự dốt nát của mình) + Đoạn văn gồm mấy câu? - HS tập viết chữ khó ra bảng con: hoảng loạn, lẫn, tràng, nện, .... - GV nhận xét, tuyên dương. * HS viết bài: - HS gấp SGK. GV đọc cho HS viết bài và đọc lại cho HS soát lại bài. * GV nhận xét, chữa bài cho HS: Kiểm tra 5 – 7 bài nhận xét và chữa những lỗi phổ biến trong bài viết của học sinh. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài 1: HS mở sách ôn hè. - HS đọc yêu cầu. GV viết nội dung bài lên bảng: Điền chữ thích hợp vào chỗ chấm. - GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở sau đó chữa bài. - HS nối tiếp nhau đọc lại bài sau khi đã điền đủ. Thứ tự cần điền là: 1. ch, r, r, r, r, d, d, x, tr, s, x, x, gi, ch, ch, tr, r, x, gi, r, s, d, s, l. 2. a. l, l, l, n, n; n, l, l, n; n, n, n, n, l, l, l. b. iêc, iêt, iêc, iêt 3. Củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học hướng dẵn chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Toán ôn tập Phép cộng số tự nhiên I. Mục tiêu - Tiếp tục ôn tập củng cố các phép tính cộng số tự nhiên: Cách làm tính, tính chất phép cộng, tìm số hạng chưa biết trong phép cộng..., giải các bài toán có liên quan đến phép cộng số tự nhiên. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Luyện tập. GV phát phiếu học tập, hướng dẫn học sinh làm. Bài 1: HS đọc bài và nêu yêu cầu của bài: Đặt tính rồi tính: 21 567 + 43 897 6 792 + 240 854 9 761 + 56 973 50 505 + 950 909 975 032 + 87 321 150 287 + 950 995 - GV gọi học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm phiếu học tập. - GV chữa bài và củng cố cách đặt tính và tính. Bài 2: HS đọc đầu bài. Tìm x, biết: a) x + 327 = 98 765 b) x + 435 = 467 + 108 c) 98 653 + x = 21 564 + 78 650 + Bài toán yêu cầu gì? - GV gọi HS lên bảng làm. - HS dưới lớp làm vào vở. - GV chữa bài. * Củng cố cách tìm số hạng chưa biết. Bài 3: HS đọc đầu bài. Tính bằng cách thuận tiện nhất: 2009 + 3901 + 1991 + 1099 51980 + 19699 + 10301 + 18020 2035 + 1728 + 2965 1234 + 5678 + 766 + 322 - HS trao đổi nhóm, tìm ra cách làm. - Đại diện nhóm trình bày cách làm, GV chốt cách làm đúng. - HS làm vào vở. * GV chữa bài: Củng cố tính chất kết hợp của phép cộng. Bài 4: HS đọc đầu bài. Một xã có 16745 người. Sau một năm số dân tăng thêm 89 người. Sau một năm nữa số dân lại tăng thêm 88 người. Hỏi: a) Sau 2 năm số dân của xã đó tăng thêm bao nhiêu người? b) Sau 2 năm số dân của xã đó có bao nhiêu người? + Bài toán yêu cầu gì? Bài toán hỏi gì? 1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. GV chữa bài. 3. Dặn dò HS GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Tiết 4: Toán ôn tập Phép trừ số tự nhiên I. Mục tiêu Giúp HS ôn tập về phép trừ các số tự nhiên: Cách làm tính, tính chất, cách tìm số bị trừ và số trừ ..., giải các bài toán có liên quan. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Luyện tập. GV phát phiếu học tập, hướng dẫn học sinh làm. Bài 1: Đặt tính rồi tính: 32 987- 9 899 92485 - 37068 17 654 - 15 856 17453 - 599 100 354 - 76 439 8920 - 1437 - HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài. - GV gọi học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm phiếu học tập. - GV chữa bài và củng cố cách đặt tính và tính. Bài 2: Tìm x, biết: a) x - 1007 = 2583 b) x - 435 = 467 + 967 c) 98 653 - x = 21 564 – 879 - GV gọi HS lên bảng làm. - HS dưới lớp làm vào vở. - GV chữa bài. * Củng cố cách tìm số bị trừ: Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào? - Gọi vài HS nêu. Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất: 213 + 367 - 267 - 33 15 - 14 + 13 - 12 + 11 - 10 + 9 - 8 - HS trao đổi nhóm, tìm ra cách làm. - Đại diện nhóm trình bày cách làm, GV chốt cách làm đúng. - HS làm vào phiếu học tập. * GV chữa bài: Củng cố tính chất kết hợp của phép cộng. Bài 4: Tháng 12 năm 1999 số dân của Hoa Kỳ là 273 300 000 người, số dân của ấn Độ là 989 200 000 người. Hỏi số dân của ấn Độ nhiều hơn số dân của Hoa Kỳ là bao nhiêu người? + Bài toán yêu cầu gì? Bài toán hỏi gì? 1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. GV chữa bài. 3. Dặn dò HS - Khắc sâu kiến thức vừa ôn cho HS - GV nhận xét giờ học và dặn dò HS. Thứ tư ngày 13 tháng 7 năm 2016 Tiết 1: Toán ôn tập Phép nhân số tự nhiên I. Mục tiêu - Giúp HS: Ôn tập về phép nhân số tự nhiên: Cách làm tính, tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, giải các bài toán có liên quan. - Ôn tập về cách nhân nhẩm một số có hai chữ số với 11. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Luyện tập. GV phát phiếu học tập, hướng dẫn học sinh làm. Bài 1: Tính nhẩm: 34 x 11 11 x 95 82 x 11 25 x 11 78 x 11 - HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài. Hỏi: Muốn nhân nhẩm một số với 11 ta làm thế nào? - HS tự làm bài vở. - Gọi HS nối tiếp nêu kết quả. - GV chốt cách nhẩm: ... cộng 2 chữ số được bao nhiêu viết vào giữa 2 chữ số của số đó. Bài 2: Đặt tính rồi tính: a) 254 300 785 62 803 126 b) 4250 x 57 398 x 105 1376 x 340 - HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài. - GV gọi học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm phiếu học tập. - GV chữa bài và củng cố cách đặt tính và tính. * Lưu ý HS cách viết từng tích riêng. Bài 3: Tìm X X x 30 = 2340 X x 35 = 1736 – 161 - HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài. - GV hỏi: Tìm X là tìm thành phần nào của phép nhân? + Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào? - GV gọi học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm phiếu học tập. - GV chữa bài và củng cố cách làm. Bài 4: Mỗi cái bút giá 1500đồng, mỗi quyển vở giá 5500đồng. Hỏi nếu mua 24 cái bút và 18 quyển vở thì hết tất cả bao nhiêu tiền? - HS đọc đầu bài. Hỏi: Bài toán cho biết gì? (Mỗi cái bút giá 1500 đồng, mỗi quyển vở giá 5500 đồng.) - Bài toán hỏi gì? (nếu mua 24 cái bút và 18 quyển vở thì hết tất cả bao nhiêu tiền?) - GV gọi học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm phiếu học tập. - GV chữa bài. 3. Dặn dò HS - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Toán ôn tập Phép chia số tự nhiên I. Mục tiêu Giúp HS: Ôn tập, củng về phép chia các số tự nhiên: Cách làm tính, tính chất, mối quan hệ giữa phép chia và phép nhân, giải các bài toán có liên quan. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Luyện tập. GV phát phiếu học tập, hướng dẫn học sinh làm. Bài 1: Đặt tính rồi tính: 1944 : 162 2120 : 424 1935 : 354 6420: 321 9810 : 495 7128 : 264 - HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài. - GV gọi học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm phiếu học tập. - GV chữa bài và củng cố cách đặt tính và tính. * Lưu ý HS cách ước lượng thương. Bài 2: Tính bằng hai cách: 2205: (35 x 7) 3332 : (4 x 49) - HS đọc đề bài, nêu lại cách tính. - HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. - Chữa bài: Cách 1: 2205: (35 x 7) 3332 : (4 x 49) = 2205 : 245 = 3332 : 196 = 9 = 17 Cách 2: 2205: (35 x 7) = 2205 : 35 : 7 = 63 : 7 = 9 3332 : (4 x 49) = 3332 : 4 : 49 = 833 : 49 = 17 Bài 3: Người ta xếp những gói kẹo vào 24 hộp, mỗi hộp chứa 120 gói. Hỏi nếu mỗi hộp chứa 160 gói kẹo thì cần bao nhiêu hộp để xếp hết số kẹo đó. - HS đọc đầu bài. Hỏi: Bài toán cho biết gì? (xếp những gói kẹo vào 24 hộp, mỗi hộp chứa 120 gói) - Bài toán hỏi gì? (Hỏi nếu mỗi hộp chứa 160 gói kẹo thì cần bao nhiêu hộp để xếp hết số kẹo đó?) - GV gọi học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm phiếu học tập. - GV chữa bài. 3. Dặn dò HS - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Tiếng Việt ôn tập luyện từ và câu: từ đơn, từ phức I. Mục tiêu. - Ôn tập nhằm củng cố, giúp HS hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ. Tiếng dùng để tạo nên từ còn từ dùng để tạo nên câu, tiếng có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa còn từ bao giờ cũng có nghĩa. - Phân biệt được từ đơn và từ phức. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ, vở viết của HS. - Bảng lớp viết sẵn câu văn: Nhờ/ bạn/ giúp đỡ/, lại /có/ chí/ học hành/, nhiều/ năm/ liền/, Hanh/ là/ học sinh/ tiên tiến. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS ôn tập. GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS làm bài. * Nhắc lại kiến thức: 1 học sinh đọc câu văn trên bảng. Hỏi: Câu văn trên gồm mấy tiếng? HS trả lời, GV chốt kiến thức: * ý 1: Từ chỉ gồm 1 tiếng (từ đơn) : nhờ, bạn..... + Từ gồm nhiều tiếng(từ phức) : giúp đỡ, học hành..... * ý 2 : Tiếng dùng để cấu tạo từ, có thể dùng 1 tiếng để cấu tạo từ , đó là từ đơn cũng có thể phải dùng từ hai tiếng trở lên để tạo lên 1 từ đó là từ phức. + Từ dùng để biểu thị sự vật, hoạt động đặc điểm....( tức là biểu thị ý nghĩa) cấu tạo câu. HS nhắc lại: Từ đơn là gì? (Từ do một tiếng có nghĩa tạo thành là từ đơn.) Hỏi: Thế nào là từ phức? (Là từ do hai hay nhiều tiếng tạo thành.) Hỏi: Từ dùng để làm gì? GV: Từ thường biểu thị sự vật, đặc điểm hoạt động, trạng thái ...tức là biểu thị ý nghĩa. Vậy từ nào cũng phải có nghĩa. * Phần luyện tập : Bài 1: 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Từng cặp học sinh trao đổi làm bài. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. + Rất/ công bằng/ rất/ thông minh. + Vừa/ độ lượng/lại/ đa tình/ đa mang. Bài 2: Tìm từ đơn, từ phức trong câu sau: Tôi/ chỉ/ có/ một/ ham muốn/, ham muốn/ tột bậc/ là/ làm sao/ cho/ nước/ ta/ được/ độc lập/ tự do/, đồng bào/ ta/ ai /cũng/ có/ cơm/ ăn/, áo/ mặc/, ai/ cũng/ được /học hành. - 1 học sinh đọc và giải thích yêu cầu của bài. - Học sinh trao đổi theo cặp hoặc nhóm nhỏ. Sau đó làm vào vở, GV chữa chung. Bài 3: Tìm 3 từ đơn, 3 từ phức. Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được. - 1 học sinh đọc yêu cầu bài tập và câu văn mẫu. - Học sinh nối tiếp nhau đọc từ và câu: áo, đọc, nghe; đoàn kết, học sinh; hung dữ, ..... - Ví dụ: áo bố đẫm mồ hôi. Bầy sói đói vô cùng hung dữ. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học và dặn HS: Chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Tiếng Việt ôn bài tập 4: luyện từ và câu I. Mục tiêu. Giúp học sinh mở rộng vốn từ , tích cực hoá vốn từ qua các bài tập 4 sách ôn tập hè. II. Đồ dùng dạy học - Sách ôn tập hè. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn HS ôn tập. Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài. HS đọc các từ trong mỗi phần. GV hướng dẫn HS làm bài vào vở và chữa: 1a. nhân vật. 1b. nhân đức . 1c. nhân quả. Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài vào vở. - HS đọc bài làm, cả lớp nhận xét. 2a. tự lập 2b. tự lực ? Vì sao ở câu a em lại chọn từ tự lập mà không chọn từ tự lực? GV giúp HS hiểu nghĩa từ tự lập và tự lực. - GV nhận xét chung. HS đọc lại câu văn sau khi đã điền. Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài. - HS làm bài và chữa chung. Cách 1: hoa mua/ ở bên đường. Cách 2: hoa/mua ở bên đường. - HS đọc lại bài đã chữa. Bài 4: HS đọc yêu cầu và làm bài vào vở. - HS đọc từ sau khi đã điền đủ vào vòng tròn: học tập, học hành, học hỏi, học bài, học viên, học việc, giờ học, hiếu học, trường học. - GV nhận xét. 3. Củng cố dặn dò - Giáo viên nhận xét giờ học. - Dăn HS chuẩn bị bài sau. Thứ năm ngày 14 tháng 7 năm 2016 Tiết 1: Toán ôn tập bài 1 (Tr 4- tiếp) I. Mục tiêu - Ôn tập củng cố cách nhân, chia với số có 3 chữ số. - Điền số vào dấu * để được phép tính đúng. - Rèn kĩ năng làm bài cho HS: Làm các bài từ 9 đến 12 sách ôn hè tr 8-9. II. Đồ dùng dạy học Sách ôn hè, vở viết. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Luyện tập. * GV hướng dẫn học sinh làm từ bài 9 đến bài 12 (tr 8-9) Bài 9: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài. * HS làm bài, GV chữa chung. X x 5 < 20 X < 20 : 5 X < 4. Vậy X = 1, 2, 3 *GV chữa bài, củng cố dạng tìm x. Bài 10: Đố vui: - HS đọc đầu bài. + Bài toán cho biết gì? (một người đàn ông mua 9 bông hoa tặng cho hai bà mẹ và hai người con gái của họ) + Bài toán hỏi gì? (Sau khi chia đều số hoa, người đàn ông đó tặng mỗi người mấy bông hoa?) - 1HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. GV chữa bài: GV giảng cho HS hiểu: 2 bà mẹ là bà ngoại và mẹ; 2 người con gái là con của bà ngoại chính là mẹ, con của mẹ là cháu bài ngoại. Vậy có tất cả 3 người. Mỗi người 3 bông hoa. Bài 11: HS nêu yêu cầu đầu bài: Đặt tính rồi tính. - HS tự làm vào vở ôn hè, GV chữa chung. * Củng cố cách nhân, (chia) với (cho) số có 3 chữ số. Bài 12: HS đọc nội dung và nêu yêu cầu của bài. - HS thảo luận theo nhóm bàn. Sau đó trình bày cách giải trước lớp. - GV chốt cách giải đúng, HS làm vào vở. x 254 467489 5 35 17 93497 1270 24 762 48 8890 39 4 3. Dặn dò HS - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần và thái độ học tập. - Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Toán ôn tập bài 1 (Tr 4- tiếp) I. Mục tiêu - Giúp HS ôn tập, củng cố về tính chất giao hoán, kết hợp, một số nhân một tổng, một hiệu của phép tính; giải toán tổng – hiệu. - Rèn kĩ năng làm bài cho HS: Làm các bài từ 13 đến 16 sách ôn hè tr 9-10. II. Đồ dùng dạy học Sách ôn hè, vở viết. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Luyện tập. * GV hướng dẫn học sinh làm từ bài 13 đến bài 16 (tr 9-10) Bài 13: HS đọc yêu cầu của bài. - HS đọc các biểu thức. - GV yêu cầu HS tính kết quả từng biểu thức sau đó so sánh giá trị và nối vào vở ôn tập hè. - HS đọc kết quả bài làm, cả lớp nhận xét. * Cách 2: HS có thể vận dung các tính chất để so sánh và nối vào vở ôn hè. 34563 + 658 = 658 + 34563; 25 x 54 x 4 = 25 x 4 x 54 45 + 27 + 55 = 45 + 55 + 27 673 x 8 + 8 x 127 = (673 + 127) x 8 38 x 874 = 874 x 38 (49 x 27) : 7 = 27 x (49 : 7) Bài 14: HS đọc yêu cầu của bài. - HS làm từng phép tính vào vở nháp, HS lên bảng làm bài - HS và GV nhận xét, chữa bài. VD: 125 x 7 x 4 = 125 x 4 x 7 = 500 x 7 = 3500 - HS nêu lại cách tính từng biểu thức: áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân Bài 15: Tìm X 5 x X + 3 x X = 1096 115 : x + 37 : x = 8 - HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của bài. - GV hỏi: Tìm X là tìm thành phần nào của phép nhân, phép chia? + Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào? + Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào? - GV gọi học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm vở ôn tập hè. - GV chữa bài và củng cố cách làm. Bài 16: HS nêu yêu cầu của bài. - 1 HS đọc bài toán, cả lớp đọc thầm và cho biết: + Bài toán cho biết gì? (TBC 2 số là 452, số lớn hơn số bé 68 đơn vị) + Bài toán hỏi gì? (tìm hai số đó) + Bài toán thuộc dạng toán gì? (Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số) - GV hướng dẫn HS phân tích bài và tìm các bước giải. + Tìm tổng của hai số: 452 x 2 = 904 + Vẽ sơ đồ. + Tìm số lớn: (904 +68) : 2 = 486 + Tìm số bé: 486 – 68 = 418 - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét và bổ sung. 3. Dặn dò HS - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Tiếng Việt ôn bài tập đọc: khuất phục tên cướp biển I. Mục tiêu : Củng cố kĩ năng đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn – giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc phù hợp với diễn biến câu chuyện. Đọc phân biệt lời các nhân vật (lời tên cướp cục cằn hung dữ; lời bác sĩ Ly điềm tĩnh kiên quyết, đầy sức mạnh). - Nắm lại được ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung bạo. * Kĩ năng sống: - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân. - Ra quyết định, ứng phó thương lượng. - Tư duy sáng tạo: bình luận, phân tích. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ, sách Tiếng Việt 4- Tập 2 (tr66). III. Hoạt động dạy - học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn luyện đọc - HS mở SGK (tr66), nghe GV đọc diễn cảm toàn bài giọng rõ ràng dứt khoát, gấp gáp dần theo diễn biến câu chuyện; nhấn giọng các từ ngữ miêu tả vẻ hung hãn của tên cướp vẻ oai nghiêm của bác sĩ. - GV hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc và cách nhấn giọng. - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (đọc 3 lượt). - HS luyện đọc theo cặp. - HS đọc trước lớp, GV kết hợp hỏi các câu hỏi cuối SGK. GV gợi ý trả lời các câu hỏi: Hỏi: Tính hung hãm của tên cướp biển được thể hiện qua những chi tiết nào? (đập tay xuống bàn quát mọi người im, thô bạo quát bác sĩ Ly “Có câm mồm không ? rút soạt dao ra lăm lăm chực đâm bác sĩ Ly). Hỏi: Lời nói cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là là người như thế nào? (là người nhân hậu, điền đạm nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm dám đối đầu chống cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm). Hỏi: Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp ? (Một đằng đức độ, hiền từ và nghiêm nghị; một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng). Hỏi: Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn? HS trả lời 3 ý đã cho: + Vì sao bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải? + Truyện đọc trên giúp em hiểu ra điều gì? (Phải đấu tranh một các không khoan nhượng với cái sấu cái ác). - Gọi 3 HS đọc truyện theo cách phân vai (người dẫn truyện, tên cướp, bác sĩ Ly). Lưu ý: Giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc phù hợp với diễn biến câu chuyện. Đọc phân biệt lời các nhân vật : lời tên cướp cục cằn hung dữ; lời bác sĩ Ly điềm tĩnh kiên quyết, đầy sức mạnh 3. Củng cố dặn dò GV nhận xét tiết học. Dặn học sinh chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Chính tả ( nghe - viết ) Khuất phục tên cướp biển I. Mục tiêu : - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong truyện Khuất phục tên cướp biển (TV4 Tập 2 tr67). - Luyện viết đúng những âm đầu và vần dễ lẫn. - Rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp. - Bài tập cần làm: bài tập 3 mục 3 sách ôn hè tr 13. II. Đồ dùng dạy học Vở ghi, sách ôn tập hè. III.Các hoạt động dạy – học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn học sinh nghe viết - GV đọc đoạn văn cần viết. Cả lớp theo dõi SGK. - Đoạn viết: “Trông bác sĩ .... đến hết bài”. - HS đọc thầm lại đoạn văn. - GV hỏi về nội dung của đoạn viết. - GV nhắc HS chú ý các trình bày lời đối thoại những từ ngữ trong bài dễ viết sai (đứng, phắt, rút soạt, quả quyết, nghiêm nghị ). GV cho HS luyện viết các từ này. HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. GV đọc cho HS soát lỗi. * GV nhận xét, chữa bài cho HS: Kiểm tra 5 – 7 bài nhận xét và chữa những lỗi phổ biến trong bài viết của học sinh. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài 1: HS mở sách ôn hè tr14. - HS đọc yêu cầu mục 3. GV viết yêu cầu lên bảng: Điền vào chỗ chấm l/n; an/ang và giải đố. - 2 HS nối tiếp nhau đọc câu đố. - GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở sau đó chữa bài. - HS nối tiếp nhau đọc lại bài sau khi đã điền đủ. Thứ tự cần điền là: a, lì, lại, nên, nay, loay. Giải đố: Cái gương. b, bàn, làng, han. Giải đố: Cái ấm nước. 4. Củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học hướng dẵn chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 15 tháng 7 năm 2016 Tiết 1: Toán ôn tập bài 1 (Tr 4- tiếp) I. Mục tiêu - Giúp HS ôn tập, củng cố về tính giá trị của biểu thức; củng cố dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 4, 5, 9; ôn về chu vi, diện tích dạng toán tổng – hiệu. - Rèn kĩ năng làm bài cho HS: Làm các bài từ 17 đến 20 sách ôn hè tr 10-11. II. Đồ dùng dạy học Sách ôn hè, vở viết. III. Các hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Luyện tập. * GV hướng dẫn học sinh làm từ bài 17 đến bài 20(tr 10-11) Bài 17: HS đọc yêu cầu của bài. - HS đọc các biểu thức. - GV yêu cầu HS tính giá trị từng biểu thức. - HS đọc kết quả bài làm, cả lớp nhận xét. a, 76589 + 254 x68 – 68975 b, 1748 x32 + 9900 : 495 = 76589 + 17272 – 68975 = 55936 + 20 = 93861 – 68975 = 55956 = 24886 * Củng cố: HS nêu lại cách tính giá trị của biểu thức. Bài 18: HS đọc yêu cầu của bài. - GV yêu cầu, HS làm vào vở sau đó nối tiếp nhau đọc bài làm. - Cả lớp nhận xét và chữa: a, 120 b, 990 c, Vì số đó chia cho 2,3,4,5 có số dư lần lượt là 1,2,3,4 nên ta thêm 1 đơn vị vào số đó thì số đó sẽ chia hết cho 2,3,4,5. Dựa vào dấu hiệu chia hết, ta tìm được số bé nhất chia hết cho 2,3,4,5 là 120 Số chia cho 2,3,4,5 có số dư lần lượt là 1,2,3,4 là 210 – 1 = 119 Đ/s: 119 - GV chốt kiến thức: HS nêu lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. Bài 19: HS đọc bài toán và cho biết: - 1 HS đọc bài toán, cả lớp đọc thầm và cho biết: + Bài toán cho biết gì? (chu vi manh đất HCN là 168m; dài hơn rộng 16m) + Bài toán hỏi gì? (Tính diện tích) + Bài toán thuộc dạng toán gì? (Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số) - GV hướng dẫn HS phân tích bài và tìm các bước giải. + Tìm tổng của hai số (nửa chu vi): 168 : 2 = 84 (m) + Vẽ sơ đồ. + Tìm chiều dài: (84 + 16) : 2 = 50 (m) + Tìm chiều rộng: 50 – 16 = 34 (m) + Tính diện tích: 34 x 50 = 1700 (m) - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét và bổ sung. - HS nhận xét và chữa bài. - HS nêu lại cách tính diện tích hình chữ nhật. Bài 20: HS đọc bài toán và cho biết: - Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - GV hướng dẫn HS phân tích bài và tìm các bước giải. - HS thảo luận theo nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGA HE TUAN1.doc