Giáo án Sinh học 11 Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)

III. Tổ chức hoạt động học:

Hoạt động 1 (Hoạt động khởi động): Động vật có xương sống có hệ thần kinh nào?

1. Mục đích:

- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh.

- Làm bộc lộ những hiểu biết sẵn có của học sinh.

- Tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có (Phiếu học tập 1)

- Học sinh huy động được kiến thức kĩ năng kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích mong muốn tìm hiểu bài học mới.

2. Nội dung:

- Giáo viên đưa ra câu hỏi về kiến thức cũ và câu hỏi liên hệ thức tế (có vd gợi ý), học sinh suy nghĩ trả lời.

- Giáo viên đặt vấn đề vào bài: Phiếu học tập 1 (chỉ trả lời những kiến thức đã học)

 Vậy đối với những động vật cấp cao và đại diện quen thuộc nhất chính là chính bản thân chúng ta thì có hệ thần kinh dạng gì? Và có cấu trúc hay cơ chế hoạt đông như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài 27: Cảm ứng ở động vật. (tiếp theo)

 

docx8 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 11 Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: CẢM ỨNG Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo) MỤC TIÊU: Năng lực: Tự chủ và tự học: Thông qua nghiên cứu SGK và tài liệu tham khảo trên mạng internet,.. Giao tiếp và hợp tác: Thể hiện thông qua hoạt động nhóm Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thể hiện thông qua việc trả lời câu hỏi liên hệ,.. Năng lực ngôn ngữ: Học sinh nắm được thuật ngữ chuyên ngành sinh học như: Hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại biên,.... Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội: Từ các các hoạt động phản xạ có điều kiện hình thành thói quen hay bản năng tốt hơn như việc dậy sớm học bài giúp cho bộ não ghi nhớ tốt hơn,.... Năng lực tin học: Năng lực tìm kiếm thông tin trên internet. Năng lực thể chất: HS biết cách giữ gìn sức khỏe bằng cách hình thành thói quen dậy sớm tập thể dục,.. Phẩm chất: Yêu nước: Tuyên truyền cho mọi người ý thức tự giác học tập, tự học, hình thành thói quen tốt cho bản thân, cải thiện cuộc sống và môi trường. Chăm chỉ: Hình thành phẩm chất ham học, có tinh thần tự học, chăm làm, tham gia tích cực trong việc hoạt động nhóm, chăm chỉ trong các hoạt động vệ sinh cá nhân và môi trường. Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong học tập. Trách nhiệm: Bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, xã hội và môi trường sống. Phương tiện dạy học: Máy chiếu, máy tính. Hình ảnh về cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống Hình ảnh về sơ đồ cung phản xạ tự vệ ở người. Phiếu học tập. Phiếu học tập số 1: Đại diện Cấu tạo hệ TK Hệ TK dạng Hoạt động của hệ TK Nguyên tắc Khi có kích thích Đáp án: Đại diện Ngành ruột khoang: Thủy tức, Sao biển,... Ngành giun dẹp, giun tròn, chân khớp. ? Cấu tạo hệ TK Tế bào TK Dây TK Hạch TK Chuỗi TK Não Tủy sống Dây TK Hạch TK Hệ TK dạng Lưới Chuỗi hạch ? Hoạt động của hệ TK Nguyên tắc Khi có kích thích Phản xạ Co toàn bộ cơ thể Phản xạ Co rút 1 phần cơ thể ? Phiếu học tập số 2: Sơ đồ tư duy qua hình ảnh Đáp án: Phiếu bài tập số 3: Trả lời các câu hỏi sau dựa vào số ô chữ đã cho và giải được từ khóa cuối cùng. Câu 1: Em làm rớt đồ xuống gầm giường, em phải chui vào để lấy món đồ đó. Khi chui ra thì em thấy trên áo em dính bụi, em sẽ làm gì? Câu 2: Trong lúc em đang trên đường đi học, em gặp 1 chú chó dại đang lấy đà tấn công em thì em sẽ làm gì? Câu 3: Lúc đói thì em sẽ nghĩ đến việc gì đầu tiên? Câu 4: Lúc khát thì em sẽ làm gì? Câu 5: Nhân vật Thị Nở nổi tiếng về cái gì? Câu 6: Vào 1 ngày đẹp trời em bước ra đường mà dẫm phải cây đinh thì em có cảm giác gì? Ô chữ: Đáp án: Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 4: Câu 5: Câu 6: Phiếu bài tập số 4: Đặc điểm Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện Nguồn gốc Tính chất Loại kích thích Trung ương thần kinh Đặc điểm Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện Nguồn gốc Bẩm sinh Học tập trong quá trình sống Tính chất Đặc trưng và di truyền loài Mang tính cá thể, có thể bị biến mất Loại kích thích Kích thích xác định tác dụng vào thụ quan tương ứng Kích thích bất kỳ Trung ương thần kinh Trụ não, tủy sống Vỏ não Tổ chức hoạt động học: Hoạt động 1 (Hoạt động khởi động): Động vật có xương sống có hệ thần kinh nào? Mục đích: Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh. Làm bộc lộ những hiểu biết sẵn có của học sinh. Tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có (Phiếu học tập 1) Học sinh huy động được kiến thức kĩ năng kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới, kích thích mong muốn tìm hiểu bài học mới. Nội dung: Giáo viên đưa ra câu hỏi về kiến thức cũ và câu hỏi liên hệ thức tế (có vd gợi ý), học sinh suy nghĩ trả lời. Giáo viên đặt vấn đề vào bài: Phiếu học tập 1 (chỉ trả lời những kiến thức đã học) Vậy đối với những động vật cấp cao và đại diện quen thuộc nhất chính là chính bản thân chúng ta thì có hệ thần kinh dạng gì? Và có cấu trúc hay cơ chế hoạt đông như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài 27: Cảm ứng ở động vật. (tiếp theo) Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh: Học sinh nêu được động vật có xương sống thuộc hệ thần kinh khác với hệ thần kinh chúng ta đã học ở bài trước. Ở động vật có xương sống thì có xương sống và não là nơi tập trung hệ thần kinh, có sự tiến hóa bậc cao nhất trong các hệ thần kinh và là hệ thần kinh dạng ống. Kĩ thuật tổ chức: Gv yêu cầu học sinh dùng kiến thức đã được học và được biết hoàn thanh phiếu bài tập số 1. (Những kiến thức chưa biết hoặc chưa được học thì để trống. Khi học xong bài này thì giải quyết vấn đề còn lại) GV dẫn vào bài mới: Vậy đối với những động vật cấp cao và đại diện quen thuộc nhất chính là chính bản thân chúng ta thì có hệ thần kinh dạng gì? Và có cấu trúc hay cơ chế hoạt đông như thế nào? Hoạt động 2 (Hình thành kiến thức mới): Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống Mục đích: Học sinh trình bày được đặc điểm tiến hóa của tổ chức thần kinh ở các hệ thần kinh. Học sinh nêu được cấu tạo và hoạt động của hệ thần kinh dạng ống. Học sinh vận dụng kiến thức giải thích được các phản xạ. Nội dung: Trình bày nội dung kiến thức học sinh cần hình thành Cấu trúc của hệ TK dạng ống: Cấu tạo. Sự hình thành trong quá trình tiến hóa. Hoạt động của hệ TK dạng ống: Nguyên tắc Các loại phản xạ. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh: . Nội dung 1: Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống Học sinh chia làm 3 nhóm, quan sát hình và nghiên cứu thông tin SGK để hoàn thành phiếu bài tập số 2. Học sinh hoạt động cá nhân vận dụng kiến trức trong phiếu bài tập số 2 để trả lời câu hỏi. Có thể học sinh chưa trả lời chính xác thì giáo viên và các bạn khác chỉnh sửa. Kiến thức cần đạt: Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống Hệ thần kinh dạng ống hình thành nhờ số lượng lớn các tế bào thần kinh tập hợp lại thành ống thần kinh nằm dọc theo cơ thể. Não bộ phát triển Gồm 2 phần chính: + Hệ thần kinh trung ương: Não, tủy sống + Hệ thần kinh ngoại biên: Hạch thần kinh, dây thần kinh Não gồm 5 phần: Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành-cầu não. Sự tiến hóa từ hệ thần kinh dạng lưới -> hệ thần kinh dạng chuỗi hạch -> hệ thần kinh dạng ống Số lượng tế bào thần kinh ngày càng lớn, sự liên kết và phối hợp hoạt động của các tế bào thần kinh ngày càng phức tạp, hoàn thiện. Các hoạt động của động vật ngày càng đa dạng, chính xác và hiệu quả. . Nội dung 2: Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống Học sinh chia làm 3 nhóm, dựa vào hiểu biết sẵn có để hoàn thành phiếu bài tập số 3. Học sinh trả lời được từ khóa chính trong phiếu học tập số 3 là “Phản xạ”. Từ đó học sinh nêu được hoạt động của hệ thần kinh dạng ống theo nguyên tắc phản xạ. Sau đó hoàn thành phiếu bài tập 4. Có thể học sinh chưa trả lời chính xác giáo viên và các bạn khác chỉnh sửa hoàn chỉnh. Kiến thức cần đạt: Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống Hệ thần kinh dạng ống thực hiện theo nguyên tắc phản xạ. Gồm: Phản xạ không có điều kiện và phản xạ có điều kiện. Phản ứng mau lẹ, chính xác và tính tế hơn, ít tiêu tốn năng lượng hơn. Kĩ thuật tổ chức: . Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh hệ thần kinh động vật có xương sống và phát phiếu học tập số 2. Học sinh nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập, học sinh thuyết trình về kết quả của nhóm. Giáo viên tổng kết và nhận xét. Giáo viên chiếu 2 bài tập cho học sinh thảo luận nhóm và trả lời. Bài tập 1: Hệ thần kinh ống gặp ở động vật nào? Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, thân mềm. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn. Bài tập 2: Những phát biểu sau Đúng hay Sai? Hệ thần kinh dạng ống cấu tạo từ nhiều tế bào thần kinh hơn hệ thần kinh dạng lưới. Não gồm 5 phần: Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành-cầu não. Hệ thần kinh dạng ống là bậc tiến hóa thấp nhất. Đầu trước của ống phát triển thành não bộ, phần sau hình thành tủy sống. . Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống GV chia lớp thành 3 nhóm. GV cho học sinh chơi trò ô chữ trong phiếu học tập số 3. GV chiếu đáp án phiếu học tập, chấm điểm cho các nhóm theo số lượng câu hỏi mà nhóm trả lời được và tuyên dương nhóm có nhiều câu trả lời đúng nhất. GV cho học sinh hoàn thành phiếu bài tập số 4. GV chiếu đáp án phiếu học tập. GV tổng kết lại kiến thức cho phần này. Hoạt động 3: Luyên tập Mục đích: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học. Học sinh thực hành vận dụng trực tiếp kiến thức vừa học để giải quyết câu hỏi liên quan đến bài. Nội dung: Học sinh trả lời 5 câu hỏi trắc nghiệm. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh: Dựa vào kiến thức đã học, hs hoàn thành những câu trả lời chưa hoàn thành ở phiếu bài tập số 1 để củng cố lại kiến thức. Hs trả lời được câu hỏi trắc nghiệm mà giáo viên đưa ra. Kĩ thuật tổ chức: GV lần lượt chiếu 5 câu hỏi trắc nghiệm, gọi học sinh trả lời. Học sinh sử dụng kiến thức bài trả lời câu hỏi. GV và các học sinh khác nhận xét, đánh giá. Câu 1: Bộ phận nào của não phát triển nhất là? Não trung gian Bán cầu đại não Tiểu não và hành não. Não giữa Câu 2: Điều không đúng đối với sự tiến hóa của hệ thần kinh là tiến hóa theo hướng Từ dạng lưới -> Chuỗi hạch -> Dạng ống Tiết kiệm năng lượng trong phản xạ. Phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường. Tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng. Câu 3: Trong các đặc điểm sau: Thường do tủy sống điều khiển Di truyền được, đặc trưng loài Có số lượng không hạn chế Mang tính bẩm sinh và bền vững Có bao nhiêu đặc điểm trên đúng với phản xạ không điều kiện? 1 2 3 4 Câu 4: Điều không đúng với đặc điểm phản xạ có điều kiện là: Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững. Không di truyền được và mang tính cá thể. Có số lượng hạn chế Thường do vỏ não điều khiển. Câu 5: Khi ngón tay chạm phải vật nhọn, trật tự nào sau đây mô tả đúng cung phản xạ co ngón tay? Thụ quan đau ở da -> Sợi vận động của dây thần kinh tủy -> Tủy sống -> Sợi cảm giác của dây thần kinh tủy -> các cơ ngón tay. Thụ quan đau ở da -> Sợi cảm giác của dây thần kinh tủy -> Tủy sống -> các cơ ngón tay. Thụ quan đau ở da -> Sợi cảm giác của dây thần kinh tủy -> Tủy sống -> Sợi vận động của dây thần kinh tủy -> Các cơ ngón tay. Thụ quan đau ở da -> Tủy sống -> Sợi vận động của dây thần kinh tủy -> các cơ ngón tay. Hoạt động 4: Vận dụng thực tiễn và tìm tòi mở rộng Câu 1: Tại sao thấy chó dại chúng ta lại có phản xạ là bỏ chạy? Giải thích theo cung phản xạ. Câu 2:Trí nhớ tốt thuộc phản xạ có điều kiện hay phản xạ không có điều kiện? Tại sao? Từ đó cho biết bản thân chúng ta cần phải rèn luyện như thế nào để có trí nhớ tốt. Giáo viên hướng dẫn Sinh viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 27 Cam ung o dong vat tiep theo_12539088.docx
Tài liệu liên quan