Giáo án Sinh học 9 - Học kì I - Bài 16: ADN và bản chất của gen

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Nêu cấu tạo hoá học của ADN? Vì sao ADN rất đa dạng và đặc thù?

- Mô tả cấu trúc không gian của ADN? Hoàn chỉnh đoạn AD có trình tự mạch 1 như sau: -A-G-X-T-A-A-G-T-G-

3. Bài mới:

a. Mở bài: 2’

Vì sao ADN của bố mẹ có thể truyền cho con cái được mà ADN của bố mẹ lại không bị mất? Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này trong tiết 16.

b. Phát triển bài:

Hoạt động 1: ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc nào?

Mục tiêu: Nêu được cơ chế tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc: khuôn mẫu, bổ sung và bán bảo toàn.

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Học kì I - Bài 16: ADN và bản chất của gen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 09 Ngày soạn: Tiết: 17 Ngày dạy: Bài 16 ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được cơ chế tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc: khuôn mẫu, bổ sung và bán bảo toàn. - Nêu được ý nghĩa của quá trình tự nhân đôi của ADN. - Nêu được bản chất hoá học của gen là ADN. - Nêu được chức năng của gen. 2. Kĩ năng - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ , lớp. - Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin để tìm hiểu về cơ chế tự nhân đôi của ADN, bản chất hoá học của gen, chức năng của gen. 3. Thái độ Tích cực chiếm lĩnh tri thức. II. Phương pháp Động não, vấn đáp - tìm tòi, trực quan, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề. III. Thiết bị dạy học - Mô hình Sự tự nhân đôi của ADN. - Bảng phụ. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Nêu cấu tạo hoá học của ADN? Vì sao ADN rất đa dạng và đặc thù? - Mô tả cấu trúc không gian của ADN? Hoàn chỉnh đoạn AD có trình tự mạch 1 như sau: -A-G-X-T-A-A-G-T-G- 3. Bài mới: a. Mở bài: 2’ Vì sao ADN của bố mẹ có thể truyền cho con cái được mà ADN của bố mẹ lại không bị mất? Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này trong tiết 16. b. Phát triển bài: Hoạt động 1: ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc nào? Mục tiêu: Nêu được cơ chế tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc: khuôn mẫu, bổ sung và bán bảo toàn. Nêu được ý nghĩa của quá trình tự nhân đôi của ADN. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 12’ - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi: - Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào? - Yêu cầu HS tiếp tục nghiên cứu thông tin, quan sát H 16, thảo luận câu hỏi: + Nêu hoạt động đầu tiên của ADN khi bắt đầu tự nhân đôi? + Quá trình tự nhân đôi diễn ra trên mấy mạch của ADN? + Các nuclêôtit nào liên kết với nhau thành từng cặp? + Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN diễn ra như thế nào? + Có nhận xét gì về cấu tạo giữa 2 ADN con và ADN mẹ? - Yêu cầu 1 HS mô tả lại sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN. - Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc nào? - GV nhấn mạnh sự tự nhân đôi là đặc tính quan trọng chỉ có ở ADN. - HS nghiên cứu thông tin ở đoạn 1, 2 SGK và trả lời câu hỏi. - Trong nhân tế bào vào kì trung gian. - Các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến và nêu được: + ADN duỗi xoắn. + Diễn ra trên 2 mạch. + Nuclêôtit trên mạch khuôn liên kết với nuclêôtit nội bào theo nguyên tắc bổ sung. + Mạch mới hình thành theo mạch khuôn của mẹ và ngược chiều. + Cấu tạo của 2 ADN con giống nhau và giống mẹ. - 1 HS lên mô tả trên tranh, lớp nhận xét, đánh giá. - Nguyên tắc: khuôn mẫu, bổ sung và bán bảo toàn. - HS chú ý. I. ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc nào? - ADN tự nhân đôi diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian. - ADN tự nhân đôi theo đúng mẫu ban đầu. - Quá trình tự nhân đôi: + 2 mạch ADN tách nhau dần theo chiều dọc. + Các nuclêôtit trên 2 mạch ADN liên kết với nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo NTBS. + 2 mạch mới của 2 ADN dần được hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ và ngược chiều nhau. + Kết quả: cấu tạo 2 ADN con được hình thành giống nhau và giống ADN mẹ, trong đó mỗi ADN con có 1 mạch của mẹ, 1 mạch mới tổng hợp từ nguyên liệu nội bào. (Đây là cơ sở phát triển của hiện tượng di truyền). - Nguyên tắc tổng hợp ADN: + Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN. Các nucleotit ở mạch khuôn liên kết với các nucleotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A – T, T - A, G – X, X – G. + Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới. Hoạt động 2: Bản chất của gen Mục tiêu: Nêu được bản chất hoá học của gen là ADN. 8’ - GV thông báo khái niệm về gen + Thời Menđen: quy định tính trạng cơ thể là các nhân tố di truyền. + Moocgan: nhân tố di truyền là gen nằm trên NST, các gen xếp theo chiều dọc của NST và di truyền cùng nhau. + Quan điểm hiện đại: gen là 1 đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định. - Bản chất hoá học của gen là gì? Gen có chức năng gì? - HS lắng nghe GV thông báo - HS dựa vào kiến thức đã biết để trả lời. II. Bản chất của gen - Gen là 1 đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định. - Bản chất hoá học của gen là ADN. - Chức năng: gen là cấu trúc mang thông tin quy định cấu trúc của 1 loại prôtêin. Hoạt động 3: Chức năng của ADN Mục tiêu: Nêu được chức năng của gen 8’ - GV phân tích và chốt lại 2 chức năng của ADN. - GV nhấn mạnh: sự tự nhân đôi của ADN dẫn tới nhân đôi NST " phân bào " sinh sản. - HS nghiên cứu thông tin. - Ghi nhớ kiến thức. III. Chức năng của ADN - ADN là nơi lưu trữ thông tin di truyền (thông tin về cấu trúc prôtêin). - ADN thực hiện sự truyền đạt thông tin di truyền qua thế hệ tế bào và cơ thể. 4. Củng cố: 3’ - Gọi HS đọc khung màu hồng. - GV nhắc lại trọng tâm bài học: cơ chế tự nhân đôi của ADN, bản chất của gen, chức năng của ADN. 5. Kiểm tra đánh giá: 4’ 1) Tính số nuclêôtit mỗi loại của đoạn gen (đoạn gen gồm 2 mạch): Agen = Tgen = A1 + T1 (nu) Ggen = Xgen = G1 + X1 (nu) 2) Tính tổng nuclêôtit của đoạn gen (N): N = số nucleotit 1 mạch x 2 N = 2Agen + 2Ggen = 2Tgen + 2Xgen (nu) 3) Tính chiều dài của đoạn gen: (A0) 4) Tính số liên kết hiđrô của đoạn gen: H = 2A + 3G = 2T + 3X (liên kết) 5)Công thức tính khối lượng phân tử của Gen: M = N . 300 (đvC) 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Xem trước bài 17. 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc17D.doc