Giáo án Tin học 6 - Năm học 2017 - 2018

A. Khởi động

GV: Hệ điều hành là gì? Nhiệm vụ của hệ điệu hành?

HSTL

GV: Hệ điều hành được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là gì? Nêu các phiên bản mà em biết?

HSTL

GV: Có rất nhiều phiên bản khác nhau của windows, tuy nhiên chúng đều có chung một số đặc tính, chức năng, giao diện, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu

 

doc13 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 687 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 6 - Năm học 2017 - 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/11/2017 Tuần: từ tuần 13 đến tuần 14 Ngày dạy: 10-04/12/2017 Tiết: từ tiết 25 đến tiết 27 Tên chủ đề: Hệ Điều Hành Windows – Thực Hành Số tiết: 3 I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Nhận biết được và chỉ đúng tên các biểu tượng chính trên giao diên khởi động của hệ điều hành Windows. - Biết ý nghĩa của các khái niệm quan trọng sau của hệ điều hành Windows: Màn hình nền (Desktop), thanh công việc (Task bar), nút Start, các biểu tượng chương trình ứng dụng và khái niệm cửa sổ (Windows) trong hệ điều hành. - Biết và hiểu được các thành phần chính của một cửa sổ trong Windows. 2. Kĩ năng: - Thực hiện các thao tác vào/ra hệ thống. - Bước đầu làm quen với việc sử dụng bảng chọn Start. -Thực hiện các thao tác cơ bản với cửa sổ, biểu tượng, thanh bảng chọn trong môi trường Windows. 3. Năng lực cần phát triển: Qua dạy học Hệ điều hành Windows có thể hướng tới hình thành và phát triển năng lực: - Nhận biết các biểu tượng chính của màn hình nền, các thành phần trong cửa sổ. - Học sinh sử dụng thành thạo các thao tác vào/ra hệ thống. - Thao tác với cửa sổ, biểu tượng . - Vận dụng vào thực hành. II. BẢNG MÔ TẢ CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT TRIỂN Nội dung Nhận biết (Mô tả yêu cầu cần đạt) Thông hiểu (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng thấp (Mô tả yêu cầu cần đạt) Vận dụng cao (Mô tả yêu cầu cần đạt) 1. Màn hình nền HS nhận biết được màn hình nền, các thành phần trên màn hình nền, các biểu tượng chính, các biểu tượng khác. ND1.DT.NB1 ND1.DT.NB2 ND1.DT.NB3 Xác định các biểu tượng trên mà hình nền.Thao tác với các biểu tượng. ND1.DT.TH1 ND1.DT.TH2 2.Bắt đầu làm việc với Windows HS nhận biết được nút Start ND2.DT.NB1 Cách thao tác nút Start, xác định các thành phần của bảng chọn start và màn hình start ND2.DT.TH1 ND2.DT.TH2 3. Thanh công việc - Nhận biết thanh công việc nằm ở đâu. - Các thành phần có thể có trên thanh công việc ND3.DT.NB1 ND3.DT.NB2 4. Cửa sổ làm việc -Làm quen và nhân biết các thành phần chính của cửa sổ ND4.DT.NB1 Nhận biết và kích hoạt các thành phần trên cửa sổ ND4.DT.TH1 ND4.DT.TH2 5. Đăng nhập phiên làm việc – Log On: Các bước thực hiện đăng nhập để bắt đầu một phiên làm việc. ND5.TH.VD1 6. Làm quen với màn hình nền và thanh công việc Khởi động một chương trình ứng dụng có biểu tượng trên màn hình nền ND6.TH.VD1 Xóa biểu tượng trên màn hình nền ND6.TH.VD2 Di chuyển, sắp xếp lại vị trí các biểu tượng ND6.TH.VD3 7. Làm quen với bảng chọn start và màn hình start Khởi động một chương trình ứng dụng trong bảng chọn start hoặc màn hình start ND7.TH.VD1 Đưa biểu tượng chương trình ra màn hình nền, màn hình start và thanh công việc ND7.TH.VD2 8. Làm quen với cửa số chương trình Khởi động 1 chương trình ứng dụng (Word) hoặc một tiện ích hệ thống (My computer) và khám phá các thành phần bên trong ND8.TH.VD1 9. Kết thúc phiên làm việc Các bước thực hiện đăng nhập để kết thúc phiên làm việc. ND9.TH.VD1 III. HỆ THỐNG CÂU HỎI/BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ THEO CÁC MỨC ĐÃ MÔ TẢ ND1.DT.NB1 - Em hiểu màn hình nền là gì? ND1.DT.NB2 - Các em hãy quan sát hình 3.19, các em thấy trên màn hình nền có những thành phần nào? ND1.DT.NB3 - Trên màn hình nền gồm có những biểu tượng nào? ND1.DT.TH1 - Hãy chỉ các biểu tượng trên màn hình nền? ND1.DT.TH2 - Các thao tác chọn, kích hoạt, di chuyển biểu tượng? ND2.DT.NB1 - Nút Start nằm ở đâu trên màn hình nền? ND2.DT.TH1 - Khi nháy vào nút Start chúng ta thấy gì? ND2.DT.TH2 -Học sinh tự xác định trong bảng chọn start và màn hình start có những gì? ND3.DT.NB1 - Thanh công việc nằm ở đâu trên màn hình? ND3.DT.NB2 - Các thành phần có thể có trên thanh công việc? ND4.DT.NB1 -Các cửa sổ đều có các điểm chung gồm những gì? ND4.DT.TH1 -Hãy kích hoạt cửa sổ My Computer? ND4.DT.TH2 -Em hãy chỉ ra các thành phần trên cửa sổ? ND5.TH.VD1 -Các bước thực hiện đăng nhập để bắt đầu một phiên làm việc. ND6.TH.VD1 HS thực hành khởi động một chương trình ứng dụng có biểu tượng trên màn hình nền ND6.TH.VD2 HS thực hiện xóa biểu tượng trên màn hình nền ND6.TH.VD3 HS thực hiện di chuyển, sắp xếp lại vị trí các biểu tượng ND7.TH.VD1 HS thực hiện khởi động một chương trình ứng dụng trong bảng chọn start hoặc màn hình start ND7.TH.VD2 HS thực hiện đưa biểu tượng chương trình ra màn hình nền, màn hình start và thanh công việc ND8.TH.VD1 HS thực hiện khởi động 1 chương trình ứng dụng (Word) hoặc một tiện ích hệ thống (My computer) và khám phá các thành phần bên trong ND9.TH.VD1 -Các bước thực hiện kết thúc phiên làm việc? IV. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ: (Tổ nhóm thực hiện) Nội dung Hình thức tổ chức dạy học Thời lượng Thời điểm Thiết bị DH, Học liệu Ghi chú Màn hình nền, bắt đầu làm việc với windows Hoạt động nhóm, Đặt và giải quyết vấn đề 45' Máy chiếu SGK Thanh công việc, cửa sổ làm việc Hoạt động nhóm, Đặt và giải quyết vấn đề 45' Máy chiếu SGK Thực hành làm quen với windows Hoạt động nhóm, Đặt và giải quyết vấn đề 45' Phòng máy SGK V. THIẾT KẾ TIẾN TÌNH DẠY HỌC Tiết 1: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG Khởi động GV: Hệ điều hành là gì? Nhiệm vụ của hệ điệu hành? HSTL GV: Hệ điều hành được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là gì? Nêu các phiên bản mà em biết? HSTL GV: Có rất nhiều phiên bản khác nhau của windows, tuy nhiên chúng đều có chung một số đặc tính, chức năng, giao diện, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Hình thành kiến thức Hoạt động 1: Màn hình nền Trước khi tìm hiểu màn hình làm việc chính của Windows gồm những thành phần nào chúng ta đi vào tìm hiểu màn hình nền là cái gì? Các em hãy quan sát hình 3.19, các em thấy trên màn hình nền những thành phần gì? - Trên màn hình nền có các biểu tượng nào? Nêu chức năng của các biểu tượng đó? HSTL: -Khi muốn xem thông tin có trên máy tính ta nháy đúp vào biểu tượng Computer để xem thông tin, một cửa sổ được mở ra dưới dạng tương tự hình dưới dây: (Giáo viên cho học sinh quan sát). - Trong Windows khi xoá các tệp tin trên đĩa cứng, các tệp sẽ không bị mất hẵn mà chỉ bị chuyển đến một nơi chứa tạm thời. Đó chính là Recycle Bin - Người sử dụng có thể dùng Recycle Bin để phục hồi các tệp tin đã bị xoá nhầm. - GV nhấn mạnh cho HS biết là khi cài đặt xong thì các biểu tượng này được tạo ra ngay trên màn hình nền. 1. Màn hình nền Vùng diện tích làm nền cho các đối tượng trong Windows ta gọi là màn hình nền. Màn hình xuất hiện đầu tiên sau khi khởi động máy tính Các thành phần chính trên màn hình nền: - Nút start - Thanh công việc - Biểu tượng chương trình + Biểu tượng chương trình phần mềm ứng dụng + Biểu tượng tiện ích hệ thống: Computer, network, recycle bin, Chú ý: Muốn xem thông tin trong một thư mục hay ổ đĩa ta cần nháy đúp vào biểu tượng tương ứng. Hoạt động2: Bắt đầu làm việc với Windows - GV hỏi HS nút Start nằm ở đâu trên màn hình nền? - Khi nháy vào nút Start chúng ta thấy gì? * Khi nháy nút Start,bảng chọn Star và màn hình start xuất hiện. - Bảng chọn start có những gì? HSTL - Một số chương trình tiện ích thường dùng: +Control Panel: Trình ứng dụng hệ thống chính của Windows dùng để điều khiển toàn bộ hệ thốngthiết bị phần cứng, phần mềm đi theo hệ điều hành. File Explorer (My Computer): Trình ứng dụng xem, tìm kiếm và khai thác thông tin trên máy tính thông qua hệ thống thư mục và tệp tin + Power: Trình ứng dụng để điều khiển liên quan đến vào /ra Windows và bật/tắt máy tính. + Search: Chức năng tìm kiếm thông tin (tệp, thư mục, chương trình) trên máy tính. - Quan sát hình 3.25, hãy cho biết màn hình start có bao nhiêu biểu tượng và các biểu tượng này được chia làm mấy nhóm và tên các nhóm là gì? HSLT 2. Bắt đầu làm việc với Windows * Nút Start nằm góc dưới bên trái màn hình nền, là nơi bắt đầu mọi công việc trong Windows. - Nháy chuột vào nút Start để mở bảng chọn Start và màn hình Start *Bảng chọn Start: Cho phép người dùng quan sát, tìm kiếm được tất cả các chương trình hiện có trên máy tính, kể cả các chương trình tiện ích hệ thống và cả các chương trình ứng dụng do người dùng cài đặt. * Màn hình Strart: Là nơi lưu trữ, hiển thị, sắp đặt các ứng dụng theo yêu cầu của người dùng, và là nơi bắt đầu phiên làm việc. Số lượng biểu tượng trên màn hình Start tùy ý, phụ thuộc vào số lượng ứng dụng có trong hệ thống. Tiết 2: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG Khởi động Chúng ta đã tìm hiểu về nút star, bảng chọn start và màn hình start, các biểu tượng trên màn hình nền. Để làm việc với một chương trình ta phải khởi động chương trình đó, sau khi khởi động chương trình sẽ xuất hiện cửa sổ làm việc, biểu tượng của nó sẽ được hiển thị trên thanh công việc. Vậy tiết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thêm về thanh công việc và cửa sổ làm việc trong windows Hình thành kiến thức Hoạt động 1: Thanh công việc - GV hỏi lại HS: Thanh công việc thường nằm ở đâu trên màn hình? HSTL - Quan sát hình 3.26, liệt kê các thành phần trên thanh công việc? - Khi chạy một chương trình, biểu tượng của nó xuất hiện trên thanh công việc. - Để chuyển đổi nhanh giữa các chương trình đó ta nháy chuột vào biểu tượng chương trình tương ứng. 3. Thanh công việc - Thường nằm ở cạnh dưới màn hình. - Trên thanh công việc thường có: + Nút start + Một số biểu tượng chương trình thường dùng +Biểu tượng của chương trình đang chạy + Các tiện ích hay dùng Hoạt động 2: Cửa sổ làm việc Trong Windows, mỗi chương trình được thực hiện trong một cửa sổ riêng. Người sử dụng giao tiếp với chương trình thông qua cửa sổ đó. Muốn mở cửa sổ chương trình thì cách đơn giản nhất là nhấn đúp vào biểu tượng chương trình có trên màn hình nền. - Giới thiệu một cửa sổ quen thuộc và thường xuyên sử dụng như: My Documents hoặc My Computer hoặc một số chương trình ứng dụng khác. - Theo em các cửa sổ làm việc có những đặc điểm chung nào? - GV hướng dẫn cách di chuyển cửa sổ bằng cách đưa con trỏ lên thanh tiêu đề của cửa sổ và kéo thả đến vị trí mong muốn. - Thực hiện các thao tác trong của sổ 4. Cửa sổ làm việc *Các cửa sổ đều có các điểm chung sau: - Tên hiển thị trên thanh tiêu đề - Có thể dịch chuyển cửa sổ bằng cách kéo thả thanh tiêu đề. - Các dải lệnh chứa biểu tượng các lệnh của chương trình - Các nút phóng to, thu nhỏ, đóng cửa sổ Tiết 3: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG Khởi động Học sinh ngồi theo vị trí, khởi động máy tính, báo cáo tình hình cho GV. Hình thành kiến thức Hoạt động 1: HD học sinh làm quen với Windows qua việc đăng nhập phiên làm việc - Để đảm bảo tính riêng tư khi làm việc trên máy tính, nhất là máy tính dùng chung cho nhiều người, Windows XP cho phép mỗi người có thể đăng ký riêng một tài khoản. Tài khoản (Account) của người dùng gồm tên (User name) và mật khẩu ( Password) để đăng nhập. - Mỗi khi đăng nhập để bắt đầu một phiên làm việc, em thực hiện các bước: + Chọn tên đăng nhập đã đăng ký. + Nhập mật khẩu ( nếu cần ). + Nhấn phím Enter. Sau khi đăng nhập màn hình nền sẽ hiện ra, gồm: Nút Start, các biểu tượng, thanh công việc 1. Đăng nhập phiên làm việc + Chọn tên đăng nhập đã đăng ký. + Nhập mật khẩu ( nếu cần ). + Nhấn phím Enter Hoạt động 2: Làm quen với màn hình nền và thanh công việc GV hướng dẫn học sinh thực hiện HS thực hành trên máy Học sinh thực hiện các thao tác: + Khởi động một chương trình ứng dụng có biểu tượng trên màn hình nền + Xóa 1 biểu tượng trên màn hình nền + Di chuyển, sắp xếp lại vị trí các biểu tượng Hoạt động 3: Làm quen với bảng chọn start và màn hình start GV hướng dẫn học sinh thực hiện HS thực hành trên máy Học sinh thực hiện các thao tác + Khởi động một chương trình ứng dụng có biểu tượng trên bảng chọn hoặc màn hình start + Sắp xếp, di chuyển, tạo nhóm mới trên màn hình start + Đưa biểu tượng chương trình ra màn hình nền, màn hình start và thanh công việc Hoạt động 4: Làm quen với cửa sổ chương trình GV hướng dẫn học sinh thực hiện HS thực hành trên máy Học sinh thực hiện các thao tác: + Mở một chương trình ứng dụng hoặc tiện ích bất kỳ, quan sát các thành phần có trên cửa sổ Hoạt động 5: Giới thiệu cách kết thúc phiên làm việc - Để kết thúc phiên làm việc em có thể thực hiện các bước sau: + Nháy chuột tại nút Start. + Nháy vào Log Off. + Nháy nào nút Log Off lần nữa. 6. Kết thúc phiên làm việc + Nháy chuột tại nút Start. + Nháy vào shut down (tắt máy)/ Log Off , sign out (Đăng xuất, thoát khỏi phiên làm viêc)/ Sleep (tạm nghỉ)/ Restart (Khởi động lại máy tính) IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ TIẾT 28: BÀI THỰC HÀNH SỐ 3: CÁC THAO TÁC VỚI THƯ MỤC. I. Mục tiêu bài giảng : + HS làm quen với hệ thống quản lý tệp trong Windows XP. + HS biết sử dụng cửa sổ My Computer để xem nội dung các thư mục + Biết tạo thư mục mới, đổi tên, sao chép, di chuyển, xoá các thư mục đã có + Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học. II. Phương tiện và cách thức : a. Phương tiện thực hiện + GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy tính để thực hành. + HS: Đồ dùng học tập, SGK. b. Cách thức tiến hành : + Lấy HS làm trung tâm. + Nêu vấn đề, gợi mở, diễn giảng và các phương pháp khác. III. Tiến trình giờ dạy : 1) Ổn định tổ chức lớp : 2) Kiểm tra bài cũ : Em hãy nêu các thao tác chính với thư mục? 3) Nội dung bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung A. Hoạt động khởi động Ý tưởng sư phạm: Hoạt động này trang bị cho HS những hiểu biết về tầm quan trọng của hệ thống quản lý các tệp trong windows Nội dung GV sắp xếp học sinh ngồi vào máy tính, khởi động máy tính Giả sử trong máy tính chúng ta có rất nhiều tệp tin, chúng ta phải làm gì để tìm kiếm và sử dụng các tệp tin đó một cách nhanh nhất? HS: Chúng ta cần phải tạo ra các thư mục để quản lý sắp xếp các tệp tin đó một cách khoa học B. Hoạt động hình thành kiến thức, luyện tập GV: Nêu mục đích, yêu cầu của bài GV yêu cầu học sinh thực hành theo sách giáo khoa trả lời các câu hỏi: + Cách mở computer? + Cửa sổ Computer được hiện thị hư thế nào? HS thực hành và trả lời GV: Cách xem nội dung của đĩa? GV: Hãy mở một ổ đĩa bất kì và xem nội dung các thư mục bên trong ổ đĩa đó. Và cho biết cách xem nội dung thư mục? HS thực hành trên máy và TL câu hỏi -Ta có thể chọn các dạng hiển thị khác nhau bằng nút lệnh change you view trên thanh công cụ - Nếu thư mục có các thư mục con bên trái biểu tượng thư mục có dấu “+”, nháy dấu “+” sẽ hiển thị các thư mục con, lúc này dấu “+” thành dấu “-“ - GV yc học sinh xem sgk cách tạo thư mục mới và thực hành và trình bày các bước để tạo thư mục mới? GV lưu ý cách đặt tên thư mục: không quá 255 kí tự, không chứa các kí tự \ / : * ? “ |, các thư mục con trong cùng một thư mục mẹ phải có tên khác nhau ? cách đổi tên thư mục - Ngoài ra có thể thực hiện đổi tên theo cách sau: ­ Nháy chuột vào tên thư mục cần đổi tên. ­ Nháy chuột 1 lần nữa -> nhập tên mới -> ấn phím Enter. ? Cách xoá thư mục ntn, YC học sinh thực hành trên cây thư mục mình mới tạo - Thư mục sau khi bị xoá sẽ được đưa vào thùng rác Recycle Bin. ? Cách khôi phục lại thư mục hoặc tệp bị xóa HS thực hành và trả lời GV yêu cầu học sinh mở bài thực hành 4 xem các thao tác sao chép tệp tin, các bước sao chép thư mục cũng tương tự. GV yêu cầu HS xem bài thực hành 4 phần di chuyển tệp tin, các bước di chuyển thư mục cũng tương tự. 1. Mở chương trình ứng dụng quan sát và khám phá máy tính. + Cách mở computer: nháy đúp vào biểu tượng Computer trên màn hình nền. + Cửa sổ Computer hiển thị dưới dạng 2 ngăn: trong đó ngăn bên trái cho biết cấu trúc các ổ đĩa và thư mục, ngăn bên phải hiện thông tin chi tiết của đối tượng đang chọn. 2. Xem nội dung đĩa. Để xem nội dung đĩa: - Nháy chuột vào biểu tượng ổ đĩa cần xem ở ngăn bên trái cửa sổ. (Hoặc nháy đúp chuột vào biểu tượng ổ đĩa ở ngăn bên phải cửa sổ) 3. Xem nội dung thư mục. - Xem nội dung thư mục: Nháy chuột vào tên của thư mục ở ngăn bên trái (hoặc nháy đúp chuột vào tên của thư mục ở ngăn bên phải) 4. Tạo thư mục mới. Các bước tạo thư mục mới: - B1: Mở cửa sổ thư mục sẽ chứa thư mục cần tạo. - B2: Nháy chuột phải vào khoảng trống bên trong cửa sổ -> xuất hiện bảng chọn. - B3: Chọn New -> xuất hiện bảng chọn dọc -> chọn Folder. - B4: Nhập tên cho thư mục cần tạo -> ấn phím Enter trên bàn phím. 5. Đổi tên thư mục. - Nháy chuột phải vào thư mục -> xuất hiện bảng chọn -> Chọn Rename. - Nhập tên mới cho thư mục. - Ấn phím Enter trên bàn phím. 6. Xoá thư mục. - Nháy chuột vào thư mục cần xoá. - Thực hiện 1 trong 2 cách sau: Ấn phím Delete trên bàn phím. ( Hoặc nháy chuột phải -> chọn Delete) 7. Khôi phục các thư mục hoặc tệp bị xóa. - Mở thùng rác (recycle bin) - Nháy nút phải chuột lên đối tượng bị xóa - Chọn lệnh restore 8. Sao chép thư mục Các bước để sao chép thư mục: - B1: Chọn thư mục cần sao chép. - B2: Nháy chuột vào bảng chọn Edit -> chọn Copy. - B3: Chuyển đến thư mục sẽ chứa thư mục đó. - B4: Nháy chuột vào bảng chọn Edit -> chọn Paste. 9. Di chuyển thư mục Các bước để di chuyển thư mục: - B1: Chọn thu mục cần di chuyển. - B2: Nháy chuột vào bảng chọn Edit -> chọn Cut. - B3: Chuyển đến thư mục sẽ chứa. - B4: Nháy chuột vào bảng chọn Edit -> chọn Paste. C. Hoạt động vận dụng - GV ra bài thực hành - Học sinh thực hành tạo cây thư mục như hình vẽ, thực hành các thao tác với thư mục GV quan sát hướng dẫn HS làm bài. Trong ổ D tạo thư mục LOP 6 Trong thư mục LOP 6 tạo các thư mục con theo cấu trúc sau Dựa vào cấu trúc cây thư mục đã tạo thực hiện các yêu cầu sau: + Đổi tên thư mục CHUYEN TOAN thành CHUYEN SINH + Sao chép thư mục CHUYEN LY sang thư mục LOP XA HOI và đổi tên CHUYEN DIA + Di chuyển thư mục CHUYEN TIN sang LOP THUONG + Xoá thư mục LOP 6 của em D. Tìm tòi mở rộng GV nhắc nhở HS về nhà thực hành lại các thao tác với thư mục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12310491.doc
Tài liệu liên quan