Giáo trình đào tạo máy trưởng hạng ba - Cấu trúc tàu

LỜI GIỚI THIỆU 1

MỤC LỤC 2

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TÀU THUYỀN 4

Bài 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TÀU THUYỀN 4

1.2.1 Mục đích của việc phân loại: 4

1.2.2 Phân loại tàu thuyền: 4

Bài 2: MỚN NƯỚC, THƯỚC MỚN NƯỚC VÀ DẤU CHUYỂN CHỞ 6

2.1 Mớn nước của tàu 6

2.2 Thước mớn nước 6

2.3 Dấu chuyên chở 7

KẾT CẤU TÀU 11

Bài 1: KẾT CẤU CHUNG 11

Bài 2: CẤU TRÚC KHUNG TÀU 12

2.1 Khái niệm về khung tàu: 12

2.2 Cấu trúc khung tàu: 12

2.3 Các hệ thống kết cấu khung tàu 14

Bài 3: CẤU TRÚC VỎ TÀU 16

3.1 Khái niệm về vỏ tàu: 16

3.2 Cách lắp ghép vỏ tàu gỗ 16

3.3 Cách lắp ghép vỏ tàu sắt 16

Bài 4: BOONG VÀ THƯỢNG TẦNG 18

Bài 5: CẤU TRÚC MỘT SỐ LOẠI TÀU CHUYÊN DỤNG 18

5.1 Tàu chở hàng tạp hóa 18

5.2 Tàu chở hàng hạt rời 18

5.3 Tàu chở gỗ 18

5.4 Tàu ướp lạnh 18

5.5 Tàu Container 19

5.7 Tàu chở khách 20

Chương III 21

CÁC HỆ THỐNG VÀ THIẾT BỊ TRÊN TÀU 21

Bài 1: HỆ THỐNG LÁI 21

1.1. Tác dụng của hệ thống lái: 21

1.2 Bánh lái 21

1.3. Các loại truyền động lái (các hệ thống lái): 23

1.4. Bảo dưỡng hệ thống lái: 27

Bài 2: HỆ THỐNG NEO 29

2.1 Tác dụng: 29

2.3. Cấu tạo 29

2.4. Bảo quản hệ thống neo 33

3.1 Tác dụng 34

3.2 Yêu cầu 34

3.3 Các bộ phận cơ bản của thiết bị buộc tàu 34

Bài 4 CÁC TRANG THIẾT BỊ AN TOÀN 40

4.1 Trang thiết bị cứu sinh 40

4.2.2.1. Bình chữa cháy bằng CO2: 44

4.2.2.2 Bình bột khô: 45

4.2.2.3. Bình chữa cháy bằng bọt: 46

4.3 Trang thiết bị hàng giang và cứu thủng 46

CHƯƠNG 4: 55

CÁC ĐẶC TÍNH CƠ BẢN CỦA TÀU THUYỀN 55

Bài 1: CÁC ĐẶC TÍNH CƠ BẢN CỦA TÀU THUYỀN 55

1.1 Tính nổi 55

1.2 Tính ổn định 58

Bài 2: CÁC ĐẶC TÍNH HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU THUYỀN 66

2.1 Tính lắc 66

2.2 Tính chống chìm 68

2.3 Tính điều khiển 68

2.6 Tính bền 69

2.7 Tính chạy nhanh 70

 

doc72 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình đào tạo máy trưởng hạng ba - Cấu trúc tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lỉn xoay mắt lỉn mở Mắt lỉn thường: Có dạng hình bầu dục và dùng để xỏ maní ráp. Mắt lỉn có ngáng: Có hình dạng giống như mắt lỉn thường nhưng có ngáng ở giữa. Mắt lỉn xoay: Để tránh cho lỉn bị xoắn khi tàu quay trở, mắt lỉn này thường được bố trí ở đường lỉn đầu tiên (đoạn nối với neo). Maní: Để nối hai đường lỉn với nhau hoặc nối giữa lỉn với neo. Mắt lỉn mở: Bao gồm hai nửa mắt lỉn ghép lại bằng các ngàm và chốt dùng để nối hai đường lỉn với nhau. Mắt lỉn hoạt tính mỏ vịt: dùng để bỏ neo trong trường hợp khẩn cấp. Mắt lỉn này được bố trí ở đường lỉn cuối cùng (đoạn nối với thân tàu). 2.3.3 Cách đánh dấu đường lỉn: Đường thứ nhất: Mắt lỉn có ngáng cuối cùng của đường lỉn thứ nhất và mắt lỉn có ngáng đầu tiên của đường lỉn thứ hai được sơn trắng. Đường thứ hai: Hai mắt lỉn có ngáng cuối cùng của đường lỉn thứ hai và hai mắt lỉn có ngáng đầu tiên của đường lỉn thứ ba được sơn trắng. Đường thứ ba: Ba mắt lỉn có ngáng cuối cùng của đường lỉn thứ hai và ba mắt lỉn có ngáng đầu tiên của đường lỉn thứ tư được sơn trắng. Cách đánh dấu tương tự cho đường lỉn thứ tư, năm. Từ đường lỉn thứ sáu trở đi cách đánh dấu giống như đường lỉn thứ 1, 2, 3. 2.3.4 Lổ nống neo: 1 2 2 3 4 5 6 7 8 3 3 2 2 Dùng để dẫn hướng lỉn và là nơi chứa thân neo khi tàu hành trình. Xung quanh lổ nống neo người ta có thể khoét những lổ xả nước rửa neo khi tàu thu neo. 2.3.5 Tời neo (máy tời): Dùng để thu hoặc thả neo. Có cấu tạo như hình vẽ, bao gồm: (1)- Tay quay (2)- Bánh răng truyền động (3)- Trục quay (4)- Bộ ly hợp (trám) (5)- Bánh xe quấn lỉn (6)- Phanh đai (7)- Trống quấn dây (8)- Bệ đỡ Nguyên lý hoạt động: + Chưa vào trám: khi quay tay quay (1), thông qua các bánh răng truyền động (2) làm các trục (3) quay theo, trống quấn dây (7) và nửa trám (4) bên phải quay theo, bánh xe quấn lỉn (5) không quay làm lỉn và neo không chuyển động. Chế độ này được dùng để thu dây về bằng tời hoặc thử khả năng hoạt động của máy tời. + Khi vào trám: quay tay quay (1), thông qua các bánh răng truyền động (2) làm các trục (3) quay theo, trống quấn dây (7), trám (4), bánh xe quấn lỉn (5) quay theo, làm lỉn và neo chuyển động thu hoặc thả xuống tuỳ thuộc vào chiều quay của tay quay. Chế độ này được dùng để thu neo về hoặc xông neo ra khỏi lổ nống neo bằng tời. 2.3.6 Hầm chứa lỉn: Dùng để chứa lỉn neo. 2.3.7 Hãm lỉn: Dùng để giữ chặt lỉn khỏi bị xê dịch. Gồm các loại như: hãm gọng kềm, hãm chẹt cổ Kiểu gọng kiềm Kiểu chẹt cổ 2.4. Bảo quản hệ thống neo Hệ thống neo là một trong những hệ thống rất cần thiết ở trên tàu, do đó phải kiểm tra, bảo dưỡng cẩn thận. Công tác bảo dưỡng bao gồm: Máy tời: Thường xuyên kiểm tra, bôi dầu mở vào bộ phận chuyển động như: hệ thống bánh răng, trục truyền động cũng như bộ phận phanh, hãm, trám (bộ ly hợp). Những bộ phận đó phải hoạt động nhẹ nhàng, linh hoạt, không bị kẹt, nếu thấy hư hỏng phải tiến hành sửa chữa hoặc thay thế. Sau khi thu neo xong phải đậy máy tời lại cẩn thận tránh bị nước mưa, nước biển làm hỏng máy tời. Lỉn neo: kiểm tra độ mài mòn của các mắt lỉn nhất là những mắc nối, xem chốt nhỏ xuyên qua ngáng của mắc nối còn tốt hay bị rỉ, bị gãy. Nếu không đảm bảo phải thay thế. Để đảm bảo an toàn, không cho tàu khỏi hành nếu hệ thống neo có những thiếu sót sau: + Thiếu một neo mũi (neo chính). + Mỗi dây lỉn thiết hai đường trở lên. + Mắc lỉn có vết rạng nứt. + Đường kính của mắc lỉn bị mòn quá 10% so với kích thước ban đầu. + Máy tời trục trặc, phanh đai không chắc chắn, bộ ly hợp không nhạy, kích thước của mắc lỉn không phù hợp với hình dạng và kích thước của rảnh trên bánh xe quấn lỉn. Bài 3: THIẾT BỊ BUỘC TÀU 3.1 Tác dụng Dùng để kéo tàu cập vào cầu tàu, vào các công trình nổi hoặc cập vào các công trình khác. Giữ cho tàu đứng yên không bị trôi dạt dưới tác dụng của gió và nước. Ngoài ra người ta còn sử dụng thiết bị buộc tàu để dịch chuyển tàu dọc theo cầu tàu khi không sử dụng máy chính 3.2 Yêu cầu Thiết bị buộc tàu gồm nhiều bộ phận chúng phải thoả mãn một số yêu cầu cơ bản như sau: Phải có khả năng kéo được tàu, cập mạn vào cầu tàu khi có gió thổi cấp 5 vuông góc với chiều dài tàu Các bộ phận của thiết bị buộc tàu phải được bố trí sao cho công việc chằng buộc tàu được thực hiện dễ dàng, an toàn không gây cản trở các hoạt động khác của tàu Phải có đủ độ bền để sao cho khi gặp quá tải mà không bị hư hỏng nặng Phải dễ dàng thay đổi được chiều dài dây buộc tàu khi lực căng trên dây thay đổi 3.3 Các bộ phận cơ bản của thiết bị buộc tàu 3.3.1. Dây buộc tàu Dùng để chằng buộc vào cầu tàu hoặc các công trình nổi khác và thường được sử dụng là loại dây sợi thực vật hoặc sợi tổng hợp. Phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản như sau: - Phải đủ độ bền nhưng không nên quá bền để khi gặp quá tải dây sẽ bị đứt trước nhằm bảo vệ cho các bộ phận khác - Phải có độ đàn hồi để sao cho có khả năng chịu được tải trọng động - Nhẹ, đủ bền để dễ dàng trong quá trình thao tác làm dây cũng như thay đổi hướng chuyển động của dây. Vị trí thông thường khi tàu cập vào cầu cảng như hình 3.1, ở vị trí như thế đối với tàu cỡ nhỏ phải bắt ít nhất 1 dây dọc mũi, 1 dây ngang mũi, 1 dây chéo mũi, 1 dây dọc lái,1 dây ngang lái và 1 dây chéo lái 1 2 3 4 5 6 Hình 3.1: Vị trí dây buộc tàu 1. Dây dọc mũi; 2. Dây ngang mũi; 3. Dây chéo mũi; 4. Dây chéo lái; 5. Dây ngang lái; 6. Dây dọc lái Đối với tàu cỡ trung bình, ngoài những dây kể trên chú ý tăng thêm 1 dây dọc mũi và 1 dây dọc lái. Đối với những tàu cỡ lớn thì các loại dây dọc, ngang và chéo phải tăng cường thêm, trong đó phải tăng cường trước hết là dây dọc mũi và dây dọc lái. Dây buộc tàu phải chắc chắn để đối phó được với trường hợp nổi gió hoặc nổi sóng bất thường do tàu khác chạy ngang qua với tốc độ lớn gây nên Dây buộc tàu thường làm bằng dây sợi tổng hợp (nilông, xtilông, pectông, caprông). Trên những tàu chở dầu có điểm bốc cháy dưới 610 C không dùng những dây dễ gây tia lửa điện khi cọ xát (dây cáp) hoặc dây dễ tích tụ điện (dây làm bằng sợi tổng hợp) mà thường dùng dây thực vật. Nhưng trên những tàu chở hàng khô thường dùng dây sợi tổng hợp, vì dây này không gỉ, nhẹ, nổi được trên mặt nước, chịu được sức căng lớn và có tính đàn hồi tốt. Dây cáp có nhược điểm là dễ han gỉ, chìm dưới nước, nhưng chịu được sức kéo lớn. Nếu dây cáp và dây thực vật cùng chịu một lực kéo (phụ tải) như nhau thì dây thực vật cần có kích thước lớn gấp 3 lần và trọng lượng lớn gấp 2 lần dây cáp. Dây thực vật thường dùng trên tàu là những loại dây đay, dây gai, dây manila. Tính đàn hồi theo chiều dọc của dây đay khoảng 25-30%, dây manila 15%, dây gai 10% Trên những tàu biển cỡ trung bình thường dùng dây cáp có đường kính 19-32mm và dây thực vật có chu vi 100-300mm; chiều dài của dây dọc là 110-200m, chịu được sức kéo 2900-32600kg. Chiều dài của dây lai (khi dùng tàu kéo) là 110-260m, chịu được sức kéo 4960-15700kg 3.3.2. Cọc bích Là những cọc bằng sắt hoặc bằng gỗ, gắn liền trên mặt boong, dùng để quấn dây buộc tàu. Cọc bích có hai loại chủ yếu: bích đơn và bích đôi. Loại bích đơn chủ yếu được dùng trên các tàu nhỏ. Bích được hàn hoặc bắt bu lông trên mặt boong. Đường kính ngoài của cọc bích thường lớn gấp 10 lần đường kính dây buộc tàu, sức chịu đựng của bích bằng sức chịu đựng cho phép của dây (sức chịu đựng cho phép của dây khi làm việc bằng 1/6 sức kéo đứt của dây). Bích đơn Bích đôi 3.3.3. Đường dẫn dây: Dùng để dẫn hướng dây vào boong khi cô, buộc vào bích, làm cho đường dây không bị lệch hướng và giảm ma sát. Đường dẫn dây có các dạng khác nhau như: lổ nống xô-ma con lăn Để tránh dây bị gãy, gập, người ta quy định đường kính của con lăn ít nhất phải lớn gấp 5,5 lần đường kính dây cáp hoặc 2,5 lần đường kính dây thực vật, chiều cao con lăn thường bằng 1,7 lần đường kính con lăn. Trong trường hợp dây buộc tàu sau khi chạy qua con lăn quay hướng trở lại 1800 con lăn sẽ chịu lực tác dụng lớn gấp đôi sức căng của dây. Do đó, khi thiết kế người ta lấy sức kéo cho phép của con lăn lớn gấp đôi sức kéo cho phép của dây và bằng 1/3 sức kéo đứt của dây. 3.3.4. Khung quấn dây: Dây buộc tàu khi không làm việc sẽ được quấn vào khung quấn dây. Khung quấn dây thường đặt gần máy tời hoặc cọc bích. Khung quấn dây có nhiều hình dạng khác nhau nhưng bộ phận cơ bản của chúng đều giống nhau như: trống quấn dây, giá đỡ, bàn đạp phanh, phanh đai. Trong trường hợp quấn dây to, nặng người làm thêm tay quay và bộ phận truyền động răng cưa để tay trống quấn dây được nhẹ nhàng hơn. Dây ném (dây mồi) Khung (trống) quấn dây 3.3.5. Dây ném (dây mồi): Được dùng để đưa dây buộc tàu lên bờ trong trường hợp dây buộc tàu lớn và nặng không thể đưa trực tiếp lên bờ được. Dây ném thường làm bằng dây sợi, mềm, có chu vi khoảng 25-30mm, chiều dài khoảng 30-35m, một đầu của dây ném được buộc vào quả ném. Quả đệm (đệm va): Quả đệm được làm bằng vật liệu mềm, dẻo, đàn hồi tốt (thường dùng bánh xe), có tác dụng giảm tốc độ va chạm và tránh sự cọ sát trực tiếp giữa vỏ tàu và cầu cảng (hoặc giữa hai vỏ tàu với nhau), tránh vỏ tàu bị hư hỏng, móp méo. Quả đệm được dùng khi tàu cập cầu hoặc cập mạn phương tiện khác. Ma-ní: Dùng để nối những đoạn dây hoặc xích lại với nhau hoặc giữa chúng với các cấu trúc của vỏ tàu như: nối hai đường lỉn với nhau, nối giữa lỉn với neo, nối lỉn với khuyết Ma-ní gồm có 2 phần: thân và ắc. Thân maní có thể là hình vuông nhưng phổ biến là hình bán nguyệt. Một đầu ắc có tai vặn để vặn bằng tay, đầu kia có răng để xoáy chặt vào thân. Trên thân ma-ní có ghi các số liệu như: cở ma-ní, sức kéo làm việc, xưởng sản xuất. Khi sử dụng phải chọn maní phù hợp, không dùng maní đã bị rạng nứt hoặc mòn quá nhiều. Phải thường xuyên kiểm tra, nếu maní bị gỉ thì gõ sạch gỉ, lấy dầu hoả rửa sạch, lấy mở bôi lên ren của thân và ắc. Maní Coùc caùp AÉc Thaân Tay vaën Thaân Ngaùng Buloâng Ren Cóc cáp (ốc xiết cáp, chân chó): Dùng để liên kết tạm thời dây. Cấu tạo gồm: thân có ren để bắt bu lông, ngáng để liên kết tạm thời dây. Tăng đơ (vít chai): Dùng để xiết căng dây. Có cấu tạo gồm vỏ kín hoặc không kín, bên trong vỏ có 2 trục vít, trên trục vít có ren, một trục có ren là chiều phải thì trục kia là ren chiều trái. Khi xuất xưởng phải ghi sức kéo làm việc, khi sử dụng phải chọn tăng đơ có sức kéo phù hợp nếu không sẽ làm hỏng tăng đơ hoặc không an toàn khi sử dụng. Thường xuyên bôi dầu mở vào các ren của trục vít và đầu vỏ để vặn được dễ dàng. Taêng ñô Khuyeân Voû Truïc vít Khuyên (lá bàng): Được dùng để lồng vào trong các khuyết đầu dây để tránh sự ma sát trực tiếp giữa dây với thiết bị khác. Ròng rọc: a) Tác dụng của ròng rọc: Ròng rọc hay còn gọi là pu-li, rỏ rẻ, thường được dùng trong hệ thống treo cầu thang mạn, canô cứu sinh, treo cờ tín hiệu Ròng rọc có tác dụng làm thay đổi hướng dây và làm giảm ma sát. Cấu tạo: Cấu tạo của ròng rọc bao gồm: vỏ làm bằng gỗ hoặc bằng chất dẻo, bên trong có một hoặc nhiều bánh xe bằng gỗ, đồng, gang hoặc thép quay quanh trục của nó. Trên chu vi của bánh xe có rảnh để đặt dây, phía trên có quai để treo ròng rọc. Baùnh xe Truïc Voû Phân loại ròng rọc: Ròng rọc đơn: là loại chỉ có 1 bánh xe. Ròng rọc kép: là loại có 2 bánh xe. Ròng rọc dài: có từ 3 bánh xe trở lên. Ròng rọc mở: là loại đặc biệt, một bên má có cửa mở để bắt dây mà không phải luồn đầu dây. Sử dụng ròng rọc: Ròng rọc khi xuất xưởng phải có giấy chứng nhận ghi rõ sức kéo làm việc, đường kính hoặc chu vi của dây dùng cho ròng rọc Khi sử dụng không nên để ròng rọc chịu sức kéo lớn hơn sức kéo làm việc. Chọn kích thước của ròng rọc lớn hay nhỏ phụ thuộc vào cở dây, phải dùng ròng rọc có chiều ngang tối thiểu bằng 4/5 đường kính của dây. Ngoài ra giữa bánh xe và hai má phái có khe hở. Nếu chọn ròng rọc không vừa với bánh xe thì làm cho đường dây mau hỏng. Không dùng những ròng rọc đã bị hỏng bạc trục, trục đã bị mài mòn hoặc móc đã duỗi ra, vỏ, con lăn, móc bị rạng nứt. Bảo quản ròng rọc: Phải thường xuyên (khoảng 2-3tháng/1 lần) kiểm tra, lau chùi và cạo sạch gỉ sét, tra mở bò vào các bộ phận đó. Pa-lăng: Tác dụng của pa-lăng: Dùng để giảm sức kéo ở đầu dây. Cách luồn dây vào pa-lăng: Palăng 1-1 Palăng 2-1 Palăng 2-2 Pa-lăng đơn: Là loại pa lăng có 1 bánh xe cố định ở trên và một bánh xe di động ở dưới. Khi đó ta luồn dây vào bánh xe cố định ở trên, bánh xe di động ở dưới rồi bắt chết vào ròng rọc cố định ở trên. Pa-lăng 2-1: pa-lăng gồm 2 bánh xe cố định ở trên và 1 bánh xe di động ở dưới. Khi đó ta luồn dây vào bánh xe cố định ở trái trên, bánh xe di động ở dưới, bánh xe cố định ở phải trên, và bắt chết vào ròng rọc di động dưới. Pa-lăng 2-2: Pa-lăng gồm 2 bánh xe cố định ở trên và 2 bánh xe di động ở dưới. Ta luồn dây vào bánh xe cố định ở trái trên, bánh xe di động ở trái dưới, bánh xe cố định ở phải trên, bánh xe di động ở phải dưới và bắt chết vào ròng rọc cố định ở trên. Pa-lăng 3-2: pa-lăng gồm 3 bánh xe cố định ở trên và 2 bánh xe di động ở dưới. Cách luồn: giữa trên, phải dưới, trái trên, trái dưới, phải trên, và bắt chết vào ròng rọc di động ở dưới. Pa-lăng 3-3: Có 3 cách luồn sau: + Cách 1: Trái trên, trái dưới, giữa trên, giữa dưới, phải trên, phải dưới và bắt chết vào ròng rọc cố định ở trên. + Cách 2: Giữa trên, phải dưới, phải trên, giữa dưới, trái trên, trái dưới và bắt chết vào ròng rọc cố định ở trên. + Cách 3: Giữa trên, giữa dưới, phải trên, phải dưới, trái trên , trái dưới và bắt chết vào ròng rọc cố định ở trên. Bài 4 CÁC TRANG THIẾT BỊ AN TOÀN 4.1 Trang thiết bị cứu sinh 4.1.1 Phao tròn cứu sinh 4.1.1.1 Kết cấu Có dạng hình tròn, được làm bằng vật liệu có tính nổi tốt, không bị ảnh hưởng do va đập làm mất tính nổi dùng để cứu người rơi xuống nước. Có đường kính ngoài > 800mm, đường kính trong > 400mm. Không bị cháy hoặc tiếp tục cháy khi ngập trong ngọn lửa trần trong vòng khoảng 2s. Có khả năng chịu được những cú ném từ độ cao 30m xuống nước. Phao phải được trang bị dây bám có chiều dài > 4 lần đường kính ngoài của dây và được gắn liền vào phao ở 4 điểm cách đều nhau với độ chùng như nhau. Yêu cầu về trang bị: Đối với tàu hàng, tàu kéo và tàu công trình tự hành: Cấp tàu Chiều dài tàu (m) Phao tròn (chiếc) Tổng số Phao có dây ném SI £ 30 2 1 > 30 4 1 SII £ 30 2 - > 30 4 - Đối với tàu khách, tàu phục vụ và phà tự hành: Cấp tàu Chiều dài tàu (m) Phao tròn (chiếc) Tổng số Phao có dây ném SI £ 10 1 - 11÷20 2 1 21÷60 4 2 > 60 6 2 SII £ 10 2 - 11÷20 2 - 21÷60 4 - > 60 6 - Đối với tàu không tự hành: Cấp tàu Chiều dài tàu (m) Phao tròn (chiếc) SI và SII £ 30 2 > 30 4 Phà ngang sông, theo chiều dài của phà ở mỗi mạn, cứ 4m đặt một phao tròn. Trường hợp đoàn sà lan đẩy được ghép theo đội hình 2 hàng dọc thì số lượng phao tròn cứu sinh được giảm đi 50% so với yêu cầu. Bố trí phao tròn trên tàu Phải bố trí phao tròn dọc theo tàu tại chỗ dễ đến, dễ thấy nhất, giá đỡ phao không được cản trở phao tự nổi khi tàu bị chìm. Nếu tàu được trang bị hai phao tròn loại có dây ném thì mỗi mạn đặt một chiếc. 4.1.2 Phao áo: 4.1.2.1 Kết cấu: Được làm bằng các vật liệu có tính nổi tốt, không bị cháy hay tiếp tục cháy sau khi ngọn lửa trần bao trùm hoàn toàn trong vòng 2s. Dễ sử dụng, có thể mặc đúng trong vòng 1 phút mà không cần sự giúp đỡ của người khác sau khi được hướng dẫn. Có khả năng mặc được cả chiều phải lẫn chiều trái và phải kết cấu sao cho không thể mặc nhầm. Người mặc cảm giác thoải mái. Cho phép nhảy ở độ cao 4,5m xuống biển. Có khả năng nâng mồm người bị bất tỉnh hoặc bị kiệt sức lên trên mặt nước ít nhất 12cm còn thân người ngả về phía sau một góc 200-500 so với phương thẳng đứng. Lật thân người bất tĩnh ở tư thế bất kỳ trong nước về trong vòng 5s. Tính nổi không bị giảm quá 5% khi ngâm trong nước ngọt liên tục 24h. Quy định về trang bị phao áo trên tàu: Đối với tàu hàng: phải trang bị đủ cho toàn bộ thuyền viên trên tàu. Đối với tàu khách: + Phải có đủ áo phao cho tổng số thuyền viên và hành khách trên tàu. Ngoài ra còn phải trang bị thêm 10% áo phao cho trẻ em. + Tàu khách có thời gian chạy liên tục dưới 4 giờ thì có thể giảm số phao áo (cho khách) xuống 50% so với yêu cầu. Với phà tự hành, phao áo chỉ trang bị cho thuyền viên. Bố trí phao áo trên tàu: Phao áo dùng cho hành khách và thuyền viên được bố trí ngay trong buồng khách và buồng thuyền viên, để ở nơi dễ đến. Nếu phao áo dùng cho hành khách được bố trí ngoài buồng khách, phải chia thành nhóm, mỗi nhóm không quá 20 chiếc, để ở nơi dễ đến, có biển báo được chiếu sáng với dòng chữ “phao áo cứu sinh”. 4.1.3 Phao ống: Được làm bằng sắt cuốn thành hình trụ, hai đầu bịt kín, bên trong rỗng liên kết lại với nhau. Loại phao này được trang bị nhiều trên tàu khách, nhất là trên phà. Phao oáng Phao beø Phao troøn 4.1.4 Xuồng cứu sinh: Là phương tiện cấp cứu nhanh nhất, an toàn nhất. Xuồng cứu sinh được làm bằng sắt thép, bằng gỗ, cao su... Có loại trang bị động cơ, có loại chạy bằng buồm hoặc chèo tay. Trên xuồng có trang bị lương thực thực phẩm, hải đồ, la bàn, các trang bị phát tín hiệu cấp cứu 4.1.5 Bè cứu sinh: Là loại phao làm bằng cao su, bên trong rỗng để chứa không khí, phía trên có mái che. Trong phao được trang bị đầy đủ các dụng cụ chuyên dùng như: la bàn, hải đồ, thiết bị phát tín hiệu cấp cứu 4.2 Trang thiết bị cứu hỏa 4.2.1 Các trang thiết bị cứu hỏa: Trang bị cứu hoả được sơn màu đỏ và bố trí khắp nơi trên tàu và có nhiều loại, mỗi loại có một công dụng khác nhau như: Xô cứu hoả: làm bằng sắt mạ kẽm giống như xô thường nhưng sơn màu đỏ, trên thân kẻ chữ “xô chữa cháy” bằng sơn trắng. Xô để trên giá đặt trên boong chính, boong thượng tầng, cánh gà buồng lái và hành lang ngoài của thượng tầng kiến trúc. Trên quai xô được buộc dây thực vật có chu vi ít nhất là 47mm, chiều dài của dây phải đảm bảo múc được nước ngoài mạn. Dùng xô để múc nước dập lửa, khi đám cháy nhỏ và chưa kịp dùng những thiết bị dập lửa khác. Thùng cát: trên boong chính, boong thường kiến trúc, nơi gần kho sơn, kho vật liệu, gần két nhiên liệu lỏng (dầu đốt) thường bố trí một hoặc nhiều thùng cát. Thùng cát sơn đỏ có kẻ “cát chữa cháy” bằng sơn trắng có dung tích 0, 15-1, 25 m3. Thùng có nắp kín nhưng có thể mở được dễ dàng và nhanh chóng bất cứ lúc nào, trong thùng đựng cát sạch và mịn. Cát dùng để dập những đám cháy nhỏ và những đám cháy bằng nhiên liệu lỏng. Xẻng: được đặt bên cạnh thùng cát dùng để xúc cát, xẻng. Máy bơm, vòi rồng: Để phun nước. Chăn, vải bạt: là loại ngấm nước. Hiện nay phổ biến là dùng amiăng, có kích thứơc 1,5mx2m hoặc 2, 0mx2, 5m. Dùng để trùm kín đám cháy nhỏ. Dao, búa: Dùng để chặt phá. Móc, câu liêm: Dùng để giật, dở vật cháy. Được đặt trê giá hoặc treo trên tường, bố trí trên hành lang, trên boong chính, làm bằng thép cứng. Câu liêm có hình lưỡi liềm dùng để giật đổ những cấu trúc bằng gỗ, vải bạt, dây thực vật, không cho đám cháy lan rộng. Xà beng có hai đầu, một đầu nhọn đầu kia gần giống lưỡi búa dẹt và nghiên 300. Dùng lưỡi xà beng để nhổ định, phá khoá, bẩy bản lề, dùng đầu nhọn để đâm thủng vách ngăn. Rìu: có một đầu nhọn như cuốc chim, đầu kia là một lưõi dày, khoẻ và sắc, cán bằng gỗ. Dùng rìu để chặt dây cáp, phá cửa, cách ly và hạn chế phạm vi đám cháy. Thang. 4.2.2 Các loại bình chữa cháy xách tay: 4.2.2.1. Bình chữa cháy bằng CO2: Bình chữa cháy CO2 Vòi phun Chốt an toàn Vỏ bình Cò (mở van) Khí CO2 Tay cầm Loa phun Cấu tạo: Gồm vỏ bình bằng kim loại, bên trong bình chứa đầy khí CO2 được nén dưới áp suất cao. Khí CO2 được giữ lại trong bình bởi một van đặt trên miệng bình, van được điều khiển bởi một tay cò, tay cò được khoá lại bằng chốt an toàn và được kẹp chì để tiện cho việc kiểm tra và bảo quản bình. Ngoài ra còn có vòi phun, loa phun, tay cầm để tránh bị bỏng lạnh khi sử dụng. Cách sử dụng: Khi xảy ra cháy: Xách bình tiếp cận đám cháy ở trên gió. Đặt bình xuống. Rút chốt an toàn. Tay trái cầm tay cầm trên loa phun hướng vào gốc lửa tối thiểu 0,5m còn tay kia mở van hoặc bóp cò (tuỳ theo từng bình). Đối với các bình nhỏ (MT2, MT3), tay trái đáy bình, tay phải bóp cò. Dưới áp suất cao trong bình, CO2 được phun ra ngoài qua vòi phun phun vào đám cháy. 4.2.2.2 Bình bột khô: Cấu tạo: Voû bình Boät hoaù hoïc Khí nitô Ñoàng hoà ño aùp löïc Loa phun Bình boät khoâ MFZ 4 Choát an toaøn Tay coø Voøi phun Gồm vỏ bình bằng kim loại, bên trong bình ở phía dưới chứa bột chữa cháy. Phía trên được nén đầy khí nitơ (N2) dưới áp suất cao làm lực đẩy để phun thuốc bột khô. Cả bột chữa cháy và khí CO2 được giữ lại trong bình bởi một van đặt trên miệng bình, van bình được điều khiển bởi một tay cò đặt trên miệng bình. Nhằm đảm bảo an toàn, người ta bố trí ở van một chốt an toàn trên tay cò và được kẹp chì để tiện cho việc kiểm tra và bảo quản. Ngoài ra còn có vòi phun, loa phun. Cách sử dụng Khi có cháy xảy ra. Xách bình tiếp cận đám cháy ở trên gió. Lộn bình lên xuống khoảng 5 -7 lần sau đó đặt bình xuống. Rút chốt an toàn. Tay trái cầm vào vòi phun hướng vào gốc đám cháy ở khoảng cách khoảng 1-2 m, tay phải mở van (bằng cách bóp cò). Dưới áp suất cao trong bình, bột sẽ được phun ra ngoài qua vòi phun vào đám cháy. 4.2.2.3. Bình chữa cháy bằng bọt: Vỏ bình Chai thủy tinh Lò xo Cần mỏ vịt Bình bọt Vòi phun Cấu tạo: Vỏ bình bằng kim loại chứa dung dịch NaHCO3, Trong bình có ruột bình là chai thủy tinh (hoặc chai nhựa) đựng dung dịch Al2 (SO4)3. Miệng chai thủy tinh có nắp, trên nắp có lò xo giữ cho nắp đậy chặt. Nắp nối liền với cần mỏ vịt bằng một đòn nhỏ. Trên bình có vòi phun. b) Cách sử dụng: Khi chữa cháy, xách bình tiếp cận đám cháy (khoảng 1m) ở trên gió, kéo mỏ vịt làm bật nút chai thuỷ tinh, dốc ngược bình và lắc bình nhiều lần làm cho hai dung dịch bên trong trộn lẫn với nhau, xảy ra phản ứng hoá học: Al2 (SO4)3 + 6 NaHCO3 = 2Al (OH)3 + 3 Na2 SO4 + 6 CO2. Bọt khí xuất hiện cùng với áp suất tăng lên. Khối bọt này lớn gấp 8 -12 lần khối dung dịch cũ. Vbọt > 8 (VA +VB) Vbọt > 8(6+1) = 56 lít. Vbọt: Thể tích bọt sau phản ứng. VA : Thể tích dung dịch thuốc A. VB: Thể tích dung dịch thuốc B. Trong bình sinh ra khí CO2 nhẹ gấp 10 lần so với nước, nên có thể nổi lên trên dầu và xăng, ngăn cách các chất cháy với khoâng khí ñeå daäp taét ngoïn löûa. Ngoài ra, bọt Al (OH)3 có tác dụng như một màng phủ lên trên mặt chất cháy, ngăn cách ôxy với chất cháy, làm cho đám cháy bị ngạt, thiếu ôxy. Do đó, loại này dùng rất có hiệu quả với đám cháy xăng, dầu. 4.3 Trang thiết bị hàng giang và cứu thủng 4.3.1 Trang bị hàng giang: TT Tên trang bị Cấp SI Cấp SII 1 Đồng hồ tàu. 1 1 2 Dụng cụ đo sâu bằng tay kiểu đơn giản. 1 - 3 Thước đo mực nước. 1 1 4 Thước đo độ nghiêng. 1 1 5 Ong nhòm 7x50. 1 - 6 Radio. 1 - 7 Cầu lên xuống. 1 1 Tàu hoạt động ở vùng co cấp cao hơn thì trang bị hàng giang cho tàu phải phù hợp với vùng đó. Tất cả các tàu khách mang cấp SI phải được trang bị ít nhất một máy VTĐ thoại sóng mét (VHF) hàng hải có công suất phát không nhỏ hơn 25W. Máy VTĐ phải lắp đặt cố định chắc chắn trong buồng lái tại vị trí dễ sử dụng. Ang ten dùng cho máy VTĐ phải là loại phân cực kiểu đứng, được đặt trên nóc buồng lái sao cho không vượt quá kim thu sét của tàu.. Máy VTĐ phải được cấp điện từ nguồn điện chính và nguồn điện sự cố của tàu. 4.3.2 Trang bị cứu thủng: 4.3.2.1 Nguyên nhân tàu bị thủng: Do va chạm giữa tàu với tàu. Do va chạm giữa tàu với các vật thể khác như: cầu cảng, đá ngầm Do sóng gió. Do mòn tự nhiên. Do hàng hoá bị dịch chuyển. Do bắn phá. Các công việc cần làm ngay khi tàu bị thủng: Khi phát hiện tàu bị thủng phải thực hiện các công việc sau: Báo động tàu bị thủng. Phải dừng máy. Đóng tất cả các cửa kín nước lại, các hệ thống dẫn nước phải khoá lại. Gia cường các vách ngăn kín nước cạnh khoang bị thủng. Thường xuyên kiểm tra độ kín nước của các cửa kín nước. Chuẩn bị huy động mọi dụng cụ cứu thủng và tiến hành cứu thủng Nếu là tàu đâm nhau mà vẫn còn mắc vào nhau thì vẫn giữ nguyên như vậy để tạo điều kiện cho tàu bị thủng nhẹ giúp đỡ cho tàu bị thủng nặng. Xác định vị trí và kích thước lổ thủng: Có nhiều phương pháp xác định vị trí và kích thước lỗ thủng. Tuỳ theo từng trường hợp mà áp dụng các phương pháp sau đây: Đo mực nước ở các hầm, các két mà đặc biệt là hầm máy. Khi tàu đậu trong cảng phải đo nước mỗi ngày 2 lần, khi tàu chạy mỗi ca trực phải đo 1 lần, ghi kếu quả đo vào nhật ký. Dùng một thanh đồng có khắc vạch làm thuớc, đầu thước buộc dây thực vật. Thả thước này vào lổ đo của các la cnh hầm hàng, la canh buồng máy, khoang mũi, khoang lái, các ballast. Đọc vết nước để lại trên thước sẽ cho kết quả đo được (trước khi đo bôi phấn vào thước để nhìn rõ vết nước sau khi đo), đem so sánh kết quả đo nước của nhiều lần đo trước đó để phát hiện tàu có bị thủng hay không và thủng ở khoang nào. Đối với lổ thủng lớn thì có thể nghe được tiếng nước chảy róc rách và nhìn mặt nước xung quanh thấy xoáy tròn và bị hút xuống có thể xác định được vị trí. Nếu thời tiết tốt, ta dùng mùn cưa hay cám rắc xuống nước ở hai mạn tàu, nếu thấy mùn cưa hay cám bị hút xuống hay xoáy tròn một chỗ thì chỗ đó bị thủng. Đối

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_dao_tao_may_truong_hang_ba_cau_truc_tau.doc