Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ: Bài 13 đến 16 - Địa lý 10

III. VẬN DỤNG.

Câu 13. Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn tới hậu quả nào?

A. Mực nước sông quanh năm cao, sông chảy siết.

B. Mực nước sông quanh năm thấp, sông chảy chậm chạp.

C. Sông hầu như không còn nước, chảy quanh co uốn khúc.

D. Mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mùa cạn mực nước cạn kiệt.

Câu 14. Các sông ở duyên hải miền Trung nước ta thường có lũ đến chậm hơn so với sông ngòi các vùng khác là do

A. mùa mưa đến muộn hơn.

B. sông ngòi nhỏ, ngắn và dốc.

C. thảm thực vật đầu nguồn nhiều

D. nước ngầm điều hoà dòng chảy.

Câu 15. Nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất đối với chế độ nước sông ở vùng nhiệt đới ẩm?

A. Địa thế. B. Thực vật. C. Hồ đầm. D. Chế độ mưa

 

docx7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 888 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ: Bài 13 đến 16 - Địa lý 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm Địa - Trường THPT Yên Lập. HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THEO CÁC MỨC ĐỘ BÀI 13: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG MƯA. SỰ PHÂN BỐ MƯA TRÊN TRÁI ĐẤT I. NHẬN BIẾT: Câu 1. Cùng một dãy núi nhưng mưa nhiều ở A. sườn khuất gió. B. sườn đón gió. C. đỉnh núi cao. D. vùng chân núi. Câu 2. Khi một khối không khí nóng chủ động đẩy lùi khối không khí lạnh, ở chỗ tiếp xúc sẽ hình thành A. frông lạnh. B. frông nóng. C. dải hội tụ nhiệt đới. D. dải hội tụ xích đạo. Câu 3. Những vùng ở sâu trong lục địa thường có mưa rất ít vì A. chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch khô nóng. B. ảnh hưởng của áp cao cận chí tuyến. C. không có gió từ đại dương thổi vào. D. mưa chủ yếu do ngưng kết hơi nước tại chỗ. Câu 4. Những vùng ở sâu trong lục địa thường có mưa A. rất ít. B. nhiều. C. rất nhiều. D. tương đối nhiều. Câu 5. Khu vực có lượng mưa lớn nhất trên trái đất là A. xích đạo. B. ôn đới. C. chí tuyến. D. hai cực. Câu 6. Khu vực có lượng mưa ít nhất trên trái đất là A. xích đạo. B. ôn đới. C. địa cực Bắc. D. địa cực Nam. II. THÔNG HIỂU Câu 7. Miền có gió Mậu dịch thổi qua mưa ít vì A. tốc độ gió yếu. B. gió không qua đại dương, C. tính chất của gió khô, nóng. D. gió xuất phát từ vùng áp cao. Câu 8. Nhận xét nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của dòng biển đến lượng mưa? A. Không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước. B. Gió mang theo hơi nước từ biển vào lục địa gây mưa. C. Hơi nước trên dòng biển lạnh không bốc lên được. D.Trên các dòng biển lạnh, hơi nước ngưng tụ gây mưa lớn. Câu 9. Nhận xét nào sau đây không đúng về đặc điểm phân bố mưa trên Trái Đất theo vĩ độ? A. Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo. B. Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới. C. Mưa tương đối ít ở vùng chí tuyến. D. Mưa trung bình ở hai vùng cực. Câu 10. Nguyên nhân chính làm cho các hoang mạc lớn trên thế giới thường phân bố ở khu vực cận chí tuyến là do A. diện tích lục địa lớn. B. đây là khu vực áp cao. C. chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh. D. nhận được lượng bức xạ lớn từ Mặt Trời. Câu 11. Các khu áp cao thường có mưa rất ít hoặc không mưa là do A. nhiệt độ thấp, không khí ẩm không bốc lên được. B. nhiệt độ không khí cao, chứa nhiều không khí khô. C. vị trí nằm sâu trong đất liền, diện tích lục địa lớn. D. không khí ẩm không bốc lên được lại bị gió thổi đi. Câu 12. Ý nào sau đây không đúng về ảnh hưởng của Frông đến lượng mưa? A. Khi xuất hiện Frông không khí có sự nhiễu động mạnh. B. Chỉ có Frông nóng gây mưa còn Frông lạnh không gây mưa. C. Dọc các Frông, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh. D. Miền có Frông và dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường mưa nhiều. III. VẬN DỤNG. Câu 13. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho Việt Nam có lượng mưa lớn là A. gió Mậu dịch. B. gió mùa. C. địa hình. D. dòng biển nóng. Câu 14. Lượng mưa cao nhất ở khu vực xích đạo là do nhân tố chủ yếu nào sau đây? A. Dòng biển nóng. B. Nhiệt độ cao. C. Áp thấp xích đạo. D. Dải hội tụ nhiệt đới. Câu 15. Các khu vực trên bề mặt Trái Đất sắp xếp theo lượng mưa giảm dần là A. xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực. B. xích đạo, ôn đới, chí tuyến, cực. C. ôn đới, xích đạo, cực, chí tuyến. D. xích đạo, ôn đới, cực, chí tuyến. Câu 16. Khu vực ôn đới ở bán cầu nam có lượng mưa lớn hơn ở bán cầu bắc vì có A. diện tích biển lớn hơn. B. diện tích lục địa lớn hơn. C. gió tây ôn đới mạnh hơn. D. áp thấp ôn đới hoạt động mạnh. IV. VẬN DỤNG CAO. Câu 17. Gió biển và gió đất có hướng thổi thay đổi theo ngày và đêm do A. chênh lệch nhiệt độ giữa biển và đất liền. B. chênh lệch khí áp giữa biển và đất liền. C. sự khác nhau về khả năng tỏa nhiệt giữa biển và đất liền. D. sự khác nhau về khả năng hấp thụ nhiệt giữa biển và đất liền. Câu 18. Khu vực địa cực Nam có lượng mưa ít hơn so với địa cực Bắc vì A. nhiệt độ thấp hơn. B. nhiệt độ cao hơn. C. áp cao hoạt động mạnh. D. gió đông cực hoạt động mạnh. Câu 19. Cho hình vẽ về gió phơn: Nhiệt độ tại vị trí 0m tại sườn Đông là bao nhiêu độ C ? A. 28. B. 32. C. 36. D. 40. Câu 20. Gió phơn khô, nóng hoạt động mạnh ở Bắc Trung Bộ của Việt Nam vào nửa đầu mùa hạ là do vùng Bắc Trung Bộ thuộc A. sườn đón gió mùa tây nam của dãy Trường Sơn. B. sườn đón gió mùa đông bắc của dãy Trường Sơn. C. sườn khuất gió tín phong của dãy Trường Sơn. D. sườn khuất gió mùa Tây nam của dãy Trường Sơn. BÀI 15. THỦY QUYỂN, MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT I. NHẬN BIẾT: Câu 1. Phần lớn nước trên Trái Đất tập trung ở A. dưới lòng đất. B. trên đỉnh núi. C. ao, hồ, đầm. D. biển và đại dương Câu 2. Các sông miền ôn đới lạnh và miền núi cao có nguồn cung cấp nước chủ yếu từ A. nước mưa. B. nước ngầm. C. băng tuyết tan. D. sự bốc hơi. Câu 3. Sông nào sau đây dài nhất thế giới? A. Nin. B. Trường Giang. C. A-ma-dôn. D. Mít-xi-xi-pi. Câu 4. Chế độ nước của các con sông miền nhiệt đới phụ thuộc nhiều nhất vào A. chế độ mưa. B. nước ngầm. C. băng tuyết tan. D. địa hình. Câu 5. Nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất là A. năng lượng gió. B. năng lượng Mặt Trời. C. năng lượng thuỷ triều. D. năng lượng địa nhiệt. Câu 6. Vòng tuần hoàn lớn của nước trên Trái Đất bắt đầu từ A. dưới lòng đất. B. các vùng núi cao. C. biển và đại dương. D. các vùng vĩ độ cao. II. THÔNG HIỂU Câu 7. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các sông ở miền ôn đới lạnh và miền núi cao có lũ vào mùa xuân là do A. mưa nhiều. B. băng tuyết tan. C. nước ngầm lên cao. D. nhiệt độ tăng cao. Câu 8. Nguyên nhân chính làm cho lưu lượng nước của sông Nin tại Cai-rô (Ai Cập) giảm đáng kể là do A. không có thêm phụ lưu. B. nước sông bị bốc hơi mạnh. C. nước sông bị ngấm xuống đất. D. chảy qua miền khí hậu hoang mạc. Câu 9. Tác dụng điều hoà dòng chảy của thảm thực vật thể hiện rõ nhất qua việc A. giảm bớt cường độ lũ. B. làm tăng lượng nước ngầm. C. hạn chế nước chảy tràn trên mặt. D. lớp thảm mục giữ lại một phần nước. Câu 10. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng lớn đến chế độ nước sông vùng ôn đới lạnh? A. Địa thế. B. Băng tuyết. C. Thực vật. D. Nước ngầm. Câu 11. Sông Iê-nít-xây có lũ vào mùa xuân là do A. mưa lớn. B. nước ngầm. C. tuyết tan. D. nước hồ, đầm. Câu 12. Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào A. độ dốc và vị trí của sông. B. chiều rộng của sông và hướng chảy. C. hướng chảy và vị trí của sông. D. độ dốc và chiều rộng lòng sông. III. VẬN DỤNG. Câu 13. Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông sẽ dẫn tới hậu quả nào? A. Mực nước sông quanh năm cao, sông chảy siết. B. Mực nước sông quanh năm thấp, sông chảy chậm chạp. C. Sông hầu như không còn nước, chảy quanh co uốn khúc. D. Mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mùa cạn mực nước cạn kiệt. Câu 14. Các sông ở duyên hải miền Trung nước ta thường có lũ đến chậm hơn so với sông ngòi các vùng khác là do A. mùa mưa đến muộn hơn. B. sông ngòi nhỏ, ngắn và dốc. C. thảm thực vật đầu nguồn nhiều D. nước ngầm điều hoà dòng chảy. Câu 15. Nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất đối với chế độ nước sông ở vùng nhiệt đới ẩm? A. Địa thế. B. Thực vật. C. Hồ đầm. D. Chế độ mưa. Câu 16. Ở lưu vực sông, rừng phòng hộ thường được trồng ở phần A. sát cửa sông. C. hạ lưu. C. trung và hạ lưu. D. thượng và trung lưu. IV. VẬN DỤNG CAO. Câu 17. Chế độ nước sông Mê Công điều hoà hơn sông Hồng là nhờ A. diện tích lưu vực lớn. B. mưa tương đối ổn định. C. hệ thống kênh rạch chằng chịt. D. sự điều tiết nước của Biển Hồ. Câu 18. Chế độ nước sông phân hóa thành hai mùa: lũ, cạn là do ảnh hưởng của A. sự phân hóa theo mùa của chế độ mưa. B. mực nước ngầm có sự phân hóa theo mùa. C. chế độ mưa diễn biến thất thường. D. tổng lượng mưa của nước ta lớn. Câu 19. Lưu lượng nước sông Amadon lớn là do A. có nhiều cửa sông đổ ra biển. B. sông chảy từ vùng núi cao Andet. C. phần lớn lưu vực ở khu vực xích đạo. D. có nhiều phụ lưu nằm ở lục địa Nam Mỹ. Câu 20. Mực nước lũ ở sông ngòi miền Trung nước ta thường lên rất nhanh không phải do nguyên nhân nào sau đây? A. Sông nhỏ, ngắn, dốc. B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc. C. Mưa tập trung với cường độ lớn. D. Lớp phủ thực vật ở thượng nguồn còn ít. BÀI 16: SÓNG, THỦY TRIỀU, DÒNG BIỂN I. NHẬN BIẾT: Câu 1. Sóng biển là một hình thức A. dao động của nước biển theo chiều ngang. B. dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. C. chuyển động của nước biển theo chiều thẳng đứng. D. chuyển động của nước biển theo chiều thẳng đứng. Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là A. gió. B. dòng biển. C. động đất. D. núi lửa phun. Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không phải của sóng thần? A. Chiều cao khoảng 20 – 40m. B. Tốc độ chuyển động ngang 400 - 800km/h. C. Khi vào bờ sức tàn phá rất ghê gớm. D. Hình thành do sự nổi giận của thần linh. Câu 3. Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều là A. gió và động đất. B. động đất và núi lửa phun. C. núi lửa phun và bão. D. sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời. Câu 4. Dao động của thuỷ triều nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất ở vị trí như thế nào? A. Vuông góc. B. Thẳng hàng. C. Vòng cung. D. Đối xứng. Câu 5. Các dòng biển nóng thường phát sinh ở khu vực nào sau đây? A. Vùng cực. B. Chí tuyến. C. Xích đạo. D. Vĩ độ 30°- 40°. Câu 6. Các dòng biển ở vùng gió mùa thường có đặc điểm A. đổi chiều theo mùa. B. chảy về hướng tây. C. chảy về hướng đông. D. nóng lạnh thất thường. II. THÔNG HIỂU Câu 7. Hiện tượng triều cường xảy ra khi sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời A. lớn nhất. B. nhỏ nhất. C. bằng không. D. không đáng kể. Câu 8. Câu nào dưới đây không đúng? A. Nguyên nhân chủ yếu của sóng biển và sóng bạc đầu là gió. B. Nguyên nhân gây sóng thần là do động đất dưới đáy biển. C. Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều nằm ngang. D. Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. Câu 9. Dao động thủy triều nhỏ nhất khi A. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 120o. B. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 45o. C. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo thành một góc 90o. D. Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời tạo nằm thẳng hàng. Câu 10. Ý nào sau đây không đúng về sự phân bố của các dòng biển nóng, lạnh? A. Đối xứng nhau qua bờ các đại dương. B. Dòng biển nóng chảy từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao. C. Ở vùng chí tuyến, bờ đông các đại dương là dòng biển nóng. D. Dòng biển lạnh xuất phát từ khoảng vĩ độ 30 – 400 chảy về xích đạo. Câu 11. Ở vĩ độ thấp, hướng chảy của các vòng hoàn lưu ở bán cầu Bắc A. theo chiều kim đồng hồ. B. ngược chiều kim đồng hồ. C. từ tây sang đông. D. từ bắc xuống nam. Câu 12. Vào các ngày có dao động thủy triều nhỏ nhất, ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào? A. Không trăng. B. Trăng khuyết. C. Trăng tròn. D. Nguyệt thực. III. VẬN DỤNG Câu 13. Ở vùng ôn đới, bờ Đông của các lục địa thường có khí hậu ấm áp, mưa nhiều do A. ảnh hưởng của dòng biển nóng. B. dòng biển lạnh chảy sát ven bờ. C. có gió mùa thổi qua dòng biển nóng. D. có sự gặp nhau giữa dòng biển nóng và lạnh. Câu 14. Trong một tháng, thuỷ triều lớn nhất vào thời điểm nào? A. Trăng tròn và không trăng. B. Trăng tròn và trăng lưỡi liềm. C. Không trăng và trăng khuyết. D. Không trăng và trăng lưỡi liềm. Câu 15. Trong một năm, thuỷ triều lớn nhất vào những thời điểm nào? A. Ngày xuân phân và thu phân. B. Ngày hạ chí và đông chí. C. Ngày xuân phân và hạ chí. D. Ngày thu phân và hạ chí. Câu 16. Các hoang mạc A –ta – ca- ma, Namíp hình thành ngay ở ven bờ các đại dương lớn là do ảnh hưởng của A. gió phơn. B. vòng hoàn lưu. C. dòng biển lạnh. D. gió mậu dịch khô. III. VẬN DỤNG CAO. Câu 17. Trong một năm, thuỷ triều lớn nhất vào ngày xuân phân và thu phân vì A. sức hút của Mặt Trời lớn nhất. B. sức hút của Mặt Trăng lớn nhất. C. Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất. D. Trái Đất ở gần Mặt Trăng nhất. Câu 18. Năng lượng thủy triều ở vùng ven biển có thể tận dụng để A. sản xuất điện. B. đánh bắt hải sản. C. khai thác khoáng sản. D. phát triển du lịch. Câu 19. Vùng biển cực Nam Trung Bộ của Việt Nam có khí hậu khô hạn, một phần do ảnh hưởng của A. chồi lạnh ven biển. B. gió mùa mùa đông. C. gió mùa mùa hạ. D. gió địa phương ven biển. Câu 20. Hướng di chuyển của dòng biển lạnh từ phía vĩ độ 30 – 400 về xích đạo do ảnh hưởng của loại gió nào? A. Gió mùa. B. Gió Tây ôn đới. C. Gió mậu dịch. D. Gió địa phương.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTrac nghiem bai 13 den 16_12517675.docx
Tài liệu liên quan